K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 12 2021

Tham khảo

I. Mở bài:

Người mẹ có vai trò đặc biệt lớn lao đối với con cái.Tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng nhất.Bài văn Mẹ tôi trích từ cuốn Những tấm lòng cao cả của nhà văn Ét-môn-đô đờ A-mi-xi là bài học sâu sắc, thấm thía về đạo làm con.

II. Thân bài:

* Lỗi lầm của En-ri-cô:

Ham chơi hơn ham học.Thiếu lễ độ với mẹ khi cô giáo đến thăm nhà.

* Thái độ của bố trước lỗi lầm của con trai:

Buồn bực vì cảm thấy sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim mẹ.Tức giận vì đứa con trong phút nông nổi đã quên công lao sinh thành dưỡng dục của mẹ.Nhắc lại cho con nhớ công lao to lớn và tình thương yêu, đức hi sinh cao cả của mẹ…Muốn con hiểu ra lỗi lầm của mình và xin lỗi mẹ, hứa sẽ không bao giờ tái phạm.

* Lời khuyên thấm thía của người cha:

Khuyên con hãy nhớ rằng không ai có thể thay thế được người mẹ đã sinh thành và nuôi dưỡng mình nên người.Nhắc cho con nhớ: Tình thương yêu, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng. Thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình cảm đó.Yêu cầu con phải xin lỗi mẹ bằng thái độ thành khẩn và cầu xin mẹ hôn con để cho chiếc hôn ấy xóa đi dấu vết vong ân bội nghĩa trên trán con.Khẳng định: Bố rất yêu con nhưng thà rằng bố không có con, còn hơn là thấy con bội bạc với mẹ.

III. Kết bài:

– Bài văn được thể hiện dưới hình thức một bức thư bố gửi cho con. Giọng điệu vừa nghiêm khắc, vừa ân cần, tha thiết.

– Bài văn đề cập đến đạo làm con. Kính yêu, biết ơn cha mẹ là biểu hiện cụ thể của lòng hiếu thảo, là thước đo phẩm giá của mỗi con người.

 

13 tháng 12 2021

cảm nhận về người mẹ bạn ạ

làm lại giúp mình đi

 

11 tháng 9 2016

MB: Đoạn vãn Trong lòng mẹ nói lên nỗi đau xót, tủi cực của bé Hồng khi ngày giỗ đầu bố sắp đến mà mẹ tha phương cầu thực vẫn chưa về; đồng thời ghi lại niềm hạnh phúc sung sướng của em sau gần một năm xa cách được gặp lại mẹ, được dụi đầu vào cánh tay mẹ thương yêu.

Thân bài                                                                                                           s

  1. Cảnh ngộ đầy bi kịch đáng thương
  • Sau khi bố mất, mẹ đi bước nữa “chưa đoạn tang thầy tôi mà đã chửa đẻ với người khác”. Mẹ vào Thanh Hóa “Tha phương cầu thực”.
  • Bé Hồng và em Quế đã mồ côi bô’ lại phải xa mẹ, sống thui thủi cô đơn, ân chực nàm chờ giữa sự ghẻ lạnh, cay nghiệt cùa những người họ hàng bên nội giàu có. Hình ảnh bà cô rất ghê tởm, tìm đủ mọi điều xấu xa để nói về người mẹ bé Hồng, “cổ ý gieo rắc” vào đầu óc non nớt đứa cháu “những hoài nqhi” để li gián tình mẹ con, làm cho đứa con “khinh miệt và ruồng rẫy ” mẹ mình.

Bé Hổng đã trải qua nhiều đau đớn, tủi cực. Lúc thì lòng “thắt lại”, khóe mắt “cay cay”. Lúc thì nước mắt “ròng ròng rớt xuống hai bôn mép rồi chan hòa đầm đìa ơ cằm và ở cổ”. Có khi trước những lời xúc xiểm của bà cô nanh ác, cổ họng bé Mồng “nghẹn ứ khóc không ra liếng”. Tuy vậy, bé Hồng vãn thương mẹ, em “ghê sợ” bà cô, em căm thù những cổ tục, “những thành kiến ràn ác”, em muốn “vồ ngay lấy mà cán. mà nhai, mà nghiến cho kỳ nát vụn mới thôi”.

Tác giả đã tự thuật bi kịch và cảnh ngộ mình, thân phận mình rất chân thực và cảm động. Nổi đau khổ cùa đứa bé mò côi phải “sống nhờ” ià bất hạnh lắm. Đó là giá trị nhân đạo cùa những dòng hổi kí, tự thuật này.

2Người mẹ có một êm dịu vỏ cùng

  • Đến naày giỗ đầu của bố, bé Hổng khỏng phài gửi thư cho mẹ, mẹ cũng về. Mẹ đem về cho bé Hóng và em Quế rất nhiều quà. Tan học về, em gặp mẹ, hơi bất ngờ, ngạc nhiên, niềm vui sướng không kế xiết !
  • Như “linh cảm thiêng liêng”, chợt thoáng thấy một bóng người ngói trên xe. mà em dã nhặn ra mẹ, chạy đuổi theo, cất liếng gọi rối rít: “Mợ ơi / Mợ ơi ! Mợ ơi / ”Đó là tiếng gọi mừng vui của tuổi thơ gặp lại mẹ sau một năm dài xa cách. Có trài qua cành ngộ mổ côi bố, sống cô đơn mới có cảm xúc ấy.
  • Phút đầu gặp lại mẹ được kể lai rất “sống”, rất cảm động.’ Mẹ cầm nón vẫy… mẹ kéo tay con, xoa đầu. Mẹ vẫn “tươi sáng”, “đôi mắt trong”, “nước da mịn” gò má “màu hồng”. Con vô cùng sung sướng “được ôm ấp cái hình hài máu mủ của minh”. Mẹ thân yêu đâu có “rách rưới… xanh bùng… gãy rạc…” như người cô nói, trái lại “mẹ vẩn tươi đẹp như thuở còn sung túc”.
  • Được sống Trong lòng mẹ là hạnh phúc tột dộ của bé Hồng. Em sung sướng “(láu ngả vào cánh tay mẹ”, bao “cảm giác ấm áp” dã mất đi, nay lại “mơn man khắp da thịt”. Mùi “thơm tho” từ miệng xinh xắn nhai trầu cùa mẹ làm cho bé vô cùng hãnh diện. Phút giãy gặp lại mẹ, được bé Hồng nói là những phút “rạo rực”, và em khẳng định ngợi ca: “người mẹ có một ém dịu vô cùng”.

Kết bài

  1. Tiêu chí để bình giá hổi kí là sự chân thực. Chương Trong lòng mẹ rất chân thực và cảm động. Đó là giá trị văn chương. Lòng yêu kính mẹ, niềm sung sướng và tự hào được gặp lại mẹ, giọt nước mắt, cảm giác ém dịu… đó là tình mẫu tử, lòng hiếu thảo, là giá trị nhân văn.
  2. Nguyên Hổng là nhà vãn rất có tài, do hoàn cảnh mà học vấn không cao. Ông viết truyện này năm 22 tuổi, điều đó để cắt nghĩa những đoạn “quá lời, sa đà… ” trong một vài chỗ. Cái đáng quỷ nhất, đẹp nhât là lấm lòng đứa con đổi với mẹ. Chúng ta cám phục và kính yêu ông.
1 tháng 10 2021

Nè: 

Những người đã đọc tập truyện "Những tấm lòng cao cả"(1886) của nhà văn nổi tiếng - Ét-môn-đô đơ-A-mi-xi (1846-1908) người I-ta-li-a thì ai mà không chung một ý nghĩ khâm phục nhà văn đa tài với lối viết giản dị, nhưng vô cùng sâu sắc. Trong đó, ấn tượng nhất trong em là văn bản "Mẹ Tôi".

En-ri-cô vì một phút ngông cuồng, khi có mặt của cô giáo đã thốt một lời thiếu lễ độ với mẹ. Hành động đó đã làm cho bố của cậu bé cảm thấy buồn, ông đã viết cho En-ri-cô một bức thư. Những lời bố nói với En-ri-cô về mẹ đã làm En-ri-cô "vô cùng xúc động".

Trong văn bản, mẹ của En-ri-cô là người mà " cách đây mấy năm, mẹ đã phải thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại vì nỗi lo sợ khi nghĩ rằng mình có thể mất con!" qua lời của bố. Bố En-ri-cô đã khéo léo nhắc lại những kỉ niệm của hai mẹ con. Mẹ En-ri-cô có thể "hi sinh một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn, người mẹ có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con". Người mẹ có tấm lòng yêu thương con hết mực, luôn hướng về con, giành mọi điều tốt lành cho con. Người mẹ sẵn sàng tha thứ mọi lỗi lầm của con, mỉm cười với con khi con nhận lỗi. Trong thư, người bố đã nói hết về người mẹ của En-ri-cô. Mẹ không bao giờ than khổ khi nuôi con khôn lớn. Mẹ sẽ luôn dõi theo con dù con ở nơi nào. Ôi! Lòng mẹ bao la biết bao! Những ai đã làm mẹ buồn, họ "sẽ cay đắng khi nghĩ lại nhưng lúc làm cho mẹ đau lòng...". "Lương tâm con sẽ không một phút nào yên tĩnh"... Những lời của bố vừa nghiêm khắc vừa có sức lay động đối với tấm lòng En-ri-cô.

Mẹ En-ri-cô tuy không xuất hiện trực tiếp trong văn bản nhưng qua lời bố, người mẹ đã được thể hiện rất rõ. Tấm lòng bao dung, cao cả của Mẹ!

Ôi! có thể dùng từ ngữ nào để nói về người mẹ nữa đây!

8 tháng 9 2021

        Văn bản "Cổng trưỡng mở ra" và cả văn bản "mẹ tôi" đều đã khắc họa một cách chân thực và cảm động tình yêu thương vô bờ bến của mẹ dành cho con.

    Đêm nay, không như những đếm khác, ngày mai là ngyaf tựu trường đầu tiên của con, ắt hản, mẹ sẽ phải lo lắng lắm. Hình ảnh người mẹ đưa con tới trường, chăm sóc con dặn dò con trước khi tới lớp của bài " Công trường mở ra " như người mẹ đang tưởng nhớ lại những ngày đầu tiên của chính mình. Nhưng còn hơn sự hồi hộp, lo lắng của những ngày khai giảng mà mẹ từng trải qua. Những kí ức ấy từ đâu ạt dào về bên mẹ.

    Người mẹ En-ri-cô nhân hậu, hết lòng vì con, thậm chí có thể hi sinh cả tính mạng vì con. Cậu bé EN-rin-cô đã hỗn láo với mẹ , vì đứa con trong phút chốc đã quên công lao sinh thành dưỡng dục của người mẹ kính yêu, người bố đã vô cùng giận dữ

    Cả 2 văn bản đều toát lên nét đẹp của người mẹ. Chúng đều khuyên răn ta, nên bt yêu thương, kình trọng mẹ, người đã đứt ruột đẻ ra ta, người đã phải chịu đã hằng giờ để cho ta đc ra đời, ai còn mẹ xin đừng làm mẹ khóc, mẹ là người sẽ giúp chúng ta bay cao, bay xa trong tương lai.

8 tháng 9 2021

Bn ơi từ Cổng trường mở ra và Mẹ tôi của bn phải để trong ngoặc kép nhé