K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

BÀI TẬP 8- ĐỀ SỐ 5: Đọc - hiểu ( 3,0 điểm)Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu câu:NGỌN LỬATại một vùng núi non lạnh lẽo của miền Bắc An Độ, người đi đường thường. giữ ấm bằng một chiếc nổi đất nhỏ, cho than hồng vào và đậy nắp cho kín. Sau đó họ lấy dây ràng kĩ quanh nổi rồi dùng khăn vải bọc lại. Khi đi ra ngoài, ho cắp chiếc lồng ấp trên vào người cho ấm.Ba...
Đọc tiếp

BÀI TẬP 8- ĐỀ SỐ 5: Đọc - hiểu ( 3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu câu:

NGỌN LỬA

Tại một vùng núi non lạnh lẽo của miền Bắc An Độ, người đi đường thường. giữ ấm bằng một chiếc nổi đất nhỏ, cho than hồng vào và đậy nắp cho kín. Sau đó họ lấy dây ràng kĩ quanh nổi rồi dùng khăn vải bọc lại. Khi đi ra ngoài, ho cắp chiếc lồng ấp trên vào người cho ấm.

Ba người đàn ông nọ cùng đi đến đền thờ. Đường thì xa nên cứ đi một lúc, họ lại nghỉ chân rồi mới đi tiếp. Ở một chặng nghỉ, một người trong họ trông thấy có vài người bộ hành ngổi co rúm lại vì lạnh. Anh ta vội mở chiếc lồng ấp của mình ra lấy lửa mồi cho những chiếc lồng ấp của họ để tất cả mọi người đều được sưởi ấm. Lần đó, anh ta cứu được mấy mạng người suýt bị chết cóng trong đêm lạnh rét buốt của vùng Bắc An.

Thế rồi, cả nhóm người lại lên đường. Đêm đã khuya. Đường đi tối mịt không có lấy một ánh sao. Người bộ hành thứ hai mở chiếc lồng sưởi của mình để mồi lửa vào ngọn đuốc mà anh ta đã mang theo. Anh sáng từ ngọn đuốc đã giúp cho cả đoàn người có thể lên đường an toàn.

Người thứ ba cười nhạo hai người bạn đồng hành của mình: “Các anh là một lũ điên. Có hoạ là điên mới đem phí phạm ngọn lửa của mình như thế."

Nghe thế, họ bảo anh ta: “Hãy cho chúng tôi xem ngọn lửa của bạn".

Anh này mở chiếc lồng sưởi ấm của mình ra thì hỡi ôi, lửa đã tắt ngúm từ bao giờ, chỉ còn lại tro và vài mẩu than leo lét sắp tàn. [...]

(Trích Ngọn lửa, Trái tim có điều kì diệu, NXB Trẻ, 2013, tr. 86 – 87)

Câu 1. Xác định ngôi kể của đoạn trích.

Câu 2. Những người đàn ông trong câu chuyện đã giữ ấm bằng cách nào?

Câu 3. Mỗi người đàn ông trong câu chuyện có một cách ứng xử riêng đối vớ những người bộ hành. Em đồng ý với cách ứng xử của ai? Vì sao?

Câu 4. Nhận xét ý nghĩa nhan đề Ngọn lửa.

0
  Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu câu: Tại một vùng núi non lạnh lẽo của miền Bắc Ấn Độ, người đi đường thường. giữ ấm bằng một chiếc nổi đất nhỏ, cho than hồng vào và đậy nắp cho kín. Sau đó họ lấy dây ràng kĩ quanh nổi rồi dùng khăn vải bọc lại. Khi đi ra ngoài, ho cắp chiếc lồng ấp trên vào người cho ấm.        Ba người đàn ông nọ cùng đi đến đền thờ. Đường thì xa nên...
Đọc tiếp

  Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu câu: Tại một vùng núi non lạnh lẽo của miền Bắc Ấn Độ, người đi đường thường. giữ ấm bằng một chiếc nổi đất nhỏ, cho than hồng vào và đậy nắp cho kín. Sau đó họ lấy dây ràng kĩ quanh nổi rồi dùng khăn vải bọc lại. Khi đi ra ngoài, ho cắp chiếc lồng ấp trên vào người cho ấm.

        Ba người đàn ông nọ cùng đi đến đền thờ. Đường thì xa nên cứ đi một lúc. họ lại nghỉ chân rồi mới đi tiếp. Ở một chặng nghỉ, một người trong họ trông thấy có vài người bộ hành ngổi co rúm lại vì lạnh. Anh ta vội mở chiếc lồng n của mình ra lấy lửa mồi cho những chiếc lồng ấp của họ để tất cả mọi người đều được sưởi ấm. Lần đó, anh ta cứu được mấy mạng người suýt bị chết cóng trong đêm lạnh rét buốt của vùng Bắc An.

          Thế rồi, cả nhóm người lại lên đường. Đêm đã khuya. Đường đi tối mịt không có lấy một ánh sao. Người bộ hành thứ hai mở chiếc lồng sưởi của mình để mỗi lửa vào ngọn đuốc mà anh ta đã mang theo. Anh sáng từ ngọn đuỐc đã giúp cho cả đoàn người có thể lên đường an toàn.

          Người thứ ba cười nhạo hai người bạn đồng hành của mình: “Các anh là một lũ điên. Có hoạ là điên mới đem phí phạm ngọn lửa của mình như thế."

        Nghe thế, họ bảo anh ta: “Hãy cho chúng tôi xem ngọn lửa của bạn".

        Anh này mở chiếc lồng sưởi ấm của mình ra thì hởi ôi, lửa đã tắt ngúm từ bao giờ, chỉ còn lại tro và vài mẩu than leo lét sắp tàn. [...]

    (Trích Ngọn lửa, Trái tim có điều kì diệu, NXB Trẻ, 2013, tr. 86 - 87

Câu 1. Xác định ngôi kể của đoạn trích.

Câu 2. Xác định nội dung chính trong văn bản trên.

Câu 3. Mỗi người đàn ông trong câu chuyện có một cách ứng xử riêng đối vớ những người bộ hành. Em đồng ý với cách ứng xử của ai? Vì sao?

Câu 4. Nhận xét ý nghĩa nhan đề Ngọn lửa.

 

0
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:Hôm đó, trên xe buýt có một người đàn ông cao tuổi. Ông lên xe ở một trạm trên đường Nguyễn Trãi (Hà Nội). Xe chạy. Sau khi lục lọi chiếc cặp đeo bên hông, lại móc hết túi quần, túi áo, ông già vẫn không thấy tiền để mua vé. Ông ngồi lặng thần với khuôn mặt đỏ bừng. Lúc này, một cô học sinh ngồi ở hàng ghế sau đã len lén...
Đọc tiếp

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Hôm đó, trên xe buýt có một người đàn ông cao tuổi. Ông lên xe ở một trạm trên đường Nguyễn Trãi (Hà Nội). Xe chạy. Sau khi lục lọi chiếc cặp đeo bên hông, lại móc hết túi quần, túi áo, ông già vẫn không thấy tiền để mua vé. Ông ngồi lặng thần với khuôn mặt đỏ bừng. Lúc này, một cô học sinh ngồi ở hàng ghế sau đã len lén nhét tờ 5.000 đồng vào túi quần của ông. Khi nhân viên bán vé đến, theo phản xạ, ông lại đưa tay lục túi quần và thấy tờ 5.000 đồng. Ông mừng rỡ, trả tiền vé và cứ tưởng đó là tiền của mình. Còn cô gái thì lẳng lặng mỉm cười.

                                        (Báo Gia đình và xã hội – Xuân Đinh Dậu 2017, trang 16)

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên?

Câu 2. Gọi tên trường từ vựng của những từ in đậm trong đoạn trích.

Câu 3.  Tìm từ tượng hình có trong câu sau: “Ông ngồi lặng thần với khuôn mặt đỏ bừng. Lúc này, một cô học sinh ngồi ở hàng ghế sau đã len lén nhét tờ 5.000 đồng vào túi quần của ông.

Câu 4. Nêu nội dung chính của văn bản.

1
26 tháng 12 2022

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Hôm đó, trên xe buýt có một người đàn ông cao tuổi. Ông lên xe ở một trạm trên đường Nguyễn Trãi (Hà Nội). Xe chạy. Sau khi lục lọi chiếc cặp đeo bên hông, lại móc hết túi quần, túi áo, ông già vẫn không thấy tiền để mua vé. Ông ngồi lặng thần với khuôn mặt đỏ bừng. Lúc này, một cô học sinh ngồi ở hàng ghế sau đã len lén nhét tờ 5.000 đồng vào túi quần của ông. Khi nhân viên bán vé đến, theo phản xạ, ông lại đưa tay lục túi quần và thấy tờ 5.000 đồng. Ông mừng rỡ, trả tiền vé và cứ tưởng đó là tiền của mình. Còn cô gái thì lẳng lặng mỉm cười.

                                        (Báo Gia đình và xã hội – Xuân Đinh Dậu 2017, trang 16)

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên?

- Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên: Tự sự.

Câu 2. Gọi tên trường từ vựng của những từ in đậm trong đoạn trích.

- Tên trường từ vựng của những từ in đậm trong đoạn trích: biểu cảm, cảm xúc của người.

Câu 3.  Tìm từ tượng hình có trong câu sau: “Ông ngồi lặng thần với khuôn mặt đỏ bừng. Lúc này, một cô học sinh ngồi ở hàng ghế sau đã len lén nhét tờ 5.000 đồng vào túi quần của ông.”

- Từ tượng hình có trong câu: len lén.

Câu 4. Nêu nội dung chính của văn bản.

- Nội dung chính của văn bản: Văn bản đã bàn về sự tử tế của cô học sinh đối với người đàn ông cao tuổi ấy.

Bài 1. Đọc đoạn trích dưới đây và thực hiện các yêu cầu sau:       Sáng hôm sau, tuyết vẫn phủ kín mặt đất, nhưng mặt trời lên, trong sáng, chói chang trên bầu trời xanh nhợt. Mọi người vui vẻ ra khỏi nhà.      Trong buổi sáng lạnh lẽo ấy, ở một xó tường, người ta thấy một em gái có đôi má hồng và đôi môi đang  mỉm cười. Em đã chết vì giá rét trong đêm giao thừa.Ngày mồng một đầu năm hiện lên trên thi...
Đọc tiếp

Bài 1. Đọc đoạn trích dưới đây và thực hiện các yêu cầu sau:

       Sáng hôm sau, tuyết vẫn phủ kín mặt đất, nhưng mặt trời lên, trong sáng, chói chang trên bầu trời xanh nhợt. Mọi người vui vẻ ra khỏi nhà.

      Trong buổi sáng lạnh lẽo ấy, ở một xó tường, người ta thấy một em gái có đôi má hồng và đôi môi đang  mỉm cười. Em đã chết vì giá rét trong đêm giao thừa.

Ngày mồng một đầu năm hiện lên trên thi thể em bé ngồi giữa những bao diêm, trong đó có một bao đã đốt hết nhẵn. Mọi  người bảo nhau: “Chắc nó muốn sưởi cho ấm!”, nhưng chẳng ai biết những kì diệu em đã trông thấy, nhất là cảnh huy hoàng lúc hai bà cháu bay lên để đón lấy những niềm vui đầu năm.

                                                                                           (Ngữ văn 8, kì I)

Câu 1: Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Ai là tác giả? Xác định thể loại văn bản.

Câu 2: Những phương thức biểu đạt nào được sử dụng trong văn bản chứa đoạn văn trên.

Câu 3: Nêu nội dung chính của đoạn trích trên.

Câu 4: “… những cái kì diệu em đã trông thấy” được nói tới trong đoạn trích trên là những điều gì?

Câu 5: Qua truyện ngắn Cô bé bán diêm, nhà văn muốn gửi đến bạn đọc thông điệp gì?

Câu 6:  Cảm nghĩ của em về hình ảnh cô bé bán diêm bằng một đoạn văn quy nạp có khoảng 12 câu. Trong đoạn có sử dụng  câu ghép, từ tượng hình (gạch chân, chỉ rõ).

Câu 7: Theo em nguyên nhân nào dẫn đến cái chết của cô bé bán diêm và nguyên nhân nào là chủ yếu?

0
Bài tập hè 2023.ĐỀ LUYỆN TẬP SỐ 1 Phần I. ĐỌC HIỂU Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu nêu dưới: “Cùng một cơn mưa, người tiêu cực sẽ bực mình vì phải trùm áo mưa, người lạc quan thì nghĩ đến cây cối xanh tươi, không khí sẽ được trong lành. Và một khi chúng ta không thể thay đổi được hiện tượng xảy ra, tốt nhất là nhìn nó bằng ánh mắt tích cực. Cái thiện có...
Đọc tiếp

Bài tập hè 2023.ĐỀ LUYỆN TẬP SỐ 1 Phần I. ĐỌC HIỂU Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu nêu dưới: “Cùng một cơn mưa, người tiêu cực sẽ bực mình vì phải trùm áo mưa, người lạc quan thì nghĩ đến cây cối xanh tươi, không khí sẽ được trong lành. Và một khi chúng ta không thể thay đổi được hiện tượng xảy ra, tốt nhất là nhìn nó bằng ánh mắt tích cực. Cái thiện có thể sẽ thua cái ác trong một thời điểm nhưng chung cuộc sẽ chiến thắng. Cứ sau một sự cố, con người lại tìm nguyên nhân và khắc phục nó. Sau lũ lụt, phù sa sẽ làm màu mỡ hơn cho cánh đồng, sâu bọ sẽ bị quét sạch ra biển, dư lượng hóa chất trong đất đai sẽ bị rửa sạch. Lỗi lầm của người khác, thay vì giữ trong lòng và tức giận, thôi bỏ qua, mình sẽ thấy thoải mái hơn rất nhiều. Nói một cách khác, nếu bạn được sống 100 năm, xem như là một bộ phim có 100 tập, thì hãy tạo ra ít nhất 2/3 tập có tiếng cười thay vì tập nào cũng rơi vào bi kịch chán chường, đau khổ, chia ly, mất mát. Trong từ Hán Việt, nguy cơ bao gồm nguy và cơ. Và đối với người có tư duy tích cực, “nguy” (problem) sẽ được họ biến thành “cơ” (opportunity). Người tích cực và lạc quan sẽ có gương mặt sáng bừng, nụ cười thường trực trên môi, sống và cháy hết mình, học tập và làm việc hết mình dù ngày mai trời có sập.” (Theo Tony Buổi sáng, Cà phê cùng Tony, Tư duy tích cực, NXB Trẻ, 2016, tr 37) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. Câu 2. Xác định biện pháp tu từ trong câu văn và nêu tác dụng “Nói một cách khác, nếu bạn được sống 100 năm, xem như là một bộ phim có 100 tập, thì hãy tạo ra ít nhất 2/3 tập có tiếng cười thay vì tập nào cũng rơi vào bi kịch chán chường, đau khổ, chia ly, mất mát.” Câu 3. Xét về cấu tạo, câu văn “Sau lũ lụt, phù sa sẽ làm màu mỡ hơn cho cánh đồng, sâu bọ sẽ bị quét sạch ra biển, dư lượng hóa chất trong đất đai sẽ bị rửa sạch.” thuộc kiểu câu gì ? Câu 4. Từ “cháy” trong câu văn “Người tích cực và lạc quan sẽ có gương mặt sáng bừng, nụ cười thường trực trên môi, sống và cháy hết mình, học tập và làm việc hết mình dù ngày mai trời có sập.” được tác giả dùng nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? vì sao? Phần II. LÀM VĂN Câu 1. (2,0 điểm)Từ nội dung ở phần Đọc hiểu, viết đoạn văn (từ 7 đến 10 câu) em hãy trình bày suy nghĩ của mình về lòng vị tha. Câu 2. (5 ,0 điểm)Cảm nhận của em về nhân vật Vũ Nương trong phần trích sau: “... Chàng quỳ xuống đất vâng lời dạy. Nàng rót chén rượu đầy tiễn chồng mà rằng: - Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong đeo được ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên, thể là đủ rồi. Chỉ e việc quân khó liệu, thế giặc khôn lường. Giặc cuồng còn lẩn lút, quân triều còn gian lao, rồi thế chẻ tre chưa có, mà mùa dưa chín quá kì, khiến cho tiện thiếp băn khoăn, mẹ hiền lo lắng. Nhìn trăng soi thành cũ, lại sửa soạn áo rét, gửi người ải xa, trồng liễu rủ bãi hoang, lại thổn thức tâm tình, thương người đất thú! Dù có thư tín nghìn hàng, cũng sợ không có cảnh không bay bổng. Nàng nói đến đây, mọi người đều tựa hai hàng lệ. Rồi đó, tiệc tiễn vừa tàn, áo chàng đành rứt. Ngước mắt cảnh vật vẫn còn như cũ, mà lòng người đã nhuộm mối tình muôn dặm quan san! Bấy giờ, nàng đương có mang, sau khi xa chồng vừa đẩy tuần thì sinh ra một đứa con trai, đặt tên là Đản. Ngày qua tháng lại, thoắt đã nửa năm, mỗi khi thấy bướm lượn đầy vườn, mây che kín núi, thì nỗi buồn góc bể chân trời không thể nào ngăn được, Bà mẹ cũng vì nhớ con mà dân sinh ổm. Nàng hết sức thuốc thang lễ bái thần phật và lấy lời ngọt ngào khôn khéo khuyên lơn, Song bệnh tình mỗi ngày một trầm trọng, bà biết không sống được, bèn trối lại với nàng rằng: - Ngắn dài có số, tươi héo bởi trời. (...) Sau này, trời xét lòng lành, ban cho phúc đức, giống dòng tươi tốt, con cháu đông đàn, xanh kia quyết chẳng phụ con, cũng như con đã chăng pha lệ. Bà cụ nói xong thì mất, Nàng hết lời thương xót, phàm việc và cay tế lễ, lo liệu như đối với cha mẹ đẻ mình." (Chuyện người con gái Nam Xương - Nguyễn Dữ, SGK Ngữ văn 9. Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam - 2017)

2
10 tháng 8 2023

Phần I. ĐỌC HIỂU

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu nêu dưới:

“Cùng một cơn mưa, người tiêu cực sẽ bực mình vì phải trùm áo mưa, người lạc quan thì nghĩ đến cây cối xanh tươi, không khí sẽ được trong lành. Và một khi chúng ta không thể thay đổi được hiện tượng xảy ra, tốt nhất là nhìn nó bằng ánh mắt tích cực. Cái thiện có thể sẽ thua cái ác trong một thời điểm nhưng chung cuộc sẽ chiến thắng. Cứ sau một sự cố, con người lại tìm nguyên nhân và khắc phục nó. Sau lũ lụt, phù sa sẽ làm màu mỡ hơn cho cánh đồng, sâu bọ sẽ bị quét sạch ra biển, dư lượng hóa chất trong đất đai sẽ bị rửa sạch. Lỗi lầm của người khác, thay vì giữ trong lòng và tức giận, thôi bỏ qua, mình sẽ thấy thoải mái hơn rất nhiều. Nói một cách khác, nếu bạn được sống 100 năm, xem như là một bộ phim có 100 tập, thì hãy tạo ra ít nhất 2/3 tập có tiếng cười thay vì tập nào cũng rơi vào bi kịch chán chường, đau khổ, chia ly, mất mát. Trong từ Hán Việt, nguy cơ bao gồm nguy và cơ. Và đối với người có tư duy tích cực, “nguy” (problem) sẽ được họ biến thành “cơ” (opportunity). Người tích cực và lạc quan sẽ có gương mặt sáng bừng, nụ cười thường trực trên môi, sống và cháy hết mình, học tập và làm việc hết mình dù ngày mai trời có sập.”

(Theo Tony Buổi sáng, Cà phê cùng Tony, Tư duy tích cực, NXB Trẻ, 2016, tr 37)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích: nghị luận

Câu 2. Xác định biện pháp tu từ trong câu văn và nêu tác dụng “Nói một cách khác, nếu bạn được sống 100 năm, xem như là một bộ phim có 100 tập, thì hãy tạo ra ít nhất 2/3 tập có tiếng cười thay vì tập nào cũng rơi vào bi kịch chán chường, đau khổ, chia ly, mất mát.”

BPTT: so sánh "sống được 100 năm, xem như là một bộ phim 100 tập"

Tác dụng: đóng vai trò bật nên suy nghĩ của tác giả về cách sống vui vẻ hạnh phúc lạc quan thay vì lúc nào cũng đau khổ mỏi mệt. Qua đó câu văn tăng nên giá trị diễn đạt hơn đến đọc giả.

Câu 3. Xét về cấu tạo, câu văn “Sau lũ lụt, phù sa sẽ làm màu mỡ hơn cho cánh đồng, sâu bọ sẽ bị quét sạch ra biển, dư lượng hóa chất trong đất đai sẽ bị rửa sạch.” thuộc kiểu câu trần thuật.

Câu 4. Từ “cháy” trong câu văn “Người tích cực và lạc quan sẽ có gương mặt sáng bừng, nụ cười thường trực trên môi, sống và cháy hết mình, học tập và làm việc hết mình dù ngày mai trời có sập.” được tác giả dùng theo nghĩa chuyển. Vì ý tác giả là sống và nỗ lực hết mình bằng hết tất cả thời gian công sức mình có được, tự tin vào bản thân, đốt cháy nên lòng đam mê và nhiệt huyết để từ đó cuộc đời ta thêm càng rực rỡ.

Phần II. LÀM VĂN Câu 1. (2,0 điểm)Từ nội dung ở phần Đọc hiểu, viết đoạn văn (từ 7 đến 10 câu) em hãy trình bày suy nghĩ của mình về lòng vị tha.

Dàn ý:

Mở đoạn: Giới thiệu vấn đề nghị luận "lòng vị tha"

+ Gam màu cuộc sống sẽ thật héo hắt im chìm nếu con người ta sống mà không có lấy tấm lòng vị tha, bao dung người khác.

Thân đoạn:

- Lòng vị tha là tấm lòng tha thứ, bao dung và thấu hiểu cho những lỗi lầm nhỏ hay khuyết điểm nhỏ của người khác.

- Lòng vị tha xuất phát từ tình yêu thương trong tâm hồn và trái tim của mọi người.

- Chúng ta cần có lòng vị tha trong cuộc sống vì:

+ Lòng vị tha là một giá trị đạo đức quan trọng giúp chúng ta xây dựng một xã hội tốt đẹp

+ Lòng vị tha giúp chúng ta hiểu và chia sẻ khó khăn, đau thương của người khác.

+ Giúp chúng ta có thể tha thứ, đồng cảm và hỗ trợ nhau trong cuộc sống. => tạo ra môi trường hòa bình, đoàn kết và tôn trọng lẫn nhau.

+ ....

- Phản đề:

+ Phê phán những người không có lòng vị tha trong cuộc sống.

- Liên hệ bản thân:

+ Mình đã có lòng vị tha chưa và mình thể hiện tấm lòng đó như thế nào qua việc gì?

Kết đoạn:

- Tổng kết lại vấn đề.

+ Lòng vị tha có khả năng lan tỏa và tạo ra một chuỗi hành động tốt đẹp. Khi chúng ta làm điều tốt cho người khác, họ có thể tiếp tục làm điều tương tự cho người khác hoặc giúp lại chính mình.

10 tháng 8 2023

Phần II:

Câu 2:

Có những câu chuyện chỉ tồn tại trong tưởng tượng của người thi sĩ, nhưng cũng có những câu chuyện lại được lấy cảm hứng từ cuộc sống thực. Và vào thế kỉ 16, thiên truyện "Truyền kì mạn lục" của nhà văn Nguyễn Dữ được ra đời nói về số phận khắc khổ của người phụ nữ thời phong kiến. Một trong truyện ấy là "Chuyện người con gái Nam Xương". Người con gái ấy mang tên Vũ Nương, tài sắc vẹn toàn: "tính đã thùy mị, nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp". Khi ấy, trong làng có Trương Sinh - một chàng trai vô học lại có tính đa nghi mến dung hạnh của nàng xin mẹ trăm lạng vàng cưới về. Biết thế, nàng vẫn luôn đoan trang giữ phép không ngày nào để vợ chồng bất hòa. Làm một người vợ thương chồng, thảo với mẹ; 4 chữ "công", "dung", "ngôn", "hạnh" nàng đều có không sót gì. Khi chồng buộc phải đi lính đầu 3 năm, nàng rằng chẳng dám mong đeo ấn phong hầu, mặc áo gấm và lo lắng cho chồng hết mực bằng cả tấm lòng chân thành thủy chung của mình: "tiện thiếp băn khoăn ... nhìn trăng soi thành cũ, lại sửa soạn áo rét, gửi người ải xa, trong liễu rủ bãi hoang, lại thổn thức tâm tình, thương người đất thú!...". Nàng đặt mình ở thế dưới cũng lại đặt hết tình thương mình dành cho chồng. Rồi khi ngày qua tháng lại, mẹ Trương Sinh bệnh tình trầm trọng nàng hết lòng chăm sóc rồi cả hết sức thuốc thang lễ bái thần phật. Không chỉ chăm về sức khỏe nàng còn ngọt ngào khuyên lơn mẹ chồng. Khi bà cụ mất, nàng hết lòng thương xót tế lễ lo liệu vô cùng đủ đầy và tử tế. Từ đây ta thấy rằng Vũ Nương thực là một người vợ thương chồng con, có hiếu với mẹ chồng. Quả là một người phụ tài sắc toàn vẹn!

Tuệ Lâm

Phần I. Đọc - hiểu (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:           “Hãy hiểu những người yêu thương con; tình yêu thương là món quà đẹp nhất và nhận được chỉ khi đã được cho đi. Hãy thương mến những ai thật lòng yêu quý con; vì chỉ có ít người như thế trong cuộc đời. Rồi hãy đáp trả tình yêu đó gấp mười lần, hãy làm tràn đầy cuộc sống của họ bằng tình yêu xuất phát từ trái...
Đọc tiếp

Phần I. Đọc - hiểu (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

          “Hãy hiểu những người yêu thương con; tình yêu thương là món quà đẹp nhất và nhận được chỉ khi đã được cho đi. Hãy thương mến những ai thật lòng yêu quý con; vì chỉ có ít người như thế trong cuộc đời. Rồi hãy đáp trả tình yêu đó gấp mười lần, hãy làm tràn đầy cuộc sống của họ bằng tình yêu xuất phát từ trái tim con, như ánh nắng mặt trời chiếu rọi những góc tối trên trái đất. Tình yêu là một hành trình, chứ không phải là một đích đến, hãy đi theo con đường đó mỗi ngày.”

(Trích “Con có biêt” - Nhã Nam tuyển chọn)

Câu 1.  Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.

Câu 2. Nội dung chính của đoạn trích?

Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong câu sau:

“Rồi hãy đáp trả tình yêu đó gấp mười lần, hãy làm tràn đầy cuộc sống của họ bằng tình yêu xuất phát từ trái tim con, như ánh nắng mặt trời chiếu rọi những góc tối trên trái đất.”

Câu 4. Thông điệp tác giả gửi gắm qua đoạn trích trên là gì?

1
12 tháng 3 2023

1. nghị luận.

2. Nội dung chính:

- Truyền tải thông điệp cần biết yêu thương mọi người xung quanh và yêu thương lại người quan tâm mình nhiều lần.

- Cần đi theo con đường tình yêu mỗi ngày.

3. Chỉ "như"

Tác dụng: 

- giúp cho câu văn thêm giá trị gợi hình từ các hình ảnh liên quan đến tình yêu: mặt trời, chiếu rọi xuống những góc tối.

- giúp lời văn thêm hay, hấp dẫn, tính nghị luận được thể hiện sâu sắc hơn.

4. Thông điệp:

- Cần yêu thương mọi người xung quanh bởi tình yêu là bất diệt, vô giá.

- Tình yêu thương luôn là món quà đẹp đẽ nhất và chúng ta cần đi theo con đường đó mỗi ngày.

ĐỀ 5 - GIẢN DỊ I. Đọc - hiểu (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống. Bữa cơm chỉ có vài ba món rất giản đơn, lúc ăn Bác không để rơi vãi một hột cơm, ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất. Ở việc làm...
Đọc tiếp

ĐỀ 5 - GIẢN DỊ I. Đọc - hiểu (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống. Bữa cơm chỉ có vài ba món rất giản đơn, lúc ăn Bác không để rơi vãi một hột cơm, ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất. Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục vụ. Cái nhà sàn của Bác vẻn vẹn chỉ có vài ba phòng, và trong lúc tâm hồn của Bác lộng gió thời đại, thì cái nhà nhỏ đó luôn luôn lộng gió và ánh sáng, phảng phất hương thơm của hoa vườn, một đời sống như vậy thanh bạch và tao nhã biết bao! Bác suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc, từ việc rất lớn: việc cứu nước, cứu dân đến việc rất nhỏ, trồng cây trong vườn, viết một bức thư cho một đồng chí, nói chuyện với các cháu miền Nam, đi thăm nhà tập thể của công nhân, từ nơi làm việc đến phòng ngủ, nhà ăn... Trong đời sống của mình, việc gì Bác tự làm được thì không cần người giúp, cho nên bên cạnh Bác người giúp việc và phục vụ có thể đếm trên đầu ngón tay, và Bác đã đặt cho số đồng chí đó những cái tên mà gộp lại là ý chí chiến đấu và chiến thắng: Trường, Kỳ, Kháng, Chiến, Nhất, Định, Thắng, Lợi! (Đức tính giản dị của Bác Hồ - Phạm Văn Đồng)

Câu 1. Đoạn trích sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?

Câu 2. Nêu nội dung chính của đoạn trích trên.

Câu 3. Phân tích hiệu quả biểu đạt của một phép tu từ trong câu văn:Bác suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc, từ việc rất lớn: việc cứu nước, cứu dân đến việc rất nhỏ, trồng cây trong vườn, viết một bức thư cho một đồng chí, nói chuyện với các cháu miền Nam, đi thăm nhà tập thể của công nhân, từ nơi làm việc đến phòng ngủ, nhà ăn...

Câu 4.Thông điệp em rút ra được qua đoạn trích là gì?

Câu 5. Từ đoạn trích trên, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về sự giản dị trong cuộc sống.

2
23 tháng 8 2021

Câu 1: PTBĐ: Nghị luận

Câu 2: NDC: Sự giản dị và khiêm tốn của Bác trong đời sống, trong sự sinh hoạt hàng ngày và cung cách làm việc.

Câu 3: Biện pháp tu từ: liệt kê. Làm tô đạm thêm sự giản dị vì nước, vì dân của Bác.

Câu 4: Tham khảo:

Sau khi đọc đoạn văn, ta thấy rõ Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta, là người mỗi người Việt đều luôn phải nhớ ơn và học hỏi. Một trong những đức tính mà chúng ta cần học nhất đó là sự giản dị trong con người Bác. Tuy là một người có quyền lực nhất đất nước nhưng Bác không bao giờ xoa hoa lãng phí. Mỗi người chúng ta cũng vậy, phải luôn tiết kiệm, giản dị. Những thứ không cần thiết, thì không cần phải quá cầu kì, luôn sử dụng mọi đồ vật chỉ ở mức đủ dùng. Như là những người học sinh, chúng ta ăn mặc thật phù hợp, không ăn chơi đua đòi, không tha hóa tệ nạn xã hội. Như thế vừa là tốt cho bản thân mỗi chúng ta, vừa là tốt cho mọi người xung quanh.

Câu 5: Tham khảo:

Đức tính giản dị là một đức tính cao đẹp mà con người cần phải tôi luyện và học hỏi không ngừng trong cuộc sống. Giản dị là sự đơn giản, không cầu kỳ, phô trương. Một con người có lối sống giản dị là một con người không quá đề cao vẻ bề ngoài. Họ sống thanh cao, bình dị. Giản dị trong cả lời ăn tiếng nói, cách ăn mặc và ăn uống. Như bác Hồ của chúng ta, Bác là một vị lãnh tụ tối cao của dân tộc nhưng lại có lối sống vô cùng giản dị, giản dị trong sinh hoạt và tỏng cả công việc. Giản dị có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống của con người. Nó giúp con người ta hoàn thiện được bản thân, được mọi người xung quanh quý mến và tôn trọng. Một người có lối sống giản dị thì cuộc sống sẽ trở nên thanh cao, thanh thản và điềm đạm hơn. Tóm lại, đây là một lối sống đẹp và vô cùng cần thiết. Vì vậy mỗi chúng ta hãy cùng nhau rèn luyện đức tính này vì một cuộc sống tươi đẹp hơn.

24 tháng 8 2021

cám ơn bạn

 

2 tháng 1 2022

đang thi đúng ko? limdim

2 tháng 1 2022

sai mới lạ 

 

3 tháng 4 2021

Khung cảnh mùa xuân đã về và đem tới sự tươi mới cả làn không khí xuân tươi trẻ và khỏe khoắn. Của những mầm non vươn mình, của sự vật thiên nhiên thay đổi xung quanh ta. Mỗi khoảnh khắc của mùa xuân đẹp tuyệt vời biết mấy.

3 tháng 4 2021

Miêu tả khung cảnh mùa xuân đã về và đem tới sự tươi mới cả làn không khí xuân tươi trẻ và khỏe khoắn

Đề 2.I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:Ước mơ bây giờ là đánh thắng giặc Mỹ, là Độc lập, Tự do của đất nước. Mình cũng nhưnhững thanh niên khác đã lên đường ra tiền tuyến và tuổi trẻ qua đi giữa tiếng bom rơi đạn nổ.Tuổi trẻ của mình đã thấm đượm mồ hôi, nước mắt, máu xương của những người đang sống vànhững người đã chết....
Đọc tiếp

Đề 2.
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Ước mơ bây giờ là đánh thắng giặc Mỹ, là Độc lập, Tự do của đất nước. Mình cũng như
những thanh niên khác đã lên đường ra tiền tuyến và tuổi trẻ qua đi giữa tiếng bom rơi đạn nổ.
Tuổi trẻ của mình đã thấm đượm mồ hôi, nước mắt, máu xương của những người đang sống và
những người đã chết. Tuổi trẻ của mình đã cứng cáp trong thử thách gian lao của chiến trường.
Tuổi trẻ của mình cũng đã nóng rực vì ngọn lửa căm thù đang ngày đêm hun đốt. Và gì nữa,
phải chăng mùa xuân của tuổi trẻ cũng vẫn thắm đượm thêm vì màu sắc của mơ ước và yêu
thương vẫn ánh lên trong những đôi mắt nhìn mình. Một đôi mắt đen thâm quầng vì thức đêm
nhưng bao giờ đến với mình cũng là niềm vui và sôi nổi. Một đôi mắt long lanh dưới hàng mi dài
cũng vậy bao giờ cũng đến với mình tha thiết tin yêu. Và đôi mắt tinh ranh của một người bạn
gái nhìn mình như hiểu hết, như trao hết niềm tin. Th. ơi! Đó phải chăng là hạnh phúc mà chỉ Th
mới được hưởng mà thôi? Hãy vui đi, hãy giữ trọn trong lòng niềm mơ ước và đề màu xanh của
tuổi trẻ ngời rạng mãi trong đôi mắt và nụ cười nghe Thùy!
(Trích Nhật kí Đặng Thùy Trâm, NXB Hội Nhà văn, 2005)
Câu 1 (0,5 điểm): Tại thời điểm viết những dòng nhật kí trên, tác giả ước mơ điều gì ?
Câu 2 (1,0 điểm): Gọi tên các phép liên kết hình thức và chỉ ra từ ngữ làm phương tiện của các
phép liên kết ấy trong hai câu văn sau: "Một đôi mắt long lanh dưới hàng mi dài cũng vậy bao
giờ cũng đến với mình tha thiết tin yêu. Và đôi mắt tinh ranh của một người bạn gái nhìn mình
như hiểu hết, như trao hết niềm tin."
Câu 3 (1,0 điểm): Phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu sau: "Tuổi trẻ của mình đã cứng cáp trong
thử thách gian lao của chiến trường." Xét về cấu tạo ngữ pháp, câu văn đó thuộc kiểu câu nào?
(1.0)
Câu 4 (0,5 điểm): Nêu tác dụng của điệp ngữ “tuổi trẻ của mình” trong những câu văn sau:
"Tuổi trẻ của mình đã thấm đượm mồ hôi, nước mắt, máu xương của những người đang sống và
những người đã chết. Tuổi trẻ của mình đã cứng cáp trong thử thách gian lao của chiến trường
Tuổi trẻ của mình cũng đã nóng rực vì ngọn lửa căm thù đang ngày đêm hun đốt."
Câu 5 (1,0 điểm): Nhận xét về hoàn cảnh sống, chiến đấu và vẻ đẹp tâm hồn của tác giả Đặng
Thùy Trâm qua đoạn nhật kí trên.
 

2
3 tháng 7 2021

THAM KHẢO

 

Câu 1 ) Tại thời điểm viết dòng nhật kí trên tác giải có ước mơ : Đánh giặc Mỹ , Ước mơ đất ước được độc lập tự do .

Câu 2 ) Phép liên kết : ( Liên kết giữa 2 đoạn ) 

Phép nối : Và

Phép lặp : Đôi mắt 
Câu 3 ) Câu văn đó thuộc kiểu câu : Trần thuật 

Câu 4 ) Điệp ngữ " Tuổi trẻ của mình " 

=> Nhấn mạnh sự gian khổ , khó khăn của tuổi trẻ những lại rất nhiệt huyết , sôi động , giàu lí tưởng cách mạng , bảo vệ quê hương , tổ quốc .

Câu 5 )Nhận xét về hoàn cảnh sống, chiến đấu và vẻ đẹp tâm hồn của tác giả Đặng Thùy Trâm qua đoạn nhật kí trên : 

- Hoàn cảnh sống , chiến đấu : Gian khổ , gặp nhiều khó khăn trở ngại , hoàn cảnh sống còn thiếu thốn , khổ cực nơi chiến trường khốc liệt . 

- Vẻ đẹp tâm hồn  : Giản dị , hồn nhiên , nhưng rất mạnh mẽ ( Dám đối mặt với khó khăn ) 

3 tháng 7 2021

1. Tác giả mơ ước đánh thắng giặc, giành độc lập, tự do cho dân tộc

2. Phép liên kết:

Phép nối: Và

Phép lặp: Đôi mắt

3. Tuổi trẻ của mìnhCN// đã cứng cáp trong thử thách gian lao của chiến trường.VN

Đây là câu đơn

4. Tác dụng: Phép điệp ngữ ''tuổi trẻ của mình'' cho thấy những thanh niên cốn hiến tuổi trẻ của mình, cùng cha ông chiến đấu và bảo vệ tổ quốc]

5. Nhận xét: Hoàn cảnh sống và chiến đấu vô cùng gian nan, khổ cực, dù có khó khăn đến mấy nhưng tác giả vẫn luôn hiện lên tình yêu thương và ánh mắt tràn ngập tình yêu thương

PHẦN I : ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 2: Những ngón chân của bố khum khum, lúc nào cũng như bám vào đất để khỏi trơn ngã. Người ta nói “đấy là bàn chân vất vả”. Gan bàn chân bao giờ cũng xám xịt và lỗ rỗ, bao giờ cũng khuyết một miếng, không đầy đặn như gan bàn chân người khác. Mu bàn chân mốc trắng, bong da từng bãi, lại có nốt lấm tấm. Đêm nào...
Đọc tiếp

PHẦN I : ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

 

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 2:

 

Những ngón chân của bố khum khum, lúc nào cũng như bám vào đất để khỏi trơn ngã. Người ta nói “đấy là bàn chân vất vả”. Gan bàn chân bao giờ cũng xám xịt và lỗ rỗ, bao giờ cũng khuyết một miếng, không đầy đặn như gan bàn chân người khác. Mu bàn chân mốc trắng, bong da từng bãi, lại có nốt lấm tấm. Đêm nào bố cũng ngâm nước nóng hòa muối, gãi lấy gãi để rồi xỏ vào đôi guốc mộc. Khi ngủ bố rên, rên vì đau mình, nhưng cũng rên vì nhức chân. Rượu tê thấp không tài nào xoa bóp khỏi. Bố đi chân đất. Bố đi ngang dọc đông tây đâu đâu con không hiểu. Con chỉ thấy ngày nào bố cũng ngâm chân xuống nước xuống bùn để câu quăng. Bố tất bật đi từ khi sương còn đẫm ngọn cây ngọn cỏ. Khi bố về cũng là lúc cây cỏ đẫm sương đêm. Cái thúng câu bao lần chà đi xát lại bằng sắn thuyền. Cái ống câu nhẵn mòn, cái cần câu bóng dấu tay cầm. Con chỉ biết cái hòm đồ nghề cắt tóc sực mùi dầu máy tra tông-đơ,cái ghế xếp bao lần thay vải, nó theo bố đi xa lắm. Bố ơi! Bố chữa làm sao được lành lặn đôi bàn chân ấy: đôi bàn chân dầm sương dãi nắng đã thành bệnh.

 

(Trích Tuổi thơ im lặng – Duy Khán)

 

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn văn? Cho biết nội dung của đoạn trích ?

 

Câu 2: Xác định và nêu tác dụng của từ tượng hình có trong đoạn văn? Tìm ít nhất một câu ghép có trong đoạn ?

 

PHẦN II: LÀM VĂN (7,0 điểm)

 

Câu 1( 2đ): Viết đoạn văn ngắn (7 đến 10 câu) trình bày cảm nhận về hình ảnh đôi bàn chân của bố trong đoạn trích ở phần đọc – hiểu ?

 

Câu 2: (5đ) Thuyết minh về một thứ đồ dùng mà em yêu thích trong cuộc sống ?( ko chép trên mạng)

2
10 tháng 1 2022

tách ra đi em ới , người ta nhìn muốn nản ko ai làm âubucminh

10 tháng 1 2022

tách r đấy chi lolang