ÔN TẬP NỬA MẶT PHẲNG. GÓC
Dạng 1: Đoạn thẳng cắt hay không cắt đường thẳng
Bài 1: Cho ba điểm M, N, P không thẳng hàng nằm ngoài đường thẳng a. Biết rằng đường thẳng a cắt đoạn thẳng MN nhưng không cắt đoạn thẳng MP.
a) Gọi tên hai nửa mặt phẳng đối nhau bờ a.
b) Đoạn thẳng NP có cắt đường thẳng a không? Vì sao?
Bài 2: Cho bốn điểm M, N, P, Q không nằm trên đường thẳng a, trong đó M, N thuộc cùng nửa mặt phẳng bờ a, còn P, Q thuộc nửa mặt phẳng kia. Qua hai điểm vẽ một đoạn thẳng. Hỏi có bao nhiêu đoạn thẳng cắt đường thẳng a, hãy kể tên?
Dạng 2: Nhận biết một tia nằm giữa hai tia
Bài 3: Cho hình sau: Tia nào nằm giữa hai tia khác?
Dạng 3: Nhận biết góc, viết kí hiệu góc
Bài 4: Cho bốn tia chung gốc Ox, Oy, Oz, Ot. Hãy viết kí hiệu các góc tạo thành. Hỏi có bao nhiêu góc tất cả?
Bài 5: Cho ba đường thẳng xx’, yy’, zz’ cắt nhau tại O.
a) Kể tên các góc bẹt.
b) Có bao nhiêu góc không phải là góc bẹt, kể tên các góc đó?
Dạng 4: Đếm số góc
Phương pháp giải: Nếu có n tia chung gốc thì số góc được tạo thành là:
Ví dụ: Cho 100 tia chung gốc. Hỏi có bao nhiêu góc tạo thành?
Giải: Số góc tọa thành là: (góc).
Bài 6: Cho 5 tia chung gốc. Hỏi có bao nhiêu góc tạo thành?
Bài 7: Cho 4 đường thẳng phân biệt cắt nhau tại một điểm O. Hỏi có bao nhiêu góc tạo thành, trong đó có bao nhiêu góc bẹt?
*Bài 8: Vẽ một số tia chung gốc. Biết rằng chúng tạo thành tất cả 45 góc. Hỏi có bao nhiêu tia?
Dạng 5: Điểm nằm trong góc
Bài 9: Cho ba điểm A, B, C thẳng hàng theo thứ tự đó. Gọi O là điểm nằm ngoài đường thẳng AB. Vẽ các tia OA, OB, OC.
a) Có bao nhiêu góc ở đỉnh O?
b) Điểm B nằm trong góc nào? Tại sao?