K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 12 2021

1-láng,2-đá,3-nên,4-cơm,5-nhớ,6-chỉ,7-nước,8-thuở,9-như,10-tật  Em nhé

5 tháng 12 2021

cái này đâu phải tiếng anh đâu

15 tháng 11 2021

1. Bán anh em ....xa..., mua láng giềng gần.

2. Ăn .....cháo....., đá bát.

3. Có công mài sắt, có ..ngày............ nên kim.

4. Ai ơi bưng bát ...cơm....... đầy

Dẻo thơm một hạt, đắng cay.......muôn...... phần.

5. Anh đi anh nhớ ......quê........ nhà

Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương.

6. Áo anh sứt chỉ đường tà

Vợ anh chưa có, mẹ già chưa khâu.

7. Công cha ....như....... núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ mẹ....kính...... cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.

8. Dạy con từ ..thuở...... còn thơ

Dạy vợ từ thuở bơ vơ mới về.

9. Anh em như thể ......tay... chân.

10. Ăn ngay nói thật, ......mọi...... tật mọi lành.

11. Dĩ hòa ....vi..... quí.

15 tháng 11 2021

ai trả lời hết đc mà ko coi mạng tui cho giải thưởng là tick nhé!Đừng coi mạngvì bạn lớn rồi,trung thực lên

22 tháng 4 2023

nghe từ bát cơm đây hiểu là mong muốn cuộc sống nhân dân ta luôn ấm no , hạnh phúc 

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
28 tháng 11 2023

- Cách viết: 

+ Viết hoa chữ cái đầu câu: Ai, Dẻo 

+ Chú ý cách nối chữ, khoảng cách giữa các tiếng trong câu, độ cao của các chữ cái, cách đặt dấu phẩy giữa câu và dấu chấm cuối câu. 

D
datcoder
CTVVIP
11 tháng 3

Chú ý:

- Chữ viết phải chính xác về độ rộng, chiều cao, đủ nét, có nét thanh nét đậm…

- Khi viết cần chú ý viết nét liền mạch, hạn chế tối đa số lần nhấc bút.

- Nét rê bút, lia bút phải thanh mảnh, tinh tế, chữ viết mới đẹp và tạo được ấn tượng tốt.

12 tháng 10 2021

Tham khảo:

1. Mở bài

Ca dao tục ngữ một thể loại rất đặc trưng của dân tộc VN, xuất hiện lâu đờiNội dung phản ánh chân thực, thơ bay bổng, không gò bó trong quy tắc, một phần trong đời sống dân ta xưaBài ca dao Cày đồng đang buổi ban trưa…dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần” đã trở nên bất hủ. 

2. Thân bài

Xúc tích chỉ có vỏn vẹn bốn dòng.Nỗi vất vả của người dân nước ta, quanh năm gắn bó với ruộng đồng, một nắng hai sương để làm ra hạt gạoTrong hai câu đầu tiên:Tả bức tranh chân thực sự cần cù lao động, sự cực nhọc của người dân trên những thửa ruộng dài xa tít tắp, rộng.Thời tiết nước ta lại vốn khá khắc nghiệt lúc mưa dầm, lũ ngập, lúc nắng gắt…. người làm nông nghiệp còn khổ gấp nhiều lầnThứ giúp sức cho người làm nông là cái cày và con trâu , tô đậm con người lên giữa không gian.Đều đặn sáng tinh mơ, những ngày mùa, người ta còn phải làm việc quên giờ giấc làm đất rồi phải gieo mạ, rồi cấy…Hình ảnh so sánh cụ thể, từ tượng thanh “thánh thót” rất nhiều, rất nhanh, việc khó khăn, tốn sức khỏe nhấtDùng cách nói cường điệu, sự xót xa, thương cảm cho người dân lao độngTrong hai câu tiếp theo:Lời nhắc nhở đầy ẩn ý sâu sắc.Khi thiên tai ập đến, những nỗi lo, miếng cơm manh áo của mình đang ở trên đồng, hi sinh sức lực của mình để chống hạn, chống ngập…Bát cơm đầy, những hạt gạo trắng đó mang công sức của người làm ra nó bằng bao mồ hôi, cả mệt mỏi, nước mắtSống có tình người, có đạo đức. Được thành quả phải luôn biết nhớ người làm ra nó. là đạo lý “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” 

3. Kết bài

Câu chuyện về vấn đề “uống nước nhớ nguồn” vẫn đang được diễn ra hàng ngày.Biểu hiện cụ thể là sự trân trọng và biết ơn sâu sắc, biết bảo vệ, phát huy giá trị cao quý, những hành động đi ngược lại thì bị lên án và phê phán, nâng cao trách nhiệm giáo dục.

  Ca dao dân ca về lao động sản xuất là nơi gửi gắm tâm tư tình cảm của người dân lao động trong lúc lao động mệt nhọc. Trong những câu ca dao khuyên nhủ con người biết nhớ đến công lao người lao động tôi thích nhất câu ca dao:

       “Ai ơi bưng bát cơm đầy

    Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần”

    Quả thật, câu ca dao là bài học quý giá về lòng biết ơn của con người mà cha mẹ, ông bà vẫn luôn dạy bảo chúng ta. Vậy cần hiểu nghĩa câu ca dao là gì? Hạt cơm là thứ được làm chín bằng cách nấu từ hạt gạo của cây lúa. Hạt gạo, hạt cơm còn được ví như hạt vàng, hạt ngọc của con người. . Khi bưng bát cơm lên ăn, người ăn cần nhớ đến sự khó khăn, vất vả, cực nhọc của người nông dân mà trân trọng, nâng niu từng hạt cơm cũng như trân trọng sức lao động của con người khi làm ra hạt cơm đấy. Câu ca dao vừa ca ngợi đức tính cần cù của người dân Việt Nam vừa khẳng định, đề cao giá trị của bông lúa hạt gạo.

    Vậy tại sao cần trân trọng, nâng niu hạt cơm và sức lao động con người? Tại sao cần biết ơn họ? Hạt gạo nuôi sống tất cả chúng ta. Và ai là người có công làm ra hạt gạo ấy? Không ai khác đó là người nông dân lao động cần cù, một nắng hai sương, chịu thương chịu khó. Để làm thành một bát cơm người nông dân mất bao công sức. Đầu tiên là cày bừa, làm đất, đắp bờ, cắt cỏ, tưới nước. Sau đó người noonh dân lại mất công gieo mạ, cấy, chăm bón cho cây lúa để nó trưởng thành và thu hoạch. Thu hoạch về lại mất thêm công phơi, giã, xay, giần, sàng… để cho ra hạt gạo. Từ hạt gạo đó mới có thể nấu thành cơm. Nếu thời tiết thuận lợi, cây lúa phát triển tốt người nông dân mới có thể an lòng. Gặp năm trời hạn hán hay mưa lụt là mất mùa, việc làm ra hạt gạo lại khó khăn gấp bội phần. Vì vậy việc biết ơn những người làm ra hạt gạo là cần thiết, trân trọng từng hạt cơm là điều đáng quý.

    Tuy nhiên, hiện nay có một số người còn có cách ăn uống lãng phí… Nấu cơm thừa nhiều thì đổ đi, ăn cơm bỏ bữa… Có người ăn cơm quán vì sĩ diện mà lúc nào cũng bớt lại một phần mà không ăn, cũng không bọc gói mang về. Đó là biểu hiện của việc không biết trân trọng lao động, không biết trân quý hạt cơm. Bản thân tôi cũng từng bỏ bữa hoặc đổ cơm thừa vào thúng rác. Tôi nhận ra đó là lãng phí, là vô ơn với những người lao động. Từ nay tôi sẽ khác, nếu có cơm thừa tôi dành phần đó cho con gà, con lợn trong nhà cũng là ý tưởng hay chứ sao. Có như vậy mỗi bông lúa, hạt gạo, hạt cơm được làm ra mới thực sự ý nghĩa.

    Bên cạnh đó cũng có rất nhiều câu tục ngữ khác cũng đề cao giá trị của lòng biết ơn như” “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng” hay “Uống nước nhớ nguồn”.

    Tóm lại, qua câu ca dao: “Ai ơi bưng bát cơm đầy. Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần” mỗi chúng ta lại thêm thấm thía về ý nghĩa của lao động và sự sống. bài học về biết ơn lại càng được khắc sâu trong lòng mỗi người.

21 tháng 5 2019

Trong những câu dân gian nói về lao động, em thích nhất câu ca dao:

"Ai ơi bưng bát cơm đầy,

Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần".

Câu ca dao như một lời nhắn nhủ chứa chan tình nghĩa "ăn quả nhớ kẻ trồng cây" mà ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo vẫn hàng nhắc nhở chúng ta.

Hạt gạo nuôi hết thảy chúng ta được gọi là hạt ngọc, hạt vàng. Bát cơm dẻo thơm ta ăn hằng ngày, các loại bánh như bánh cốm, bánh chưng, bánh giầy, bánh phở... những món ăn ngon đều được chế biến từ hạt gạo. Cốm Vòng dẻo thơm bọc trong lá sen xanh, ai đã được một lần thưởng thức cái thức dâng của Trời, cái ngọt ngon của đồng quê nội cỏ nước Nam.

Ai đã làm ra hạt gạo để mọi người được bưng những bát cơm đầy dẻo thơm, được no ấm? Chính là người dân cày Việt Nam đã một nắng hai sương, quanh năm vất vả cày bừa, cấy hái, làm cỏ, tát nước, bón phân, bắt sâu mới làm nên những mùa vàng. Trời mưa gió, lúc bão táp mưa sa, lúc nắng hạn, đồng khô nứt nẻ, làm ra bát cơm ngon lành, dẻo thơm, người nông dân phải đổ biết bao mồ hôi vật lộn với lo âu vất vả, nếm trải "đắng cay muôn phần".

Câu ca dao đã ca ngợi đức tính cần cù, chịu khó và tinh thần sáng tạo của người nông dân Việt Nam. Họ là động lực, là nguồn sống của xã hội. Nhờ họ mà mọi người, mọi nhà được no ấm. Nhờ họ, mà đất nước ta có nhiều triệu tấn gạo xuất khẩu. Nhờ họ mà quê hương ta ngày một giàu có, thịnh vượng.

Câu ca dao còn ca ngợi và khẳng định giá trị của bông lúa, hạt gạo. Nó nhắc nhở mọi người khắc sâu trong trái tim mình lòng biết ơn người dân cày Việt Nam.

Từ câu ca dao, em nghĩ về đất nước, tự hào về nền văn minh sông Hồng, nền văn minh trồng lúa nước. Em nghĩ về nền nông nghiệp nước ta đang trên đà phát triển, hiện đại hóa. Điện và máy móc (máy cày, máy bừa, máy gặt đập liên hợp, máy bơm nước,...) đã đến với đồng quê. Mỗi năm đất nước ta sẽ sản xuất được 50 triệu, 100 triệu tấn lúa... là mơ ước của cả dân tộc.

Học câu ca dao: "Ai ơi bưng bát cơm đầy - Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần", bài học "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" càng trở nên sâu sắc, thấm thía.