kết bài của truyện chú cuội theo lời kể của EM(ngôi thứ 3)
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
A. Mở bài
Giới thiệu truyền thuyết “Thánh Gióng”.
B. Thân bài (Diễn biến sự việc)
- Mở đầu
. Đời vua Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng …
- Thắt nút
. Giặc Ân đến xâm phạm bờ cõi nước ta.
- Phát triển
. Nhà vua lo sợ, bèn sai sứ giả tìm người tài giỏi cứu nước.
. Đứa bé bảo: “Ông về tâu với vua sắm cho ta một con người sắt và một tấm áo giáp sắt”.
- Mở nút
. Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng nhiên biến thành tráng sĩ.
- Kết thúc
. Tráng sĩ bèn nhổ những cụm tre cạnh đường quật vào giặc. Giặc tan vỡ.
C. Kết bài
. Ý nghĩa câu chuyện: tinh thần đoàn kết chống gjặc cứu nước.
Bài làm
Kể xong câu chuyện, bà âu yếm xoa đầu em và nói: “Cuộc chiến giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh thật ác liệt phải không các cháu? Hình ảnh này đã giải thích hiện tượng bão lụt xảy ra hằng năm suốt mùa mưa ở khăp vùng đồng bằng Bắc Bộ. Ngoài ra, truyện còn nói lên ước mơ của ngươi dân muốn chiến thắng bão lụt để bảo vệ cuộc sống lao Đã thành lệ, đêm nào, trước khi di ngủ, bà nội cũng kể chuyện cổ tích cho chúng em nghe. Đêm qua, bà kể chuyện “Thánh Gióng”. Câu chuyện thật hay. Chúng em bị cuốn hút theo từng lời kể hấp dẫn của bà.
Bà kể rằng vào đời vua Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão chăm chỉ làm ăn và có tiếng là phúc đức. Hai ông bà ao uớc có một đứa con. Một hôm bà ra đồng trông thấy một vết chân rất to, liền đặt bàn chân mình lên ướm thử để xem thua kém bao nhiêu. Không ngờ về nhà bà thụ thai và mười hai tháng sau sinh ra một cậu bé mặt mũi rất khôi ngô. Hai vợ chồng mừng lắm. Nhưng lạ thay! Đứa trẻ cho đến khi lên ba vẫn không biết nói, biết cười, cũng chẳng biết đi, cứ đặt đâu thì nằm đấy.
Bấy giờ có giặc Ân đến xâm phạm bờ cõi nước ta. Thế giặc mạnh, nhà vua lo sợ, bèn sai sứ giả đi khắp nơi rao tìm người tài giỏi cứu nước. Đứa bé nghe tiếng rao, bỗng dưng cất tiếng nói: “Mẹ ra mời sứ giả vào đây”. Sứ giả vào, đứa bé bảo: “Ông về tâu với vua sắm cho ta một con ngựa sắt và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này”. Sứ giả vừa kinh ngạc, vừa mừng rỡ, vội vàng về tâu vua. Nhà vua truyền cho thợ ngày đêm làm gấp những vật chú bé dặn.
Càng lạ hơn nữa, từ sau hôm gặp sứ giả, chú bé lớn nhanh như thổi. Cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa mặc xong dã căng đứt chỉ. Hai vợ chồng làm ra bao nhiêu cũng không đủ nuôi con, đành phải chạy nhờ bà con, làng xóm. Bà con đều vui lòng gom góp nuôi chú bé vì ai cũng mong giết giặc, cứu nước.
Giặc đã đến chân núi Trâu. Thế nưởc rất nguy, người người hoảng hốt. Vừa lúc đó, sứ giả dem ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt đến. Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng biến thành tráng sĩ mình cao hơn trượng, oai phong, lẫm liệt. Tráng sĩ bước lên vỗ vào mông ngựa. Ngựa hí dài mấy tiếng vang dội. Tráng sĩ mặc ấo giáp, cầm roi, nhảy lên mình ngựa. Ngựa phun lửa, tráng sĩ thúc ngựa phi thẳng đến nơi có giặc, đón đầu chúng đánh giết hết lớp này đến lớp khác, giặc chết như rạ. Bỗng roi sắt gãy. Tráng sĩ bèn nhổ những cụm tre cạnh đường quật vào giặc. Giặc tan vỡ. Đám tàn quân giẫm đạp lên nhau chạy trốn, tráng sĩ đuổi đến chân núi Sóc (Sóc Sơn). Đến đấy, một mình một ngựa, tráng sĩ lên đỉnh núi, cởi giáp sắt bỏ lại rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời.
Vua nhớ công ơn phong là Phù Đổng Thiên Vương và lập đền thờ ngay ở quê nhà.
Hiện nay vẫn còn đền thờ ở làng Phù Đổng, tục gọi là làng Gióng. Mỗi năm đến tháng tư, làng mở hội to lắm. Người ta kể rằng, những bụi tre đằng ngà ở huyện Gia Bình vì ngựa phun lửa bị cháy mới ngả màu vàng óng như thế, còn những vết chân ngựa nay thành những ao hồ liên tiếp. Người ta còn nói khi ngựa thét ra lửa, lửa đã thiêu cháy một làng, cho nên làng đó về sau gọi là làng Cháy.
Câu chuyện Thánh Gióng để lại cho em một ấn tượng sâu sắc. Nó nói lên truyền thống oai hùng đoàn kết chống giặc cứu nước của ông cha ta và thể hiện ước mơ của nhân dân: muốn có đủ sức mạnh vật chất và tinh thần để chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược.
Các bạn có biết vì sao nhân dân ta tự xưng là con Rồng cháu Tiên hay không? Điều đó có liên quan đến câu chuyện sau đây:
"Ngày xưa, ngày xửa từ lâu lắm rồi, ở vùng đất Lạc Việt, nay là Bắc Bộ nước ta có một vị thần. Thần là con của Thần Long Nữ, tên là Lạc Long Quân. Thần mình rồng sức khỏe vô địch, thường sống ở dưới nước. Thần giúp dân diệt trừ yêu quái như Ngư Tinh, Hồ Tinh, Mộc Tinh... Thần còn dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi và dạy dân cách ăn ở sao cho đúng nghĩa.. Khi làm xong thần trở về Thủy cung sống với mẹ lúc có việc cần mới hiện lên.
Bấy giờ, ở vùng núi cao phương Bắc, có vị tiên xinh đẹp tuyệt trần là con gái Thần Nông tên là Âu Cơ. Nàng nghe nói ở vùng Lạc Việt có nhiều hoa thơm cỏ lạ bèn tìm đến thăm. Lạc Long Quân và Âu Cơ gặp nhau đem lòng yêu nhau rồi trở thành vợ chồng chung sống ở Long Trang. Chung sống với nhau được chừng một năm, Âu Cơ mang thai. Đến kì sinh nở, Âu Cơ sinh ra một cái bọc trăm trứng, trăm trứng nở ra một trăm đứa con da dẻ hồng hào. Không cần bú mớm mà vẫn lớn nhanh như thổi mặt mũi khôi ngô tuấn tú, đẹp đẽ như thần. Cuộc sống hai vợ chồng đã hạnh phúc lại càng hạnh phúc hơn.
Một hôm, Lạc Long Quân chợt nghĩ mình là dòng giống nòi rồng sống ở vùng nước thẳm không thể sống trên cạn mãi được. Chàng bèn từ giã vợ và và con về vùng nước thẳm. Âu Cơ ở lại chờ mong Lạc Long Quân trở về, tháng ngày chờ đợi mỏi mòn, buồn bã. Nàng bèn tìm ra bờ biển, cất tiếng gọi:
- Chàng ơi hãy trở về với thiếp.
Lập tức, Lạc Long Quân hiện ra. Âu cơ than thở:
- Sao chàng bỏ thiếp mà đi, không ở lại cùng thiếp nuôi dạy các con nên người?
Lạc Long Quân bèn giải thích:
- Ta vốn dĩ rất yêu nàng và các con nhưng ta là giống nòi Rồng, đứng đầu các loài dưới nước còn nàng là giống tiên ở chốn non cao. Tuy âm dương khí tụ mà sinh con nhưng không sao đoàn tụ được vì hai giống tương khắc như nước với lửa. Nay đành phải chia lìa. Ta đem năm mươi người con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi, chia nhau cai quản các phương. Khi có việc cần phải giúp đỡ lẫn nhau, đừng bao giờ quên lời hẹn này.
Rồi Lạc Long Quân đưa năm mươi người con xuống nước còn Âu Cơ đưa năm mươi người con lên núi.
Người con trai trưởng đi theo Âu Cơ sau này được tôn lên làm vua và đặt tên nước là Văn Lang, niên hiệu là Hùng Vương. Mỗi khi vua chết truyền ngôi cho con trai trưởng. Cứ cha truyền cho con tới mười mấy đời đều lấy niên hiệu là Hùng Vương."
Do vậy, cứ mỗi lần nhắc đến nguồn gốc của mình Người Việt chúng ta thường tự xưng là con Rồng cháu Tiên và thân mật gọi nhau là đồng bào vì ai cũng nghĩ mình là cùng một bọc sinh ra cho nên người trong một nước phải thương yêu nhau như vậy. Câu chuyện còn suy tôn nguồn gốc cao quý thiêng liêng của cộng đồng người Việt và tự hào về nguồn gốc của dân tộc mình.
Tham khảo:
Chiến tranh đã lùi xa vào quá khứ nhưng nỗi đau mà nó còn lưu lại vẫn in sâu trong trái tim những người đang sống. Có rất nhiều câu chuyện trong chiến tranh mỗi lần nhắc lại là một lần người nghe đau đớn xót xa. Có một câu chuyện mà có lẽ người Việt Nam ai cũng biết, đặc biệt là những người lính, câu chuyện về Lượm – một chú bé liên lạc nhỏ tuổi mà dũng cảm.
Năm 1949, thực dân Pháp dáo diết đàn áp cách mạng Việt Nam, mở những cuộc tấn quy mô lớn lên chiến khu Việt Bắc nhằm tiêu diệt Đảng, tiêu diệt chính phủ, kết thúc chiến tranh. Cách mạng Việt Nam lâm vào tình trạng vô cùng khó khăn nhưng quân và dân ta vẫn đồng sức đồng lòng không lùi bước. Toàn dân kể cả người già, phụ nữ, trẻ em đều tam gia kháng chiến. Một trong những hoạt động quan trọng nhất của Cách mạng lúc bất giờ là liên lạc giữa chiến khu với các địa phương trong cả nước. Người thực hiện công tác ấy phải nhanh nhẹn, thông minh, dũng cảm và tuyệt đối trung thành.
Lượm là một trong những đồng chí liên lạc gan dạ, nhanh trí. Cậu tên thật là Nông Văn Dền, dù mới mười một tuổi nhưng đã xung phong làm liên lạc. Quân địch bớt cảnh giác hơn với chú bé nhỏ tuổi nhưng bản chất ác liệt của chúng vẫn khiến công tác liên lạc nguy hiểm vô cùng. Hành trình liên lạc muôn vàn khó khăn, địch kiểm tra và giám sát trùng trùng nhưng Lượm chưa bao giờ sợ hãi, nụ cười và niềm lạc quan luôn thường trực trên con người em.
Chú bé 11 tuổi, dáng người loắt choắt, nhỏ nhắn, dáng vẻ hồn nhiên. Chiếc ca nô đội lệch, trông rất đáng yêu. Cái đầu nhỏ nghênh nghênh, miệng lúc nào cũng huýt sáo vang, giai điệu vang lên đầy vui vẻ. Bước chân chú bé nhanh nhẹn thoăn thoắt giống như con chim chích nhảy nhót tung tăng trên đường.
Trên đường làm liên lạc, Lượm gặp rất nhiều chiến sĩ, chú bé lễ phép, gặp ai cũng chào hỏi, dáng vẻ hồn nhiên khiến mọi người yêu quý. Nhắc đến Lượm, các đồng chí đều nhớ tới chú bé hoạt bát, khi được hỏi: “Làm liên lạc cháu có thấy vất vả không, có sợ không?” thì chỉ tự hào rằng: “Cháu làm liên lạc không thấy vất vả tí nào, không bằng các chú các anh ngày đêm chiến đấu. Nhiều lúc nguy hiểm, nghĩ đến Cách mạng, đến Bác Hồ thì cháu không sợ nữa. Cháu chỉ sợ địch bắt được thì Cách mạng ngày càng khó khăn thôi.” Ai cũng khâm phục chú bé dũng cảm, thích đồn Mang Cá hơn ở nhà, tuổi nhỏ mà gan dạ, thông minh.
Lượm vui vẻ và lạc quan, nhưng lúc nào cũng giơ tay nghiêm trang: “Chào đồng chí” trước khi chia tay, miệng vẫn cười dễ thương. Trong quá trình hoạt động, chú bé cũng ý thức được nhiệm vụ của mình nên luôn nhanh chóng truyền thư rồi rời đi, bảo vệ bí mật và tránh bị địch nghi ngờ. Tình thế Cách mạng căng thẳng, cao trào, thấy thư “Thượng Khẩn” không thể chậm chễ, Lượm không màng an nguye, vượt qua mưa bom bão đạn, muốn nhanh chóng đưa tin cho cán bộ.
Nhưng viên đạn quân thù đã ghim sâu vào trái tim em - trái tim vẫn hừng hực lửa cháy yêu nước. Khi còn cách căn cứ ta vài bước chân, em ngã xuống, thật đau lòng thay, viên đạn vô tình, khốc liệt đã gim vào người em, Lượm ngã xuống, một dòng máu đỏ tươi, miệng vẫn lấp lánh nụ cười đầy hồn nhiên. Lượm hi sinh.
Sự hi sinh của Lượm đã để lại trong lòng những người còn sống vô vàn tiếc thương. Chú bé nhỏ tuổi đã anh dũng hi sinh cho độc lập tự do của Tổ quốc, em ra đi khi chưa kịp trưởng thành. Để rồi sau này, nhà thơ Tố Hữu vẫn tưởng niệm em, sáng tác bài thơ về chú bé liên lạc – Lượm.
“Chú bé loắt choắt,
Cái xắc xinh xinh,
Cái chân thoăn thoắt,
Cái đầu nghênh nghênh,
Ca-lô đội lệch,
Mồm huýt sáo vang,
Như con chim chích,
Nhảy trên đường vàng...”
Tham Khảo:
Trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam ta, có rất nhiều hình tượng người anh hùng tài giỏi được xây dựng, như Thánh Gióng, Đăm Bri, Đam Dông… Nhưng em ấn tượng và yêu thích nhất nhân vật Thạch Sanh trong câu chuyện cổ tích cùng tên.
Thạch Sanh vốn là Thái Tử ở trên thiên đình, thân phận tôn quý. Sau, chàng được Ngọc Hoàng phái xuống trần gian làm con của cặp vợ chồng nghèo. Vì họ đã sống vô cùng hiền lành, tốt bụng mà đã già rồi vẫn chưa có con. Những tưởng sẽ được sống hạnh phúc trong tình thương của người cha mẹ nghèo. Nhưng buồn thay, khi Thạch Sanh được sinh ra sau suốt bao năm ở trong bụng mẹ thì cha chàng đã qua đời từ lâu. Còn mẹ chàng cũng chỉ ở cạnh cho đến lúc chàng vừa khôn lớn. Vậy là Thạch Sanh một mình côi cút, cô đơn sống trong một túp lều cũ dưới gốc cây đa. Sớm chiều lủi thủi, ra vào một mình không có ai bầu bạn. Chính vì thế, trong chàng Thạch Sanh lúc nào cũng khao khát được sống trong tình yêu thương của gia đình, bè bạn.
Nhận ra được điểm yếu ấy của Thạch Sanh, một tên bán rượu tên là Lý Thông đã tìm cách lợi dụng chàng về giúp hắn làm việc. Mượn những lời hay ý đẹp giả dối, hắn lừa Thạch Sanh kết nghĩa huynh đệ với mình rồi chuyển về sống trong quán rượu. Tại đây, dưới danh nghĩa huynh đệ, Lý Thông “nhờ” Thạch Sanh làm hết những công việc nặng nhọc, vất vả trong cửa hàng. Mà với sự khỏe mạnh, bản tính hiền lành, lương thiện, Thạch Sanh nghe theo những lời nhờ vả của hắn mà chẳng chút e dè. Thế nhưng, như vậy vẫn chưa phải là tất cả, đến một hôm, Lý Thông còn lừa gạt Thạch Sanh đến đền thờ nộp mạng cho Chằn Tinh thay mình. Thế nhưng, bằng bản lĩnh tinh thông võ nghệ và nhiều phép lạ, Thạch Sanh đã tiêu diệt được con quái vật tàn ác đó, đem lại hòa bình cho dân làng. Khi chàng chặt đầu Chằn Tinh để mang về thì nhặt được một chiếc cung tên vàng rơi ra từ thân nó. Mang theo hai chiến lợi phẩm, chàng Sanh sung sướng, phấn khởi trở về nhà, mong muốn được kể cho người anh thân thiết. Mà nào ngờ, ở đó, chờ đợi chàng lại chính là những lừa dối và toan tính khác. Tên Lý Thông gian xảo ấy đã lừa chàng rằng con Chằn Tinh đó là của vua nuôi, nếu giết là phải tội. Rồi giả vờ trượng nghĩa nhận tội thay, bảo Thạch Sanh trốn về quê. Sau đó mang theo đầu Chằn Tinh đến kinh đô, nghiễm nhiên hưởng những tài lộc, phú quý đáng lẽ ra phải là của Thạch Sanh. Còn chàng trai tội nghiệp của chúng ta thì lại trở về lầm lũi dưới gốc cây đa ngày xưa.
Một hôm, khi đang ở nhà, Thạch Sanh thấy một con đại bàng khổng lồ, cắp theo một cô gái bay qua. Không chút ngần ngại, chàng dương cung vàng bắn về phía nó, tuy nhiên chỉ đủ để làm nó bị thương. Vậy là, chàng khăn gói lần theo vết máu đến tận hang ổ của đại bàng để tìm cách cứu người. Tuy nhiên, khi đến nơi, chàng thấy hang của nó quá sâu và tối, một mình chàng không thể đem người cứu lên được. Vậy là suốt mấy ngày sau đó, lúc nào Thạch Sanh cũng trăn trở suy nghĩ tìm cách giải cứu một cô gái xa lạ mà mình chưa từng gặp. Thật đúng là một chàng trai giàu lòng thương người. Đúng lúc đó, chàng gặp lại Lý Thông và biết rằng hắn cũng đang lần theo dấu vết của đại bàng. Thế là chàng dẫn hắn và binh lính đến hang đại bàng. Chàng tự mình nhảy xuống hang, tiêu diệt đại bàng rồi đưa công chúa lên mặt đất. Tuy nhiên, khi chàng đang chuẩn bị leo lên, thì Lý Thông cắt đứt dây thừng, rồi sai quân lính chặn cửa hang lại để cướp công chàng một lần nữa. Đến tận hôm nay, chàng Thạch Sanh tội nghiệp mới nhận ra được bộ mặt thật của Lý Thông, thật đau đớn biết bao khi người ta hằng yêu quý lại cam tâm giết hại ta. Tuy đau đớn, tức giận vô cùng, nhưng Thạch Sanh vẫn cố gắng tỉnh táo lại để tìm lối thoát. Trong lúc đang lần theo lối mòn ra khỏi hang, chàng đã giải thoát cho một thiếu niên bị nhốt trong cũi sắt. Không ngờ, đó lại chính là con trai của vua Thủy Tề. Nhờ vậy, chàng được xuống thăm thú thủy cung, được thiết đãi thịnh soạn, được tặng nhiều quà quý. Thế nhưng với sự khẳng khái, thẳng thắn của mình, chàng chỉ nhận lấy một cây đàn, rồi lại trở về sống trong túp lều cũ dưới gốc đa của mình.
Trở lại chốn xưa, những tưởng từ đây sẽ có cuộc sống giản dị, yên bình. Nhưng không, một lần nữa tai họa lại ập đến. Hồn Chằn Tinh và đại bàng đã cùng nhau giở mưu hèn kế bẩn, hãm hại khiến Thạch Sanh phải ngồi tù. Quá thất vọng, đau khổ trước cảnh oan sai, Thạch Sanh ngồi trong ngục tối chỉ biết đem đàn ra để xua đi nỗi tủi buồn của chính bản thân mình. Ngờ đâu, tiếng đàn ấy bay ra khỏi cửa ngục, bay vào tận hoàng cung rồi chưa khỏi bệnh cho công chúa. Thì ra, cô gái được chàng cứu lên từ hang đại bàng chính là con gái của nhà vua. Sau khi trải qua những ngày lo sợ, bất an dưới hang sâu, lại tận mắt chứng kiến ân nhân của mình bị hại, nàng quá đau khổ đến phát bệnh, trở thành một con rối không cười không nói. Giờ đây, khi đồng điệu với những nỗi lòng trong tiếng đàn của Thạch Sanh, những uất ức trong nàng được giải tỏa, tiếng nói, tiếng cười cứ vậy mà tự nhiên phát ra. Thấy vậy, nhà vua cho mời Thạch Sanh đến, tại đây có cả mẹ con Lý Thông, hai bên ba mặt một lời. Sự thật cuối cùng cũng được phơi bày, kẻ xấu xa phải bị trừng phạt thích đáng, người hiến đức được hưởng công danh. Tuy nhiên, chàng Thạch Sanh đã quyết định tha thứ cho những gì mẹ con Lý Thông gây ra cho mình, để họ trở về quê hương sống nốt những ngày tháng còn lại. Thế nhưng, gieo gió thì gặt bão, trên đường về nhà, hai mẹ con độc ác đó bị sét đánh chết, biến thành bọ hung.
Còn chàng Thạch Sanh ở lại kinh đô, kết hôn với công chúa và trở thành phò mã. Sau đó, chàng còn bằng chính mình, đánh đuổi quân đội mười tám nước chư hầu sang gây chiến. Chàng dùng tiếng đàn thần để xua tan đi quyết tâm, tham vọng chiến đấu của quân giặc, rồi lại dùng niêu cơm thần khiến bọn chúng phải ngạc nhiên, khâm phục, rồi tự nguyện rút quân. Vậy là quân ta không tổn thất bất cứ thứ gì nhưng vẫn dành được thắng lợi.
Nhận thấy được tài năng, trí tuệ và nhân cách tuyệt vời của Thạch Sanh. Trước khi qua đời, nhà vua quyết định nhường ngôi lại cho chàng. Từ đó, Thạch Sanh trở thành một vị vua yêu dân như con, cai trị đất nước ta phát triển rực rỡ.
Truyện được kể theo lời nhân vật Phrang, ngôi thứ nhất
- Các nhân vật khác trong truyện: bác phó rèn Oát-sto, các cậu học việc, cụ già Hô-de, bác phát thư, người dân làng, thầy giáo Ha-men, người em gái thầy giáo, học sinh
- Nhân vật thầy giáo ấn tượng, nổi bật nhất, người đã dạy học suốt bốn mươi năm, người thể hiện tình yêu nước pháp bằng cả tấm lòng.
đây là bài của mình
Tôi tên là Cuội, làm nghề kiếm củi để đổi gạo sống qua ngày. Một hôm, tôi đang lúi húi chặt cây thì bất ngờ có một con hổ nhỏ xông tới. Không kịp chạy, tôi đành vung rìu lên đánh nhau với nó. Hổ con bị tôi giáng mạnh một rìu vào trán nên ngã lăn quay. Vừa lúc ấy, hổ mẹ về tới nơi. Sợ quá, tôi vội quăng rìu rồi leo tót lên cây để trốn.
Từ trên cao nhìn xuống, tôi thấy hổ mẹ chạy đến gốc cây gần đỏ, bứt mấy cái lá rồi nhai nát mớm cho con. Một lúc sau, hổ con sống lại, vẫy đuôi mừng rỡ. Đợi hổ mẹ tha hổ con đi xa, tôi đào cả gốc cây lạ mang về nhà.
Từ khi có cây thuốc quý, tôi cứu sống được rất nhiều người. Con gái phú ông bị bệnh nặng sắp chết, tôi chữa cho cô ta sống lại. Phú ông gả con gái cho tôi. Hai vợ chồng tôi sống với nhau êm ấm, thuận hoà. Một lần, vợ tôi sảy chân bị ngã vỡ đầu. Tôi đắp rất nhiều lá thuốc mà cô ấy vẫn không tỉnh lại. Thương vợ, tôi nặn thử một bộ óc bằng đất sét, đặt vào đầu như cũ rồi rịt thuốc. Không ngờ, cô ấy sống lại, tươi tỉnh như thường, chỉ khổ nỗi từ đấy mắc chứng hay quên.
Tôi dặn vợ đừng bao giờ tưới nước giải vào cây thuốc quý, nhưng rồi cô ấy đãng trí lại đem thứ nước ô uế đó tưới cho cây. Cây đa lung lay gốc dữ dội, rồi cứ thế lừng lững bay lên trời.
Vừa lúc ấy, tôi đi kiếm củi về, vội nhảy bổ đến túm vào rễ cây cố giữ cây lại. Nhưng cây thuốc cứ bay lên cao, cao mãi kéo cả tôi theo. Bên tai tôi gió rít ù ù. Tôi sợ quá nhắm chặt mắt. Cây bay suốt mấy ngày, mấy đêm rồi dừng lại trên cung trăng. Thế là tôi mãi mãi phải sống cô độc trên mặt trăng lạnh lẽo. Tôi nhớ nhà, nhớ vợ, nhớ quê hương lắm! Tháng nào cũng vậy, cứ đến đêm rằm trăng sáng, tôi lại ngồi dưới gốc cây đa, nhìn xuống trần gian và không nguôi ao ước: "Bao giờ tôi mới được trở về dưới ấy?".
Truyện được kể theo lời của nhân vật Phrăng, thuộc ngôi thứ nhất.
aaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaa
:)