Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
*Giống nhau
Cả 2 cuộc chiến tranh này bùng nổ đều bắt nguồn từ mâu thuẫn của các nước đế quốc về vấn đề thị trường và thuộc địa, khi mâu thuẫn đó đạt đến đỉnh cao không thể giải quyết được dẫn đến chiến tranh bùng nổ.Về tính chất cả 2 cuộc chiến tranh này đều mang tính chất phi nghĩa gây tổn thất nặng nề về sức người sức của của nhân loại, để lại những hậu quả nặng nề.Cả hai cuộc chiến tranh kết thúc thì tất cả tham chiến đều phải gánh chịu những hậu quả, tổn thất hết sức nặng nề, cụ thể là thiệt hại về người và của, kinh tế bị tàn phá nặng nề.*Khác nhau
- Phe tham chiến:
Chiến tranh thế giới thứ nhất với sự tham gia của phe Liên Minh – phe Hiệp ước. Phe Liên minh gồm Đức, Áo Hung, I-ta-li-a và phe Hiệp ước gồm: Anh, Pháp, Nga.Chiến tranh thế giới thứ hai với sự tham gia của phe Phát xít – phe Đồng minh. Phe phát xít dẫn đầu là Đức, Italia, Nhật Bản. Phe đồng minh dẫn đầu là Anh, Liên Xô, Mỹ.- Thành phần các nước tham chiến:
Chiến tranh thế giới thứ nhất: các nước tư bản chủ nghĩaChiến tranh thế giới thứ hai: các nước tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa (Liên Xô)- Phạm vi, quy mô
Chiến tranh thế giới thứ nhất: Lôi cuốn sự tham gia của hơn 30 quốc gia.Chiến tranh thế giới thứ hai: Lôi cuốn sự tham gia của hơn 70 quốc gia;- Tính chất
Chiến tranh thế giới thứ nhất: Là cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa ở cả hai bên tham chiến.Chiến tranh thế giới thứ hai: từ tháng 9/1939 – tháng 6/1941: chiến tranh đế quốc phi nghĩa ở cả hai bên tham chiến; Từ tháng 6/1941, tính chất của chiến tranh có sự thay đổi: tính chất phi nghĩa thuộc về các nước phát xít; tính chất chính nghĩa thuộc về các lực lượng chống phát xít.- Hậu quả:
Chiến tranh thế giới thứ nhất đã gây ra những thảm họa hết sức nặng nề đối với nhân loại: Khoảng 1,5 tỷ người bị cuốn vào vòng khói lửa, 10 triệu người chết, trên 20 triệu người bị thương, nền kinh tế Châu Âu bị kiệt quệ.Ngoài mất mát về người, các thành phố, làng mạc, đường sá, cầu cống, nhà máy… ở châu Âu đều bị phá hủy, thiệt hại vật chất lên tới 338 tỷ USD. Số tiền các nước tham chiến chi phí cho chiến tranh vào khoảng 85 tỷ USD.Chiến tranh thế giới thứ hai: Chiến tranh thế giới thứ Hai kết thúc với sự sụp đổ hoàn toàn của phát xít Đức, I-ta-li-a, Nhật.Thắng lợi vĩ đại thuộc về các dân tộc trên thế giới đã kiên cường chiến đấu chống chủ nghĩa phát xít.Hơn 70 quốc gia với 1700 triệu người đã bị lôi cuốn vào vòng chiến, khoảng 60 triệu người chết, 90 triệu người bị tàn phế.Chiến tranh kết thúc đã dẫn đến những biến đổi căn bản tình hình thế giới.*Tham khảo:
* Giống nhau:
- Cả hai chiến tranh đều là những cuộc xung đột quốc tế, có sự tham gia của nhiều quốc gia và gây ra những thiệt hại vô cùng lớn về con người và tài sản.
- Cả hai chiến tranh đều có nguyên nhân chính là sự tranh chấp lãnh thổ và tài nguyên giữa các nước.
- Cả hai chiến tranh đều có sự tham gia của các liên minh quân sự, với Nga, Pháp và Anh là những đồng minh chính trong cả hai chiến tranh.
* Khác nhau:
- Chiến tranh thế giới thứ nhất có sự tham gia của nhiều quốc gia châu Âu, trong khi chiến tranh thế giới thứ hai có sự tham gia của các quốc gia trên toàn thế giới.
- Chiến tranh thế giới thứ hai có sự tham gia của các phe phái chính trên thế giới, trong đó Đức, Ý và Nhật Bản là những phe phái chính, trong khi chiến tranh thế giới thứ nhất chỉ có hai phe phái chính là Liên minh và Trung đồng.
- Hậu quả của chiến tranh thế giới thứ hai nghiêm trọng hơn so với chiến tranh thế giới thứ nhất, với hàng triệu người chết và những hậu quả kinh tế, chính trị và xã hội kéo dài trong nhiều năm sau đó.
- Về hậu quả của chiến tranh, em nghĩ rằng nó rất đáng sợ và ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của xã hội và con người. Chiến tranh gây ra những thiệt hại về mặt kinh tế, chính trị, xã hội và văn hóa, đồng thời còn gây ra những hậu quả về tâm lý, sức khỏe và môi trường. Hậu quả của chiến tranh có thể kéo dài hàng thập kỷ, ảnh hưởng đến nhiều thế hệ sau này. Vì vậy, chúng ta cần phải học từ lịch sử và tránh các xung đột quốc tế để bảo vệ hòa bình và sự phát triển của con người.
tham khảo
- Chủ nghĩa tư bản phát triển theo quy luật không đều làm thay đổi sâu sắc so sánh lực lượng giữa các đế quốc ở cuối XIX đầu XX.
- Sự phân chia thuộc địa giữa các đế quốc cũng không đều. Đế quốc già (Anh, Pháp) nhiều thuộc địa. Đế quốc trẻ (Đức, Mĩ) ít thuộc địa.
- Mâu thuẫn giữa các đế quốc về vấn đề thuộc địa nảy sinh và ngày càng gay gắt.
- Các cuộc chiến tranh giành thuộc địa đã nổ ra ở nhiều nơi.
+ Chiến tranh Trung - Nhật (1894 - 1895).
+ Chiến tranh Mĩ - Tây Ban Nha (1989).
+ Chiến tranh Anh - Bô ơ (1899 - 1902).
- Trong cuộc chạy đua giành giật thuộc địa, Đức là kẻ hiếu chiến nhất. Đức đã cùng Áo - Hung, Italia thành lập “phe liên minh”, năm 1882 chuẩn bị chiến tranh chia lại thế giới.
- Để đối phó Anh đã ký với Nga và Pháp những Hiệp ước tay đôi hình thành phe Hiệp ước (đầu thế kỉ XX).
- Cả 2 khối quân sự đối đầu điên cuồng chạy đua vũ trang, chuẩn bị chiến tranh chia lại thế giới, chiến tranh đế quốc không thể tránh khỏi.
- Nguyên cớ trực tiếp của chiến tranh là do một phần tử Xéc-bi ám sát hoàng thân kế vị ngôi vua Áo - Hung.
Chủ nghĩa tư bản phát triển theo quy luật không đều làm thay đổi sâu sắc so sánh lực lượng giữa các đế quốc ở cuối XIX đầu XX.
- Sự phân chia thuộc địa giữa các đế quốc cũng không đều. Đế quốc già (Anh, Pháp) nhiều thuộc địa. Đế quốc trẻ (Đức, Mĩ) ít thuộc địa.
- Mâu thuẫn giữa các đế quốc về vấn đề thuộc địa nảy sinh và ngày càng gay gắt.
- Các cuộc chiến tranh giành thuộc địa đã nổ ra ở nhiều nơi.
+ Chiến tranh Trung - Nhật (1894 - 1895).
+ Chiến tranh Mĩ - Tây Ban Nha (1989).
+ Chiến tranh Anh - Bô ơ (1899 - 1902).
- Trong cuộc chạy đua giành giật thuộc địa, Đức là kẻ hiếu chiến nhất. Đức đã cùng Áo - Hung, Italia thành lập “phe liên minh”, năm 1882 chuẩn bị chiến tranh chia lại thế giới.
- Để đối phó Anh đã ký với Nga và Pháp những Hiệp ước tay đôi hình thành phe Hiệp ước (đầu thế kỉ XX).
- Cả 2 khối quân sự đối đầu điên cuồng chạy đua vũ trang, chuẩn bị chiến tranh chia lại thế giới, chiến tranh đế quốc không thể tránh khỏi.
- Nguyên cớ trực tiếp của chiến tranh là do một phần tử Xéc-bi ám sát hoàng thân kế vị ngôi vua Áo - Hung.
Phương pháp: So sánh, liên hệ.
Cách giải:
- Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918): cả hai giai đoạn đều mang tính chất phi nghĩa, là cuộc chiến tranh tranh đoạt quyền lợi giữa các nước đế quốc.
- Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945):
+ Giai đoạn 1: mang tính chất là cuộc chiến tranh phi nghĩa.
+ Giai đoạn 2: có sự tham gia của Liên Xô và sau đó là sự hình thành khối Đồng minh chống phát xít với mục tiêu chính nghĩa là tiêu diệt phe phát xít và những hiểm họa do phe này mang lại cho nhân loại => tính chất chiến tranh thay đổi, mang tính chính nghĩa.
Chọn: A
Phương pháp: So sánh, liên hệ.
Cách giải:
- Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918): cả hai giai đoạn đều mang tính chất phi nghĩa, là cuộc chiến tranh tranh đoạt quyền lợi giữa các nước đế quốc.
- Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945):
+ Giai đoạn 1: mang tính chất là cuộc chiến tranh phi nghĩa.
+ Giai đoạn 2: có sự tham gia của Liên Xô và sau đó là sự hình thành khối Đồng minh chống phát xít với mục tiêu chính nghĩa là tiêu diệt phe phát xít và những hiểm họa do phe này mang lại cho nhân loại => tính chất chiến tranh thay đổi, mang tính chính nghĩa.
Chọn: A
Chiến tranh thế giới thứ nhất diễn ra từ ngày 28 tháng 7 năm 1914 đến ngày 11 tháng 11 năm 1918.
- Nhận xét về hậu quả: Cả hai cuộc chiến tranh thế giới đều gây ra hậu quả hết sức nặng nề về người và của: chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918): 10 triệu người chết, 20 triệu người bị thương,….; chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945): 60 triệu người chết, 90 triệu người bị thương,….
- Rút ra bài học kinh nghiệm cho cuộc đấu tranh hòa bình hiện nay:
+ Các cuộc chiến tranh đặc biệt là chiến tranh thế giới đưa đến hậu quả vô cùng nặng nề vì vậy cần có ý thức bảo vệ hòa bình thế giới và đây là trách nhiệm chung của toàn nhân loại.
+ Thế giới hiện nay đang đứng trước nhiều nguy cơ lớn dẫn đến chiến tranh như: tranh chấp xung đột lãnh thổ giữa các quốc gia, khu vực; chiến tranh hạt nhân,…. đặc biệt là nguy cơ của chủ nghĩa khủng bố vì vậy các quốc gia đều phải chung tay bảo vệ hòa bình đồng thời tăng cường giải quyết các tranh chấp bằng sức mạnh đoàn kết, ….sử dụng các biện pháp hòa bình.
+ Từ năm 1939-1941 (trước khi Liên Xô tham chiến): là cuộc chiến tranh đế quốc xâm lược phi nghĩa.
+ Từ năm 1941-1945 (sau khi Liên Xô tham chiến): là cuộc chiến tranh chính nghĩa chống chủ nghĩa phát xít, bảo vệ hòa bình thế giới.