Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trả lời:
- Khổ thơ đầu tiên:
“Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng.”
- Khổ thơ cuối:
“Mai về miền Nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.”
- Hình ảnh cây tre xuất hiện ở khổ đầu và câu cuối cùng của bài thơ. Ở khổ đầu, hình ảnh hàng tre được gợi lên với cả hình dáng, màu sắc, sức sống và mang ý nghĩa biểu tượng sâu xa. Hàng tre vừa thực vừa ảo, lung linh trong tâm tưởng. Đó là hình ảnh cây cối mang màu đất nước tụ về đây canh giữ giấc ngủ cho Bác, vừa là ẩn dụ cho dân tộc Việt Nam kiên cường, bất khuất, bền bỉ, trung thành bên Bác, gắn bó với Bác, biểu thị ý chí của Người.
- Trong câu thơ cuối, hình ảnh cây tre lặp lại nhưng có sự thay đổi mới về nghĩa, tạo kết cấu đầu cuối tương ứng, gây ấn tượng đậm nét. Không còn là cây tre – khách thể nữa mà đã hòa tan vào chủ thể, tượng trưng cho tấm lòng, ước nguyện, ý chí của nhà thơ, của dân tộc: trung hiếu với Bác, mãi đi theo con đường của Bác, mãi bên Bác.
- Khổ thơ đầu tiên:
“Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng.”
- Khổ thơ cuối:
“Mai về miền Nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.”
- Hình ảnh cây tre xuất hiện ở khổ đầu và câu cuối cùng của bài thơ. Ở khổ đầu, hình ảnh hàng tre được gợi lên với cả hình dáng, màu sắc, sức sống và mang ý nghĩa biểu tượng sâu xa. Hàng tre vừa thực vừa ảo, lung linh trong tâm tưởng. Đó là hình ảnh cây cối mang màu đất nước tụ về đây canh giữ giấc ngủ cho Bác, vừa là ẩn dụ cho dân tộc Việt Nam kiên cường, bất khuất, bền bỉ, trung thành bên Bác, gắn bó với Bác, biểu thị ý chí của Người.
- Trong câu thơ cuối, hình ảnh cây tre lặp lại nhưng có sự thay đổi mới về nghĩa, tạo kết cấu đầu cuối tương ứng, gây ấn tượng đậm nét. Không còn là cây tre – khách thể nữa mà đã hòa tan vào chủ thể, tượng trưng cho tấm lòng, ước nguyện, ý chí của nhà thơ, của dân tộc: trung hiếu với Bác, mãi đi theo con đường của Bác, mãi bên Bác.
- Giọng điệu chung của bài thơ là vui, pha chút hóm hỉnh, hài hước
- Tâm trạng của Bác Hồ ở Pác Bó :
+ "sáng ra bờ suối, tối vào hang" → cuộc sống tự tại, hòa hợp với tự nhiên
+ "cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng" → thiếu thốn, đói khổ nhưng vẫn yêu đời, vui vẻ.
+ "bàn đá chông chênh" → sự khó khăn gian khổ của hoàn cảnh sống cũng chính là gian khổ của cuộc chiến đấu chống ngoại xâm.
→ Trải qua rất nhiều khó khăn, gian khổ khi sống ở Pác Bó nhưng Bác vẫn sống ung dung, tự tại và hòa hợp với tự nhiên.
- Bác cảm thấy cuộc sống gian khổ ấy "thật là sang" là bởi vì:
+ Bác đặt lợi ích của quốc gia, dân tộc lên hàng đầu.
+ Niềm vui lớn nhất của Người là tìm ra đường giải phóng nước nhà.
+ "sang" Người sống hòa hợp, vui vẻ với tự nhiên.
→ Sự hi sinh thầm lặng của Người- một Nhân cách vĩ đại, cao khiết.
- Sang: sang trọng, giàu có.
- Câu thơ thể hiện một cách nói, một lối sống, một quan niệm và ứng xử tuyệt đẹp. Vượt lên trên gian khổ, khắc nghiệt là “sang”.
- “Sang” vì lạc quan tin tưởng về con đường cách mạng đánh Nhật đuổi Pháp mà Người đang theo đuổi, sang vì lí tưởng và vì đời sống tâm hồn phong phú, sang vì phong thái ung dung tự tại dù hoàn cảnh sống và chiến đấu có gian khổ khắc nghiệt đến đâu.
+ Giọng điệu bài thơ: bài thơ viết vào thời kì Bác Hồ sống và làm việc trong điều kiện hết sức khó khăn gian khổ nhưng bài thơ lại có giọng điệu đùa vui hóm hỉnh.
Sự thư thái của tâm hồn, một nụ cười hài hước.
+ Cảnh sống và tinh thần của Bác:
- Cảnh sống:
Sáng ra bờ suối, tối vào hang,
Đây là thời kì Bác đang hoạt động cách mạng ở Pác Bó năm 1941. Lúc này đất nước ta chưa giành được độc lập, thực dân Pháp khủng bố gắt gao những người hoạt động Cách mạng. Những người Cách mạng phải vào hoạt động bí mật ở những nơi vùng rừng hoang vu để tránh tai mắt của giặc.
Câu thơ có sự đối xứng giữa hai khoảng thời gian và hai hành động trái ngược nhau: sáng ra - tối vào. Những địa điểm được nhắc đến là những địa điểm ở chốn lâm tuyền: suối - hang, con người như đang ẩn mình vào thiên nhiên nhịp sống đều đặn ung dung tự tại.
-Ăn uống:
Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng.
• Nhịp thơ thay đổi từ 4/3 ở câu thơ trên chuyển thành 2/2/3.
• Cháo bẹ (cháo ngô) rau măng những thức ăn rất đạm bạc đơn sơ, bữa ăn hằng ngày của vị lãnh tụ đứng đầu đất nước. Câu thơ có hai cách hiểu, cách thứ nhất: cháo bẹ, rau măng lúc nào cũng có, lúc nào cũng sẵn sàng. Cách hiểu thứ hai: dù phải ăn cháo bẹ, rau măng nhưng tinh thần vẫn luôn sẵn sàng, vẫn luôn hài lòng với cuộc sống, coi gian khổ nhẹ nhàng như không.
- Tinh thần làm việc:
Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng
“Bàn” nói cho sang vậy thôi, đây là những tảng đá núi do thiên nhiên bào mòn được kê làm bàn rất gồ ghề chông chênh. Đó là sự thiếu thốn về phương tiện tối thiểu nhất để làm việc trong hoàn cảnh thực tế.
Câu thơ gợi nên sự đối lập, đối lập giữa nơi ở gò bó tù túng, hoang vu hang núi, phương tiện và điều kiện làm việc thiếu thốn, đã ăn uống kham khổ quá đạm bạc cháo bẹ rau măng với tính chất của công việc vô cùng trọng đại dịch sử Đảng, để chèo lái con thuyền cách mạng. Dịch lịch sử Đảng Cộng sản Liên Xô để làm cơ sở cho bước đi của cách mạng Việt Nam, hay chính Bác đang viết nên những trang sử vàng cho dân tộc.
- Cuộc sống gian khổ thật là sang
Cuộc đời cách mạng thật là sang.
Câu thơ đưa ra một kết luận bất ngờ, cuộc sống cực khổ thiếu thốn vậy mà lại gọi sang. Vậy nên hiểu chữ sang ở đây như thế nào?
Sang ở đây là nói về đời sống tinh thần, ung dung tự tại thoải mái, niềm hạnh phúc khi làm công việc có ý nghĩa đem lại lợi ích cho dân tộc, cho đất nước.
Đằng sau câu thơ là tinh thần lạc quan cách mạng là nụ cười đùa vui hóm hỉnh của Bác.
Đêm nay Bác không ngủ của Minh Huệ là một trong những bài thơ thành công nhất về Bác Hồ và đã trở nên quen thuộc với nhiều thế hệ. Bài thơ được viết dựa trên những sự kiện có thực. Năm 1950, trong chiến dịch Biên giới, Bác Hồ đã trực tiếp ra mặt trận chỉ huy chiến đấu. Đầu năm 1951, Minh Huệ đang ở Nghệ An thì được một người bạn là bộ đội vừa từ Việt Bắc về kể cho nghe chuyện được gặp Bác Hồ.
Câu chuyện về một đêm không ngủ của Bác Hồ trên đường đi chiến dịch đã tác động mạnh mẽ đến suy nghĩ và cảm xúc của nhà thơ, là nguồn thi hứng để Minh Huệ sáng tác nên bài thơ này.
Bài thơ thể hiện tấm lòng yêu thương sâu sắc, rộng lớn của Bác đối với bộ đội và nhân dân, đồng thời thể hiện tình cảm yêu kính, cảm phục của người chiến sĩ đối với lãnh tụ. Mối quan hệ gắn bó giữa lãnh tụ cách mạng và quần chúng cách mạng cũng được phản ánh rất thành công trong tác phẩm.
Trong thơ ca Việt Nam đã có nhiều bài thơ của nhiều tác giả viết về Bác Hồ với những cách thể hiện khác nhau. Bài thơ Đêm nay Bác không ngủ sử dụng thể thơ năm chữ thích hợp với lối kể chuyện kết hợp miêu tả. Đây là bài thơ tự sự trữ tình có nhiều chi tiết giản dị và cảm động được trình bày như một câu chuyện về người thật việc thật. Có hoàn cảnh, không gian, thời gian, địa điểm, có diễn biến sự việc, có cả lời đối thoại giữa hai nhân vật (anh đội viên và Bác Hồ).
Bài thơ có thể tóm tắt như sau:
Trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp, trên đường đi kiểm tra khâu chuẩn bị của chiến dịch Biên giới, Bác Hồ đến thăm một đơn vị chủ lực rồi nghỉ chân tại nơi đóng quân của bộ đội. Đêm khuya, trời mưa lâm thâm và rất lạnh. Anh đội viên thức dậy lần đầu, thấy Bác ngồi bên bếp lửa rồi đi dém chăn cho từng người, anh năn nỉ mời Bác đi ngủ. Lần thứ ba thức dậy, anh thấy Bác vẫn thức. Trời đã gần sáng, anh tâm tình với Bác và thức luôn cùng Bác.
Trong bài thơ có hai nhân vật: Bác Hồ và anh đội viên chiến sĩ. Hình tượng trung tâm là Bác Hồ được miêu tả qua cái nhìn và tâm trạng của người chiến sĩ, qua những lời đối thoại giữa hai người.
Qua đó, bài thơ phản ánh tấm lòng yêu thương rộng lớn của Bác Hồ với đồng bào, chiến sĩ và thể hiện tình cảm kính yêu, khâm phục của bộ đội, nhân dân đối với Bác Hồ.
Hai khổ thơ đầu giới thiệu thời gian, không gian của câu chuyện, hình ảnh Bác Hồ và anh đội viên :
Anh đội viên thức dậy
Thấy trời khuya lắm rồi
Mà sao Bác vẫn ngồi
Đêm nay Bác không ngủ.
Lặng yên nhìn bếp lửa
Vẻ mặt Bác trầm ngâm.
Ngoài trời mưa lâm thâm
Mái lều tranh xơ xác.
Đêm khuya, trời mưa, gió lạnh... Anh đội viên đã ngủ được một giấc. Lần đầu thức dậy, thấy Bác vẫn ngồi bên bếp lửa, anh băn khoăn thắc mắc, ngạc nhiên vì trời đã khuya lắm rồi mà Bác vẫn ngồi trầm ngâm bên bếp lửa. Từ ngạc nhiên đến xúc động, anh hiểu rằng Bác vẫn lặng lẽ đốt lửa để sưởi ấm cho chiến sĩ.
Anh kín đáo dõi theo diễn biến tâm trạng trên nét mặt và trong từng cử chỉ ân cần của Bác. Trong lòng anh dấy lên tình cảm yêu thương, kính trọng Người vô hạn:
Anh đội viên nhìn Bác
Càng nhìn lại càng thương
Người Cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm
Rồi Bác đi dém chăn
Từng người từng người một .
Sợ cháu mình giật thột
Bác nhón chân nhẹ nhàng
Bác đốt lửa sưởi ấm căn lều rồi đi dém chăn cho từng người. Bác coi trọng giấc ngủ của chiến sĩ nên nhón chân nhẹ nhàng. Bác ân cần chu đáo không khác gì bà mẹ hiền yêu thương, lo lắng cho đàn con.
Hành động này đã thể hiện tình yêu thương và sự chăm sóc ân cần, tỉ mỉ của Bác Hồ với chiến sĩ. Bác như người cha, người mẹ chăm lo cho giấc ngủ của những đứa con. Sự chăm sóc thật chu đáo, không sót một ai: Từng người, từng người một. Cử chỉ nhón chân nhẹ nhàng của Bác để không làm các chiến sĩ thức giấc là một chi tiết đặc sắc, thật giản dị mà xúc động, bộc lộ tấm lòng yêu thương sâu xa và sự tôn trọng, nâng niu của vị lãnh tụ đối với bộ đội.
Anh đội viền mơ màng
Như nằm trong giấc mộng
Bóng Bác cao lồng lộng
Ấm hơn ngọn lửa hồng.
Hình ảnh và cử chỉ của Bác trong đêm khiến anh đội viện không phân biệt được cảnh trước mắt mình là thực hay là mộng. Ngọn lửa bập bùng soi bóng Bác khi mờ khi tỏ. Tâm trạng anh ngạc nhiên và xúc động. Đang tỉnh mà anh nghĩ là mình đang mơ. Anh mơ màng thấy bên ánh lửa bập bùng, bóng Bác cao lồng lộng in trên vách nứa đơn sơ, vừa chập chờn hư ảo, vừa ấm áp yêu thương. Bác như ông Bụt, ông Tiên xuất hiện giữa khung cảnh phảng phất không khí cổ tích (dưới mái lều tranh, trong đêm khuya, giữa rừng sâu). Từ Bác tỏa ra hơi ấm lạ kì: Ấm hơn ngọn lửa hồng. Đó là hơi ấm của tình thương bao la, nồng đượm, cao sâu hơn cả tình mẹ đối với con.
Thực và mộng đan cài vào nhau, tạo nên hình ảnh tuyệt đẹp về Bác. Lồng lộng bóng hình nhưng cũng là lồng lộng chiều rộng, chiều cao của tấm lòng Bác. Anh đội viên thấy mình như đang được nằm trong lòng Bác và anh sung sướng bồi hồi.
Càng bồi hồi anh càng lo lắng khi thấy đêm đã khuya rồi mà Bác vẫn chưa đi ngủ:
Thổn thức cả nỗi lòng
Thầm thì anh hỏi nhỏ:
Bác ơi Bác chưa ngủ
Bác có lạnh lắm không?
Xúc động cao độ, anh đội viên tha thiết mời Bác đi nghỉ. Nỗi lo Bác ốm cứ bề bộn trong lòng anh.
Bác không trả lời câu hỏi của anh mà ân cần khuyên nhủ:
Chú cứ việc ngủ ngon
Ngày mai đi đánh giặc
Vâng lời anh nhắm mắt nhưng vẫn thấp thỏm không yên:
Không biết nói gì hơn
Anh nằm lo Bác ốm
Lòng anh cứ bề bộn
Vì Bác vẫn thức hoài
Chiến dịch hãy còn dài
Rừng lắm dốc lắm ụ
Đêm nay Bác không ngủ
Lấy sức đâu mà đi?
Nỗi lo lắng của anh thật thiết thực, bởi trong suy nghĩ của anh, Bác là linh hồn chiến dịch.
Bài thơ không kể về lần thứ hai anh đội viên thức dậy, mà từ lần thứ nhất chuyển ngay sang lần thứ ba. Điều này cho thấy trong đêm, anh đã nhiều lần tỉnh giấc và lần nào cũng chứng kiến cảnh Bác Hồ không ngủ. Từ lần thứ nhất đến lần thứ ba, tâm trạng và cảm nghĩ của anh có sự biến đổi rõ rệt.
Lần đầu thức dậy, anh đội viên thấy Bác ngồi lặng yên bên bếp lửa, vẻ mặt Bác trầm ngâm như đang nghĩ ngợi chăm chú về một điều gì đó.
... Lần thứ ba thức dậy, anh đội viên hốt hoảng giật mình khi thấy:
Bác vẫn ngồi đinh ninh
Chòm râu im phăng phắc.
Tư thế ấy biểu lộ Bác đang tập trung suy nghĩ cao độ.
Anh lo lắng vì sợ Bác mệt, không tiếp tục được cuộc hành trình. Sự lo lắng ở anh đã thành hốt hoảng thực sự và nếu lần trước anh chỉ dám thầm thì hỏi nhỏ thì lần này anh năn nỉ mạnh dạn hơn, tha thiết hơn:
Anh vội vàng nằng nặc
Mời Bác ngủ Bác ơi
Trời sắp sáng mất rồi
Bác ơi! Mời Bác ngủ!
Cảm động trước nhiệt tình của người chiến sĩ, Bác thấy cần phải giải thích nguyên nhân mình không ngủ để cho anh yên tâm:
Bác thức thì mặc Bác
Bác ngủ không an lòng
Bác thương đoàn dân công
Đêm nay ngủ ngoài rừng
Rải lá cây làm chiếu
Manh áo phủ làm chăn.
Trời thì mưa lâm thâm
Làm sao cho khỏi ướt!
Càng thương càng nóng ruột
Mong trời sáng mau mau.
Nếu như ở đoạn thơ trên, nguyên nhân Bác không ngủ chỉ nằm trong những phán đoán của anh chiến sĩ thì đến đoạn này, Bác đã giải thích rõ ràng: Bác không ngủ vì Bác lo cho bộ đội, dân công đang ngủ ngoài rừng. Tuy không thấy tận mắt, nhưng Bác cảm nhận rất cụ thể những gian lao vất vả của họ.
Câu trả lời của Bác đã khiến cho anh đội viên thêm hiểu và thấm thía tấm lòng nhân ái mênh mông của vị Cha già dân tộc. Bác lo cho bộ đội, dân công cũng chính là lo cho cuộc kháng chiến gian khổ nhưng anh dũng của dân tộc nhằm giành lại chủ quyền độc lập, tự do, cơm áo, hòa bình.
Được chứng kiến những hành động và lời nói biểu hiện tình thương và đạo đức cao cả của Bác Hồ, anh chiến sĩ thấy trong tâm hồn mình tràn ngập một niềm hạnh phúc.
Bác đã khơi dậy tình đồng đội, tình giai cấp đẹp đẽ, cao quý. Khi đã hiểu rõ tâm trạng của Bác thì người chiến sĩ: Lòng vui sướng mênh mông, Anh thức luôn cùng Bác.
Bài thơ thể hiện tình cảm chung của bộ đội và nhân dân ta đối với Bác Hồ. Đó là niềm hạnh phúc được đón nhận tình yêu thương và sự chăm sóc ân cần của Bác Hồ. Đồng thời là lòng tin yêu, biết ơn sâu sắc và tự hào về vị lãnh tụ cách mạng vĩ đại mà bình dị.
Tình cảm của tác giả được bộc lộ dàn trải suốt bài thơ. Riêng ở đoạn cuối, chúng ta thấy có sự hòa hợp khéo léo giữa suy nghĩ của nhà thơ và tâm trạng người chiến sĩ:
Đêm nay Bác ngồi đó
Đêm nay Bác không ngủ
Vì một lẽ thường tình
Bác là Hồ Chí Minh
Nhà thơ đặt mình vào vị trí nhân vật anh đội viên để cảm nhận, suy nghĩ về Bác - người Cha già thân thiết của quân đội và nhân dân Việt Nam. Chính vì vậy nên cảm xúc của nhà thơ đạt tới mức chân thành và sâu sắc.
Đoạn thơ cuối khẳng định một chân lí đơn giản mà lớn lao: Bác không ngủ vì một lí do bình thường, dễ hiểu: Bác là Hồ Chí Minh. Nói đến Bác là nói đến tình thương và trách nhiệm rộng lớn, cao cả. Yêu nước, thương dân là đạo đức thuộc bản chất của Bác Hồ.
Đêm không ngủ được miêu tả trong bài thơ chỉ là một trong vô vàn những đêm không ngủ của Bác. Không ngủ vì lo việc nước và thương bộ đội, dân công là lẽ thường tình, vì Bác là Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ của dân tộc và người cha thân yêu của quân đội ta. Cuộc đời Người đã dành trọn vẹn cho nhân dân, Tổ quốc. Đó chính là lẽ sống nâng niu tất cả chỉ quên mình của Bác mà mọi người dân đều thấu hiểu và kính phục.
Đêm nay Bác không ngủ là một trong những bài thơ thành công về đề tài lãnh tụ. Thông qua sự việc bình thường, với lối diễn dạt giản dị, trong sáng, những chi tiết chân thực, hình ảnh gợi cảm, tác giả giúp cho người đọc thấy được sự gắn bó chặt chẽ giữa Bác Hồ và đồng bào, chiến sĩ - đồng thời làm sáng tỏ phẩm chất cao đẹp của Người.
Suốt một đời Bác có ngủ yên đâu (Hải Như). Trước lúc ra đi, Bác còn để lại muôn vàn tình thương yêu cho toàn Đảng, toàn dân. Chúng ta nguyện sống, học tập và làm việc sao cho xứng đáng với Bác kính yêu.
“ A lô! Mày hả? Ừ, tao nè, có gì không? Lâu quá chưa về thăm trường rồi, đi với tao không? Ok kiki.
Thế là chúng em trở về ngôi trường cũ. “Ôi một tiếng “ôi” của em cũng đủ để các bạn nghĩ về ngôi trường sau 10 năm như thế nào. Ngôi trường Trương Vĩnh Ký 10 năm sau thay đổi quá nhiều!
Cổng trường đổ sập, tất cả đổ sập vì bị sóng thần. Mọi thứ trở về cát bụi. Không còn gì tả!
Hết”.
Tham khảo:
" Bác thương đoàn dân công
Đêm nay ngủ ngoài rừng
Rải lá cây làm chiếu
Manh áo phủ làm chăn
Trời thì mưa lâm thâm
Làm sao cho khỏi ướt!
Càng thương càng nóng ruột
Mong trời sáng mau mau...."
Bác không ngủ được vì một nỗi thương người, thương đoàn dân công nơi rừng xa. Bác ngồi đây, bên bếp lửa ấm và nghĩ về đoàn dân công, những con người ấy không có một miếng chăn đắp, một mảnh chiếu mỏng để nằm. Bác càng nóng lòng hơn khi trời cứ vô tình buông xuống những giọt mưa, từng giọt nguội lạnh ấy càng cứa vào da thịt người dân công, họ đang phải chịu đựng cái rét, cái lạnh thấu xương, bởi thế mà càng nghĩ, Người lại càng không khỏi đau lòng, xót xa.
Trái tim Bác thật rộng lớn, lòng Bác thật mênh mông. Hơn ai hết, lúc này anh đội viên là người thấu hiểu được sự nhân ái nơi tâm hồn vị lãnh tụ kính yêu ấy khi tận mắt chứng kiến từng hành động, cử chỉ và được nghe những nỗi lo toan mà Bác giãi bày. Lòng anh vui sướng, hạnh phúc vô bờ khi được quan tâm, được yêu thương và được chạm đến những tình cảm cao đẹp của Người. Người chiến sĩ đã chọn cách thức cùng Bác, canh giấc ngủ cho những người đồng chí, đồng đội mình, sẻ chia cùng Người những lo toan, nỗi niềm chiến trận. Chính Bác là Người đã khơi dậy những tình cảm đẹp đẽ về tình quân dân, tình đồng chí, đồng đội nơi những người lính cụ Hồ.
Học xong bài thơ Đêm nay Bác không ngủ mà lòng em trào dâng cảm xúc biết ơn và tự hào về người con ưu tú: Hồ Chí Minh. Người thật vĩ đại, sự vĩ đại ấy không chỉ là những hy sinh cho cuộc chiến đấu của dân tộc mà còn là sự vĩ đại của một trái tim cao cả. Người dành cả cuộc đời mình vì thương dân, vì yêu nước. Em thầm hứa sẽ học thật giỏi, phấn đấu rèn luyện cả trí tuệ và nhân cách mỗi ngày để xứng đáng là con cháu của Bác Hồ.
Bài thơ Đêm nay Bác không ngủ của Minh Huệ đã tái hiện đầy xúc động hình ảnh của Bác Hồ trong một đêm hành quân cùng bộ đội nơi rừng thiêng buốt lạnh. Bên cạnh Cảm nghĩ của em về hình tượng Bác Hồ trong bài thơ Đêm nay bác không ngủ, nhà thơ Minh Huệ còn thể hiện tình thương, sự trân trọng sâu sắc của anh bộ đội cũng như của toàn thể dân tộc Việt Nam với Bác, tìm hiểu chi tiết về nội dung này, các em có thể tìm hiểu thêm qua bài: Phân tích bài thơ Đêm nay Bác không ngủ, Hãy phát biểu cảm nghĩ của em về năm khổ thơ đầu trong bài Đêm nay Bác không ngủ, Cảm nhận về bài thơ Đêm nay Bác không ngủ của Minh Huệ, Phân tích đoạn thơ "Lần thứ ba thức dậy... Bác là Hồ Chí Minh" trong bài thơ Đêm nay Bác không ngủ của Minh Huệ.
Nhà phê bình văn học Hoài Thanh nhận xét: "Thơ Bác đầy trăng".
- Những bài thơ về trăng của Người: Trung thu, Cảnh khuya, Rằm tháng giêng, Tin thắng trận, Đêm thu…
- Trăng trong thơ của Bác có nhiều sắc vẻ, trạng thái khác nhau.
+ Trăng được cảm nhận ở hoàn cảnh ngục tù, hay giữa trời nước bao la, lúc bận việc quân, lúc thư nhàn…
+ Trăng hiện lên như tri âm, tri kỷ với Người
→ Người luôn hướng tới ánh sáng, sự tự do để đạt tới sự tự tại trong tâm hồn. Sự hòa quyện giữa Người với Trăng- tri kỷ- khiến cho thơ của Người luôn có sự hài hòa giữa chất cổ điển và hiện đại.
Tham khảo:
Câu 1: "sang" nghĩa là sang trọng, cao sang. một cách nói, một lối sống một quan niệm nhân sinh và ứng xử tuyệt đẹp. vượt lên trên gian khổ, khắc nghiệt là sang. chỉ có cháo bẹ rau măng, chỉ có bàn đá chông chênh mà vẫn sang, sang vì tin tưởng lạc quan về con đường cách mạng đánh Nhật đuổi Tây nhất định thắng lợi. sang vì lí tưởng, vì đời sống tinh thần lạc quan,tâm hồn phong phú, ung dung tự tại
Câu 2: Bác nói như thế không phải là nêu lên cái thiếu thốn mà để thể hiện sự mong muốn được thưởng thức trọn vẹn cái đẹp. – Qua hai câu đầu, em thấy Bác không chỉ là một người Cách mạng, người chiến sĩ mà còn là một người nghệ sĩ đích thực.
Chúc em học tốt
Vì bài này mình thấy bạn đăng trong mục soạn bài Ngắm trăng - Hồ Chí Minh nên mình sẽ trả lời theo nội dung bài này nhé !
- Hình ảnh ở cuối bài và đầu bài thơ có sự trái ngược :
Trong tù không rượu cũng không hoa
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ
Ở câu thơ đầu, tác giả nói lên sự thiếu thốn hoàn cảnh khi ngắm trăng : không rượu, không hoa,...
Ở cuối bài thơ, tác giả đã sử dụng phép nhân hóa, cho phép "trăng" được ngắm Bác qua khe cửa ngục tù.
=> Sự đối đáp giữa trăng và Bác Hồ.
- Đặc điểm trong thơ Bác : Thơ Bác đầy ắp trăng, và Bác luôn có một tình yêu thiên nhiên trong thơ văn.
* Cảm nhận :
Trong chốn tù lao gông cùm, nơi chật hẹp với bốn bức tường lạnh lẽo ấy, ngỡ là cô đơn đến tột cùng. Nhưng không, nơi tù đày không có rượu hoa làm bạn, tri kỉ tìm đến Người là vầng trăng. Người thưởng thức ánh trăng lại trong cảnh ngộ của tù nhân vậy mà vẫn toát lên vẻ ung dung, thảnh thơi lạ thường. Ngoài cửa sổ, ánh trăng soi, Người lặng lẽ ngắm nhìn ánh trăng hiền dịu, thứ ánh sáng mênh mang, an bình của thiên nhiên đã xua tan những nhọc nhằn nơi ngục tù tăm tối. Tù đày giữ chân Người, nhưng không thể ngăn tâm hồn Người được, qua khung cửa sổ, vẻ đẹp của thiên nhiên không rộng lớn nhưng tròn đầy, Bác trân trọng khoảnh khắc đẹp đẽ, trong ngần ấy. Từ “ngắm” vừa cho thấy được sự nâng niu, yêu thương của Người dành cho thiên nhiên vừa cho thấy được sự say đắm của người khi thưởng thức vầng trăng của tạo hoá.