K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

TL
1 tháng 2 2021

Tranh Tứ Bình là bộ tranh lấy 4 loài hoa làm biểu tượng cho 4 mùa Xuân Hạ Thu Đông; 4 loại hoa được chọn lọc, cắt tỉa nghệ thuật và cắm trong 4 cái "Bình"; 4 cái bình lại được đặt trang trọng trên 4 cái kệ, kèm theo một số loại quả và vật dụng nhằm miêu tả "mùa nào thức ấy".

1 tháng 2 2021

Tranh Tứ Bình là bộ tranh lấy 4 loài hoa làm biểu tượng cho 4 mùa Xuân Hạ Thu Đông; 4 loại hoa được chọn lọc, cắt tỉa nghệ thuật và cắm trong 4 cái "Bình"; 4 cái bình lại được đặt trang trọng trên 4 cái kệ, kèm theo một số loại quả và vật dụng nhằm miêu tả "mùa nào thức ấy"

18 tháng 3 2019

Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối,
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn,
Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới?
Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng.
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,
Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?
- Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?

Mỗi bức một khung cảnh, một gam màu, một dáng điệu của vị “chúa tể cả muôn loài”.

           Bức thứ nhất thật thi vị :
                          Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối
                         Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?

Gam màu vàng lóng lánh của ánh trăng in trên suối vắng. Đối với con hổ giờ đang bị giam cầm trong cũi sắt, đó không chỉ là những kỷ niệm lấp lóa trăng vàng, mà thực sự là những “đêm vàng” - những kỷ niệm được đúc bằng vàng ròng - không bao giờ còn có lại. Chúa sơn lâm hiện ra như nhà thi sĩ của chốn lâm tuyền, với cử chỉ uống ánh trăng tan đầy thơ mộng. 
   Bức thứ hai, chúa sơn lâm hiện ra như một minh đế trước giang sơn của mình :
                        Đâu những chiều mưa chuyển bốn phương ngàn

                        Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới?
Đêm trăng đã nhường chỗ cho chiều mưa. Gam vàng đã chuyển qua gam xám bạc điểm ánh tươi xanh. Đấng vương chủ của chốn rừng già đang phóng tầm mắt bao quát toàn cảnh vương quốc đương thay da đổi thịt dưới sự trị vì của mình. Trang nghiêm, ưu tư, và đầy kiêu hãnh.
           Bức thứ ba, chiều mưa đã chuyển sang rạng đông, nền tranh đã rạng rỡ cái gam màu thắm nắng bình minh. Chúa sơn lâm hiện trong dáng điệu một lãnh chúa cứ nghiễm nhiên ườn mình trong giấc ngủ trễ tràng khi ngày đã lên mà thụ hưởng cái lạc thú cung - đình - rừng - xanh của mình:
                        Đâu những bình minh cây xanh nắng gội
                        Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?

Đọc câu thơ ta có thể hình dung: cây xanh nắng gội là màn trướng, còn chim chóc như những bầy cung nữ đang hân hoan ca múa quanh giấc nồng của hổ vương .
            Bộ tứ bình khép lại bằng bức cuối cùng, cũng là bức ấn tượng hơn cả :
                        Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng
                        Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt
                        Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?

Giọng điệu không còn là thở than, mà đã thành chất vấn đầy giận dữ và oai linh đối với quá khứ mà cũng là đối với hiện tại. Tương ứng với giọng điệu, chúa sơn lâm hiện ra cũng với một tư thế hoàn toàn khác: tư thế kiêu hùng của một bạo chúa. Nền cảnh thuộc gam màu máu. Mấy chữ “lênh láng máu” thật dễ sợ! Qua cảm nhận của chúa sơn lâm, ánh mặt trời lúc hoàng hôn đỏ rực giống hệt sắc máu lênh láng. Trong chốn thảo hoa không tên tuổi ấy dường như chỉ có mặt trời là đối thủ duy nhất và xứng đáng phô bày quyền uy sánh cùng với hổ. Nhưng mảnh mặt trời kia cũng đang hấp hối trong tư thế gục ngã, lênh láng máu. Dưới con mắt mắt ngạo mạn và khing bỉ của con mãnh thú, ngôi vị cao cả của mặt trời cũng không là gì, mặt trời kia củng chỉ là những mảnh vụn tầm thường. Quyền uy của chúa sơn lâm như càng bao trùm cả vũ trụ  mà mặt trời cũng phải dần lùi bước. Đến câu “Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt”, bức tứ bình cuối cùng dường như đã thể hiện được bàn chân ngạo nghễ siêu phàm của con thú như dẫm đạp lên bầu trời, cái bóng của nó dường như đã trùm kín cả vũ trụ. Hình ảnh con hổ vờn bóng, như dẫm nát mặt trời là hình ảnh đẹp đẽ và dữ dội nhất diễn tả đỉnh điểm của quyền lực kẻ thống trị vũ trụ.Ghê gớm thật! Ngay đến mặt trời cũng trở nên tầm thường, thì xem ra sự phi thường đã tới vô biên rồi vậy.

Trong bức tranh, mọi vật hình như nhỏ hơn, chìm hẳn chỉ có hổ ta đứng đấy uy nghi, chễm chệ với tư thế là chúa tể của muôn loài. Chúa sơn lâm đẹp thật, một vẻ đẹp dữ dằn ghê gớm của một mãnh thú đang say mồi. Quả là một bộ tranh tứ bình hoàn hảo, với sự phối cảnh hài hòa, bố cục mỹ cảm, đường nét thanh tao, gam màu chuẩn xác. Thế Lữ đã để lại bộ tranh hổ bằng ngôn ngữ có một không hai trong lịch sử văn học.

         

17 tháng 1 2023

Qua văn bản "Nhớ rừng" của Thế Lữ, ta thấy được vẻ đẹp nhất mà tác giả cho chúng ta xem chính là bức tranh tứ bình. Bức tranh cho ta thấy một khung cảnh thiên nhiên,một chốn rừng sâu thăm thẳm mà đầy sự hùng vĩ bên trong. Với bức tranh thứ nhất, ta thấy được hình ảnh chốn rừng sâu kia như hòa làm một với vị chúa sơn lâm và nó đã tạo nên một khung cảnh đầy sự cao ngạo, hùng vĩ nhưng cũng không kém sự hài hòa cùng dịu nhẹ với ánh trăng nhẹ nhàng mà cuốn hút. Sự kết hợp này đã tạo nên cho bức tranh một khung cảnh thơ mộng, kì ảo mà đầy hài hòa giữa chúa sơn lâm và khu  rừng. Đến với bức tranh thứ hai, bức tranh thứ hai này đẹp càng không kém cạnh ngược lại còn tạo điểm nhấn với hình ảnh chúa sơn lâm ngắm nhìn bầu trời đầy tiếng mưa rơi xuống. Khung cảnh này làm chúng ta thấy thật đẹp, thật hài hòa vì con hổ đã dịu nhẹ đi mà không còn sự hung dữ của mình nhưng ngược lại lòng ta lại buồn man mác cho số phận của vị chúa sơn lâm này. Sau trời mưa thì sẽ nắng, bình minh lên với bức tranh thứ ba. Điều này cho ta thấy được rằng không gì cứ buồn mãi mãi, cái gì rồi cũng sẽ qua sẽ phải đón một ngày mới bắt đầu, một bình minh mới dịu dàng nhảy nhót bên chúng ta. Và khi bình mình lên thì nó làm cho khu rừng như được tắm mát xong đã trở nên êm dịu đi và đầy sức sống hơn với những con chim hót rộn rã khắp khu rừng. Cuối cùng đến với bức tranh thứ tư khi hoàng hôn buông xuống, mất đi vẻ sức sống như khi bình minh lên mà chỉ còn lại sự bi tráng nhưng cũng đầy mạnh mẽ.  Bốn bức tranh tứ bình đã nói lên suy nghĩ của chúa sơn lâm khi còn trong mình sự hùng vĩ và sự oai nghiêm nhưng cũng đầy buồn bã, bi tráng với số phận của mình. 

9 tháng 5 2016
 Đoạn kết của truyện, người anh muốn khóc và không thể thốt ra những suy nghĩ trong đầu: "Không phải con đâu. Đấy là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy". Đoạn kết này cho thấy người anh đã nhận ra những điều không phải của mình. Anh thừa nhận anh chưa được đẹp như người ở trong tranh. Và điều quan trọng hơn, anh đã nhận ra tâm hồn và lòng nhân hậu của em gái. Trước đó chỉ là sự ghen tị, xa lánh, thì giờ đây, anh đã nhận ra được ver đẹp tâm hồn và sự nhân hậu của người em.
Nhân vật người anh đã vượt lên chính mình, thấy sự kém cỏi trong nhân cách của mình và thừa nhận sự nhân hậu, tốt đẹp của người khác. Đó là một sự giác ngộ lớn. Nhân vật người anh do đó giành được sự cảm tình của mọi người.
9 tháng 5 2016

Em hiểu đoạn kết đó là người anh lúc đó đã nhận ra những hạn chế của bản thân và cảm thấy xấu hổ tấm lòng nhân hậu, trong sáng của em mình
Qua đó, em thấy người anh cũng biết suy nghĩ, biết sửa sai.

8 tháng 9 2021

rảnh ha

13 tháng 11 2021
Hi chứ sao
31 tháng 1 2018

Câu nói trong tâm trí của người anh thể hiện sự hối hận chân thành, sự ăn năn, sám hối, bị thuyết phục, tự thức nhận về bản thân, về em gái.

Người anh đáng trách nhưng cũng đáng cảm thông vì những tính xấu chỉ là nhất thời. Sự hối hận, day dứt nhận ra tài năng, quan trọng hơn, nhận ra tâm hồn trong sáng nhân hậu của em gái chứng tỏ cậu cũng là một người biết sửa mình, muốn vươn lên, biết được tính ghen tị là xấu xa.

31 tháng 1 2018

Đoạn kết của truyện đã giúp cho người anh xua đuổi được con rắn ghen tỵ trong trái tim mình. Đấy là sự hối lỗi rất chân thành, sâu sắc, nhân vật người anh vì vậy à trở nên dễ mến, tạo được mối thiện cảm trong lòng bạn đọc.

Đoạn kết có ý nghĩa giáo dục sâu sắc: nghệ thuật có sức lay động sâu xa đến tâm hồn con người, tâm hồn có thể cải tạo tâm hồn.

“Thi trung hữu họa” Các cụ xưa đã nói như thế. Thế Lữ bằng chất liệu ngôn ngữ đã vẽ nên bộ tranh tứ bình về “Chúa sơn lâm” khá hoàn hảo trong bài thơ “Nhớ rừng” của mình. Bức tranh một vẽ chân dung tâm hồn hổ vào một đêm trăng đầy mơ mộng: 

“Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối

Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan”

Cảnh có màu vàng óng ả của trăng, màu xanh trong vắt của nước suối đại ngàn, màu trắng đen mờ ảo của cỏ cây hoa lá. Hổ ta đang đứng trên bờ, say sưa ngắm nhìn cảnh vật đẹp đến say lòng ấy. Ta có cảm giác hổ say mồi thì ít mà say đắm vẻ đẹp huyền ảo của đêm trăng thì nhiều. Vũ trụ có trăng, lúc khuyết, lúc tròn, lúc lên, lúc lặn để rồi hổ ta không biết bao lần ngây ngẩt trước ánh trăng vàng tung tóe. Nhớ làm sao những đêm vàng đấy mộng mơ ấy! Và giờ đây nó càng quý vô ngần vì nó là đêm của tự do và ảo mộng. Bức tranh hai, Thế Lữ cho chúa tể rừng xanh đối diện với sự gào thét của thiên nhiên hùng vĩ vào những ngày mưa: 

“Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn 

Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới”

Mưa rừng không phải là “mưa bay như khói qua chiều”, không phải là “mưa giăng mắc cữi”, càng không phải là “mưa đổ bụi êm êm trên bến vắng” mà mịt mù, dữ dội rung chuyển cả núi rừng. Thế Lữ thật tài tình khi biết lấy sự gào thét dữ dội của thiên nhiên, sự ngã nghiêng của cây cối, cảnh tuôn rơi ồn ào của ngày mưa làm phông nền cho một hổ ta điềm nhiên lặng ngắm giang sơn đổi mới của mình. Quả là bức tranh của một nghệ sĩ kỳ tài. Còn đây là một cảnh khác, tươi sáng, tưng bừng của buổi bình minh.Chúa tể rừng xanh lúc nầy đang ngon giấc: 

“Đâu những bình minh cây xanh nắng gội 

Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng”

Một buổi bình minh tinh khôi rạng rỡ, chim chóc reo ca, cây cối gọi mời, mọi vật đã thức giấc đón bình minh lên. Riêng hổ ta lại ngủ, một giấc ngủ lạ đời : giấc ngủ “tưng bừng”. Hổ có giấc ngủ riêng của hổ, cảnh vật xung quanh có ồn ào, sôi động bao nhiêu càng làm cho giấc ngủ hổ thêm say, giấc mơ hổ thêm đẹp. Chỉ bằng vài nét chấm phá má cảnh có âm thanh, có màu sắc, đường nét hài hòa, sống động. Bức tranh cuối cùng tuyệt đẹp, đẹp một cách lộng lẫy và bi tráng: 

“Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng 

Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt”

Bức tranh nầy khác hẳn với ba bức tranh trên, từ màu sắc, đường nét, đến ánh sáng. Màu vàng óng ả của trăng, màu đen mờ ảo của những trận mưa rừng, cả màu hồng tươi của nắng mới đều không còn nữa thay vào đó là màu đỏ rực của máu và của ánh mặt trời sắp tắt. Hổ ta lúc nầy cũng không còn say sưa, mơ mộng như đêm nào, ngày nào mà đã hiện nguyên hình là một mãnh thú. Bên hổ, dưới chân hổ là cảnh “lênh láng máu” của những con thú yếu hèn. Ngoài xa, trên bầu trời cao rộng mênh mông ấy mặt trời cũng chỉ là một mảnh. Ta có cảm giác mặt trời cũng bé đi qua cái nhìn của hổ. Trong bức tranh, mọi vật hình như nhỏ hơn, chìm hẳn chỉ có hổ ta đứng đấy uy nghi, chễm chệ với tư thế là chúa tể của muôn loài. Chúa sơn lâm đẹp thật, một vẻ đẹp dữ dằn ghê gớm của một mãnh thú đang say mồi. 

Quả là một bộ tranh tứ bình hoàn hảo, với sự phối cảnh hài hòa, bố cục mỹ cảm, đường nét thanh tao, gam màu chuẩn xác. Thế Lữ đã để lại bộ tranh hổ bằng ngôn ngữ có một không hai trong lịch sử văn học.

nhớ k cho mình nhé

học tốt-.-

4 tháng 2 2020

Mười sáu câu đầu bài thơ Nhớ rừng là một bức tranh tứ bình đặc sắc. Thế Lữ đã vẽ lên bốn cảnh rừng núi với những vẻ đẹp khác nhau, trong những khoảnh khắc khác nhau.

Trước tiên là cảnh đêm vàng rực rỡ “ta say mồi đứng dưới ánh trăng tan”. Cảnh vật ở đây thật thơ mộng, lãng mạn: không gian trời nước như được nhuộm vàng bởi ánh trăng huyền ảo. Từ "vàng” ở đây có thể hiểu theo nghĩa là: huy hoàng, vàng son. Đó chính là thời kì huy hoàng, thời vàng son của chúa sơn lâm. Hổ như một thi sĩ thưởng thức vẻ đẹp của đêm trăng giữa rừng suối. Mặc dù vậy, ở nó vẫn toát lên dáng dấp của một mãnh thú với sức mạnh phi thường khi” uống ánh trăng tan. Cảnh ở đây vừa có cái thơ mộng lại vô cùng huy hoàng.

Bức tranh thứ hai là cảnh” những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn”. Đó là những ngày mưa dữ dội, bốn phương ngàn như xoay chuyển, trắng xóa một màu mưa. Và ở đây, hổ là một lãnh chúa đứng lặng ngắm giang sơn của mình thay màu áo mới. Cảnh ở đấy thật dữ dội nhưng cũng thật tráng lệ. Nó gợi sự đổi thay và gợi cả uy quyền của chúa sơn lâm.Càng tráng lệ bao nhiêu thì con hổ càng đau xót bấy nhiêu với thực tại tù túng, giam cầm.
Bức tranh thứ 3 là cảnh” bình minh cây xanh nắng gội”. Con hổ như một bậc vương giả trong giấc ngủ tưng bừng với tiếng ca ru là khúc nhạc rừng của ngàn vạn bầy chim.

Bức tranh thứ 4 là những hoàng hon nắng đỏ qua con mắt "chúa tể muôn loài”. Đó là những chiều "lênh láng máu sau rừng” và vầng mặt trời sắp lặn chi là một đối thủ bé mọn đang hấp hối trước con mắt đầy uy lực của chúa sơn lâm

“Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng.

Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,

Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật? ”

Về nghệ thuật, ta thấy Thế Lữ sử dụng những hình ảnh rất mới lạ so với thơ ca đương thời như” mảnh mặt trời”. Nếu như thay từ “chết” bằng từ” lặn” và bỏ đi từ “mảnh” thì câu thơ sẽ trở nên lạc lõng bởi nó không phù hợp với logic tâm trạng và tầm vóc của vị chúa tể rừng già. Chính câu thơ này đã nâng tầm vóc của con hổ, của cả đoạn thơ lên mức phi thường và kì vĩ. Bên cạnh đó đọan thơ có những hình ảnh phi thường, độc đáo, cách sắp xếp thời gian phong phú; sử dụng màu sắc độc đáo. Những yếu tố đó góp phần tạo nên một bức tranh tứ bình hiện đại mà vo cùng giá trị. Ở đây, ta còn thấy, tác giả sử dụng đại từ”ta” lặp lại nhiều lần. Nó có tác dụng thể hiện sự kiêu hãnh, khí phách ngang tàng của con hổ, đồng thời tạo nhạc điệu tràm bổng cho câu thơ. Đoạn thơ còn sử dụng liên tiếp các câu nghi vấn để bộc lộ cảm xúc, tâm trạng. Cách sử dụng câu hỏi tư từ với từ hỏi” đâu” và câu cảm thán ”Than ôi, thời oanh liệt nay còn đâu” cho thấy sự gắn bó máu thịt của con hổ với núi rừng - nơi nó từng được sống đúng với tư thế dũng mãnh, hào hùng của một vị chúa tể. Đồng thời, những câu hỏi ấy cứ dồn dập mỗi lúc một xoáy sâu vào tâm can, cho thấy nỗi quằn quại, nhớ tiếc quá khứ tới đớn đau tột cùng của con hổ. Bởi lẽ, tất cả những hình ảnh huy hoàng, lẫm liệt kia chỉ là "những ngày xưa” là thời ”nay còn đâu”. Tác giả còn sử dụng nghệ thuật đối lập: hình ảnh thiên nhiên và dáng vẻ của con hổ hoàn toàn đối lập với hình ảnh con hổ nằm dài trong cũi sắt đầy ngao ngán và bất lực ở đoạn 1. Quá khứ càng hào hùng bao nhiêu thì hiện thực càng xót xa tủi nhục bấy nhiêu. Nó khiến cho nỗi khát khao được sống tự do của con hổ càng thêm nhức nhối.

Có thể thấy bộ bức tranh tứ bình này là những bức tranh thiên nhiên đẹp một cách huy hoàng và đầy bí ẩn. Con hổ hiện lên ở trung tâm mang những dáng dấp khác nhau nhưng đều đầy uy lực. Đây cũng chính là những câu thơ xuất sắc nhất trong bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ.

14 tháng 3 2022

tham khảo

Mẹ luôn là người chăm sóc, vun vén cho cả gia đình. Nên khi đọc bài thơ " Mẹ vắng nhà ngày bão" của nhà thơ Đặng Hiến chúng ta thấy được hình bóng gia đình của mình trong đó. Mỗi ngày mẹ sẽ là người chăm lo cho bố con từng miếng ăn giấc ngủ. Nhưng khi một ngày mẹ về quê lại đúng ngày mẹ về quê thật là vất vả. Cơn bão gió to, mưa nhiều ngày này qua ngày khác. Ở nhà ba bố con phải chịu cảnh dột nhà, thế nên ba bố con phải nằm chung để cho đỡ lạnh và không bị ướt. Trong lúc này trong lòng ai cũng nhớ về mẹ, nghĩ lúc này mẹ ở nhà cũng thao thức lo cho bố con ở nhà. Biết là dù mẹ có ở đâu cũng luôn trông ngóng về nhà và lo cho ba cha con. Dù thiếu vắng mẹ thì ba cha con vẫn làm những việc của riêng mình, chị thì đi hái lá cho thỏ ăn, còn em thì chăm đàn ngan. Bố phải đi chợ mưa thức ăn. Và rồi cũng đến lúc cơn bão qua đi cũng là lúc bầu trời trong xanh trở lại và đó cũng là lúc mẹ về. Tác giả sử dụng hình ảnh ngày bão ngày nắng để thấy rằng vắng mẹ thì đó là ngày bão. Còn khi mẹ về ai cũng vui mừng thì đó là ngày nắng mới. 

14 tháng 3 2022

- Phân biệt chiến tranh và hòa bình:

+ Chiến tranh là sự xung đột vũ trang giữa các giai cấp, dân tộc, quốc gia nhằm mục đích kinh tế, chính trị nhất định. Chiến tranh gây đau thương, chết chóc, đói nghèo, bềnh tật..., là thảm họa của loài người

+ Hòa bình là tình trạng không có chiến tranh hay xung đột vũ trang, là mối quan hệ hữu nghị hợp tác giữa các dân tộc. Hòa bình đem lại cuộc sống bình yên, ấm no hạnh phúc cho nhân dân, là khát vọng của nhân loại 

10 tháng 1 2023

Tham Khảo Nha Bạn!
Mười sáu câu đầu bài thơ Nhớ rừng là một bức tranh tứ bình đặc sắc. Thế Lữ đã vẽ lên bốn cảnh rừng núi với những vẻ đẹp khác nhau, trong những khoảnh khắc khác nhau. Cảnh có màu vàng óng ả của trăng, màu xanh trong vắt của nước suối đại ngàn, màu trắng đen mờ ảo của cỏ cây hoa lá. Hổ ta đang đứng trên bờ, say sưa ngắm nhìn cảnh vật đẹp đến say lòng ấy. Mưa rừng không phải là “mưa bay như khói qua chiều”, không phải là “mưa giăng mắc cửi”, càng không phải là “mưa đổ bụi êm êm trên bến vắng” mà mịt mù, dữ dội rung chuyển cả núi rừng. Một buổi bình minh tinh khôi rạng rỡ, chim chóc reo ca, cây cối gọi mời, mọi vật đã thức giấc đón bình minh lên. Riêng hổ ta lại ngủ, một giấc ngủ lạ đời : giấc ngủ “tưng bừng”. Hổ có giấc ngủ riêng của hổ, cảnh vật xung quanh có ồn ào, sôi động bao nhiêu càng làm cho giấc ngủ hổ thêm say, giấc mơ hổ thêm đẹp. Bức tranh cuối cùng tuyệt đẹp, đẹp một cách lộng lẫy bi tráng. Màu vàng óng ả của trăng, màu đen mờ ảo của những trận mưa rừng, cả màu hồng tươi của nắng mới đều không còn nữa thay vào đó là màu đỏ rực của máu và của ánh mặt trời sắp tắt. Hổ ta lúc này cũng không còn say sưa, mơ mộng như đêm nào, ngày nào mà đã hiện nguyên hình là một mãnh thú. Bên hổ, dưới chân hổ là cảnh “lênh láng máu” của những con thú yếu hèn. Ngoài xa, trên bầu trời cao rộng mênh mông ấy mặt trời cũng chỉ là một mảnh. Ta có cảm giác mặt trời cũng bé đi qua cái nhìn của hổ. Trong bức tranh, mọi vật hình như nhỏ hơn, chìm hẳn chỉ có hổ ta đứng đấy uy nghi, chễm chệ với tư thế là chúa tể của muôn loài. Chúa sơn lâm đẹp thật, đó là vẻ đẹp dũng mãnh hay chỉ là vẻ đẹp oai hùng, cao sang của một vị chúa tể trong rừng sâu mà nhà thơ muốn diễn tả?