K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 11 2021

Tham khảo dàn bài tự làm!

 

 Dàn ý

A. Mở bài

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm

- Giới thiệu nhận định

- Dẫn dắt vấn đề

B. Thân bài 

1. Giải thích

 - Tâm hồn nghệ sĩ: là tâm hồn của con người có tình yêu tha thiết, sống giao hòa với thiên nhiên, có những rung cảm tinh tế trước vẻ đẹp của thiên nhiên.

 -  Cốt cách chiến sĩ

2. Bàn luận

a. Cốt cách của người chiến sĩ

- Luôn có lòng yêu nước nồng nàn, hi sinh tuổi thanh xuân của bản thân vì lý tưởng, độc lập, tự do của quê hương, đất nước. 

- sự ung dung, lạc quan, luôn tin vào một tương lai tốt đẹp của bác. 

b. Tâm hồn nghệ sĩ

- Sự say mê, đắm chìm trong cảnh thiên nhiên, đất nước. 

- Sự rung cảm trước cảnh đẹp thiên nhiên, khắc hoạ thiên nhiên qua ngòi bút, câu từ mộc mạc, giản dị, quen thuộc. 

 C. Kết bài

  - Đánh giá chung

  - Suy nghĩ của bản thân

** Bạn tham khảo dàn ý và bài viết dưới đây nhé **

* Dàn ý

A. Mở bài

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm

- Giới thiệu nhận định

- Dẫn dắt vấn đề

B. Thân bài 

1. Giải thích

 - Tâm hồn nghệ sĩ: là tâm hồn của con người có tình yêu tha thiết, sống giao hòa với thiên nhiên, có những rung cảm tinh tế trước vẻ đẹp của thiên nhiên.

 -  Cốt cách chiến sĩ

2. Bàn luận

a. Cốt cách của người chiến sĩ

- Luôn có lòng yêu nước nồng nàn, hi sinh tuổi thanh xuân của bản thân vì lý tưởng, độc lập, tự do của quê hương, đất nước. 

- sự ung dung, lạc quan, luôn tin vào một tương lai tốt đẹp của bác. 

b. Tâm hồn nghệ sĩ

- Sự say mê, đắm chìm trong cảnh thiên nhiên, đất nước. 

- Sự rung cảm trước cảnh đẹp thiên nhiên, khắc hoạ thiên nhiên qua ngòi bút, câu từ mộc mạc, giản dị, quen thuộc. 

 C. Kết bài

  - Đánh giá chung

  - Suy nghĩ của bản thân

** Bài viết tham khảo

Những người yêu thơ của tác giả Hồ Chí Minh có thể dễ dàng nhận thấy: Trăng là một đề tài rất đẹp trong thơ của Người. Từ trong nhà tù Tưởng Giới Thạch, trăng đã là bạn tri âm, hay khi trở thành người lãnh đạo cách mạng Việt Nam, trăng vẫn đồng hành san sẻ tâm sự. Những năm 1947, 1948, khi cuộc kháng chiến chống Pháp nổ ra khốc liệt, việc nước bộn bề, Bác vẫn tranh thủ lúc nghỉ ngơi, viết lên những vần thơ đặc sắc, mà ở đó, trăng vẫn hiện diện hiền hoà và thơ mộng. Ta có thể kể tên bài thơ "Cảnh khuya" và "Rằm tháng giêng".

Bài thơ "Cảnh khuya" là một tác phẩm mà người viết khi ở chiến khu Việt Bắc. Đây là một bài thơ thất ngôn tứ tuyệt rất súc tích, như phong cách thường thấy của Bác. Bốn câu thơ chia làm hai phần: nửa đầu tả cảnh, nửa sau tả tâm sự của nhà thơ. Hai dòng thơ ngắn gọn mà cảnh vật hiện ra sinh động lạ lùng, có đủ cả âm thanh và hình ảnh để giúp người đọc hình dung ra một không gian thơ mộng của đêm trăng Việt Bắc. Giữa sự tĩnh lặng đó, tiếng suối rì rầm như một khúc nhạc thanh tao. Cách sử dụng biện pháp so sánh tiếng suối như thể tiếng hát khiến cho ý thơ trở nên sinh động. Âm thanh của thiên nhiên được so sánh với khúc hát của con người nên thật ấm cúng và gần gũi. Giọng thơ vút cao, ngân nga thật độc đáo, lay động lòng người. Ta lại càng yêu thích cảnh thiên nhiên trong thơ Bác, bởi vạn vật sao mà hoà quyện, quấn quýt, hữu tình đến thế. Điệp từ "lồng" khiến cho trăng, cổ thụ và bông hoa như giao hoà, để cùng nhau điểm xuyết một bức tranh tuyệt vời, tràn đầy cảm xúc. Người đọc thực sự nhận thấy tình yêu thiên nhiên sâu sắc của Bác, và cũng cảm nhận tình yêu đó trong tâm hồn mình. Hai câu sau, thi sĩ đột nhiên như ngỏ lời tâm sự, có thể thấy cái tứ thơ bất ngờ thú vị ở đây. Bác so sánh "cảnh khuya như vẽ" để cùng ta ngợi ca cảnh đẹp, cứ tưởng rằng vẻ đẹp đó là nguyên nhân khiến tâm hồn nghệ sĩ thao thức, "người chưa ngủ". Thì điệp khúc "người chưa ngủ" lặp thêm một lần và thêm lời lý giải rằng đêm nay mất ngủ là do "lo nỗi nước nhà". Đến đây, ta đã cảm thông tâm trạng của Người. Trong cái đêm đẹp như tranh vẽ này, Bác vẫn đầy nỗi trăn trở bởi lo âu vận mệnh nước nhà. Trái tim vĩ đại của Người từng nhịp đập, đều đập vì quê hương đất nước. Đọc bài thơ ngắn gọn, ta cảm nhận được bao điều lớn lao đến vậy!

Đến với bài thơ "Rằm tháng giêng", ta một lần nữa cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn Hồ Chí Minh, và còn thấy được cả những nét độc đáo khác trong thơ Bác. Ý thơ, thi liệu đều rất cổ điển, cách giới thiệu thời gian "nguyên tiêu" (Rằm tháng giêng) và sự miêu tả cái tròn đầy của "nguyệt chính viên" đem lại cho người đọc một cảm xúc yêu mến trước vầng trăng tròn vạnh tỏa sáng cả đêm xuân, và thấy trước mắt mình một "rằm xuân lồng lộng trăng soi". Đêm rằm có gì độc đáo, ấy là điệp từ "xuân" khiến câu thơ chan hoà sắc xuân: sông xuân, nước xuân và cả một trời xuân lai láng. Phải chăng ánh trăng chính là ánh xuân bao phủ khắp thế gian... Thật đúng là "Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân"! Có thể nói, tư thế của nhà thơ có nét đẹp vừa cổ điển, vừa hiện đại. Cổ điển bởi tình yêu và sự đắm say nét đẹp thiên nhiên, và hiện đại bởi bên cạnh tư thế của một thi sĩ là hình ảnh một người chiến sĩ lúc nào cũng canh cánh việc dân việc nước (đàm quân sự). Người chiến sĩ cách mạng ấy làm việc không quản ngày đêm, mà vẫn giữ được một tâm hồn dạt dào xúc cảm khi "Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền". Cuộc sống vất vả và hiểm nguy trong kháng chiến bỗng chốc nhẹ tênh bởi câu thơ đẹp, trăng và người lại một lần nữa gắn bó với nhau như bạn bè tri kỷ.

Chất "Tình" và chất "Thép" hoà quyện cho ta thấy vẻ đẹp tâm hồn Hồ Chí Minh. Đặt hai bài thơ trong sự so sánh, nét chung giữa chúng là ở chất cổ điển thể hiện ở thể thơ thất ngôn tứ tuyệt với những hình ảnh cổ điển mang vẻ đẹp độc đáo, bộc lộ tình yêu thiên nhiên và yêu đất nước. Bên cạnh đó, hai bài thơ cũng có những nét độc đáo riêng.

Bài thơ Cảnh khuya thể hiện sự giao hoà của vạn vật và nỗi trăn trở việc nước của Bác. Còn bài thơ Rằm tháng giêng là bức tranh đẹp đầy sắc xuân và tâm trạng say mê, thưởng thức vẻ đẹp thiên nhiên của nhà thơ. Mỗi bài thơ là một vẻ đẹp riêng trong phong cách tài hoa của nhà thơ Hồ Chí Minh. Có thể nói, đọc thơ Bác là đi tới một thế giới nghệ thuật bình dị mà sâu sắc.

Hai bài thơ "Cảnh khuya" và "Rằm tháng giêng" là hai tác phẩm như thế, ngắn gọn mà độc đáo, đọng lại trong tâm hồn độc giả bao xúc cảm tinh khôi. Thế hệ trẻ đọc thơ Bác cũng là để trái tim được bồi đắp thêm tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước.

10 tháng 10 2019

Chọn đáp án: A

24 tháng 2 2022

Tham Khảo 

- Chỉ với hai câu thơ đầu "Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới/Nước bao vây cách biển nửa ngày sông", người đọc đã hiểu được nghề nghiệp và vị trí của ngôi làng quê hương của tác giả

- Giọng thơ trầm ấm, nhẹ nhàng như một lời tâm sự kể chuyện đã cho chúng ta thấy được tình cảm của tác giả đối với quê hương mình

- Tình yêu của tác giả dành cho cảnh vật quê hương còn được thể hiện ở những dòng thơ cuối "Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ/Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi/Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi,/Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!"

- Đó chính là nỗi nhớ luôn thường trực của một người con xa quê, luôn nhớ đến quê hương của mình với những hình ảnh biểu tượng: nước xanh, cá bạc, cánh buồm trắng. Chỉ cần nhìn thấy cánh buồm xa xa, nỗi nhớ ấy trong tác giả lại trực trào hương vị mặn nồng của quê hương

25 tháng 10 2017

Theo luật thơ Đường, các cặp câu trên nhất thiết phải đối nhau. Hai cặp câu trên đối nhau như sau:

- Câu 3 – 4 : đối về hình ảnh, hoạt động, ý tứ. (cung quế - cành đa)

- Câu 5 – 6: đối về ý là chính. (đã ai ngồi đó chửa - xin chị nhắc lên chơi)

- Nhịp thơ (2/2/3) và từ loại phù hợp nhau.

22 tháng 10 2021

Sông Núi Nước Nam  là bài thơ khẳng định về chủ quyền của đất nước, bài thơ muốn dùng điều đó để nói lên rằng sự yêu nước của dân tộc là vô hạn và dân tộc ta phải mãi bảo vệ tâm nguyện yêu nước ấy, mãi dữ cho chủ quyền ấy toàn vẹn. Đây là ngôn giọng rõ ràng, nói lên một lòng yêu nước chân thật.

-Phò Giá Về Kinh là bài thơ thể hiện hai địa danh nổi tiếng là nơi quân ta thể hiện lòng yêu nước lớn lao để bảo vệ dân tộc. 

Sau chiến tranh, nhiệm vụ hàng đầu của một quốc gia là khỏi phục lại kinh tế, ổn định lại chính trị, chấn hưng lại văn hóa. Lời thơ chính là lời tự nhủ, tự động viên “Thái bình nên gắng sức”. Làm được như vậy thì đất nước sẽ được trường tồn phát triển: “Non nước ấy ngàn thu”.

⇒ hai bài thơ hai thời đại, hai tác giả, hai hoàn cảnh nhưng chung nhau một đất nước, một tấm lòng đối với giang sơn nên cùng giống nhau một ý chí, một khát vọng hòa bình xây dựng đất nước thanh bình no ấm.

29 tháng 4 2017

Hai câu thơ đầu: Nói về hào khí chiến thắng của dân tộc trong cuộc chống Mông- Nguyên xâm lược

+ Hai câu thơ đầu nói về chiến thắng quan trọng để giải phóng kinh đô Thăng Long còn nóng hổi tính thời sự mà tác giả đã góp phần công sức

+ Hai chiến thắng có sự góp sức của tác giả: chiến thắng Chương Dương và chiến thắng Hàm Tử.

+ Động từ mạnh “đoạt”, “cầm” để diễn tả sức mạnh hào hùng của dân ta trong công cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm.

- Hai câu thơ sau: Khát vọng muôn đời thái bình, độc lập

+ Lời động viên xây dựng, phát triển đất nước trong cảnh thái bình

+ Khẳng định sự bền vững, thịnh trị của đất nước

+ Không chỉ là khát vọng của một người mà là quyết tâm của toàn dân tộc.

⇒ Bài thơ chính tới cảm hứng hào sảng, tự hào, kiêu hãnh trước những chiến công lẫy lừng, vang dội trước kẻ thù. Niềm tin, khát vọng dân tộc thái bình, thịnh trị. Bài thơ là khúc khải hoàn ca hùng tráng, cao đẹp của dân tộc.

8 tháng 2 2017

Xem lại bài Cảnh khuya, Rằm tháng giêng.

1. Hai câu đầu bài thơ nhắc đến chiến thắng nào ? Nhận xét về ngôn ngữ ý từ của 2 câu đó.

=>  Hai câu thơ đầu là nhắc lại hai chiến thắng vang dội của quân và dân ta đời Trần trong cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên.

6 tháng 10 2021

I. Mở bài:

- Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Ái Quốc (những nét chính về tiểu sử, sự nghiệp sáng tác…).

- Giới thiệu về văn bản “Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu” (hoàn cảnh ra đời, khái quát giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật…).

II. Thân bài:

1. Lời hứa của Va-ren với Phan Bội Châu

- Lời hứa của Va-ren: Va-ren nửa chính thức hứa sẽ chăm sóc vụ Phan Bội Châu.

⇒ Lời hứa mập mờ, chứa đựng sự hài hước, lố bịch.

- Thực chất của lời hứa: ngài chỉ muốn chăm sóc đến khi nào ngài yên vị thật xong xuôi bên ấy đã.

⇒ Coi lời hứa không quan trọng bằng việc ổn định công việc, địa vị của mình.

- Lời bình của tác giả: liệu quan Toàn quyền Pháp Va-ren sẽ “chăm sóc” vụ ấy vào lúc nào và ra làm sao.

⇒ Sử dụng hàng loạt các từ nghi vấn, qua đó cho thấy thái độ mỉa mai, giễu cợt của tác giả.

2. Cuộc gặp gỡ giữa Va-ren và Phan Bội Châu

- Cách giới thiệu về hai nhân vật của tác giả có sự tương phản, đối lập rõ rết, qua đó làm nổi bật tính cách của mỗi nhân vật:

+ Va-ren: người phản bội giai cấp vô sản Pháp, kẻ đã ruồng bỏ quá khứ, ruồng bỏ lòng tin, rường bỏ giai cấp mình.

⇒ Kẻ đê hèn, phản bội.

+ Phan Bội Châu: hi sinh cả gia đình và của cải để không nhìn thấy bọn cướp nước mình, sống xa lìa quê hương, bị bọn thực dân nhử vào muôn cạm bẫy, bị kết án tử hình vắng mặt…

⇒ Một người tù, một nhà cách mạng vĩ đại

- Cuộc gặp gỡ giữa Va-ren và Phan Bội Châu:

+ Va-ren: độc thoại một mình: tuyên bố thả Phan Bội Châu với điều kiện phải trung thành, hợp lực cộng tác với Pháp, khuyên Phan Bội Châu từ bỏ lí tưởng chung, bắt tay với Va-ren.

⇒ Va-ren là kẻ bịp bợm, xảo trá.

+ Phan Bội Châu: im lặng.

3. Thái độ của Phan Bội Châu

- Im lặng, dửng dưng trước những lời nói của Va-ren.

- Đôi ngọn râu mép nhếch lên một chút rồi hạ xuống ngay và điều này chỉ diễn ra một lần.

- Mỉm cười kín đáo, vô hình và im lặng, như cánh ruối lướt qua.

⇒ Thái độ ngạc nhiên, coi thường và nhân cách cứng cỏi, bản lính, không chịu khuất phục của người tù.

III. Kết bài:

- Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.

+ Nội dung: “Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu” đã khắc họa được hai nhân vật có tính cách đại diện cho hai lực lượng xã hội hoàn toàn đối lập nhau ở nước ta thời Pháp thuộc.

+ Nghệ thuật: biện pháp tương phản, đối lập, giọng văn sâu sắc, hóm hỉnh, khả năng tưởng tượng, hư cấu…

Phân tích truyện Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu của Nguyễn Ái Quốc hay nhất  1

Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu là truyện kí xuất sắc của Nguyễn Ái Quốc khi hoạt động ở Pháp. Thông qua cuộc gặp gỡ tưởng tượng giữ một vị toàn quyền xảo quyệt và người tù cách mạng vĩ đại, Nguyễn Ái Quốc thầm kín đả kích bản chất giả dối của chủ nghĩa thực dân và đề cao khí phách của người anh hùng dân tộc Phan Bộ Châu.

Tác phẩm được viết ngay sau khi nhà cách mạng Phan Bội Châu bị bắt (18-6-1925) ở Trung Quốc giải về giam ở Hỏa Lò – Hà Nội và sắp bị xử án. Phong trào đấu tranh đòi thả cụ Phan diễn ra rất sôi nổi ở trong nước. Cũng vào thời gian này, Va-ren chuẩn bị sang nhậm chức ở Đông Dương. Chưa có tài liệu nào khẳng định Va-ren đã vào nhà tù để thăm Phan Bội Châu.

Phan Bội Châu (1867 – 1940), biệt hiệu Sào Nam, quê lảng Đan Nhiệm, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, là nhà yêu nước, cách mạng lớn nhất của dân tộc Việt Nam trong hơn hai mươi năm đầu thế kỷ XX. Ông còn là nhà văn, nhà thơ lớn với một sự nghiệp sáng tác khá đồ sộ, gồm nhiều thể loại, viết bằng chữ Hán, chữ Nôm và chữ quốc ngữ, hầu hết đều thấm đượm tình yêu nước thương dân thống thiết…

Các tình tiết trong truyện là sản phẩm của trí tưởng tượng phong phú của tác giả. Nguyễn Ái Quốc đã viết truyện ngắn này nhằm các mục đích vạch rõ chủ trương bịp bợm của chủ nghĩa thực dân Pháp và phơi bày những trò lừa dào, lô’ bịch của Va-ren. Tác phẩm góp một tiếng nói vào phong trào đấu tranh đòi thả nhà chí sĩ cách mạng Phan Bội Châu. Đồng thời đó cũng là bài ca ca ngợi vị lãnh tụ yêu nước Phan Bội Châu và ngầm thể hiện tình cảm yêu nước của tác giả.

Nhan đề Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu có ý nghĩa vô cùng sâu sắc. Những trò lố là những trò lố lăng, lố bịch, kệch cỡm, đáng cười. Nhan đề khơi gợi sự hấp dẫn, thu hút sự tò mò của người đọc.

Nhân đề cũng góp phần thể hiện tư tưởng chủ đề của tác phẩm: Vạch trần bộ mặt xảo trá, lố bịch của Va-ren, hé mở cho người đọc thấy rằng những tấn hò mà Va-ren bày ra với Phan Bội Châu là những trò hề lố bịch, kệch cỡm, đáng cười. Nhan đề còn thể hiện sự đối lập, tương phản giữa hai nhân vật chính trong truyện ngắn.

Nghệ thuật trần thuật của tác giả trong văn bản rất sinh động. Văn bản kể lại toàn bộ diễn biến cuộc gặp gỡ của Va-ren với Phan Bội Châu trong nhà lao Hỏa Lò. Cuộc gặp gỡ ấy diễn ra như một màn hài kịch chi có Va-ren như một diễn viên chủ đạo, như một con rối, y tự tin, trơ trẽn, thao thao bất tuyệt. Hắn cố trổ hết tài năng diễn thuyết và dồn hết tâm huyết hi vọng có thể thuyết phục đối phương đi theo con đường phản bội nhục nhã của mình. Còn Phan Bội Châu thì tuyệt nhiên chẳng thèm nhếch mép nói một lời nào.

Kết quả ra sao? Độc giả hồi hộp chờ đợi, còn tác giả cũng chẳng chẳng nói ra một cách rỗ ràng, mà chỉ tiết lộ một cách bí mật thông qua nhân xét rất khách quan của một vài nhân vật chúng kiến cuộc gặp gỡ. Đặc biệt là lời bình luận của nhân vật được đặt ở phần tái bút đã có sức thuyết phục rất lởn, còn tác giả thì dường như chẳng hé bộc lộ một chút tình cảm, thái độ gì…

Toàn bộ văn bản là một cuộc hành trình chỉ diễn ra trong trí tưởng tượng của Nguyễn Ái Quốc, nhưng qua nghệ thuật kể chuyện độc đáo của tác giả, chúng ta cảm thấy như tùng bước đi của Va-ren hiện ra một cách rõ ràng và sinh động trước ống kính máy quay của một phóng viên thời sự thông minh, năng động, nhạy bén và sắc sảo vậy.

Nhân vật Va-ren và Phan Bội Châu được xây dựng theo quan hệ đối lập, tương phản gay gắt. Trước hết, ở mỗi nhân vật, tác giả có cách giới thiệu khác nhau:

Va-ren hiện lên là một con người đã phản bội giai cấp vô sản Pháp, tên chính khách đã bị đồng bọn đuổi ra khỏi tập đoàn, kẻ ruồng bỏ quá khứ, ruồng bỏ niềm tin, ruồng bỏ giai cấp mình. Hắn đích thực là một kẻ phản bội nhục nhã. Hắn là mọt kẻ bất lương, nhưng nắm quyền thống trị. Va-ren nói rất nhiều, hắn thao thao bất tuyệt hòng làm lung lạc ý chí và tinh thần của nhà cách mạng Phan Bội Châu.

Ngược lại, Phan Bội Châu xuất hiện với tư cách con người đã hi sinh cả gia đình và của cải đề xa lánh khỏi thấy mặt bọn cướp nước, sống xa lìa quê hương, luôn luôn bị lũ này săn đuối. Cụ luôn bị chúng nhử vào muôn nghìn cạm bẫy, bị chúng kết án tử hình vắng mặt. Cụ xứng đáng là bậc anh hùng, vị thiên sứ, đấng xả thân vì độc lập được hai mươi triệu con người trong vòng nô lệ.

Trong cuộc chạm trán giữa Va-ren và Phan Bội Châu, vị thế mỗi người cũng hoàn toàn đối lập nhau và gần như đảo ngược. Vì thế của Va-ren, kẻ thống trị mỗi lúc một thám hại. Còn Phan Bội Châu đang ở vị thế cửa người anh hùng dân tộc mỗi lúc được nâng cao. Trước lời phỉnh dụ của Va-ren, Phan Bội Châu im lặng. Mọi lời nói của Va-ren chỉ như “nước đổ lá khoai”. Đó là thái độ bất hợp tác và khinh bỉ đến tột độ.

Thái độ của tác giả đối với mỗi nhân vật cũng hiện ra rất rõ. Với Va-ren là căm thù, khinh ghét; với Phan Bội Châu là ca ngợi, tôn sùng.

Ngay từ lúc bắt đầu câu chuyên, bản chất của Va-ren đã phần nào được hé lộ qua lời “nửa chính thức hứa” của hắn trước sức ép của công luận Pháp và Đông Dương. Nghe qua đó mà đã thấy nực cười. Nửa lời hứa thì còn gì là hứa hẹn. Ấy vậy mà hắn dám trình bày trước công luận. Hơn nữa nó lại được trình bày dưới giọng lưỡi của một vị Toàn quyền Đông Dương…

Sau đó tác giả có đưa ra lời bình luận: giả thử chữ chăm sóc được đặt trong ngoặc kép một cách rất có chủ ý. Tất cả những điều đó phần nào vẽ ra một chân dung Va-ren mũ cao áo dài bảnh choẹ nhưng tính cách thì xảo trá, cơ hội.

Quả đúng như vậy, sau lời hứa, hành động của Va-ren tỏ ra vô cùng thư thả “ngài chì muốn chăm sóc đến khi nào yên vị thật xong xuôi ở bên ấy đã”, “mà hành trình từ Mác-xây đến Sài Gòn kéo dài chừng bốn tuần lễ”. Phải chăng sự chùng chình đó nhằm cố tình đẩy Phan Bội Châu bị kìm kẹp, tra tấn lâu hơn nữa trong tù?

Nhưng tất cả bộ mặt của Va- ren mới được phơi bày cụ thể và rõ nét trong trò lố chính thức của hắn, khi hắn đối mặt với Phan Bội Châu. Hắn vào nhà tù với câu nói đầy vẻ hào hiệp: “Tôi mang tự do đến cho ông đây!”. Đi kèm với lời nói của một vị thiên sứ ấy là một hành động hết sức lá phải lá trái “tay phải giơ tay bắt Phan Bội Châu, còn tay trái thì nâng cái gông to kệch đang xiết chặt Phan Bội Châu trong nhà tù ảm đạm”. Phải chăng, với lời nói và hành động ấy, Va- ren đã hớ hênh cho người ta thấy rằng bản chất của tự do mà hắn đem đến cho người khác là sụ tự do giả hiệu, là sự nô lệ, đàn áp và bóc lột dã man? Lời nói và hành động ấy đã chỉ cho người đọc thấy hắn là một kẻ hai mặt, độc ác, đê hèn và thấp kém.

Nhưng còn nữa, vừa mới nói rất khoa trương, hào phóng thì giờ hắn lại mặc cả như một mụ đàn bà: Nhưng có đi phải có lại, tôi yêu cầu ông lấy danh dự hứa với tôi rằng…”. Hắn còn giờ giọng phình phờ, giả ca ngợi Phan Bội Châu rồi ra đòn bằng một loạt những câu hỏi phản đề dồn dập hòng làm lung lạc ý chí và tinh thần của nhà cách mạng. Sau đó, Va-ren đưa ra những lời khuyên cho hành động bằng việc sử dụng một loạt các câu cầu khiến ông hãy.., chớ tìm cách xúi giục.., ông hãy bảo họ….

Va-ren vẽ ra một ảo vọng ngời ngời được cho nước ông, được cho bản thân ông! Với những viên đạn bọc đường, Va-ren đang cố làm cho đối thủ của mình mắc bẫy. Hắn đang cố lừa bịp để dẫn dắt Phan Bội Châu đến một nhà tù lớn hơn, nhà tù của một đất nước nô lệ vĩnh viễn. Và hắn tưởng hắn thành công, hoặc giả hắn cố đọc nốt phần diễn thuyết mà hắn đã chuẩn bị. Va-ren nêu gương. Những tấm gương phản bội Tổ quốc nhục nhã. Trong đó hắn là kẻ đốn mạt nhất. Cao trào của sự lố bịch cũng nằm cả ở đây.

Tác giả đã sử dụng thủ pháp gậy ông đề đập lưng ông một cách hết sức tài tình. Toàn bộ lời nói của Va-ren đã tự vạch mặt hắn. Hắn huênh hoang, tự đắc. Hắn vênh váo vì hắn là một kẻ phản bội nhục nhã, đáng ghê tởm đã lần lữa đốt cháy những cái mà mình đã tôn thờ và đang tôn thờ những cái mà mình đã đốt cháy. “Trước tôi là đảng viên Xã hội đấy, và giờ đây thì tôi làm Toàn quyền…”

Vậy ra, để có được cái chức Toàn quyền hắn sẵn sàng đánh đổi cả niềm tin, danh dự, cả lý tưởng sống của mình. Và bây giờ, để mua chuộc nhà cách mạng, hắn cũng chẳng từ một thủ đoạn nào, kể cả lấy mình ra làm trò hề. Bản chất bất lương, đê tiện, vô liêm si của Va-ren được tập trung thể hiện tại đây.

Thế nhưng, cả bài diễn thuyết hùng hổn và lâm li, tâm huyết của Va-ren lại bị rơi tõm vào sự im lặng của người đối thoại. Điều đó khiến hắn sủng sốt cả người. Hắn quá ngạc nhiên và không thể hiểu nổi. Nhưng có một điều hắn cảm nhận rõ nhất đó là hắn đã thất bại thảm hại.

Như vậy, trong cuộc chạm trán giữa Va-ren và Phan Bội Châu, Va-ren đã nói hết, hắn thao thao bất tuyệt một cách trơn tru bởi chẳng cố ai thèm ngắt lời hắn cũng chẳng cố ai thèm nghe hắn nói. Hình thức ngôn ngữ của Va-ren là hình thức độc thoại.

Sự thảm hại của Va-ren còn được ngầm thể hiện một cách rất tinh tế, tất nhiên vẫn qua ngôn ngữ của hắn. Ban đầu là: Tôi đem tự do đến cho ông đây.” Sau đó, người ta chẳng còn thấy một thiên sứ nữa mà thấy một kẻ bất lương. Vả lại trời ơi! Tại sao chúng ta lại cứ cố chấp, cãi lộn nhau mãi thế này… trong khi chẳng ai thèm nói với hắn câu nào. Rồi đến “Ô! ông nghe tôi ông Phan Bội Châu này” Nhưng đến cuối cuộc gặp gỡ thì, “thôi không nghe cũng được”. Chỉ cần Phan Bội Châu nhìn một cái với hắn là cũng đủ lắm rồi: Nhưng sao thể, ông hãy nhìn tôi này….”.

Trong cả cuộc gặp mặt Va-ren, Phan Bội Châu chi im lặng dửng dưng. Mọi lời nói của Va-ren như “nước đổ lá khoai”. Và hơn thế, “đôi ngọn râu mép người tù nhếch lên một chút rồi lại hạ ngay xuống, mỉm cười một cách kín đáo như cánh ruồi lướt qua vậy“. Và cao trào là Phan Bội Châu đã “nhổ vào mặt Va-ren".

Tất cả những hành động đó dần tăng cấp sự coi thường, khinh bỉ của Phan Bội Châu đối với Va-ren. Chúng thể hiện sự kiên định của ông đối với lí tưởng yêu nước. Chúng tôn lên bản lĩnh kiên cường, bất khuất của “người tù lừng danh”.

Qua việc miêu tả những hành động trên, Nguyên Ái Quốc ngầm bày tỏ sự khâm phục, kính yêu đối với nhà cách mạng vĩ đại Phan Bội Châu đồng thời bày tỏ sự căm ghét phẫn uất đối với Va-ren nói riêng, chủ nghĩa thực dân nói chung. Đó cũng là một trong những biểu hiện yêu nước nồng nàn của nhà báo sắc sảo này. Tính chiến đấu của ngòi bút Nguyễn Ái Quốc thể hiện rõ nhất ở những chi tiết đó.

Phần tái bút có một ý nghĩa đặc biệt khắc sâu hơn nữa sự bẩn thỉu của Va-ren và khí phách phi thường của người tù Phan Bội Châu. Lời kể của nhân chứng trong cuộc gặp gỡ (anh lính gác ngục) ở phần tái bút đã góp phần tô dậm thêm tính chất thảm hại của tấn kịch và tạo được sự khách quan cho câu chuyện. Nó nâng cấp tính cách, thái độ của Phan Bội Châu trước kẻ thù: không chỉ dửng dưng, khinh bỉ mà còn chống trả quyết liệt.

Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu là một truyện ngắn hiện đại được viết bằng tiếng Pháp song có hình thức giống như một bài kí sự. Nghệ thuật trần thuật sinh động, độc đáo, hấp dẫn. Cách khắc họa chân dung nhân vật rất đặc sắc qua lời nói, hành động, cử chi…, qua lời bình luận ngoài truyện và bằng thủ pháp tương phản. Trí tưởng tượng và khả năng hư cấu tài tình, giọng điệu trào phúng, hài hước và hóm hỉnh.

Thống qua miêu tả nhân vật toàn quyền Va-ren, tác giả đã vạch trần bộ mặt chủ nghĩa thực dân Pháp mà Va-ren là đại diện, đồng thời ca ngợi người anh hùng Phan Bội Châu – vị lãnh tụ tiêu biểu cho cuộc đấu tranh giải phóng của dân tộc Việt Nam.

^HT^

11 tháng 10 2019

Hai câu kết diễn tả khát vọng, nỗi lòng da diết của tác giả về cuộc sống yên bình, hạnh phúc của dân chúng:

   + Nhà thơ mong mỏi khúc đàn Nam Phong của vua Thuấn, khúc đàn tượng trưng cho sự no đủ, thuận hòa của nhân dân

   + Lấy chuyện xưa để nói tới hiện tại, cho thấy tấm lòng yêu nước thương dân tới muôn đời

- Câu thơ cũng gợi lên khúc nhạc ngợi ca cuộc sống thái bình, no đủ của dân chúng, đồng thời cũng là lời nhắc các bậc quân vương lấy dân làm trọng

- Nhà thơ thể hiện niềm mong ước, nguyện vọng cho đất nước thái bình chính là tư tưởng “lấy dân làm gốc” của Nguyễn Trãi

   + Tư tưởng này có nguồn gốc từ lời dạy của Khổng Tử “dân vi bản, xã tắc vi quy, quân vi khinh

- Âm điệu của bài thơ có sự thay đổi, lúc nhanh dồn dập, lúc lại thong thả khoan thai.

- Tác dụng của việc kết thúc bằng câu thơ lục ngôn: cảm xúc được dồn nén, dư âm được mở ra – đó cũng là tác dụng khi kết thúc bằng câu thơ sáu chữ trong thơ thất ngôn.

18 tháng 11 2021

Hai câu thơ cuối cho ta hiểu tấm lòng của Nguyễn Trãi muốn có cây đàn của vua Thuấn để gảy lên khúc ca sự no ấm, thái bình của người dân. Ông là người luôn canh cánh trong lòng nỗi lo cho dân, cho đất nước. Nhìn thấy dân làng chài trong cảnh yên vui cũng đủ khiến ông yên lòng. Âm điệu những câu thơ lục ngôn ( sáu chữ) kết thúc bài thơ khác âm điệu những câu thơ thất ngôn ( bảy chữ) ở chỗ nó như dồn nén trong câu chữ những tính cảm của ông dành cho nhân dân. Ông ước mơ người dân đất nước ta có cuộc sống no đủ sum vầy hạnh phúc, ấm êm.