Cho nửa đường tròn tâm O , đường kính AB=2R , M là một điểm tùy ý nửa đường tròn ( M khác A;B ) . Kẻ hai tia tuyến Ax và By với đường tròn .Qua M kẻ tia tuyến thứ ba lần lượt cắt Ax và B tại C và D .a, Chứng minh : CD =AC +BD và góc COD =90 độ.b, Chứng minh : AC BD=R^2C,OC cắt AM tại E ,OD cắt BM tại F . Chứng minh :...
Đọc tiếp
Cho nửa đường tròn tâm O , đường kính AB=2R , M là một điểm tùy ý nửa đường tròn ( M khác A;B ) . Kẻ hai tia tuyến Ax và By với đường tròn .Qua M kẻ tia tuyến thứ ba lần lượt cắt Ax và B tại C và D .
a, Chứng minh : CD =AC +BD và góc COD =90 độ.
b, Chứng minh : AC BD=R^2
C,OC cắt AM tại E ,OD cắt BM tại F . Chứng minh : EF=R
a) Xét (O) có
CM là tiếp tuyến có M là tiếp điểm(gt)
CA là tiếp tuyến có A là tiếp điểm(gt)
Do đó: CM=CA(Tính chất hai tiếp tuyến cắt nhau)
Xét (O) có
DM là tiếp tuyến có M là tiếp điểm(gt)
DB là tiếp tuyến có B là tiếp điểm(gt)
Do đó: DM=DB(Tính chất hai tiếp tuyến cắt nhau)
Ta có: CM+DM=CD(M nằm giữa C và D)
mà CM=CA(cmt)
và DM=DB(cmt)
nên CD=AC+BD(đpcm)
Xét (O) có
CM là tiếp tuyến có M là tiếp điểm(gt)
CA là tiếp tuyến có A là tiếp điểm(gt)
Do đó: OC là tia phân giác của \(\widehat{AOM}\)(Tính chất hai tiếp tuyến cắt nhau)
hay \(\widehat{AOM}=2\cdot\widehat{COM}\)
Xét (O) có
DM là tiếp tuyến có M là tiếp điểm(gt)
DB là tiếp tuyến có B là tiếp điểm(gt)
Do đó: OD là tia phân giác của \(\widehat{BOM}\)(Tính chất hai tiếp tuyến cắt nhau)
hay \(\widehat{BOM}=2\cdot\widehat{DOM}\)
Ta có: \(\widehat{AOM}+\widehat{BOM}=180^0\)(hai góc kề bù)
mà \(\widehat{AOM}=2\cdot\widehat{COM}\)(cmt)
và \(\widehat{BOM}=2\cdot\widehat{DOM}\)(cmt)
nên \(2\cdot\widehat{COM}+2\cdot\widehat{DOM}=180^0\)
\(\Leftrightarrow\widehat{COM}+\widehat{DOM}=90^0\)
hay \(\widehat{COD}=90^0\)
Vậy: \(\widehat{COD}=90^0\)
b) Áp dụng hệ thức lượng trong tam giác vuông vào ΔCOD vuông tại O có OM là đường cao ứng với cạnh huyền CD, ta được:
\(CM\cdot MD=OM^2\)
\(\Leftrightarrow CA\cdot BD=OM^2\)
mà OM=R
nên \(AC\cdot BD=R^2\)(đpcm)
c) Ta có: CA=CM(cmt)
nên C nằm trên đường trung trực của AM(Tính chất đường trung trực của một đoạn thẳng)(1)
Ta có: OA=OM(=R)
nên O nằm trên đường trung trực của AM(Tính chất đường trung trực của một đoạn thẳng)(2)
Ta có: DM=DB(cmt)
nên D nằm trên đường trung trực của BM(Tính chất đường trung trực của một đoạn thẳng)(3)
Ta có: OM=OB(=R)
nên O nằm trên đường trung trực của BM(Tính chất đường trung trực của một đoạn thẳng)(4)
Từ (1) và (2) suy ra OC là đường trung trực của AM
hay OC⊥AM
mà OC cắt AM tại E(gt)
nên OC⊥AM tại E
hay \(\widehat{OEM}=90^0\)
Từ (3) và (4) suy ra OD là đường trung trực của MB
hay OD⊥MB
mà OD cắt MB tại F(gt)
nên OD⊥MB tại F
hay \(\widehat{OFM}=90^0\)
Xét tứ giác EMFO có
\(\widehat{OFM}=90^0\)(cmt)
\(\widehat{OEM}=90^0\)(cmt)
\(\widehat{EOF}=90^0\)(cmt)
Do đó: EMFO là hình chữ nhật(Dấu hiệu nhận biết hình chữ nhật)
⇒EF=MO(Hai đường chéo của hình chữ nhật EMFO)
mà MO=R(gt)
nên EF=R(đpcm)