Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bài thơ có 3 khúc, mỗi khúc có hai khổ thơ đều mở đầu bằng lời ru của tác giả, kết thúc bằng lời ru của mẹ
- Sự lặp đi lặp lại, cách ngắt nhịp tạo âm điệu dìu dắt vấn vương của lời ru, gợi vẻ nhịp nhàng của cánh nôi đưa.
- Giọng điệu thể hiện tình cảm tha thiết, trìu mến của người mẹ dành cho đứa con, mong con lớn khôn, khỏe mạnh, thành công dân tự do của nước nhà thống nhất, độc lập
olm cảm ơn em đã yêu mến, tin tưởng, đồng hành cùng olm trong suôt thời gian qua. Cảm ơn lời chúc và những tình cảm của em giành cho các thầy cô giáo nói chung và các thầy cô olm nói riêng. Olm rất trân quý những tình cảm chân thành đó.
Olm chúc em học tập hiệu quả và có những giây phút trải nghiệm giao lưu vui vẻ cùng cộng đồng tri thức olm.vn. Thân mếm!
Lời ru ẩn nơi nào
Giữa mênh mang trời đất
Khi con vừa ra đời
Lời ru về mẹ hát
Lúc con nằm ấm áp
Lời ru là tấm chăn
Trong giấc ngủ êm đềm
Lời ru thành giấc mộng
Khi con vừa tỉnh giấc
Thì lời ru đi chơi
Lời ru xuống ruộng khoai
Ra bờ ao rau muống
Và khi con đến lớp
Lời ru ở cổng trường
Lời ru thành ngọn cỏ
Đón bước bàn chân con
Mai rồi con lớn khôn
Trên đường xa nắng gắt
Lời ru là bóng mát
Lúc con lên núi thẳm
Lời ru cũng gập ghềnh
Khi con ra biển rộng
Lời ru thành mênh mông.
1.Bài thơ được viết theo thể thơ mấy chữ
- Thể thơ năm chữ
2. Phương thức biểu đạt chính của bài thơ là gì?
- Phương thức biểu đạt chính : Biểu cảm
3. Đâu là câu chủ đề của bài thơ
A. Tình mẫu tử
B. tình phụ tử.
C tình yêu quyê hương,
D. tình bạn
4. bài thơ có cách ngắt nhịp phổ biến thư thế nào
A.Nhịp 2/3 ,
B Nhịp 3/2,
C. Nhịp ¼,
D.A và B đúng
5. Đọc bài thơ em thấy lời ru ẩn nơi nào?
A. ở ruộng khoai, ao rau muống
B.ở cổng trường
C. trên đường, trên núi, ngoài biển
D. ở khắp mọi nơi
6. Lời ru của mẹ ở bên con khi nào?
A. lúc con chào đời
B.Lúc con đi học
C.Khi con khôn lớn.
D. suốt cuộc đời con
7.Trong câu thơ: “ lời ru cũng gập ghềnh” đã sử dụng phó từ “cũng” đúng hay sai?
- Đúng
8. Câu nào sau đây có nội dung gần gũi với ý thơ trong bài thơ trên
-“Đời con mẹ bế, mẹ bồng Mẹ ru con cả tiếng lòng thương yêu”
-“ Đứa trẻ nhỏ giữ dòng đời quanh quẽ Thèm một lần khe khẽ tiếng mẹ ru”
-“Mẹ ngồi hát khúc đua nôi Lời ru thầm gọi sinh sôi hạt vàng”
-“Gió đưa kẽo kẹt cành tre Ầu ơ ru giấc trưa về mùa thu”
9. Nêu tác dụng của biện pháp điệp ngữ “ lời ru” trong bài thơ.
- Tác dụng biện pháp tu từ điệp ngữ "lời ru": Nhấn mạnh từ lời ru cho thấy được sự yên bình và hạnh phúc khi bên cạnh mẹ. Dù bất cứ nơi nào mẹ cũng dành cho con những điều tốt đẹp nhất.
10.Em hãy viết khoảng 5 đến 7 dòng chia sẻ suy nghĩ của mình về ý nghĩa của lời ru trong cuộc sống. ( Cái này nhường em nha )
Xuất hiện trong : + Giữa mênh mông trời đất + Khi con ra đời + khi con trưởng thành + Trên đường xa nắng gắt + Lúc con lên núi thẳm + Khi con ra biển rộng
Chúng ta, dẫu giàu hay nghèo; dẫu ở thành thị hay nông thôn, miền núi cũng từng đi qua tuổi thơ, từng được nghe những lời ru. Lời ru ở mỗi vùng miền, mỗi dân tộc có thể khác nhau về làn điệu, cách luyến láy nhưng thường là những câu ca lục bát bắt nguồn từ vốn sống của người lao động bình dân, được truyền tụng bao đời. Những câu ca ấy thật dễ nhớ, dễ thuộc; kết tinh được bao tinh hoa, văn hóa tốt đẹp. Có những lời ru mang âm hưởng rộn rã, vui tươi; nhưng cũng có những lời ru réo rắt, trầm lắng giàu chiêm nghiệm, trăn trở, suy tư.
Lời ru là những câu ca đưa ta vào giấc ngủ. Thuở còn nằm nôi, còn được ẵm bồng, mẹ vẫn ru ta bằng những câu ca dịu ngọt: “Cái bống là cái bống bang…” rồi “Con cò mà đi ăn đêm…”… Nếu dòng sữa ngọt lành, thơm thảo của mẹ nuôi ta khôn lớn phần xác thì lời ru mát lành của mẹ nuôi dưỡng ta lớn khôn phần hồn. Lời ru của mẹ dỗ con nín khóc những khi con khó chịu trong người hay buồn ngủ; lời ru của mẹ là quạt mát ngày hè, là chăn ấm đêm đông, là hương hoa mùa xuân, là trái ngọt khi thu về. Ai được mẹ sinh ra và được nghe lời ru của mẹ đều cảm thấy mình là người diễm phúc.
Lời ru của mẹ là sự gửi gắm những ước mong, nhắn gửi những tâm tình, những trải lòng, trăn trở, suy tư về lối sống, nếp nghĩ, như: “Bầu ơi thương lấy bí cùng…”, hay “Anh em như thể tay chân…”, … Người mẹ nào cũng muốn con cái lớn khôn nên người. Có lẽ bởi thế, tình yêu của mẹ mách bảo rằng, mẹ chính là người thầy đầu tiên của cuộc đời con. Và có biết bao “cái lẽ ở đời” đã có trong những lời ru của mẹ. Lời ru của mẹ dạy con biết yêu ông bà, biết quý công lao cha mẹ, biết sống yêu thương, biết làm những điều nên làm… Lời ru của mẹ đẹp và quý biết nhường nào!
Có những người may mắn có mẹ trong đời, được lời ru của mẹ chắp cánh cho những ước mơ. Nhưng cũng có rất nhiều bạn nhỏ, khi sinh ra đã không có được tình yêu của mẹ. Vì mồ côi mẹ từ thuở lọt lòng, vì mẹ đi làm ăn xa, hay vì một lý do nào khác... Nhưng bù lại, các em vẫn còn có được lời ru của bà, của chị… những người phụ nữ cũng yêu thương các em như tình yêu của mẹ. Lời ru theo các em đi vào giấc ngủ, giấc mơ; lời ru theo các em ra cánh đồng với ngô, khoai, sắn, với lúa đồng ấm no, trù phú; lời ru theo các em trên mỗi con đường đến trường… Ðể mai này lớn lên, trong hành trang cuộc đời mỗi người có những lời ru mênh mang, sâu lắng ấy.
Nhịp sống xô bồ hiện đại khiến con người có thể đánh mất đi những giá trị tinh thần tốt đẹp. Các bậc cha mẹ ngày nay, vì những lý do và mục đích khác nhau đã ít coi trọng đến những lời ru dành cho con. Giờ đây, ít có những đứa trẻ có được những kỉ niệm êm đẹp bên những lời ru của mẹ từ thuở còn nằm nôi. Người ta bảo, lời ru như những viên ngọc lấp lánh, trong ngần. Ai từng đi qua những lời ru ấy như được sở hữu một món quà vô giá.
Lời ru giản dị mà thiêng liêng. Nó vô cùng cần thiết với thế giới của trẻ thơ. Lời ru với chúng ta là kỉ niệm, là nguồn vui, là niềm hạnh phúc… những khi nghĩ về mẹ, về những người phụ nữ trong cuộc đời mình. Ðể rồi một mai khi đã trưởng thành, lòng ta lại rưng rưng một niềm thành kính khi chợt nhận ra: “Ta đi trọn kiếp con người/Cũng không đi hết mấy lời mẹ ru”.