K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 5 2016

K hi còn bé tôi vẫn được nghe mẹ hát ru, thường thì lời ru là những câu ca dao hoặc những bài đồng dao,… nhưng cũng có khi đó lại là những vần thơ nói về Đồng tiền Vạn Lịch kể lại một câu chuyện mà sau này tôi mới biết nội dung như sau:

    “Xưa có một người lái buôn tên là Vạn Lịch, nhờ vốn liếng của vợ mà buôn bán trở nên rất giàu có. Nhưng khi làm nên cơ nghiệp, hắn thấy vợ không còn nhan sắc nữa nên có ý định tống cổ vợ đi, bèn nhân một hôm vợ trò chuyện với anh đánh giậm, vu cho là ngoại tình, hắn gây chuyện với vợ rồi xỉ vả nàng thậm tệ. Mặc dầu vợ thề thốt hết lời nhưng hắn không nghe. Hắn trả xống áo cho nàng, vứt cho một thoi vàng, một thoi bạc và đuổi đi ngay.
    Bơ vơ một thân một mình nàng gặp lại người đánh giậm, bèn gạt nước mắt kể lể sự tình. Khi biết anh ta chưa có vợ lại sống một thân một mình, nàng bảo:
    - Hắn bảo tôi dan díu với anh, tôi xin được lấy anh làm chồng, dù có khổ sở thế nào đi nữa tôi cũng chịu được. Chúng ta sẽ làm ăn nuôi nhau.
Anh chàng đánh giậm không biết từ chối thế nào đành dẫn người đàn bà kia về túp lều của mình dựng bên bờ sông và họ trở nên vợ chồng. Hàng ngày chồng vẫn làm nghề cũ, còn vợ thì ở nhà chăn nuôi gà vịt. Tuy nghèo nhưng họ sống êm ấm, không xô xát với nhau bao giờ.
***
    Ba năm trôi qua. Một hôm trời mưa, chồng rỗi việc ở nhà, vợ ngồi vá áo. Chồng thấy đàn gà thi nhau mổ thóc ở thúng, sẵn có thỏi vàng của vợ trong thúng khâu, hắn không biết là vật gì liền cầm lấy ném đàn gà. Chẳng may ném mạnh quá thỏi vàng văng luôn xuống sông. Thấy vậy, vợ trách chồng:
    - Kìa, người sao mà ngu đần thế! Anh có biết anh vừa ném cái gì không?
    - Thứ ấy thì thiếu gì. Những lúc bắt cá ở một vũng kia tôi vẫn nhặt được luôn nhưng không biết dùng làm gì nên lại vứt bỏ.
    Đến lượt vợ lại ngẩn cả người, liền hối hả giục chồng đi lấy về. Quả nhiên đó là vàng và lạ thay mỗi thỏi đều có dấu hiệu riêng của Vạn Lịch. Nguyên do Vạn Lịch từ ngày đuổi vợ, buôn bán có phần thua lỗ. Một chuyến bị bão, thuyền đắm, Lịch thoát được thân còn bao nhiêu vàng bạc của cải đều chìm xuống và trôi dạt vào đây. Thế là kho vàng của Lịch lại thuộc về tay vợ chồng anh đánh giậm.
    Từ khi có của, cô nàng bèn xây dựng nhà cửa và sửa soạn cho chồng. Thấy chồng quá ngờ nghệch, vợ bảo phải năng giao du với người ta để học khôn, học khéo hòng mở mặt với đời.
   Chồng nghe lời, nhưng chả có ai thèm chơi với thằng nổi tiếng đần độn. Luôn mấy hôm liền, hắn đi không về rồi. Vợ hỏi:
    - Đã chơi được với ai chưa?
    - Chưa
   Vợ lắc đầu nói một mình rằng:
    - Người đâu u mê đến thế. Suốt mấy ngày mà không làm quen được một ai. Họa có chơi với phỗng thì được!
    Nghe nói thế, chồng tưởng vợ bảo mình không chơi với người thì chơi với phỗng, bèn tìm đến một ngôi đền vắng ở xa xóm. Hắn lân la làm quen với mấy tượng phỗng đặt ở hai bên sân đền. Thấy phỗng nhe răng cười, hắn cũng cười theo, rồi lại quàng vai bá cổ làm như chơi đùa với người thật. Sau đó hắn đi mua bún, mua lòng, mua rượu về mời ăn, nhét cho mỗi tượng một miếng vào miệng, cùng ăn và cùng uống. Cuối cùng chẳng thấy phỗng nói gì, hắn tức mình xô phỗng từ trên bệ lăn kềnh xuống đất rồi bỏ ra về. Khi vợ hỏi, hắn kể lại tình thực. Nàng giậm chân kêu trời, đành giữ chồng lại nhà để dạy khôn cho hắn.
    Không ngờ ngôi đền ấy lại là nơi phát tích của nhà vua. Sau khi anh đánh giậm xô đổ tượng phỗng: nhà vua bị đau bại một nửa người. Bao nhiêu danh y vào cung chữa bệnh đều lắc đầu bó tay. Một ông quan thái bốc gieo quẻ báo tin rằng ngôi đền này động. Pho tượng phỗng đổ xuống đất làm cho họ chú ý. Nhưng khi định dựng tượng dậy thì lạ thay, hàng chục người mó vào đều nâng không nổi. Tin ấy bay về kinh đô, nhà vua rất lo, liền sai yết bảng cho tất cả thần dân ai dựng được phỗng lên bệ thì sẽ hậu thưởng. Hôm ấy cô vợ đi chợ qua đó thấy thế, bèn về hỏi chồng:
    - Hôm ấy anh làm thế nào đẩy ngã pho tượng xuống được?
   Hắn đáp:
    - Tôi chỉ khẽ ẩy một cái là đổ ngay.
    - Thế bây giờ có dựng lên được không?
    - Làm gì mà chả được.
    Vợ bèn cùng chồng ra giật bảng xin quan cho vào nâng thử. Quả nhiên khi người đánh giậm mó tay vào tượng liền đứng lên được.
Từ hôm đó nhà vua khỏi bệnh. Vua sai lấy vàng bạc thưởng cho vợ chồng nàng nhưng họ không nhận, chỉ xin làm một chân tuần ty ở sông Cả. Chức vụ tuần ty chỉ ngồi thu thuế không cần biết chữ. Vua ưng cho ngay. Hai vợ chồng liền đi nhậm chức. Sẵn vàng bạc, họ xây dựng nhà cửa rất nguy nga ở bên cửa sông. Từ đó họ nổi tiếng giàu có trong vùng.
    Một hôm, thuyền của Vạn Lịch đi qua đây, đỗ lại ở cửa tuần cho người lên nộp thuế. Cô nàng biết vậy liền ra lệnh bắt chủ thuyền phải đích thân đến nộp. Tiến vào công đường, Lịch xiết bao kinh ngạc khi thấy ngồi trước án là người vợ cũ của mình cùng anh chàng đánh giậm ngày xưa. Nàng mỉa mai bảo hắn:

 

Biết rằng anh vẫn đi buôn,
Em về kiếm chốn nha môn ngồi tuần.
Dù anh buôn bán xa gần,
Làm sao tránh khỏi cửa tuần em đây.

 

    Nghe câu ấy, Vạn Lịch vô cùng xấu hổ. Vừa thẹn vừa uất, hắn nghĩ không còn mặt mũi nào nhìn lại vợ lần nữa. Đoạn hắn làm giấy kê khai tất cả của cải đem biếu nàng nói là để chuộc lỗi xưa rồi tự tử. Khi hay tin Vạn Lịch chết, nàng rất hối hận, nên đem tất cả tài sản của Vạn Lịch, tâu vua xin đúc một thứ tiền gọi là “tiền Vạn Lịch” rồi đem phân phát cho những người nghèo khổ”.
    Nội dung câu chuyện chỉ có thế nhưng đã có nhiều dị bản, nhiều vở kịch được dàn dựng công phu, thậm chí có những nhạc phẩm kể lại chuyện tình ly kỳ này. Tôi đã tìm trên Google và Wikipedia chỉ thấy truyện kể bằng văn xuôi, nhạc, kịch nhưng không thấy truyện kể theo thể loại thơ. Tình cờ ba tôi – Khánh Hà – cho biết xưa ông đã có tập thơ này. Vì biến cố 54 ba tôi không kịp mang theo nhưng vẫn thuộc chúng. Được chúng tôi thúc giục, ba tôi đã dành trọn 3 ngày để viết lại. Năm nay ông cụ đã 84 tuổi nhưng ông vẫn nhớ gần như đầy đủ. Tuy vậy có một vài chỗ không nhớ chính xác lắm rất mong tìm được chính bản.
15 tháng 5 2016

làm bài gì thế?

 

Quyền tự chủ của nhà trường trong việc thực hiện kế hoạch giáo dục theo CT GDPT mới làChọn một:a. Biên soạn tài liệu giáo dục của địa phương đáp ứng nhu cầu và phù hợp với đặc điểm của địa phương.b. Các nhà trường và cơ sở giáo dục có quyền chủ động trong việc xây dựng kế hoạch giáo dục hàng năm cho phù hợp với điều kiện cụ thể của từng trường, từng địa...
Đọc tiếp

Quyền tự chủ của nhà trường trong việc thực hiện kế hoạch giáo dục theo CT GDPT mới là
Chọn một:
a. Biên soạn tài liệu giáo dục của địa phương đáp ứng nhu cầu và phù hợp với đặc điểm của địa phương.
b. Các nhà trường và cơ sở giáo dục có quyền chủ động trong việc xây dựng kế hoạch giáo dục hàng năm cho phù hợp với điều kiện cụ thể của từng trường, từng địa phương.
c. Các cơ sở GDPT được chủ động tiến hành điều chỉnh, bố trí, sắp xếp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng cơ sở vật chất, kỹ thuật.
d. Biên soạn tài liệu giáo dục của địa phương đáp ứng nhu cầu và phù hợp với đặc điểm của địa phương. Việc lựa chọn SGK thuộc thẩm quyền của nhà trường và được thực hiện công khai, minh bạch. Các nhà trường và cơ sở giáo dục có quyền chủ động trong việc xây dựng kế hoạch giáo dục hàng năm cho phù hợp với điều kiện cụ thể của từng trường, từng địa phương. Các cơ sở GDPT được chủ động tiến hành điều chỉnh, bố trí, sắp xếp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng cơ sở vật chất, kỹ thuật.

0
11 tháng 1 2019

Ngày xưa có một người lái buôn tên là Vạn Lịch. Hắn ta buôn to, giàu có vào hạng nhất nhì trong nước. Hắn có ngót một trăm chiếc thuyền dùng vào việc chở hàng. Chiếc thuyền riêng của Lịch có buồng ăn, buồng nằm… Không khác gì nhà ở trên đất. Xung quanh chỗ ngồi trang sức bằng gấm vóc. Đồ đùng toàn bằng vàng bạc. Lịch có một người vợ trẻ và đẹp là Mai Thị. Trong những lúc đi buôn bán xa, hắn thường ngờ vợ không thực lòng với mình. Hắn hay xét nét từng li từng tí làm cho nàng tuy sung sướng nhưng cũng rất khổ tâm. Một hôm thuyền của Lịch đậu ở một bãi vắng. Mai thị ngồi trước mũi nhìn ra ngoài. Bỗng có một người đánh giậm ở đâu đến cạnh thuyền xin một miếng trầu. Mai thị thấy người đó đóng khố , mình mẩy lấm láp thì thương hại, hỏi thăm mấy câu rồi lấy mấy miếng trầu trong cơi vàng đem cho. Lịch đang ngủ chợt thức giấc thấy thế, cơn ghen nổi lên đùng đùng. Chờ cho anh đánh giậm đi khỏi, hắn gây chuyện với vợ rồi xỉ vả nàng thậm tệ. Mặc dầu Mai thị thề thốt hết lời nhưng hắn không nghe. Hắn trả xống áo cho nàng, vứt cho một thoi vàng, một thoi bạc và đuổi đi ngay.
Mai thị bơ vơ một mình trên bãi biển. Nàng gặp lại người đánh giậm bèn gạt nước mắt kể lể sự tình. Anh chàng đánh giậm ngẩn ngơ cả người, không hiểu ra làm sao cả. Khi biết anh ta chưa có vợ lại sống một thân một mình, nàng bảo:
-Hắn bảo tôi dan díu với anh. Œu là số tôi không lấy được kẻ giàu sang, tôi xin lấy anh làm chồng, dù có khổ sở thế nào đi nữa tôi cũng chịu được. Chúng ta sẽ làm ăn nuôi nhau. Anh chàng đánh giậm không biết từ chối thế nào, cuối cùng dẫn người đàn bà kia về túp lều của mình dựng bên bờ sông. Và họ trở nên vợ chồng. Hàng ngày chồng vẫn làm nghề cũ, còn vợ thì ở nhà chăn nuôi gà vịt. Tuy nghèo nhưng họ sống êm ấm, không xô xát với nhau bao giờ.
* * *
Ba năm trôi qua. Một hôm trời mưa, chồng rỗi việc ở nhà, vợ ngồi vá áo. Chồng thấy đàn gà thi nhau mổ thóc ở thúng, sẵn có thỏi vàng của vợ trong thúng khâu, hắn không biết là vật gì liền cầm lấy ném đàn gà. Chẳng may ném mạnh quá thỏi vàng văng luôn xuống sông. Thấy vậy, vợ trách chồng:
-Kìa, người sao mà ngu đần thế! Anh có biết anh vừa ném cái gì không? Chồng đáp gọn lỏn:
-Chả biết.
-Đấy là vàng quý nhất ở trên thế gian đấy.
-Thứ ấy thì thiếu gì. Những lúc bắt cá ở một vũng kia tôi vẫn nhặt được luôn nhưng không biết dùng làm gì nên lại vứt bỏ.
Đến lượt vợ lại ngẩn cả người, liền hối hả giục chồng đi lấy về. Quả nhiên đó là vàng thực và lạ thay mỗi thỏi đều có dấu hiệu riêng của Vạn Lịch. Nguyên do Vạn Lịch từ ngày đuổi vợ, buôn bán có phần thua lỗ. Một chuyến bị bão, thuyền đắm, Lịch chỉ thoát được thân còn bao nhiêu vàng bạc của cải đều chìm xuống nước và trôi giạt vào đây. Thế là kho vàng của Lịch lại thuộc về tay vợ chồng Mai thị. Từ khi có của, Mai thị bèn xây dựng nhà cửa và sắm ăn sắm mặc cho chồng. Thấy chồng quá ngờ nghệch, vợ bảo phải năng chơi bời với người ta để học khôn học khéo hòng mở mặt với đời. Chồng nghe lời, vào xóm gạ chuyện với mọi người để làm quen nhưng chả có ai thèm chơi với thằng nghèo lại nổi tiếng đần độn. Luôn mấy hôm liền, hắn đi không về rồi. Vợ hỏi: “Đã chơi được với ai chưa?”. “Chưa”. Mai thị lắc đầu nói một mình rằng: “Người đâu u mê đến thế. Suốt mấy hôm trời mà không làm quen được một ai. Họa có chơi với phỗng thì được!”. Nghe nói thế, chồng tưởng vợ bảo mình không chơi với người thì chơi với phỗng, bèn tìm đến một ngôi đền vắng ở xa xóm. Hắn lân la toan làm quen với mấy bức tượng phỗng đặt ở hai bên sân đền. Thấy tượng phỗng nhe răng cười, hắn cũng cười theo, rồi lại quàng vai bá cổ làm như chơi đùa với người thật. Sau đó hắn đi mua bún lòng về mời ăn, nhét cho mỗi tượng một miếng vào miệng. Cuối cùng chẳng thấy phỗng nói gì, hắn tức mình xô phỗng từ trên bệ lăn kềnh xuống đất rồi bỏ ra về. Khi vợ hỏi, hắn kể lại tình thực. Mai thị giẫm chân kêu trời, đành giữ chồng lại nhà để dạy khôn cho hắn. Không ngờ ngôi đền mà anh chàng đánh giậm đến chơi lại là nơi phát tích của nhà vua. Tự nhiên, sau khi anh đánh giậm xô đổ tượng phỗng, nhà vua bị đau bại một nửa người. Bao nhiêu danh y được triệu vào cung chữa bệnh cho thiên tử đều lắc đầu bó tay. Một ông quan thái bốc gieo quẻ báo tin rằng ngôi đền này động. Lập tức triều đình phái quan tỉnh về làm lễ tạ. Pho thượng phỗng đổ xuống đất làm cho họ chú ý. Nhưng khi định dựng tượng dậy thì lạ thay, hàng chục người mó vào đều nâng không nổi. Quan truyền cho mấy cơ lính dùng đòn dây xúm vào cùng khiêng nhưng rốt cuộc tượng vẫn không hề nhúc nhích. Tin ấy bắn về kinh đô, nhà vua rất lo, liền sai yết bảng cho tất cả thần dân ai có phép gì dựng được phỗng lên bệ thì sẽ hậu thưởng. Hôm ấy Mai thị đi chợ qua đó thấy bảng yết thế, bèn về hỏi chồng:
-Hôm ấy anh làm thế nào đẩy ngã pho tượng xuống được? Hắn đáp:
-Tôi chỉ khẽ ẩy một cái là đổ ngay.
-Thế bây giờ có dựng lên được không?
-Làm gì mà chả được! Vợ bèn cùng chồng ra giật bảng xin quan cho vào nâng thử. Quả nhiên khi người đánh giậm mó tay vào tượng liền đứng lên được. Từ hôm đó nhà vua khỏi bệnh. Vua sai lấy vàng bạc thưởng cho vợ chồng Mai thị nhưng họ không nhận, chỉ xin làm một chân tuần ty ở sông Cả. Chức vụ tuần ty chỉ ngồi thu thuế không cần biết chữ. Vua ưng cho ngay. Hai vợ chồng liền đi nhậm chức. Sẵn vàng bạc, họ đưa ra xây dựng nhà cửa rất nguy nga ở bên cửa sông. Từ đó họ nổi tiếng giàu có trong vùng. Một hôm, thuyền của Vạn Lịch đi qua đấy, đỗ lại ở cửa tuần cho người lên nộp thuế. Mai thị biết vậy liền ra lệnh bắt chủ phải thân đến nộp. Tiến vào công đường, Lịch xiết bao kinh ngạc khi thấy ngồi trước án là người vợ cũ của mình cùng anh chàng đánh giậm ngày xưa. Mai thị mỉa mai bảo hắn: Biết rằng anh vẫn đi buôn, Em về kiếm chốn nha môn ngồi tuần. Dù anh buôn bán xa gần, Làm sao tránh khỏi cửa tuần em đây. Nghe câu ấy, Vạn Lịch vô cùng xấu hổ. Hắn từ tạ trở về thuyền. Vừa thẹn vừa uất, hắn nghĩ không còn mặt mũi nào nhìn lại vợ lần nữa. Đoạn hắn làm giấy kê khai tất cả của cải đem biếu Mai thị nói là để chuộc lỗi xưa, rồi đâm cổ tự tử. Mai thị thấy vậy lấy làm hối hận. Sau đó nàng đem bao nhiêu tài sản của Vạn Lịch, tâu vua xin đúc một thứ tiền gọi là “tiền Vạn Lịch” rồi đem phân phát cho những người nghèo khổ. Ngày nay thỉnh thoảng người ta vẫn còn nhặt được một vài đồng tiền đó. Người ta còn có câu hát: Đồng tiền Vạn Lịch thích bốn chữ vàng,
Anh tiếc công anh dan díu với nàng bấy lâu.

11 tháng 1 2019

Ngày xửa ngày xưa ở vùng nọ có một người tên là Vạn Lịch làm nghề lái buôn. Công việc buôn bán của hắn rất thuận lợi, mấy năm buôn to bán lớn thu về được không biết bao nhiêu là vàng bạc, của cải. Số tài sản mà hắn có được xếp vào hạng nhất nhì cả nước. Hắn phải có tới trăm chiếc thuyền chuyên dùng để chở hàng hóa. Hắn còn có một chiếc thuyền riêng, chiếc này rất lớn, còn có cả buồng nằm, buồng ăn,… chẳng khác gì một ngôi nhà trên đất liền cả. Hắn còn dùng rất nhiều đồ trang sức làm từ gấm vóc để đặt quanh chỗ ngồi của mình. Đồ dùng thì toàn bằng vàng bằng bạc.

Hơn nữa Lịch còn có người vợ rất trẻ đẹp tên là Mai thị. Mỗi lần phải đi buôn bán ở xa nhà thì hắn thường hay nghi ngờ vợ không thật lòng với mình. Tính hắn lại còn xét nét từng tý một, khiến cho Mai thị tuy rằng có được cuộc sống sung sướng nhưng lại khổ tâm vô cùng.

Đồng tiền vạn lịch thế giới cổ tích

Vào một ngày, thuyền của Vạn Lịch nghỉ tại một bãi vắng. Nàng Mai thị không có việc gì làm bèn ngồi ở trước mũi thuyền mà nhìn ngắm quang cảnh chung quanh. Đột nhiên từ đâu có người đánh giậm đi đến bên cạnh thuyền để xin miếng trầu. Vì thấy người đó chỉ đóng khố, cả người lại lấm láp vô cùng, Mai thị cũng thương hại mà hỏi thăm đôi câu, sau đó cầm cơi vàng của mình, lấy ra mấy miếng trầu đưa cho.

Không ngờ đúng lúc ấy, Lịch vốn ngủ trong buồng lại tỉnh giấc đi ra ngoài, trông thấy vậy thì nổi cơn ghen tuông. Đợi cho người đánh giậm đã đi xa thì hắn ta mới bắt đầu gây gổ với Mai thị, hắn xỉ vả nàng vô cùng thậm tệ. Dù cho Mai thị có nói hết nước hết cái, dù nàng có thề thốt bao nhiêu thì hắn cũng chẳng chịu nghe một lời. Sau đó hắn liền đem xống áo vứt trả cho nàng, sau đó còn vứt cho nàng thêm một thoi vàng cùng một thoi bạc rồi đuổi nàng đi.

Mai thị bị chồng ruồng bỏ, nàng bơ vơ trên bãi biển mà chẳng biết làm sao. Rồi nàng lại gặp người đánh giậm khi nãy, nàng gạt hết nước mắt mà đem sự tình của mình kể lại. Người đánh giậm nghe xong thì ngẩn cả người, cũng chẳng hiểu chuyện gì cả. Lúc biết là anh ta còn chưa cưới vợ, hiện sống một thân một mình, Mai thị liền nói:

– Hắn đã nói tôi với anh dan díu. Âu cũng là do số của tôi không được lấy kẻ giàu sang, vậy tôi xin được lấy anh làm chồng, sau này dù có khổ sở ra sao thì tôi cũng cam chịu. Chúng ta cùng làm ăn mà nuôi nhau.

Nghe Mai thị nói vậy, anh đánh giậm cũng chẳng biết phải từ chối như thế nào, sau cùng thì vẫn phải dẫn nàng về chỗ túp lều cũ dựng bên sông của mình. Và rồi họ trở thành vợ chồng. Ngày ngày thì người chồng vẫn theo nghề cũ, người vợ lại ở nhà mà chăn thêm con gà con vịt. Tuy rằng cuộc sống nghèo khó nhưng lại rất ấm êm, chẳng bao giờ họ có chuyện xô xát cả.

Thời gian như thoi đưa, vèo cái đã ba năm qua. Vào một ngày trời mưa, người chồng rỗi việc nên ở nhà, người vợ ngồi đó vá quần áo. Người chồng ngồi trông đàn gà, thấy chúng cứ thi nhau mà mổ thóc trong thúng, sẵn tiện thấy có thỏi vàng để trong thúng khâu của vợ, hắn cũng chẳng biết đấy là vật gì nên cầm luôn để ném đám gà kia. Không may là ném mạnh quá nên thỏi vàng bay luôn xuống dưới sông. Tiếc của, người vợ trách:

– Ô kìa, người đâu mà lại ngu đần thế chứ! Anh biết vừa nãy đã ném mất cái gì không hả?

Người chồng tỉnh bơ đáp lại:

– Chả biết.

– Trời ạ, đấy là vàng, là thứ quý giá nhất trên đời này đấy.

– Ơ, cái đấy thì thiếu gì chứ. Lần trước đi bắt cá chỗ vũng kia thì tôi nhặt được nhiều lắm, nhưng mà chẳng biết làm gì nên vứt lại rồi.

Giờ thì đến lượt người vợ ngẩn người. Sau đó nàng vội vàng giục chồng mình đi nhặt về. Người chồng cũng nghe lời vợ mà đi, một lúc sau đem về rất nhiều vàng, quả nhiên là vàng thật, hơn nữa, trên mỗi thỏi vàng ấy lại có dấu hiệu đặc biệt của Vạn Lịch.

Hóa ra là từ ngày Vạn Lịch đuổi vợ đi, công việc buôn bán bị thua lỗ nhiều. Trong một lần đi buôn, thuyền không may gặp bão nên bị đắm, tuy là Lịch thoát thân nhưng tất cả của cải, vàng bạc đều chìm hết xuống dưới nước, sau đó thì dạt hết vào đây. Vậy là kho vàng kho bạc ấy của Lịch bây giờ thuộc về vợ chồng của Mai thị.

Kể từ ngày có của ăn của để, Mai thị cho xây nhà dựng cửa đoàng hoàng, cũng mua đồ ăn cái mặc cho chồng tử tế. Vì thấy chồng của mình ngờ nghệch quá nên nàng mới dặn phải năng đi chơi bời cùng mọi người, để mà học thêm cái khôn cái khéo, có vậy mới mong được nở mặt với đời được.

Người chồng cũng răm rắp nghe theo lời vợ dạy, tìm vào trong xóm để bắt chuyện cùng mọi người. Tuy nhiên khi chàng bắt chuyện làm quen thì chẳng có ai quan tâm cả, vì họ chẳng muốn chơi cùng một thằng vừa nghèo lại vừa đần độn nổi tiếng trong vùng. Liên tục mấy hôm hắn chỉ đi không rồi về. Người vợ hỏi:

– Thế đã chơi được với người nào chưa?

– Chưa.

Thấy vậy thì Mai thị cũng chỉ biết lắc đầu ngán ngẩm, nàng thì thầm một mình:

– Người gì mà u mê được thế. Cả mấy ngày trời mà cũng chẳng quen thêm được ai cả. Họa chăng có chơi với phỗng mà thôi!

Người vợ lầm bầm như vậy, nhưng chồng nghe được lại cứ tưởng là vợ đang bảo mình nếu không chơi được với người rồi thì hãy cứ đi chơi cùng với phỗng. Vì vậy hắn liền tìm đến chỗ ngôi đền vắng rất xa xóm làng.

Hắn cứ lân la tới toan làm quen cùng mấy tượng phỗng được đặt ở hai bên của sân đền. Vì thấy mấy bức tượng phỗng này tượng nào tượng nấy đều nhe răng cười, thì hẵn cũng học mà cười theo, sau đó còn quàng vai rồi bá cổ tượng giống như là chơi đùa cùng với người thật vậy.

Không chỉ thế, hắn còn ra chợ mua bún lòng tới để mời phỗng ăn cùng, hắn nhét cho mỗi bức tượng một miếng. Nhưng mà lại chẳng thấy tượng phỗng nói năng gì, hắn tức mình liền xô phỗng ngã lăn từ trên bệ xuống dưới đất, rồi hậm hực bỏ về nhà. Tới khi được vợ hỏi thì hắn cũng thành thực mà kể lại mọi chuyện. Mai thị nghe xong chỉ biết giẫm chân mà kêu trời, sau cũng đành giữ hắn ở nhà để mà dạy khôn.

Có ai ngờ được rằng ngôi đền nơi anh đánh giậm kia đến chơi lại chính là nơi phát tích của nhà vua. Sau khi tượng phỗng bị anh kia xô đổ thì nhà vua tự nhiên bị đau và bại hẳn nửa người. Danh y khắp nơi được triệu kiến vào trong cung nhưng chẳng người nào đủ cao minh để chữa được bệnh của thiên tử cả.

Có một quan thái bốc liền gieo quẻ rồi báo tin ngôi đền bị động. Vì vậy triều đình lập tức phái quan binh về để làm lễ tạ. Và họ cũng chú ý tới bức tượng phỗng ở sân đền bị đổ kia. Tuy nhiên, lúc mà họ dựng tượng dậy, điều kì lạ đã xảy ra, dù có hàng chục người cùng mó vào nhưng vẫn chẳng thể nâng được. Quan liền cho gọi mấy tên cơ lính tới dùng đòn dây cùng khiêng, ấy vậy mà vẫn chẳng ăn thua, tượng phỗng vẫn chẳng hề nhúc nhích một chút nào.

Tin ấy được truyền về kinh đô khiến cho nhà vua vô cùng lo lắng, vì vậy lập tức hạ lệnh cho hầu cận dán yết bảng thông báo cho tất cả dân chúng trong nước rằng, chỉ cần người nào có thể dựng tượng phỗng lên thì sẽ được hậu thưởng.

Mai thị hôm ấy đi chợ, vô tình đi qua nên trông thấy yết bảng, khi về nhà mới hỏi chồng mình:

– Hôm ấy thì anh làm sao mà đẩy ngã được bức tượng phỗng xuống thế?

Hắn đáp cụt lủn:

– Tôi khẽ đẩy là nó đổ ngay.

– Vậy giờ có dựng nó lên được không?

– Tôi làm gì chả được.

Thế là Mai thị liền dẫn chồng tới giật yết bảng và xin quan cho chồng mình được vào thử nâng tượng. Quả nhiên, anh đánh giậm chỉ mó tay vào là tượng kia đứng được lên ngay.

Cũng kể từ hôm ấy thì nhà vua được khỏi bệnh. Nhà vua rất vui mừng, vì thế nên sai người đem rất nhiều vàng bạc để thưởng cho hai vợ chồng. Nhưng mà họ lại từ chối, chỉ xin được làm chân tuần ty ngay sông Cả mà thôi.

Bởi vì chức tuần ty này chỉ ngồi thu thế, cũng không nhất thiết phải biết chữ nghĩa nên nhà vua cũng ưng thuận. Sau đó vợ chồng Mai thị lập tức tới nhậm chức. Lại sẵn có vàng bạc nên họ liền thuê người xây nhà rất lớn ở ngay cửa sông. Kể từ đó trở đi thì họ cũng nổi tiếng là giàu có một vùng.

Vào một ngày, thuyền buôn của Vạn Lịch phải đi qua đây, Lịch đỗ lại và phái người đi nộp thuế. Biết tin, Mai thị hạ lệnh bắt buộc chủ thuyền phải tự mình đến nộp thuế. Khi vào công đường thì Lịch vô cùng ngạc nhiên vì thấy người đang ngồi trước án kia lại chính là vợ cũ cùng người đánh giậm trước kia. Mai thị liền mỉa mai mà bảo hắn rằng:

– Biết rằng anh vẫn đi buôn,
Em về kiếm chốn nha môn ngồi tuần.
Dù anh buôn bán xa gần,
Làm sao tránh khỏi cửa tuần em đây.

Nghe vợ cũ nói vậy thì Vạn Lịch xấu hổ vô cùng. Hắn liền từ tạ mà trở lại thuyền. Sau đó, vì vừa thẹn lại vừa uất, nghĩ mình chẳng còn tí mặt mũi nào để gặp lại vợ nữa. Đoạn hắn liền lấy giấy mực ra làm kê khai, đem hết của cải của mình ra biếu Mai thị để chuộc lại lỗi lầm xưa, sau đó thì tự tử.

Khi biết tin này thì Mai thị cũng hối hận lắm, nàng vốn chẳng không muốn ép Vạn Lịch tới bước ấy, nhưng ai ngờ đâu. Sau đó nàng liền đem hết số tài sản mà Vạn Lịch để lại cho mình mà tâu xin nhà vua được đúc ra một thứ tiền tên là “Vạn Lịch”, sau đó đem đi phân phát cho người nghèo khổ khắp cả nước.

Ngày nay thì thi thoảng vẫn có người nhặt được vài đồng tiền ấy. Trong dân gian còn truyền nhau câu hát là:

“Đồng tiền Vạn Lịch thích bốn chữ vàng,
Anh tiếc công anh dan díu với nàng bấy lâu.”

4 tháng 5 2018

Đồ Sơn nằm về phía Đông Nam nội thành thành phố Hải Phòng. Ba phía là bán đảo, phía Đông, phía Tây, phía Nam đều là biển. Phần đất liền của bán đảo nối với huyện Kiến Thụy. Nếu theo đường bộ, qua cầu Rào thẳng đường 14 vượt khoảng 20 km sẽ tới Đồ Sơn, nhưng nếu theo đường biển từ xa vài hải lý ta đã thấy một dãy núi giống như con rồng vươn ra biển cả.

Về phía tây và tây bắc, quận Đồ Sơn tiếp giáp với huyện Kiến Thụy, các hướng còn lại tiếp giáp với biển Đông. Do ở phía bắc và phía nam của quận là hai cửa sông Lạch Tray và Văn Úc thuộc hệ thống sông Thái Bình đổ ra biển đem theo nhiều phù sa, cộng thêm việc quai đê lấn biển ở Đảo Hòn Dấu để xây dựng khu Resort cao cấp, nên nước biển ở khu vực này (nhất là khu II) đục nhưng vẫn có sức thu hút du khách. Đồ Sơn là bãi biển nổi tiếng từ thời nhà Nguyễn và thời Pháp thuộc.Đến với Đồ Sơn, du khách không chỉ tắm biển, nghỉ ngơi, thưởng ngoạn cảnh đẹp của một miền quê nước nước non non, sơn thủy hữu tình, tìm hiểu về truyền thuyết bi thương của người con gái hồng nhan bạc mệnh được tưởng thờ tại đền Bà Đế hay tham dự một lễ hội chọi trâu đậm chất dân gian mà còn có dịp ôn lại những dấu ấn trong trang sử hào hùng dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Tại Bến Nghiêng ( thuộc khu II), nơi ngày nay là bến tàu đưa khách đi tham quan du lịch Cát Bà, Hạ Long, Hòn Dáu…. ngày 13 – 5 -1955 đã chứng kiến sự kiện lịch sử: Những người lính Pháp cuối cùng xuống tàu rời khỏi miền Bắc Việt Nam, kết thúc một giai đoạn lịch sử Pháp thuộc. Bến tàu không số dưới thung lũng xanh là nơi xuất phát của những con tàu không số vận chuyển vũ khí chi viện cho chiến trường miền Nam trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, tạo nên con đường huyền thoại mang tên vị lãnh tụ của kính yêu của dân tộc “đường Hồ Chí Minh trên biển”…

Được mệnh danh là mảnh đất của những huyền thoại, Đồ Sơn mang trong mình vẻ đẹp hùng vĩ và đầy nên thơ của cả một vùng trời mây sóng nước, ghi dấu những truyền thuyết xưa và nay. Đồ Sơn là khu du lịch nổi tiếng với bãi tắm và những thắng cảnh có một không hai trong cả nước. Ở đây có rừng, biển, đảo, con đường tuyệt đẹp, các khách sạn tiện nghi, những nhà hàng với nhiều món ăn đặc sản của biển được chế biến bởi các tay đầu bếp tài hoa.

Những ngày hè nóng nực được thả mình dưới làn nước biển trong xanh ở những bãi tắm của Đồ Sơn quả là thiên đường cho những ai muốn tận hưởng mùa hè ở Hải Phòng. Bãi tắm Đồ Sơn chia làm 3 khu chính: khu 1 nằm ngay đầu của quận Đồ Sơn, khu 2 có nhiều khách sạn hiện đại, khu 3 yên tĩnh và kín đáo. Vào mùa hè, có rất đông du khách từ khắp mọi miền Việt Nam cũng như khách quốc tế về đây tắm biển, nghỉ ngơi và leo núi, ngắm nhìn phong cảnh biển đẹp buổi chiều tà.Cát biển nơi đây cũng rất mịn với nhiều loại cây như phi lao, bàng, dừa trồng ven bờ.Chả trách nơi đây khi xưa thường được làm nơi nghỉ ngơi của vua chúa. Hiện nay ở đây vẫn còn ngôi nhà bát giác kiên cố của ông vua cuối cùng Bảo Đại.

K hi còn bé tôi vẫn được nghe mẹ hát ru, thường thì lời ru là những câu ca dao hoặc những bài đồng dao,… nhưng cũng có khi đó lại là những vần thơ nói về Đồng tiền Vạn Lịch kể lại một câu chuyện mà sau này tôi mới biết nội dung như sau:

    “Xưa có một người lái buôn tên là Vạn Lịch, nhờ vốn liếng của vợ mà buôn bán trở nên rất giàu có. Nhưng khi làm nên cơ nghiệp, hắn thấy vợ không còn nhan sắc nữa nên có ý định tống cổ vợ đi, bèn nhân một hôm vợ trò chuyện với anh đánh giậm, vu cho là ngoại tình, hắn gây chuyện với vợ rồi xỉ vả nàng thậm tệ. Mặc dầu vợ thề thốt hết lời nhưng hắn không nghe. Hắn trả xống áo cho nàng, vứt cho một thoi vàng, một thoi bạc và đuổi đi ngay.    Bơ vơ một thân một mình nàng gặp lại người đánh giậm, bèn gạt nước mắt kể lể sự tình. Khi biết anh ta chưa có vợ lại sống một thân một mình, nàng bảo:    - Hắn bảo tôi dan díu với anh, tôi xin được lấy anh làm chồng, dù có khổ sở thế nào đi nữa tôi cũng chịu được. Chúng ta sẽ làm ăn nuôi nhau.Anh chàng đánh giậm không biết từ chối thế nào đành dẫn người đàn bà kia về túp lều của mình dựng bên bờ sông và họ trở nên vợ chồng. Hàng ngày chồng vẫn làm nghề cũ, còn vợ thì ở nhà chăn nuôi gà vịt. Tuy nghèo nhưng họ sống êm ấm, không xô xát với nhau bao giờ.***    Ba năm trôi qua. Một hôm trời mưa, chồng rỗi việc ở nhà, vợ ngồi vá áo. Chồng thấy đàn gà thi nhau mổ thóc ở thúng, sẵn có thỏi vàng của vợ trong thúng khâu, hắn không biết là vật gì liền cầm lấy ném đàn gà. Chẳng may ném mạnh quá thỏi vàng văng luôn xuống sông. Thấy vậy, vợ trách chồng:    - Kìa, người sao mà ngu đần thế! Anh có biết anh vừa ném cái gì không?    - Thứ ấy thì thiếu gì. Những lúc bắt cá ở một vũng kia tôi vẫn nhặt được luôn nhưng không biết dùng làm gì nên lại vứt bỏ.    Đến lượt vợ lại ngẩn cả người, liền hối hả giục chồng đi lấy về. Quả nhiên đó là vàng và lạ thay mỗi thỏi đều có dấu hiệu riêng của Vạn Lịch. Nguyên do Vạn Lịch từ ngày đuổi vợ, buôn bán có phần thua lỗ. Một chuyến bị bão, thuyền đắm, Lịch thoát được thân còn bao nhiêu vàng bạc của cải đều chìm xuống và trôi dạt vào đây. Thế là kho vàng của Lịch lại thuộc về tay vợ chồng anh đánh giậm.    Từ khi có của, cô nàng bèn xây dựng nhà cửa và sửa soạn cho chồng. Thấy chồng quá ngờ nghệch, vợ bảo phải năng giao du với người ta để học khôn, học khéo hòng mở mặt với đời.   Chồng nghe lời, nhưng chả có ai thèm chơi với thằng nổi tiếng đần độn. Luôn mấy hôm liền, hắn đi không về rồi. Vợ hỏi:    - Đã chơi được với ai chưa?    - Chưa   Vợ lắc đầu nói một mình rằng:    - Người đâu u mê đến thế. Suốt mấy ngày mà không làm quen được một ai. Họa có chơi với phỗng thì được!    Nghe nói thế, chồng tưởng vợ bảo mình không chơi với người thì chơi với phỗng, bèn tìm đến một ngôi đền vắng ở xa xóm. Hắn lân la làm quen với mấy tượng phỗng đặt ở hai bên sân đền. Thấy phỗng nhe răng cười, hắn cũng cười theo, rồi lại quàng vai bá cổ làm như chơi đùa với người thật. Sau đó hắn đi mua bún, mua lòng, mua rượu về mời ăn, nhét cho mỗi tượng một miếng vào miệng, cùng ăn và cùng uống. Cuối cùng chẳng thấy phỗng nói gì, hắn tức mình xô phỗng từ trên bệ lăn kềnh xuống đất rồi bỏ ra về. Khi vợ hỏi, hắn kể lại tình thực. Nàng giậm chân kêu trời, đành giữ chồng lại nhà để dạy khôn cho hắn.    Không ngờ ngôi đền ấy lại là nơi phát tích của nhà vua. Sau khi anh đánh giậm xô đổ tượng phỗng: nhà vua bị đau bại một nửa người. Bao nhiêu danh y vào cung chữa bệnh đều lắc đầu bó tay. Một ông quan thái bốc gieo quẻ báo tin rằng ngôi đền này động. Pho tượng phỗng đổ xuống đất làm cho họ chú ý. Nhưng khi định dựng tượng dậy thì lạ thay, hàng chục người mó vào đều nâng không nổi. Tin ấy bay về kinh đô, nhà vua rất lo, liền sai yết bảng cho tất cả thần dân ai dựng được phỗng lên bệ thì sẽ hậu thưởng. Hôm ấy cô vợ đi chợ qua đó thấy thế, bèn về hỏi chồng:    - Hôm ấy anh làm thế nào đẩy ngã pho tượng xuống được?   Hắn đáp:    - Tôi chỉ khẽ ẩy một cái là đổ ngay.    - Thế bây giờ có dựng lên được không?    - Làm gì mà chả được.    Vợ bèn cùng chồng ra giật bảng xin quan cho vào nâng thử. Quả nhiên khi người đánh giậm mó tay vào tượng liền đứng lên được.Từ hôm đó nhà vua khỏi bệnh. Vua sai lấy vàng bạc thưởng cho vợ chồng nàng nhưng họ không nhận, chỉ xin làm một chân tuần ty ở sông Cả. Chức vụ tuần ty chỉ ngồi thu thuế không cần biết chữ. Vua ưng cho ngay. Hai vợ chồng liền đi nhậm chức. Sẵn vàng bạc, họ xây dựng nhà cửa rất nguy nga ở bên cửa sông. Từ đó họ nổi tiếng giàu có trong vùng.    Một hôm, thuyền của Vạn Lịch đi qua đây, đỗ lại ở cửa tuần cho người lên nộp thuế. Cô nàng biết vậy liền ra lệnh bắt chủ thuyền phải đích thân đến nộp. Tiến vào công đường, Lịch xiết bao kinh ngạc khi thấy ngồi trước án là người vợ cũ của mình cùng anh chàng đánh giậm ngày xưa. Nàng mỉa mai bảo hắn:

 

Biết rằng anh vẫn đi buôn,Em về kiếm chốn nha môn ngồi tuần.Dù anh buôn bán xa gần,Làm sao tránh khỏi cửa tuần em đây.

 

    Nghe câu ấy, Vạn Lịch vô cùng xấu hổ. Vừa thẹn vừa uất, hắn nghĩ không còn mặt mũi nào nhìn lại vợ lần nữa. Đoạn hắn làm giấy kê khai tất cả của cải đem biếu nàng nói là để chuộc lỗi xưa rồi tự tử. Khi hay tin Vạn Lịch chết, nàng rất hối hận, nên đem tất cả tài sản của Vạn Lịch, tâu vua xin đúc một thứ tiền gọi là “tiền Vạn Lịch” rồi đem phân phát cho những người nghèo khổ”.    Nội dung câu chuyện chỉ có thế nhưng đã có nhiều dị bản, nhiều vở kịch được dàn dựng công phu, thậm chí có những nhạc phẩm kể lại chuyện tình ly kỳ này. Tôi đã tìm trên Google và Wikipedia chỉ thấy truyện kể bằng văn xuôi, nhạc, kịch nhưng không thấy truyện kể theo thể loại thơ. Tình cờ ba tôi – Khánh Hà – cho biết xưa ông đã có tập thơ này. Vì biến cố 54 ba tôi không kịp mang theo nhưng vẫn thuộc chúng. Được chúng tôi thúc giục, ba tôi đã dành trọn 3 ngày để viết lại. Năm nay ông cụ đã 84 tuổi nhưng ông vẫn nhớ gần như đầy đủ. Tuy vậy có một vài chỗ không nhớ chính xác lắm rất mong tìm được chính bản.

8 tháng 8 2023

Thành phố Hà Nội - Tham khảo:

- Vị trí địa lý: Hà Nội Nằm chếch về phía tây bắc của trung tâm vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, Hà Nội có vị trí từ 20°53' đến 21°23' vĩ độ Bắc và 105°44' đến 106°02' kinh độ Đông, tiếp giáp với các tỉnh Thái Nguyên, Vĩnh Phúc ở phía Bắc, Hà Nam, Hòa Bình phía Nam, Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng Yên phía Đông, Hòa Bình cùng Phú Thọ phía Tây.
- Địa hình: Địa hình Hà Nội thấp dần theo hướng từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông với độ cao trung bình từ 5 đến 20 mét so với mực nước biển.Nhờ phù sa bồi đắp, ba phần tư diện tích tự nhiên của Hà Nội là đồng bằng, nằm ở hữu ngạn sông Đà, hai bên sông Hồng và chi lưu các con sông khác. Phần diện tích đồi núi phần lớn thuộc các huyện Sóc Sơn, Ba Vì, Quốc Oai, Mỹ Đức, với các đỉnh như Ba Vì cao 1.281 m, Gia Dê 707 m, Chân Chim 462 m, Thanh Lanh 427 m, Thiên Trù 378 m... Khu vực nội thành có một số gò đồi thấp, như gò Đống Đa, núi Nùng.
- Khí hậu: Khí hậu Hà Nội tiêu biểu cho vùng Bắc Bộ với đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, mùa hè nóng, mưa nhiều và mùa đông lạnh, ít mưa. 
- Sông, hồ: hiện có 9 con sông chảy qua thủ đô, gồm Hồng, Đuống, Đà, Nhuệ, Cầu, Đáy, Cà Lồ, Tích và Tô Lịch. Trừ sông Tô Lịch nằm trong nội đô, 8 con sông còn lại đều chảy qua nhiều tỉnh, thành khác.