K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 5 2016

K hi còn bé tôi vẫn được nghe mẹ hát ru, thường thì lời ru là những câu ca dao hoặc những bài đồng dao,… nhưng cũng có khi đó lại là những vần thơ nói về Đồng tiền Vạn Lịch kể lại một câu chuyện mà sau này tôi mới biết nội dung như sau:

    “Xưa có một người lái buôn tên là Vạn Lịch, nhờ vốn liếng của vợ mà buôn bán trở nên rất giàu có. Nhưng khi làm nên cơ nghiệp, hắn thấy vợ không còn nhan sắc nữa nên có ý định tống cổ vợ đi, bèn nhân một hôm vợ trò chuyện với anh đánh giậm, vu cho là ngoại tình, hắn gây chuyện với vợ rồi xỉ vả nàng thậm tệ. Mặc dầu vợ thề thốt hết lời nhưng hắn không nghe. Hắn trả xống áo cho nàng, vứt cho một thoi vàng, một thoi bạc và đuổi đi ngay.
    Bơ vơ một thân một mình nàng gặp lại người đánh giậm, bèn gạt nước mắt kể lể sự tình. Khi biết anh ta chưa có vợ lại sống một thân một mình, nàng bảo:
    - Hắn bảo tôi dan díu với anh, tôi xin được lấy anh làm chồng, dù có khổ sở thế nào đi nữa tôi cũng chịu được. Chúng ta sẽ làm ăn nuôi nhau.
Anh chàng đánh giậm không biết từ chối thế nào đành dẫn người đàn bà kia về túp lều của mình dựng bên bờ sông và họ trở nên vợ chồng. Hàng ngày chồng vẫn làm nghề cũ, còn vợ thì ở nhà chăn nuôi gà vịt. Tuy nghèo nhưng họ sống êm ấm, không xô xát với nhau bao giờ.
***
    Ba năm trôi qua. Một hôm trời mưa, chồng rỗi việc ở nhà, vợ ngồi vá áo. Chồng thấy đàn gà thi nhau mổ thóc ở thúng, sẵn có thỏi vàng của vợ trong thúng khâu, hắn không biết là vật gì liền cầm lấy ném đàn gà. Chẳng may ném mạnh quá thỏi vàng văng luôn xuống sông. Thấy vậy, vợ trách chồng:
    - Kìa, người sao mà ngu đần thế! Anh có biết anh vừa ném cái gì không?
    - Thứ ấy thì thiếu gì. Những lúc bắt cá ở một vũng kia tôi vẫn nhặt được luôn nhưng không biết dùng làm gì nên lại vứt bỏ.
    Đến lượt vợ lại ngẩn cả người, liền hối hả giục chồng đi lấy về. Quả nhiên đó là vàng và lạ thay mỗi thỏi đều có dấu hiệu riêng của Vạn Lịch. Nguyên do Vạn Lịch từ ngày đuổi vợ, buôn bán có phần thua lỗ. Một chuyến bị bão, thuyền đắm, Lịch thoát được thân còn bao nhiêu vàng bạc của cải đều chìm xuống và trôi dạt vào đây. Thế là kho vàng của Lịch lại thuộc về tay vợ chồng anh đánh giậm.
    Từ khi có của, cô nàng bèn xây dựng nhà cửa và sửa soạn cho chồng. Thấy chồng quá ngờ nghệch, vợ bảo phải năng giao du với người ta để học khôn, học khéo hòng mở mặt với đời.
   Chồng nghe lời, nhưng chả có ai thèm chơi với thằng nổi tiếng đần độn. Luôn mấy hôm liền, hắn đi không về rồi. Vợ hỏi:
    - Đã chơi được với ai chưa?
    - Chưa
   Vợ lắc đầu nói một mình rằng:
    - Người đâu u mê đến thế. Suốt mấy ngày mà không làm quen được một ai. Họa có chơi với phỗng thì được!
    Nghe nói thế, chồng tưởng vợ bảo mình không chơi với người thì chơi với phỗng, bèn tìm đến một ngôi đền vắng ở xa xóm. Hắn lân la làm quen với mấy tượng phỗng đặt ở hai bên sân đền. Thấy phỗng nhe răng cười, hắn cũng cười theo, rồi lại quàng vai bá cổ làm như chơi đùa với người thật. Sau đó hắn đi mua bún, mua lòng, mua rượu về mời ăn, nhét cho mỗi tượng một miếng vào miệng, cùng ăn và cùng uống. Cuối cùng chẳng thấy phỗng nói gì, hắn tức mình xô phỗng từ trên bệ lăn kềnh xuống đất rồi bỏ ra về. Khi vợ hỏi, hắn kể lại tình thực. Nàng giậm chân kêu trời, đành giữ chồng lại nhà để dạy khôn cho hắn.
    Không ngờ ngôi đền ấy lại là nơi phát tích của nhà vua. Sau khi anh đánh giậm xô đổ tượng phỗng: nhà vua bị đau bại một nửa người. Bao nhiêu danh y vào cung chữa bệnh đều lắc đầu bó tay. Một ông quan thái bốc gieo quẻ báo tin rằng ngôi đền này động. Pho tượng phỗng đổ xuống đất làm cho họ chú ý. Nhưng khi định dựng tượng dậy thì lạ thay, hàng chục người mó vào đều nâng không nổi. Tin ấy bay về kinh đô, nhà vua rất lo, liền sai yết bảng cho tất cả thần dân ai dựng được phỗng lên bệ thì sẽ hậu thưởng. Hôm ấy cô vợ đi chợ qua đó thấy thế, bèn về hỏi chồng:
    - Hôm ấy anh làm thế nào đẩy ngã pho tượng xuống được?
   Hắn đáp:
    - Tôi chỉ khẽ ẩy một cái là đổ ngay.
    - Thế bây giờ có dựng lên được không?
    - Làm gì mà chả được.
    Vợ bèn cùng chồng ra giật bảng xin quan cho vào nâng thử. Quả nhiên khi người đánh giậm mó tay vào tượng liền đứng lên được.
Từ hôm đó nhà vua khỏi bệnh. Vua sai lấy vàng bạc thưởng cho vợ chồng nàng nhưng họ không nhận, chỉ xin làm một chân tuần ty ở sông Cả. Chức vụ tuần ty chỉ ngồi thu thuế không cần biết chữ. Vua ưng cho ngay. Hai vợ chồng liền đi nhậm chức. Sẵn vàng bạc, họ xây dựng nhà cửa rất nguy nga ở bên cửa sông. Từ đó họ nổi tiếng giàu có trong vùng.
    Một hôm, thuyền của Vạn Lịch đi qua đây, đỗ lại ở cửa tuần cho người lên nộp thuế. Cô nàng biết vậy liền ra lệnh bắt chủ thuyền phải đích thân đến nộp. Tiến vào công đường, Lịch xiết bao kinh ngạc khi thấy ngồi trước án là người vợ cũ của mình cùng anh chàng đánh giậm ngày xưa. Nàng mỉa mai bảo hắn:

 

Biết rằng anh vẫn đi buôn,
Em về kiếm chốn nha môn ngồi tuần.
Dù anh buôn bán xa gần,
Làm sao tránh khỏi cửa tuần em đây.

 

    Nghe câu ấy, Vạn Lịch vô cùng xấu hổ. Vừa thẹn vừa uất, hắn nghĩ không còn mặt mũi nào nhìn lại vợ lần nữa. Đoạn hắn làm giấy kê khai tất cả của cải đem biếu nàng nói là để chuộc lỗi xưa rồi tự tử. Khi hay tin Vạn Lịch chết, nàng rất hối hận, nên đem tất cả tài sản của Vạn Lịch, tâu vua xin đúc một thứ tiền gọi là “tiền Vạn Lịch” rồi đem phân phát cho những người nghèo khổ”.
    Nội dung câu chuyện chỉ có thế nhưng đã có nhiều dị bản, nhiều vở kịch được dàn dựng công phu, thậm chí có những nhạc phẩm kể lại chuyện tình ly kỳ này. Tôi đã tìm trên Google và Wikipedia chỉ thấy truyện kể bằng văn xuôi, nhạc, kịch nhưng không thấy truyện kể theo thể loại thơ. Tình cờ ba tôi – Khánh Hà – cho biết xưa ông đã có tập thơ này. Vì biến cố 54 ba tôi không kịp mang theo nhưng vẫn thuộc chúng. Được chúng tôi thúc giục, ba tôi đã dành trọn 3 ngày để viết lại. Năm nay ông cụ đã 84 tuổi nhưng ông vẫn nhớ gần như đầy đủ. Tuy vậy có một vài chỗ không nhớ chính xác lắm rất mong tìm được chính bản.
15 tháng 5 2016

làm bài gì thế?

 

4 tháng 5 2018

Đồ Sơn nằm về phía Đông Nam nội thành thành phố Hải Phòng. Ba phía là bán đảo, phía Đông, phía Tây, phía Nam đều là biển. Phần đất liền của bán đảo nối với huyện Kiến Thụy. Nếu theo đường bộ, qua cầu Rào thẳng đường 14 vượt khoảng 20 km sẽ tới Đồ Sơn, nhưng nếu theo đường biển từ xa vài hải lý ta đã thấy một dãy núi giống như con rồng vươn ra biển cả.

Về phía tây và tây bắc, quận Đồ Sơn tiếp giáp với huyện Kiến Thụy, các hướng còn lại tiếp giáp với biển Đông. Do ở phía bắc và phía nam của quận là hai cửa sông Lạch Tray và Văn Úc thuộc hệ thống sông Thái Bình đổ ra biển đem theo nhiều phù sa, cộng thêm việc quai đê lấn biển ở Đảo Hòn Dấu để xây dựng khu Resort cao cấp, nên nước biển ở khu vực này (nhất là khu II) đục nhưng vẫn có sức thu hút du khách. Đồ Sơn là bãi biển nổi tiếng từ thời nhà Nguyễn và thời Pháp thuộc.Đến với Đồ Sơn, du khách không chỉ tắm biển, nghỉ ngơi, thưởng ngoạn cảnh đẹp của một miền quê nước nước non non, sơn thủy hữu tình, tìm hiểu về truyền thuyết bi thương của người con gái hồng nhan bạc mệnh được tưởng thờ tại đền Bà Đế hay tham dự một lễ hội chọi trâu đậm chất dân gian mà còn có dịp ôn lại những dấu ấn trong trang sử hào hùng dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Tại Bến Nghiêng ( thuộc khu II), nơi ngày nay là bến tàu đưa khách đi tham quan du lịch Cát Bà, Hạ Long, Hòn Dáu…. ngày 13 – 5 -1955 đã chứng kiến sự kiện lịch sử: Những người lính Pháp cuối cùng xuống tàu rời khỏi miền Bắc Việt Nam, kết thúc một giai đoạn lịch sử Pháp thuộc. Bến tàu không số dưới thung lũng xanh là nơi xuất phát của những con tàu không số vận chuyển vũ khí chi viện cho chiến trường miền Nam trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, tạo nên con đường huyền thoại mang tên vị lãnh tụ của kính yêu của dân tộc “đường Hồ Chí Minh trên biển”…

Được mệnh danh là mảnh đất của những huyền thoại, Đồ Sơn mang trong mình vẻ đẹp hùng vĩ và đầy nên thơ của cả một vùng trời mây sóng nước, ghi dấu những truyền thuyết xưa và nay. Đồ Sơn là khu du lịch nổi tiếng với bãi tắm và những thắng cảnh có một không hai trong cả nước. Ở đây có rừng, biển, đảo, con đường tuyệt đẹp, các khách sạn tiện nghi, những nhà hàng với nhiều món ăn đặc sản của biển được chế biến bởi các tay đầu bếp tài hoa.

Những ngày hè nóng nực được thả mình dưới làn nước biển trong xanh ở những bãi tắm của Đồ Sơn quả là thiên đường cho những ai muốn tận hưởng mùa hè ở Hải Phòng. Bãi tắm Đồ Sơn chia làm 3 khu chính: khu 1 nằm ngay đầu của quận Đồ Sơn, khu 2 có nhiều khách sạn hiện đại, khu 3 yên tĩnh và kín đáo. Vào mùa hè, có rất đông du khách từ khắp mọi miền Việt Nam cũng như khách quốc tế về đây tắm biển, nghỉ ngơi và leo núi, ngắm nhìn phong cảnh biển đẹp buổi chiều tà.Cát biển nơi đây cũng rất mịn với nhiều loại cây như phi lao, bàng, dừa trồng ven bờ.Chả trách nơi đây khi xưa thường được làm nơi nghỉ ngơi của vua chúa. Hiện nay ở đây vẫn còn ngôi nhà bát giác kiên cố của ông vua cuối cùng Bảo Đại.

K hi còn bé tôi vẫn được nghe mẹ hát ru, thường thì lời ru là những câu ca dao hoặc những bài đồng dao,… nhưng cũng có khi đó lại là những vần thơ nói về Đồng tiền Vạn Lịch kể lại một câu chuyện mà sau này tôi mới biết nội dung như sau:

    “Xưa có một người lái buôn tên là Vạn Lịch, nhờ vốn liếng của vợ mà buôn bán trở nên rất giàu có. Nhưng khi làm nên cơ nghiệp, hắn thấy vợ không còn nhan sắc nữa nên có ý định tống cổ vợ đi, bèn nhân một hôm vợ trò chuyện với anh đánh giậm, vu cho là ngoại tình, hắn gây chuyện với vợ rồi xỉ vả nàng thậm tệ. Mặc dầu vợ thề thốt hết lời nhưng hắn không nghe. Hắn trả xống áo cho nàng, vứt cho một thoi vàng, một thoi bạc và đuổi đi ngay.    Bơ vơ một thân một mình nàng gặp lại người đánh giậm, bèn gạt nước mắt kể lể sự tình. Khi biết anh ta chưa có vợ lại sống một thân một mình, nàng bảo:    - Hắn bảo tôi dan díu với anh, tôi xin được lấy anh làm chồng, dù có khổ sở thế nào đi nữa tôi cũng chịu được. Chúng ta sẽ làm ăn nuôi nhau.Anh chàng đánh giậm không biết từ chối thế nào đành dẫn người đàn bà kia về túp lều của mình dựng bên bờ sông và họ trở nên vợ chồng. Hàng ngày chồng vẫn làm nghề cũ, còn vợ thì ở nhà chăn nuôi gà vịt. Tuy nghèo nhưng họ sống êm ấm, không xô xát với nhau bao giờ.***    Ba năm trôi qua. Một hôm trời mưa, chồng rỗi việc ở nhà, vợ ngồi vá áo. Chồng thấy đàn gà thi nhau mổ thóc ở thúng, sẵn có thỏi vàng của vợ trong thúng khâu, hắn không biết là vật gì liền cầm lấy ném đàn gà. Chẳng may ném mạnh quá thỏi vàng văng luôn xuống sông. Thấy vậy, vợ trách chồng:    - Kìa, người sao mà ngu đần thế! Anh có biết anh vừa ném cái gì không?    - Thứ ấy thì thiếu gì. Những lúc bắt cá ở một vũng kia tôi vẫn nhặt được luôn nhưng không biết dùng làm gì nên lại vứt bỏ.    Đến lượt vợ lại ngẩn cả người, liền hối hả giục chồng đi lấy về. Quả nhiên đó là vàng và lạ thay mỗi thỏi đều có dấu hiệu riêng của Vạn Lịch. Nguyên do Vạn Lịch từ ngày đuổi vợ, buôn bán có phần thua lỗ. Một chuyến bị bão, thuyền đắm, Lịch thoát được thân còn bao nhiêu vàng bạc của cải đều chìm xuống và trôi dạt vào đây. Thế là kho vàng của Lịch lại thuộc về tay vợ chồng anh đánh giậm.    Từ khi có của, cô nàng bèn xây dựng nhà cửa và sửa soạn cho chồng. Thấy chồng quá ngờ nghệch, vợ bảo phải năng giao du với người ta để học khôn, học khéo hòng mở mặt với đời.   Chồng nghe lời, nhưng chả có ai thèm chơi với thằng nổi tiếng đần độn. Luôn mấy hôm liền, hắn đi không về rồi. Vợ hỏi:    - Đã chơi được với ai chưa?    - Chưa   Vợ lắc đầu nói một mình rằng:    - Người đâu u mê đến thế. Suốt mấy ngày mà không làm quen được một ai. Họa có chơi với phỗng thì được!    Nghe nói thế, chồng tưởng vợ bảo mình không chơi với người thì chơi với phỗng, bèn tìm đến một ngôi đền vắng ở xa xóm. Hắn lân la làm quen với mấy tượng phỗng đặt ở hai bên sân đền. Thấy phỗng nhe răng cười, hắn cũng cười theo, rồi lại quàng vai bá cổ làm như chơi đùa với người thật. Sau đó hắn đi mua bún, mua lòng, mua rượu về mời ăn, nhét cho mỗi tượng một miếng vào miệng, cùng ăn và cùng uống. Cuối cùng chẳng thấy phỗng nói gì, hắn tức mình xô phỗng từ trên bệ lăn kềnh xuống đất rồi bỏ ra về. Khi vợ hỏi, hắn kể lại tình thực. Nàng giậm chân kêu trời, đành giữ chồng lại nhà để dạy khôn cho hắn.    Không ngờ ngôi đền ấy lại là nơi phát tích của nhà vua. Sau khi anh đánh giậm xô đổ tượng phỗng: nhà vua bị đau bại một nửa người. Bao nhiêu danh y vào cung chữa bệnh đều lắc đầu bó tay. Một ông quan thái bốc gieo quẻ báo tin rằng ngôi đền này động. Pho tượng phỗng đổ xuống đất làm cho họ chú ý. Nhưng khi định dựng tượng dậy thì lạ thay, hàng chục người mó vào đều nâng không nổi. Tin ấy bay về kinh đô, nhà vua rất lo, liền sai yết bảng cho tất cả thần dân ai dựng được phỗng lên bệ thì sẽ hậu thưởng. Hôm ấy cô vợ đi chợ qua đó thấy thế, bèn về hỏi chồng:    - Hôm ấy anh làm thế nào đẩy ngã pho tượng xuống được?   Hắn đáp:    - Tôi chỉ khẽ ẩy một cái là đổ ngay.    - Thế bây giờ có dựng lên được không?    - Làm gì mà chả được.    Vợ bèn cùng chồng ra giật bảng xin quan cho vào nâng thử. Quả nhiên khi người đánh giậm mó tay vào tượng liền đứng lên được.Từ hôm đó nhà vua khỏi bệnh. Vua sai lấy vàng bạc thưởng cho vợ chồng nàng nhưng họ không nhận, chỉ xin làm một chân tuần ty ở sông Cả. Chức vụ tuần ty chỉ ngồi thu thuế không cần biết chữ. Vua ưng cho ngay. Hai vợ chồng liền đi nhậm chức. Sẵn vàng bạc, họ xây dựng nhà cửa rất nguy nga ở bên cửa sông. Từ đó họ nổi tiếng giàu có trong vùng.    Một hôm, thuyền của Vạn Lịch đi qua đây, đỗ lại ở cửa tuần cho người lên nộp thuế. Cô nàng biết vậy liền ra lệnh bắt chủ thuyền phải đích thân đến nộp. Tiến vào công đường, Lịch xiết bao kinh ngạc khi thấy ngồi trước án là người vợ cũ của mình cùng anh chàng đánh giậm ngày xưa. Nàng mỉa mai bảo hắn:

 

Biết rằng anh vẫn đi buôn,Em về kiếm chốn nha môn ngồi tuần.Dù anh buôn bán xa gần,Làm sao tránh khỏi cửa tuần em đây.

 

    Nghe câu ấy, Vạn Lịch vô cùng xấu hổ. Vừa thẹn vừa uất, hắn nghĩ không còn mặt mũi nào nhìn lại vợ lần nữa. Đoạn hắn làm giấy kê khai tất cả của cải đem biếu nàng nói là để chuộc lỗi xưa rồi tự tử. Khi hay tin Vạn Lịch chết, nàng rất hối hận, nên đem tất cả tài sản của Vạn Lịch, tâu vua xin đúc một thứ tiền gọi là “tiền Vạn Lịch” rồi đem phân phát cho những người nghèo khổ”.    Nội dung câu chuyện chỉ có thế nhưng đã có nhiều dị bản, nhiều vở kịch được dàn dựng công phu, thậm chí có những nhạc phẩm kể lại chuyện tình ly kỳ này. Tôi đã tìm trên Google và Wikipedia chỉ thấy truyện kể bằng văn xuôi, nhạc, kịch nhưng không thấy truyện kể theo thể loại thơ. Tình cờ ba tôi – Khánh Hà – cho biết xưa ông đã có tập thơ này. Vì biến cố 54 ba tôi không kịp mang theo nhưng vẫn thuộc chúng. Được chúng tôi thúc giục, ba tôi đã dành trọn 3 ngày để viết lại. Năm nay ông cụ đã 84 tuổi nhưng ông vẫn nhớ gần như đầy đủ. Tuy vậy có một vài chỗ không nhớ chính xác lắm rất mong tìm được chính bản.

5 tháng 1 2021

Trong khi những trang chính sử còn ghi chép quá sơ lược về Yết Kiêu thì những truyền ngôn, truyền kỳ từ trong quá khứ được bảo lưu qua hình thức truyền miệng dân gian mà người đời sau nhận ra được những cống hiến của vị danh tướng này. Chúng tôi đã sưu tầm được 8 bản truyền thuyết trong vùng về danh tướng Yết Kiêu.

Truyền thuyết thứ nhất: Yết Kiêu tên thật là Phạm Hữu Thế, là con trai ông Phạm Hữu Hiệu, làm nghề đánh cá. Nhà nghèo, cha mất sớm, từ nhỏ Hữu Thế đã phải lăn lộn trên sông nước kiếm ăn, nuôi mẹ. Một hôm, về Lôi Động, ông đi gánh nước, thấy hai con trâu húc nhau chí mạng. Vốn có sức khỏe, Hữu Thế hạ đôi thùng gánh nước, dùng đòn ống vụt vài miếng thượng hạ. Chỗ đất trâu đứng tìm thấy hai chiếc lông, đó là lông trâu thần. Cầm lên nhìn, tự nhiên Hữu Thế thấy máu bừng lên mặt. Ông chạy ra ao, lao xuống nước, nước rẽ đôi. Hữu Thế vội nuốt vào bụng. Từ đó thân thể cường tráng, bơi lội dưới nước như đi trên đất bằng.

Truyền thuyết thứ hai: Tục truyền Yết Kiêu có sức mạnh đẩy ngã trâu, vác hai vai hai cối đá thủng, cầm thêm hai tay hai cối giò, đi từ trên bờ xuống ao bùn rồi lại từ ao bùn dễ dàng lên bờ, đập hết sân lúa trong một buổi tối. Làng Quát xưa có một cây cổ thụ đã hai trăm năm. Một cơn bão bay cối đá từ bờ rãnh bên này sang bờ rãnh bên kia, làm đổ cây trên một đống lớn. Dân làng hô hào các phe giáp ra phát cành đào gốc đem về chống một gian đình đã siêu vẹo. Yết Kiêu lúc ấy ở trong đám dân sắp đi làm, ra giữa sân đình, giơ hai tay lên trời, nói lớn: “Thưa dân làng, tôi xin một mình nhận công việc của các giáp. Chỉ xin cho một số dao to với ít người thu dọn cành lá, tôi sẽ làm xong trong buổi sáng nay”.

Trong chốc lát, tay ôm dao, Yết Kiêu phát cành lớn như phát củ chuối. Một lát cành lá đã ngổn ngang, các người phụ việc chưa kịp dọn hết thì chàng đã tay mai tay cuốc đào phăng phăng đất ở gốc cây. Hai tay lên gân với những bắp thịt cuồn cuộn, chàng đưa thân cây lên vai chạy một mạch về cửa đình. 

Khi chàng bơi, không ai theo kịp. Bơi ngửa thì cả ngày cả đêm như nằm chơi. Chàng lặn và đi ở lòng sông làm việc như làm ở trên cạn. Người thời bấy giờ thường gọi chàng là con vua Thủy Tề hoặc con thần rái cá. 

Truyền thuyết thứ ba: Tài năng Hữu Thế ngày một nổi tiếng. Trần Hưng Đạo trọng dụng và đặt tên là Yết Kiêu. Cùng với Dã Tượng, Yết Kiêu lập nhiều công lớn. Trong trận Bãi Tân, Hưng Đạo Vương dùng thuyền, có hai gia nô của ông là Yết Kiêu và Dã Tượng cùng đi. Đến Bãi Tân, Trần Quốc Tuấn giao cho Yết Kiêu ở lại giữ thuyền, còn Dã Tượng thì theo hộ vệ. Quân của Trần Quốc Tuấn không sao cản nổi bước tiến của quân giặc, trở lại đường cũ thì có phần nguy hiểm nên Trần Quốc Tuấn định theo đường núi mà rút lui. Dã Tượng thấy vậy liền thưa: “Yết Kiêu chưa thấy Đại Vương thì nhất định không chịu rời thuyền”. Trần Quốc Tuấn trở lại Bãi Tân, quả thấy Yết Kiêu đang cắm thuyền đợi, bất chấp mọi nguy hiểm có thể xảy đến. Vừa mừng vừa cảm động, Trần Quốc Tuấn nói: “Chim hồng hộc bay được cao và xa là nhờ sáu cái trụ xương cánh, nếu không khác gì chim thường”. 

Truyền thuyết thứ tư: Bấy giờ, giặc Nguyên kéo mấy trăm chiếc thuyền theo đường biển vào đánh cướp Đại Việt. Yết Kiêu không quản mùa đông giá rét, đêm đêm lặn xuống biển, nằm dưới đáy thuyền, lấy dùi sắt nhọn đục thủng thuyền. Thuyền giặc bị nước biển chảy vào, chìm ngay. Quân giặc sợ lắm. Lúc đầu chúng không hiểu vì lẽ gì. Sau giặc chăng lưới vây bắt được Yết Kiêu. Chúng hỏi ông: “Nước mày có bao nhiêu người có tài bơi lặn như mày?”. Ông đáp: “Nước Nam có rất nhiều người có tài bơi lặn như tôi. Hiện nay, họ vẫn ẩn nấp ở dưới biển để đục thuyền, chỉ một mình tôi chẳng may bị bắt. Nếu các ông tha tôi ra tôi sẽ dẫn các ông đến chỗ họ ẩn nấp, tha hồ cho các ông bắt”. Bọn giặc hí hửng, chúng lấy một chiếc thuyền nhẹ chở ông đi. Thừa lúc giặc sơ ý, ông nhảy tùm xuống biển, lặn trốn về, tiếp tục cùng quân dân ta đánh giặc cứu nước. Quân giặc đành trơ mắt nhìn nhau căm tức.

Truyền thuyết thứ năm: Một lần Yết Kiêu bị giặc bắt. Bất ngờ ông xuống tấn khiến thuyền lật úp. Quân giặc chờ mãi không thấy ông nổi lên, rà đáy sông, buông lưới, không thấy gì. Về sau ông kể lúc đó, có con cá thần lượn qua, ông leo lên mình cá, bơi nhanh khỏi vòng vây.

Truyền thuyết thứ sáu: Lần khác, ngồi trên chiếc thuyền bị bao vây bởi quân giặc, Yết Kiêu nghĩ ra một kế. Ông ngửa mặt nhìn lên trời và bảo: “Các anh về trước nhé”. Tướng giặc vô cùng ngạc nhiên bởi lúc đó trên trời chỉ có đôi hạc hồng. Hắn tra hỏi thì được trả lời Yết Kiêu là em của đôi hạc đó và hai anh em đang nói chuyện với nhau. Bọn giặc yêu cầu Yết Kiêu gọi anh xuống. Yết Kiêu ra điều kiện phải cởi trói thì mới gọi. Tướng giặc đồng ý và nhân cơ hội đó, Yết Kiêu lặn một hơi xuống nước.

Truyền thuyết thứ bảy: Yết Kiêu đi sứ, được vua Nguyên phục tài, qúy đức. Vua Nguyên bỏ cả hiềm khích, cho công chúa và chục nàng hầu đến hầu hạ. Vua lệnh cho công chúa là phải có con với tướng nhà Trần và có thể thì giữ chân Yết Kiêu lại. Công chúa đem lòng yêu thương. Khi Yết Kiêu mãn hạn ra về, nàng công chúa ngày ngày mặt mày ủ ê, sầu thảm rồi ốm nặng. Nhà vua lo lắng đưa công chúa sang Đại Việt, cầu hôn Yết Kiêu. Sang đến nơi thì hay tin Yết Kiêu tạ thế, công chúa liền quyên sinh trên đất Đại Việt. Yết Kiêu hay tin, thương người con gái xứ Tàu nhẹ dạ. Đời sau, ở đền Quát, dân làng cũng lấy đá tạc chín nàng hầu và hai vệ sĩ để thờ vọng hương hồn nàng công chúa đã trao mối chân tình với Yết Kiêu. 

Truyền thuyết thứ tám: Một lần, Yết Kiêu đem một toán quân đến mai phục trong bụi lau sậy ven bờ sông, nơi đoàn thuyền giặc Nguyên đậu. Rồi một mình ông dùng chiếc khoan nhọn, khoan các đáy thuyền của chúng. Cứ khoan xong một lỗ, ông lại lấy giẻ đút nút dùng dây một đầu buộc vào nút giẻ đầu kia giòng lên bờ. Chờ cho giặc ngủ say, Yết Kiêu giật các đầu dây, nước ùa vào thuyền, thuyền bị đắm. Bọn giặc tỉnh dậy nhốn nháo. Yết Kiêu cho hiệu nổi quân reo. Còn ông nhảy lên thuyền túm cổ tên Phạm Nhan lôi tuột xuống sông, kéo hắn vào bờ. Trận đánh kết thúc, nghĩa quân toàn thắng, Phạm Nhan bị chém đầu tại bãi bơi Kiếp Bạc. Vua Trần thăng cho Yết Kiêu chức "Đệ nhất bộ đô soái thủy quân".

Khi ban bổng lộc, Vua hỏi: "Tướng Yết Kiêu muốn bổng lộc gì?" Ông thưa: "Điều thứ nhất thần xin là bệ hạ ban phúc cho dân ấp Hạ Bì được tự do hành nghề chài lưới từ đầu sông ở thượng nguồn tới cửa sông giáp biển. Thứ hai, bệ hạ ban ơn cho mỗi hộ khi hành nghề ở đâu cũng được sử dụng 3 thước đất phơi chài lưới đồ nghề và kéo sợi quay tơ, ngoài ra thần không xin gì thêm".

Vua Trần khen Yết Kiêu là người nhân nghĩa và y ban. Từ đó, dân làng Hạ Bì làm nghề chài lưới cứ theo các triền sông trải dài ra sinh sống. Hiện nay, dân các Hà còn sinh cơ lập nghiệp ở khắp nơi tạo ra thành nhiều Hà phụ, thuộc một số xã theo các sông, lạch.

Những truyền thuyết lưu truyền trong dân gian đã tô đậm tài năng sông nước phi thường của Yết Kiêu. Nhân dân luôn nhớ đến một vị võ tướng oai phong với chiếc dùi cầm chắc trong tay – thứ vũ khí lợi hại được Yết Kiêu dùng để lập công khi đánh trận trên sông nước và một tuổi thơ hiếu động.

Trong đền Quát hiện còn một số hiện vật quí mà chính những cụ già trong làng cho biết chúng gắn bó mật thiết với cuộc đời Yết Kiêu như mõ cáo, mõ cá… Mỗi một đồ thờ cúng đều có một tích đi kèm để giải thích.

Trong những dịp lễ hội, người làng Hạ Bì có dịp ôn lại bài học luyện quân rèn tài của vị thủy tướng quân. Lễ hội chứa đựng nhiều giá trị văn hóa cao đẹp thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc.

Nét đặc biệt nhất và hấp dẫn nhất của lễ hội đền Quát là hội bơi chải: Ngày bơi chải, nhân dân thập phương kéo về đông vui, nhộn nhịp, màu cờ sắc áo rực rỡ, trong đình ngoài đền rộn rã tiếng chào hát, nhiều trò vui sôi động cả vùng như: đi cầu thùm, đấu vật, cờ bỏi, chọi gà, tam cúc điếm… thu hút đông đảo nhân dân tham dự.

Với hiện trạng di tích và các truyền thuyết lưu truyền nơi đây cùng các sinh hoạt lễ hội được nhân dân bảo tồn, lễ hội đền Quát được đánh giá là một trong những lễ hội cổ truyền tiêu biểu của Hải Dương.

15 tháng 2 2020

ai mà biết

7 tháng 5 2021

vẻ đẹp nội dung nghệ thuật bài những cây dù đỏ

 

11 tháng 12 2017

Soạn bài: Chương trình địa phương (phần tiếng việt)

Câu 1: Từ ngữ toàn dân – từ ngữ địa phương:

1: cha – bố, cha, ba

2: Mẹ - mẹ, má

3: ông nội – ông nội

4: Bà nội – bà nội

5: ông ngoại – ông ngoại, ông vãi

6: Bà ngoại – bà ngoại, bà vãi

7: bác (anh trai cha): bác trai

8: bác (vợ anh trai của cha): bác gái

9: Chú (em trai của cha): chú

10. Thím (vợ của chú): thím

11. bác (chị gái của cha): bác

12. bác (chồng chị gái của cha): bác

13. cô (em gái của cha): cô

14. chú (chồng em gái của cha): chú

15. bác (anh trai của mẹ): bác

16. bác (vợ anh trai của mẹ): bác

17. cậu (em trai của mẹ): cậu

18. mợ (vợ em trai của mẹ): mợ

19. bác (chị gái của mẹ): bác

20. Bác (chồng chị gái của mẹ): bác

21. dì (em gái của mẹ): dì

22. chú (chồng em gái của mẹ): chú

23. anh trai: anh trai

24: chị dâu: chị dâu

25.em trai : em trai

26. em dâu (vợ của em trai): em dâu

27. chị gái: chị gái

28. anh rể (chồng của chị gái): anh rể

29. em gái: em gái

30. em rể: em rể

31. con : con

32. con dâu (vợ con trai): con dâu

33. con rể (chồng của con gái): con rể

34. cháu (con của con): cháu, em.

Câu 2: Tìm các từ xưng hô địa phương khác.

Ví dụ: tui (tôi), tau (tao), hấn (hắn), bọ, thầy, tía (bố), bầm, mế, má (mẹ),…

Câu 3:

- Em về thưa mẹ cùng thầy, Cho anh cưới tháng này anh ra. Anh về thưa mẹ cùng cha, Bắt lợn sang cưới, bắt gà sang cheo. - Ân cha nghĩa mẹ chưa đền, Bậu mong ôm gối cuốn mền theo ai ? - Đói lòng ăn nắm lá sung Chồng một thì lấy, chồng chung thì đừng. Một thuyền một lái chẳng xong Một chĩnh đôi gáo còn nong tay nào.

15 tháng 2 2020

Câu 1: Điều tr/ch, s/x, r/d/gi, l/n vào chỗ trống:

- Trái cây, chờ đợi, chuyển chỗ, trải qua, trôi chảy, trơ trụi, nói chuyện, chương trình, chẻ tre.

- Sấp ngửa, sản xuất, sơ sài, bổ sung, xung kích, xua đuổi, cái xẻng, xuất hiện, chim sáo, sâu bọ.

- Rũ rượi, rắc rối, giảm giá, giáo dục, rung rinh, rùng rợn, giang sơn, rau diếp, dao kéo, giao kèo, giáo mác.

- Lạc hậu, nói liều, gian nan, nết na, lương thiện, ruộng nương, lỗ chỗ, lén lút, bếp núc, lỡ làng.

Câu 2: Lựa chọn từ điền thích hợp:

a. vây cá, dây sợi, dây điện, vây cánh, dây dưa, giây phút, bao vây.

b. giết giặc, da diết, viết văn, chữ viết, giết chết.

c. hạt dẻ, da dẻ, vẻ vang, văn vẻ, giẻ lau, mảnh dẻ, vẻ đẹp, giẻ rách.

Câu 3: Chọn điều s, x vào chỗ trống:

Theo thứ tự lần lượt, cần điền là: xám, sát, sấm, sáng, xé, sung, sổ, xơ, xác, sầm, sập, xoảng.

Câu 4:

Các từ cần điền lần lượt là: buộc, buột, duộc (hay giuộc), tuộc, đuột, chuột, chuột, muốt, chuộc.

Câu 5: Điền ? , ~

Vẽ tranh, biểu quyết, dè bỉu, bủn rủn, dai dẳng, hưởng thụ, tưởng tượng, ngày giỗ, lỗ mãng, cổ lỗ, ngẫm nghĩ.

Câu 6: Các câu được sửa như sau:

- Tía đã nhiều lần căn dặn rằng không được kiêu căng.

- Một cây tre chắn ngang đường chẳng cho ai vô rừng chặt cây, đốn gỗ.

- Có đau thì cắn răng mà chịu nghen.

15 tháng 2 2020

đây là bài chương trình địa phương(phần tiếng việt) rèn luyện chính tả tập 1 không phải tập 2

14 tháng 1 2021

    “Xưa có một người lái buôn tên là Vạn Lịch, nhờ vốn liếng của vợ mà buôn bán trở nên rất giàu có. Nhưng khi làm nên cơ nghiệp, hắn thấy vợ không còn nhan sắc nữa nên có ý định tống cổ vợ đi, bèn nhân một hôm vợ trò chuyện với anh đánh giậm, vu cho là ngoại tình, hắn gây chuyện với vợ rồi xỉ vả nàng thậm tệ. Mặc dầu vợ thề thốt hết lời nhưng hắn không nghe. Hắn trả xống áo cho nàng, vứt cho một thoi vàng, một thoi bạc và đuổi đi ngay.    Bơ vơ một thân một mình nàng gặp lại người đánh giậm, bèn gạt nước mắt kể lể sự tình. Khi biết anh ta chưa có vợ lại sống một thân một mình, nàng bảo:   

- Hắn bảo tôi dan díu với anh, tôi xin được lấy anh làm chồng, dù có khổ sở thế nào đi nữa tôi cũng chịu được. Chúng ta sẽ làm ăn nuôi nhau.Anh chàng đánh giậm không biết từ chối thế nào đành dẫn người đàn bà kia về túp lều của mình dựng bên bờ sông và họ trở nên vợ chồng. Hàng ngày chồng vẫn làm nghề cũ, còn vợ thì ở nhà chăn nuôi gà vịt. Tuy nghèo nhưng họ sống êm ấm, không xô xát với nhau bao giờ. Ba năm trôi qua. Một hôm trời mưa, chồng rỗi việc ở nhà, vợ ngồi vá áo. Chồng thấy đàn gà thi nhau mổ thóc ở thúng, sẵn có thỏi vàng của vợ trong thúng khâu, hắn không biết là vật gì liền cầm lấy ném đàn gà. Chẳng may ném mạnh quá thỏi vàng văng luôn xuống sông. Thấy vậy, vợ trách chồng:   

- Kìa, người sao mà ngu đần thế! Anh có biết anh vừa ném cái gì không?   

- Thứ ấy thì thiếu gì. Những lúc bắt cá ở một vũng kia tôi vẫn nhặt được luôn nhưng không biết dùng làm gì nên lại vứt bỏ.   

Đến lượt vợ lại ngẩn cả người, liền hối hả giục chồng đi lấy về. Quả nhiên đó là vàng và lạ thay mỗi thỏi đều có dấu hiệu riêng của Vạn Lịch. Nguyên do Vạn Lịch từ ngày đuổi vợ, buôn bán có phần thua lỗ. Một chuyến bị bão, thuyền đắm, Lịch thoát được thân còn bao nhiêu vàng bạc của cải đều chìm xuống và trôi dạt vào đây. Thế là kho vàng của Lịch lại thuộc về tay vợ chồng anh đánh giậm.    Từ khi có của, cô nàng bèn xây dựng nhà cửa và sửa soạn cho chồng. Thấy chồng quá ngờ nghệch, vợ bảo phải năng giao du với người ta để học khôn, học khéo hòng mở mặt với đời.   Chồng nghe lời, nhưng chả có ai thèm chơi với thằng nổi tiếng đần độn. Luôn mấy hôm liền, hắn đi không về rồi. Vợ hỏi:

    - Đã chơi được với ai chưa?   

- Chưa .  Vợ lắc đầu nói một mình rằng:   

- Người đâu u mê đến thế. Suốt mấy ngày mà không làm quen được một ai. Họa có chơi với phỗng thì được! 

  Nghe nói thế, chồng tưởng vợ bảo mình không chơi với người thì chơi với phỗng, bèn tìm đến một ngôi đền vắng ở xa xóm. Hắn lân la làm quen với mấy tượng phỗng đặt ở hai bên sân đền. Thấy phỗng nhe răng cười, hắn cũng cười theo, rồi lại quàng vai bá cổ làm như chơi đùa với người thật. Sau đó hắn đi mua bún, mua lòng, mua rượu về mời ăn, nhét cho mỗi tượng một miếng vào miệng, cùng ăn và cùng uống. Cuối cùng chẳng thấy phỗng nói gì, hắn tức mình xô phỗng từ trên bệ lăn kềnh xuống đất rồi bỏ ra về. Khi vợ hỏi, hắn kể lại tình thực. Nàng giậm chân kêu trời, đành giữ chồng lại nhà để dạy khôn cho hắn.Không ngờ ngôi đền ấy lại là nơi phát tích của nhà vua. Sau khi anh đánh giậm xô đổ tượng phỗng: nhà vua bị đau bại một nửa người. Bao nhiêu danh y vào cung chữa bệnh đều lắc đầu bó tay. Một ông quan thái bốc gieo quẻ báo tin rằng ngôi đền này động. Pho tượng phỗng đổ xuống đất làm cho họ chú ý. Nhưng khi định dựng tượng dậy thì lạ thay, hàng chục người mó vào đều nâng không nổi. Tin ấy bay về kinh đô, nhà vua rất lo, liền sai yết bảng cho tất cả thần dân ai dựng được phỗng lên bệ thì sẽ hậu thưởng. Hôm ấy cô vợ đi chợ qua đó thấy thế, bèn về hỏi chồng:    - Hôm ấy anh làm thế nào đẩy ngã pho tượng xuống được?   Hắn đáp: 

  - Tôi chỉ khẽ ẩy một cái là đổ ngay.   

- Thế bây giờ có dựng lên được không?

    - Làm gì mà chả được. 

Vợ bèn cùng chồng ra giật bảng xin quan cho vào nâng thử. Quả nhiên khi người đánh giậm mó tay vào tượng liền đứng lên được.Từ hôm đó nhà vua khỏi bệnh. Vua sai lấy vàng bạc thưởng cho vợ chồng nàng nhưng họ không nhận, chỉ xin làm một chân tuần ty ở sông Cả. Chức vụ tuần ty chỉ ngồi thu thuế không cần biết chữ. Vua ưng cho ngay. Hai vợ chồng liền đi nhậm chức. Sẵn vàng bạc, họ xây dựng nhà cửa rất nguy nga ở bên cửa sông. Từ đó họ nổi tiếng giàu có trong vùng.    Một hôm, thuyền của Vạn Lịch đi qua đây, đỗ lại ở cửa tuần cho người lên nộp thuế. Cô nàng biết vậy liền ra lệnh bắt chủ thuyền phải đích thân đến nộp. Tiến vào công đường, Lịch xiết bao kinh ngạc khi thấy ngồi trước án là người vợ cũ của mình cùng anh chàng đánh giậm ngày xưa. Nàng mỉa mai bảo hắn:
Biết rằng anh vẫn đi buôn,Em về kiếm chốn nha môn ngồi tuần.Dù anh buôn bán xa gần,Làm sao tránh khỏi cửa tuần em đây.
    Nghe câu ấy, Vạn Lịch vô cùng xấu hổ. Vừa thẹn vừa uất, hắn nghĩ không còn mặt mũi nào nhìn lại vợ lần nữa. Đoạn hắn làm giấy kê khai tất cả của cải đem biếu nàng nói là để chuộc lỗi xưa rồi tự tử. Khi hay tin Vạn Lịch chết, nàng rất hối hận, nên đem tất cả tài sản của Vạn Lịch, tâu vua xin đúc một thứ tiền gọi là “tiền Vạn Lịch” rồi đem phân phát cho những người nghèo khổ”.    Nội dung câu chuyện chỉ có thế nhưng đã có nhiều dị bản, nhiều vở kịch được dàn dựng công phu, thậm chí có những nhạc phẩm kể lại chuyện tình ly kỳ này. 

22 tháng 12 2018

Hình như văn bản này ko có trong SGK Ngữ văn 6 Tập 1

4 tháng 1 2019

nhưng nó có trong chương trình Ngữ Văn địa phương bn ak

5 tháng 1 2021
K