K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 5 2021

 Trao đổi ở cấp độ tế bào: Tế bào thu nhận oxi, chất dinh dưỡng từ môi trường trong để dùng cho hoạt động sống của tế bào, các sản phẩm không cần thiết của tế bào thải ra môi trường trong để đưa tới hệ bài tiết, hệ hô hấp.

20 tháng 5 2016

cần gấp vui

20 tháng 5 2016

chu em cu tu tu banh 

20 tháng 12 2021

Hô hấp qua bề mặt cơ thể →→Hô hấp bằng hệ thống ống khí→→Hô hấp bằng mang→→ Hô hấp bằng phổi 

- Chiều hướng tiến hóa bạn tham khảo như ảnh.

- Động vật và thực vật có chiều hướng tiến hóa như vậy là vì để thích nghi tốt được với môi trường sống ngày càng biến động. Nhằm duy trì loài và không ngừng phát triển để thích ứng với môi trường.

- Trong ống tiêu hoá, dịch tiêu hoá không bị hoà loãng với nước dễ tiêu hoá

- Nhờ thức ăn đi theo một chiều nên ông tiêu hoá hình thành các bộ phận chuyên hoá, thực hiện các chức năng khác nhau như tiêu hoá cơ học, tiêu hóa hoá học, hấp thụ thức ăn. Trong khi đó túi tiêu hoá thì không có sự chuyên hoá như vậy.

 

*Ưu điểm của tiêu hóa bằng ống tiêu hóa so với túi tiêu hóa :

- Thức ăn đi vào theo một chiều nên thức ăn và chất thải không trộn lẫn vào nhau như trong túi tiêu hóa

- Trong ống tiêu hóa, dịch tiêu hóa không bị hòa loãng như trong túi tiêu hóa

- Ống tiêu hóa hình thành các phần khác nhau đảm nhận các chức năng khác nhau, có sự phối hợp tiêu hóa cơ học và hóa học nên hiệu quả tiêu hóa cao hơn

*Nhược điểm: +Hiệu suất không cao

+Tiêu tốn nhiều năng lượng

23 tháng 12 2023

màng tế bào : bao bọc tế bào chất, màng tế bào tham gia vào quá trình trao đổi chất giữa tế bào và môi trường.

tế bào chất: phần lớp các hoạt động trao đổi chất  (hấp thụ chất dinh dưỡng, chuyển hóa năng lượng, tạo các chất để tăng trưởng,...) của tế bào xảy ra ở tế bào chất.

nhân : là trung tâm điều khiển mọi sự sống

tế bào thực vật có lục lạp, thành tế bào còn tế bào đv thì ko

tích cho mik nhé :>

 

25 tháng 10 2019

a. Những biểu hiện chủ yếu của toàn cầu hóa kinh tế.

- Toàn cầu hóa là quá trình liên kết các quốc gia trên thế giới về nhiều mặt, từ kinh tế đến văn hóa, khoa học,... Toàn cầu hóa kinh tế có tác động mạnh mẽ đến mọi mặt của nền kinh tế - xã hội thế giới. Nền kinh tế toàn cầu hóa có những biểu hiện rõ nét như: thương mại thế giới phát triển mạnh, đầu tư nước ngoài tăng nhanh, thị trường tài chính quốc tế mở rộng, các công ty xuyên quốc gia có vị trí ngày càng to lớn.

- Thương mại thế giới phát triển mạnh. Tốc độ tăng trưởng của thương mại luôn cao hơn tốc độ tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế thế giới. Tổ chức thương mại thế giới (WTO) với 150 thành viên (tính đến tháng 1 – năm 2007) chiếm khoảng 90% số dân, chi phối 95% hoạt động thương mại của thế giới và có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tự do hóa thương mại, làm cho nền kinh tế thế giới phát triển năng động hơn.

- Đầu tư nước ngoài tăng nhanh. Từ năm 1999 đến năm 2004, đầu tư nước ngoài đã tăng từ 1774 tỉ USD lên 8895 tỉ USD. Trong đầu tư nước ngoài, lĩnh vực dịch vụ ngày càng chiếm tỉ trọng lớn, trong đó nổi lên hàng đầu các hoạt động tài chính, ngân hàng, bảo hiểm,...

- Thị trường tài chính quốc tế mở rộng. Với hàng vạn ngân hàng được nối với nhau qua mạng viễn thông điện tử, một mạng lưới toàn cầu đã và đang mở ra trên phạm vi toàn thế giới. Các tổ chức quốc tế như Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng thế giới (WB) ngày càng có vai trò vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế toàn cầu, cũng như trong đời sống kinh tế xã hội của các quốc gia.

- Các công ty xuyên quốc gia có vai trò ngày càng lớn. Với phạm vi hoạt động rộng, ở nhiều quốc gia khác nhau, các công ty xuyên quốc gia nắm trong tay nguồn của cải vật chất rất lớn và chi phối nhiều ngành kinh tế quan trọng. Hiện nay, toàn thế giới có trên 60 nghìn công ty xuyên quốc gia với khoảng 500 nghìn chi nhánh.

Các công ty xuyên quốc gia chiếm 30% tổng giá trị GDP toàn thế giới, 2/3 buôn bán quốc tế, hơn 75% đầu tư trực tiếp và trên 75% việc chuyển giao công nghệ, khoa học kĩ thuật trên phạm vi thế giới.

b. Xu hướng toàn cầu hóa kinh tế dẫn đến những hệ quả gì?

- Toàn cầu hóa kinh tế đã thúc đẩy sản xuất phát triển và tăng trưởng kinh tế tòan cầu, đẩy nhanh đầu tư, tăng cường sự hợp tác quốc tế.

- Tuy nhiên, toàn cầu hóa kinh tế có những mặt trái của nó, đặc biệt làm gia tăng nhanh chóng khoảng cách giàu nghèo.

11 tháng 5 2018

   - Cơ cấu kinh tế là tổng thể hữu cơ giữa cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu vùng kinh tế và cơ cấu thành phần kinh tế, trong đó, cơ cấu ngành kinh tế là quan trọng nhất vì nó là cốt lõi của cơ cấu kinh tế. Thực hiện nội dung này thông qua quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

   - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là sự chuyển đổi từ cơ cấu kinh tế lạc hậu, kém hiệu quả và bất hợp lí sang một cơ cấu kinh tế hợp lí, hiện đại và hiệu quả.

   - Xu hướng của sự chuyển dịch này là đi từ cơ cấu kinh tế nông nghiệp lên cơ cấu kinh tế nông, công nghiệp và phát triển lên thành cơ cấu kinh tế công, nông nghiệp và dịch vụ hiện đại.

   - Đi đôi với chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phát triển kinh tế tri thức là tiền đề chi phối xu hướng chuyển dịch cơ cấu lao động trong từng thời kì ở nước ta.