K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
13 tháng 9 2023

Văn bản kể về sự việc xã Cà Hạ sắp được đổi tên, sự việc diễn ra trong buổi công bố tên xã mới vô cùng long trọng. Việc đổi tên xã khiến chính quyền xã phải phân công lại nhiệm vụ cho từng người. Sau khi nghe phân công nhiệm vụ, ông Sửu thắc mắc về nhiệm vụ của mình và được giao cho vị trí chủ nhiệm trung tâm Triệt sản gia súc. Chưa ai hiểu rõ được nhiệm vụ mình được giao là gì, mọi người bàn tán rất nhiều. Kết thúc văn bản là cuộc nói chuyện của ông Nha, ông Thỉnh và Văn Sửa cho thấy sự hài hước, trào phúng của văn bản này.

Chỉ ra các số liệu được sử dụng trong những câu dưới đây (trích từ văn bản Nước biển dâng: bài toán khó cần giải trong thế kỉ XXI). Cho biết các số liệu đó có tác dụng như thế nào đối với việc phản ánh sự việc được đề cập trong mỗi câu.a. Liên hợp quốc ước tính có chừng 40% dân số cư ngụ gần biển, với 600 triệu người sinh sống trong khu vực cao hơn...
Đọc tiếp

Chỉ ra các số liệu được sử dụng trong những câu dưới đây (trích từ văn bản Nước biển dâng: bài toán khó cần giải trong thế kỉ XXI). Cho biết các số liệu đó có tác dụng như thế nào đối với việc phản ánh sự việc được đề cập trong mỗi câu.

a. Liên hợp quốc ước tính có chừng 40% dân số cư ngụ gần biển, với 600 triệu người sinh sống trong khu vực cao hơn mực nước biển từ 10 mét trở xuống.

b. Việt Nam có 28 trên tổng số 64 tỉnh thành ven biển, với đường bờ biển dài hơn 3000 ki-lô-mét.

c. Về diện tích, biển và đại dương bao phủ 72% bề mặt Trái Đất.

d. Dự kiến vào cuối thế kỉ tới, mực nước biển sẽ tăng lên trong khoảng 35 – 85 xăng-ti-mét…

1
13 tháng 9 2023

a. “40% dân số cư ngụ gần biển, 600 triệu người sinh sống trong khu vực cao hơn mực nước biển từ 10 mét trở xuống”

b. “28 trên tổng số 64 tỉnh thành ven biển, 3 000 ki-lô-mét”

c. “72% bề mặt Trái Đất”

d. “35 – 85 xăng-ti-mét”

=> Các số liệu trên phản ánh được tình hình một cách chính xác, rõ ràng và cụ thể.

14 tháng 2 2020

Hiện nay, vấn đề ô nhiễm môi trường đang là chủ đề nóng trên các mặt báo và nhận được rất nhiều sự quan tâm của người dân. Trong đó, đặc biệt là vấn đề ô nhiễm nguồn nước ở Việt Nam đã và đang ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn. Thông qua các phương tiện truyền thông, chúng ta có thể dễ dàng thấy được các hình ảnh, cũng như các bài báo phản ánh về thực trạng môi trường hiện nay. Mặc dù các ban ngành, đoàn thể ra sức kêu gọi bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn nước,... nhưng có vẻ là chưa đủ để cải thiện tình trạng ô nhiễm ngày càng trở nên trầm trọng hơn.

Tình trạng quy hoạch các khu đô thị chưa gắn liền với vấn đề xử lý chất thải, xử lý nước thải,... vẫn còn tồn đọng nên tại các thành phố lớn, các khu công nghiệp, khu đô thị,...ô nhiễm môi trường đang ở mức báo động. Theo ước tính, trong tổng số 183 khu công nghiệp trong cả nước thì có trên 60% khu công nghiệp chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Tại các đô thị, chỉ có khoảng 60% - 70% chất thải rắn được thu gom, cơ sở hạ tầng thoát nước và xử lý nước thải, chất thải nên chưa thể đáp ứng được các yêu cầu về bảo vệ môi trường. Hầu hết lượng nước thải bị nhiễm dầu mỡ, hóa chất tẩy rửa, hóa phẩm nhuộm,... chưa được xử lý đều đổ thẳng ra các sông, hồ tự nhiên. Một ví dụ đã từng được dư luận quan tâm thì trường hợp sông Thị Vải bị ô nhiễm bởi hóa chất thải ra từ nhà máy của công ty bột ngọt Vedan suốt 14 năm liền.

Các nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay

Ý thức của người dân

Đầu tiên, đó chính là sự thiếu ý thức nghiêm trọng và thờ ơ của người dân. Nhiều người cho rằng những việc mình làm là quá nhỏ bé, không đủ để làm hại môi trường. Một số người lại cho rằng việc bảo vệ môi trường là trách nhiệm của nhà nước, của các cấp chính quyền...trong khi số khác lại nghĩ rằng việc môi trường đã bị ô nhiễm thì có làm gì cũng "chẳng ăn thua", và ô nhiễm môi trường cũng không ảnh hưởng đến mình nhiều. Và chính những suy nghĩ này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến việc giáo dục cũng như tư duy bảo vệ môi trường của các thế hệ trẻ về sau.

Người dân thờ ơ và thiếu ý thức trong việc bảo vệ môi trường, khó làm gương cho trẻ em. 

Thật vậy, người lớn không làm gương để giáo dục trẻ em. Theo quan sát, tại các trường học, chúng tôi nhiều lần chứng kiến phụ huynh đưa con đi học đến cổng trường dừng lại ăn sáng và sau khi ăn xong, thay vì bỏ hộp xôi, hộp bánh vào thùng rác thì họ lại vứt ngay tại chỗ. Mặc dù, các trường học có treo rất nhiều tấm biến, khẩu hiệu cấm xả rác bừa bãi nhưng phụ huynh vẫn thản nhiên xả rác nơi công cộng thì rất khó hình thành ý thức tốt cho thế hệ trẻ.

Việc phá hoại môi trường của một người chỉ ảnh hưởng nhỏ nhưng nếu gọp nhiều người lại thì rất lớn. Một tờ giấy, vỏ hộp sữa, túi ni-lông,... tuy nhỏ nhưng tích tụ lại lâu ngày sẽ gây ô nhiễm, mất mỹ quan, rác thải đọng lại trong các lô-cốt gây ra tình trạng cống thoát nước bị nghẹt mỗi khi mưa lớn hay thủy triều lên.

Các doanh nghiệp thiếu trách nhiệm, quan liêu, thiếu chặt chẽ

Nguyên nhân thứ hai gây ra ô nhiễm môi trường chính là sự thiếu trách nhiệm của các doanh nghiệp. Do đặt nặng mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, không ít doanh nghiệp đã vi phạm quy trình khai thác, góp phần gây ô nhiễm môi trường đáng kể.

Mặt khác, hệ thống xử lý nước thải tại một số khu công nghiệp chưa hoạt động hiệu quả, nước thải sinh hoạt bị ô nhiễm được thải liên tục ra sông, hồ gây nhiễm độc nguồn nước tự nhiên.

Bên cạnh đó, chính sự quan liêu, thiếu chặt chẽ trong công tác quản lý bảo vệ môi trường của nhà nước cũng đang tiếp tay cho hành vi phá hoại môi trường.

Ngoài ra, lượng xe cộ lưu thông ngày càng nhiều ở nước ta cũng góp phần không nhỏ vào việc gây ô nhiễm bầu không khí.

Những hạn chế, bất cập trong bảo vệ môi trường

Theo thống kê của Bộ Tư Pháp, hiện nay có khoảng 300 văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường để điều chỉnh hành vi của các cá nhân, tổ chức, các hoạt động kinh tế, các quy trình kỹ thuật, quy trình sử dụng nguyên liệu trong sản xuất,... Tuy nhiên, hệ thống các văn bản này vẫn còn chưa hoàn thiện, thiếu đồng bộ, thiếu chi tiết, tính ổn định không cao, tình trạng văn bản mới được ban hành chưa lâu đã phải sửa đổi, bổ sung là khá phổ biến, từ đó làm hạn chế hiệu quả điều chỉnh hành vi của các cá nhân, tổ chức, các hoạt động kinh tế... trong việc bảo vệ môi trường.

Một bức ảnh nhỏ nhưng cho thấy tình trạng ô nhiễm môi trường ở Việt Nam ô nhiễm đến mức nào. 

Quyền hạn pháp lý của các tổ chức bảo vệ môi trường, nhất là của lực lượng Cảnh sát môi trường chưa thực sự đủ mạnh, nên đã hạn chế hiệu quả hoạt động nắm tình hình, phát hiện, ngăn chặn các hành vi vi phạm về bảo vệ môi trường. Các cơ sở pháp lý, chế tài xử phạt đối với các loại hành vi gây ô nhiễm môi trường về các loại tội phạm còn hạn chế chưa đủ mạnh. Cụ thể, có rất ít trường hợp gây ô nhiễm môi trường bị xử lý hình sự, còn các biện pháp xử lý khác như: buộc phải di dời ra khỏi khu vực ô nhiễm, đóng cửa và đình chỉ hoạt động của cơ sở gây ô nhiễm môi trường cũng không được áp dụng nhiều, hoặc có áp dụng nhưng các cơ quan chức năng thiếu kiên quyết nên doanh nghiệp "lỳ đòn" cũng không có hiệu quả.

Các cấp chính quyền chưa nhận thức đầy đủ và quan tâm đúng mức đối với công tác bảo vệ môi trường, dẫn đến buông lỏng quản lý, thiếu trách nhiệm trong việc kiểm tra, giám sát về môi trường. Ngoài ra, công tác tuyên truyền, giáo dục về bảo vệ môi trường trong xã hội còn hạn chế.

Giải pháp khắc phục

Người dân nâng cao ý thức về bảo vệ môi trường, vứt rác đúng nơi quy định, không xả rác bừa bãi. Giáo dục, nâng cao nhận thức cho các bé về bảo vệ môi trường. Ngoài ra, nên hạn chế sử dụng các hóa chất tẩy rửa khi xử lý nghẹt cống thoát nước, vì như thế sẽ vô tình đưa vào môi trường một chất thải nguy hại mới, đồng thời cũng làm nguồn nước bị nhiễm độc. Thay vào đó, hãy áp dụng cách thông bồn cầu, cách xử lý ống thoát nước bị tắc bằng vi sinh.

Bảo vệ môi trường là bảo vệ chính chúng ta. 

Nhà nước tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường, trong đó có những chế tài xử phạt phải thực sự mạnh để đủ sức răn đe các đối tượng vi phạm. Bên cạnh đó, cần xây dựng đồng bộ hệ thống quản lý môi trường trong các nhà máy, các khu công nghiệp theo các tiêu chuẩn quốc tế. Tổ chức giám sát chặc chẽ nhằm hướng tới một môi trường tốt đẹp hơn.

Tại các khu du lịch, khu đông dân cư, tuyến đường lớn,... nên bổ sung thêm nhiều thùng rác và các nhà vệ sinh công cộng.

Tăng cường công tác nắm tình hình, thanh tra, giám sát về môi trường. Nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ phụ trách công tác môi trường và trang bị các phương tiện kỹ thuật hiện đại để phục vụ có hiệu quả cho các lực lượng này.

Cuối cùng, phải đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, giáo dục về môi trường trong toàn xã hội tạo ra sự chuyển biến và nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật bảo vệ môi trường.

Tóm lại, tình trạng ô nhiễm môi trường ở Việt Nam tuy nghiêm trọng nhưng vẫn còn có thể cứu vãn nếu mỗi người dân biết góp sức của mình, chung tay bảo vệ môi trường. Hãy hô vang khẩu hiệu "Vì môi trường xanh - sạch - đẹp" và cũng là vì cuộc sống của chính chúng ta cũng như các thế hệ sau

haha

13 tháng 9 2023

Văn bản "Tôi đi học":

- Kể lại sự việc những sự chuẩn bị, cảm giác hồi hợp lo lắng xe lẫn sự bồi hồi hớn hở của tác giả - bé Hồng trong ngày đầu tiên đến trường.

- Sự việc ấy xảy ra trong bối cảnh trên con đường làng đi học quen thuộc.

- Cốt truyện đặt biệt ở chỗ: tình cảm, suy nghĩ chân thực hồn nhiên của một cậu bé lên 7 đồng thời chi tiết "chú chim hót .. bay cao" ở kết truyện thể hiện mong muốn nhìn ngắm rõ hơn thế giới bên ngoài, từ đó gợi nên giây phút đổi mới bắt đầu vào việc học của bé Hồng.

Văn bản "Tôi đi học" là những dòng hồi tưởng của tác giả về buổi tựu trường. Những cảm xúc bồi hồi, háo hức của nhân vật "tôi" khi được mẹ đưa đến trường trên con đường làng quen thuộc. Những cảnh vật, con người thân quen bỗng trở nên kì lạ khi trong lòng tác giả cũng có sự thay đổi lớn: "Hôm nay tôi đi học".

tác dụng:

-giúp người đọc hiểu được nguồn gốc, cội nguồn đặc điểm, cách biểu diễn và thưởng thức ca Huế

-Thể hiện tình yêu của tác giả dành cho xứ Huế

15 tháng 9 2023

- Đề tài: truyện lịch sử.

- Vì bắt buộc phải dựa vào sự thật, không được sai lệch.

GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
30 tháng 10 2018

1. Đoạn văn kể về sự việc: Sơn Tinh đánh lại Thủy Tinh, tạo ra cuộc chiến cân tài cân sức.

2. Văn bản thuộc loại văn bản tự sự (truyện truyền thuyết). 3 văn bản cùng loại: Bánh chưng bánh giày, Con Rồng cháu Tiên, Thạch Sanh,..

3. Chi tiết tưởng tượng kì ảo: Thần dùng phép lạ. Hô mưa gọi gió. Dâng núi cao chặn dòng nước. Bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi.

4. Đoạn văn cho thấy sức mạnh của Sơn Tinh và ước mơ của nhân dân: có 1 vị thần thiện đứng về phía nhân dân để che chở và chinh phục, chế ngự được thiên nhiên.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1

Các sự kiện được người kể chuyện kể lại:

- Thuý Kiều choáng váng, kinh sợ khi biết mình và Thúc Sinh bị mắc mưu, sa bẫy Hoạn Thư, đành phải nhẫn nhục hầu rượu Hoạn Thư – Thúc Sinh.

- Thúc Sinh cũng kinh ngạc, choáng váng, đau xót khi biết mình và Kiều mắc mưu, sa bẫy Hoạn Thư, đành phải giả vờ như không quen biết Thuý Kiều.

- Thuý Kiều mời rượu Hoạn Thư – Thúc Sinh; Hoạn Thư áp chế Thúc Sinh, ỷ vào địa vị chủ nhân để hăm doạ, nhiếc móc Thuý Kiều.

- Thuý Kiều hầu đàn Hoạn Thư – Thúc Sinh, lại bị Hoạn Thư dùng tư cách chủ nhân, lời lẽ, hành vi hạ nhục Thuý Kiều và đe nạt Thúc Sinh.

- Sự hả dạ của Hoạn Thư và nỗi ê chề, khiếp nhược của Thúc Sinh.

- Tâm sự chua xót, tủi nhục của Thuý Kiều.

16 tháng 9 2023

Tham khảo
- Mắt sói:

loading...

16 tháng 9 2023

Tham khảo

- Lặng lẽ Sa Pa:

loading...