Cho ΔABC vuông tại B (AB<AC). M,N,P lần lượt là trung điểm của AB, AC, BC.
a) Tứ giác BMNP là hình gì?
b) Vẽ đường cao BH. Tứ giác HNPM là hình gì?
c) Qua B vẽ đường thẳng songsong AC cắt NP tại K. Tứ giác BNCK là hình gì?
d) ΔABC cần thêm điều kiện gì để tứ giác BNCK là hình vuông.
a) Xét ΔCBA có
N là trung điểm của BC(gt)
P là trung điểm của CA(gt)
Do đó: NP là đường trung bình của ΔCBA(Định nghĩa đường trung bình của tam giác)
⇒NP//BA và \(NP=\dfrac{BA}{2}\)(Định lí 2 về đường trung bình của tam giác)
mà M∈BA và \(BM=\dfrac{BA}{2}\)(M là trung điểm của BA)
nên NP//BM và NP=BM
Xét tứ giác BMPN có
NP//BM(cmt)
NP=BM(cmt)
Do đó: BMPN là hình bình hành(Dấu hiệu nhận biết hình bình hành)
Hình bình hành BMPN có \(\widehat{NBM}=90^0\)(\(\widehat{ABC}=90^0\), N∈BC, M∈AB)
nên BMPN là hình chữ nhật(Dấu hiệu nhận biết hình chữ nhật)
b) Xét ΔBHC vuông tại H có HN là đường trung tuyến ứng với cạnh BC(N là trung điểm của BC)
nên \(HN=\dfrac{BC}{2}\)(Định lí 1 về áp dụng hình chữ nhật vào tam giác vuông)
mà \(BN=\dfrac{BC}{2}\)(N là trung điểm của BC)
nên HN=BN
mà BN=PM(hai cạnh đối trong hình chữ nhật BMPN)
nên PM=HN
Xét ΔABC có
M là trung điểm của AB(gt)
N là trung điểm của AC(gt)
Do đó: MN là đường trung bình của ΔABC(Định nghĩa đường trung bình của tam giác)
⇒MN//BC và \(MN=\dfrac{BC}{2}\)(Định lí 2 về đường trung bình của tam giác)
hay NM//PH
Xét tứ giác PHMN có PH//MN(cmt)
nên PHMN là hình thang có hai đáy là PH và MN(Định nghĩa hình thang)
Hình thang PHMN(PH//MN) có HN=PM(cmt)
nên PHMN là hình thang cân(Dấu hiệu nhận biết hình thang cân)