K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 12 2016

Thời Văn Lang-Âu Lạc đã để lại cho chúng ta một cái quan trọng nhất đó chính là tổ quốc, nó là nền móng cho việc tiếp tục phát triển và bảo vệ tổ quốc, đưa ra một bài học đầu tiên về công cuộc giữ nước đó là phải cảnh giác trước kẻ thù. Ngoài ra còn có các phong tục, văn hóa truyền thống của dân tộc, các nghề thủ công được truyền đi nhiều đời,...
 

23 tháng 12 2016

tui ko phải là "em " của bn nhabucqua

16 tháng 4 2017

- Giống nhau:

   + Có tổ chức từ trên xuống dưới, lấy làng, chạ làm cơ sở (đơn vị hành chính).

   + Tuy còn đơn giản nhưng đã là tổ chức chính quyền cai quản đất nước.

- Khác nhau: Thời Âu Lạc, quyền hành của nhà nước đã cao hơn và chặt chẽ hơn. Vua có quyền thế hơn trong việc trị nước. Sự phân biệt giữa tầng lớp thống trị và nhân dân sâu sắc hơn.

22 tháng 12 2016

câu 3:Đất nước Âu Lạc yên ổn chưa được bao lâu thì xảy ra cuộc xâm lược của Triệu Đà.
Triệu Đà là một tướng của nhà Tần, được giao cai quản các quận giáp phía bắc Âu Lạc (tương ứng với Quảng Đông, Quảng Tây thuộc Trung Quốc ngày nay). Năm 207 TCN, nhân lúc nhà Tần suy yếu, Triệu Đà đã cắt đất ba quận, lập thành nước Nam Việt, sau đó đem quân đi đánh các vùng xung quanh và đánh xuống Âu Lạc. Quân dân Âu Lạc, với vũ khí tốt và tinh thần chiến đấu dũng cảm, đã đánh bại các cuộc tấn công của quân Triệu, giữ vững nền độc lập của đất nước. Triệu Đà, biết không thể đánh bại được quân ta, bèn vờ xin hòa và dùng mưu kế chia rẽ nội bộ nước ta.
Năm 179 TCN, sau khi đã chia rẽ được nội bộ nhà nước Âu Lạc, khiến các tướng.giỏi như Cao Lỗ, Nồi Hầu phải bỏ về quê, Triệu Đà lại sai quân đánh Âu Lạc. An Dương Vương do không đề phòng, lại mất hết tướng giỏi, nên bị thất bại nhanh chóng. Âu Lạc rơi vào ách đô hộ của nhà Triệu.

Câu 2:Những điểm giống và khác nhau của nhà nước Văn Lang và nhà nước Âu Lạc :
- Giống nhau :
+ Có tổ chức từ trên xuống dưới, lấy làng, chạ làm cơ sở (đơn vị hành chính).
+ Tuy còn đơn giản nhưng đã là tổ chức chính quyền cai quản cả nước.
- Khác nhau :
Thời Âu Lạc, quyền hành của nhà nước đã cao hơn và chặt chẽ hơn. Vua có quyền thế hơn trong việc trị nước. Sự phân biệt giữa tầng lớp thống trị và nhân dân sâu sắc hơn

 

 

22 tháng 12 2016

Bạn tham khảo nha :

Câu 1 : Bài 12 : Nước Văn Lang | Học trực tuyến

Câu 2 : Bài 16 : Ôn tập chương I và chương II | Học trực tuyến

Câu 3 : Bài 15 : Nước Âu Lạc (tiếp theo) | Học trực tuyến

24 tháng 3 2023

Nhà nước Âu Lạc có sự tiến bộ hơn nhà nước Văn Lang về nhiều mặt. Thời Âu Lạc, quyền hành của nhà nước đã cao hơn và chặt chẽ hơn. Vua có quyền thế hơn trong việc trị nước. Sự phân biệt giữa tầng lớp thống trị và nhân dân sâu sắc hơn.

15 tháng 2

giống vì to hơn khác vì nhỏ hơn

 

27 tháng 12 2020

* Giống nhau:

- Vua là người đứng đầu nhà nước, nắm mọi quyền hành. Bộ máy nhà nước được tổ chức từ trên xuống dưới, lấy làng, chạ làm cơ sở (đơn vị hành chính).

- Còn đơn giản, sơ khai nhưng đã là tổ chức chính quyền cai quản cả nước.

* Khác nhau:

Nội dung

Nhà nước Văn Lang

Nhà nước Âu Lạc

Kinh đô

Bạch Hạc (Phú Thọ).

Phong Khê (Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội).

Quân đội

Chưa có.

Bộ binh, thủy binh, trang bị vũ khí bằng đồng như giáo, rìu chiến, dao găm, nỏ.

Thành quách

Chưa có.

Thành Cổ Loa.

Quyền lực của vua

Chưa cao.

Cao hơn, tập trung hơn.

Phân hóa xã hội

Chưa có sự phân hóa sâu sắc.

Sự phân biệt giữa tầng lớp thống trị và nhân dân sâu sắc hơn.

⟹ Nhà nước Âu Lạc có sự tiến bộ hơn nhà nước Văn Lang về nhiều mặt. Thời Âu Lạc, quyền hành của nhà nước đã cao hơn và chặt chẽ hơn. Vua có quyền thế hơn trong việc trị nước. Sự phân biệt giữa tầng lớp thống trị và nhân dân sâu sắc hơn.

11 tháng 3 2022

Nhà nước Văn Lang ra đời vào khoảng năm 700 TCN

Kinh đô của nhà nước Văn Lang thuộc tỉnh Phú Thọ ngày nay 

mình chỉ biết thế thôi

11 tháng 3 2022

- Theo truyền thuyết ghi chép lại, Nhà nước Văn Lang được hình thành vào khoảng năm 2879 TCN và kết thúc vào năm 258 TCN bởi An Dương Vương Thục Phán.

Phạm vi của nhà nước Văn Lang: có địa bàn cư trú từ vùng núi, trung du xuống đồng bằng châu thổ các dòng sông lớn ở Bắc Bộ  Bắc Trung Bộ ngày nay. - Kinh đô nhà nước Văn Lang: Phong Châu (Việt Trì, Phú Thọ). - Nhu cầu trị thủy, đối phó với lũ lụt, bảo vệ mùa màng đã thúc đẩy sự liên kết giữa các bộ lạc.

Trình bày tổ chức bộ máy nhà nước Văn Lang.?

+ Hùng Vương lên ngôi, đặt tên nước là Văn Lang, chia nước làm 15 bộ, đóng đô ở Bạch Hạc (Việt Trì – Phú Thọ).

+ Vua giữ mọi quyền hành trong nước, các bộ đều thần thuộc. Đặt tướng văn là Lạc hầu, tướng võ là Lạc tướng. Con trai vua là Quan lang, con gái vua là Mị nương.

+  Đứng đầu các bộ là Lạc tướng. Đứng đầu các chiềng, chạ là Bồ chính. Trong chiềng, chạ, những người già được tôn trọng, thường giúp Bồ chính giải quyết việc sản xuất, chia phần ruộng cày cấy, giải quyết các mối bất hòa của dân làng.

- Như vậy, qua đó ta thấy, nhà nước Văn Lang tuy còn sơ khai nhưng đó là một tổ chức quản lí đất nước bền vững, đánh dấu giai đoạn mở đầu thời kì dựng nước.

- Về tổ chức nhà nước thời Âu Lạc không  thay đổi nhiều so với nhà nước thời Văn Lang. Tuy nhiên,  sự chặt chẽ hơn nhiều. Nhà vua  nhiều quyền thế hơn trong việc trị nước quân đội và vũ khí tốt. Đặc biệt, vua lấy hiệu là An Dương Vương.

- Người Âu Việt và Lạc Việt từ lâu sống hòa hợp với nhau ở vùng núi phía Bắc nước Văn Lang. Cho đến năm 218 TCN, quân Tần tràn xuống xâm lược các nước Phương Nam, Thục Phán đã đứng lên lãnh đạo cả người Âu Việt và Lạc Việt đánh lui quân xâm lược sau đó dựng nước Âu Lạc, tự xưng là An Dương Vương và đóng đô ở Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội ngày nay).

học tốt!