K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 10 2017

Tôi nhớ trước kia khi còn khỏe mạnh, dòng sinh lực trong cơ thể tuôn trào giúp tôi có thể đi đến bất cứ nơi nào mình muốn. Tôi len lách đến mọi ngóc ngách của sự sống. Ở đó tôi được mọi người đón chào nồng nhiệt.

Tôi có một mái tóc dài óng ả với hàng nghìn bông hoa đua nhau nở vào mỗi dịp xuân về. Mùi hương lan tỏa khắp nơi khiến cho từng đàn ong bé xíu nhấp nhô trong các khóm hoa, các nàng bướm xinh đẹp với đôi cánh đầy màu sắc tung tăng dạo chơi khắp nơi. Khi đó, mọi sinh vật từ khắp nơi đổ về đây sinh sống. Rái cá, hải ly, chuột nước, gà nước cùng nhiều loài cá khác nhau đã tạo cho cuộc sống của tôi thêm màu sắc. Họ nô đùa trên cơ thể, vui buồn cùng tôi. Họ tung tăng bơi lội trong dòng sinh lực mãnh liệt trào dâng.

Bầy gấu hàng ngày đều đến uống nước và bắt cá. Chúng cảm thấy khỏe mạnh khi được thưởng thức làn nước ngọt lịm, trong veo và mát mẻ. Mẹ thiên nhiên đã ban tặng cho tôi một cơ thể tuyệt đẹp với những sợi nước hùng mạnh. Dòng nước nhỏ từ khắp nơi đổ về mang theo nhiều niềm vui mới. Chúng kể cho nhau nghe các câu chuyện mà mẹ thiên nhiên đã tạo ra, về những điều lý thú ơ nơi mà chúng đã đi qua. Các cô gái với mái tóc xõa dài trên làn nước trong mát, ca những bài hát ca ngợi về tôi. Những đứa trẻ nô đùa trong làn nước, vài chiếc thuyền nhỏ với ngư dân đang tung tấm lưới lớn trên mặt nước tạo ra nốt nhạc tươi vui của cuộc sống.

Từ đây, tôi mang dòng sinh lực mãnh liệt của mình đến với mọi nơi, nơi những hạt lúa chín vàng trên các cánh đồng lúa, những hạt ngô vàng óng phơi trên ánh nắng vàng. Tôi nuôi sống từ thế hệ này sang thế hệ khác. Những hàng cây xanh tươi cùng con người khỏe mạnh, đầy ắp những ước mơ cứ thế ra đời.

Giờ thì sao, tôi đã mất đi tất cả. Mái tóc dài óng ả giờ đầy ắp rác, thân cây khô héo mục nát. Đau đớn hơn, túi nilon đầy màu sắc hàng ngày trôi lơ lửng trên người tôi. Những mảnh chai lọ, thậm chí là xác chết của một vài vật nuôi trôi nổi bốc mùi hôi thối. Những bông hoa xinh đẹp giờ héo tàn, ủ rũ rồi biến mất. Người tôi bẩn đến mức không thể nào tin.

Cơ thể tôi bốc mùi hôi thối, dòng nước đen ngòm với vô số thứ bẩn thỉu. Các sinh vật một thời gắn bó với tôi giờ chẳng còn lại mấy. Một số không thể nào chịu đựng được đã bỏ đi nơi khác, một số khác ở lại bám trụ với nơi này. Nhưng cũng chẳng được bao lâu vì cuối cùng họ cũng sẽ cất bước ra đi bỏ lại tôi với một cơ thể yếu ớt, bệnh tật. Các nguồn nước giờ cũng chẳng thèm đến với tôi. Họ bỏ đi với một con sông khác, một số khác thì bị biến mất vì khô hạn.

Bây giờ, những dòng sông xưa đều rơi vào tình trạng như tôi, bị đối xử thậm tệ. Thay vào đó là các dòng nước bẩn đầy chất độc hại từ các nhà máy, thuốc nhuộm, hóa chất. Thậm chí, cánh đồng lúa với chất diệt cỏ, thuốc bảo vệ thực vật liên tục đổ vào người tôi cả ngày lẫn đêm. Mùi của chúng thật khó chịu. Chúng khiến bầu không khí trở nên ngột ngạt làm tôi chẳng thể nào thở được. Bầy cá chết hàng loạt, xác của chúng nổi trên mặt nước. Mắt chúng mở trong như oán trách tại sao tôi lại làm điều đó với chúng. Mái tóc đen óng ả của các thiếu nữ cũng rời xa tôi. Dòng nước nuôi dưỡng cánh đồng cũng bị chặn bởi các thớ đất rắc chắc. Tiếng nô đùa của lũ trẻ giờ đã mất. Tất cả đã đi vào dĩ vãng xa xôi. Con người mắc phải các căn bệnh khi uống nước của tôi. Họ xa lánh, rời bỏ tôi.

Những hàng cây xanh tươi hai bên bờ giờ chẳng còn giữ được dáng vấp như xưa. Chúng ủ rũ héo tàn, màu lá đen thẫm vàng vọt chẳng khác nào một người bệnh. Các cây thì thầm với tôi những tiếng yếu ớt, bệnh hoạn. Họ không thể chịu đựng được lâu hơn nữa.

Mẹ thiên nhiên không còn đủ sức để có thể giúp tôi vượt qua những tháng ngày đáng sợ này. Tôi cảm thấy khó thở, lồng ngực như muốn vỡ ra vì đau nhói. Giọt nước mắt tuôn trào vì cay đắng. Mũi tôi ngứa rang lên vì mùi hôi thối bốc lên từ chính cơ thể. Đầu tôi ngứa vì rác bẩn. Tôi đang hấp hối từng ngày. Tôi đã làm gì nên tội mà phải gánh chịu hậu quả như thế này? Hãy cứu lấy tôi, cứu lấy những gì đã mất dù chỉ là một hành động vô cùng nhỏ. Làm ơn!

Tôi chợt tỉnh giấc. Rồi tôi nghĩ lại giấc mơ của tôi. Tôi nhìn nhận lại bản thân và hành động của mình đối với thiên thiên rồi dút ra bài học :Một hành động nhỏ nhưng có ý nghĩa cũng đủ để bạn giúp đỡ các dòng sông đang bị ô nhiễm nặng trở về với những tháng ngày hạnh phúc nhất. Dòng sông đang kêu gào thảm thiết vì những hành động vô ý thức, lãng phí và thiếu kiến thức của chúng ta...

19 tháng 4 2020

cây tre trong bài cây tre việt nam được tác giả miêu tả qua những chi tiết nào ? GIÚP MÌNH VỚI

16 tháng 10 2016

a) - Ở vùng Bắc Cực, mặt biển đóng băng dày đến 10m, đóng băng ở biển. Ở Nam Cực, băng tuyết đóng thành khiên dày đến hơn 1500m, đóng băng ở núi.

- Hiện nay, Trái Đất đang nóng lên, băng ở 2 vùng cực tan chày bớt, diện tích băng thu hẹp lại.

b) - Một số loại sinh vật ở môi trường đới lạnh: Tuần lộc, chim cánh cụt, hải cẩu, cá voi, gấu trắng, cáo bạc,... 

+ Một số loại thực vật: cỏ, rêu, địa y,...

- Vì nó có lớp mỡ dày, lớp lông dày hoặc bộ lông không thấm nước

- Vì khi đó, một số loại thực vật nở rộ lên đất liền và các sinh vật phù du phát triển mạnh trong đại dương đã tan lớp băng trên mặt, đó là nguồn thức ăn dồi dào cho các loài chim, thú, cá...

Là châu lục khô và nóng bậc nhất thế giới là do:
* Vị trí địa lí và hình dạng lãnh thổ:
- Châu Phi là 1 châu lục nằm cân đối so với đường xích đạo và trải dài 2 bên bán cầu.
- Nằm ở vĩ độ thấp ( 75% lục địa nằm giữa 2 đường chí tuyến). Hàng năm nhận được lượng bức xạ mặt trời lớn ( khoảng 100- 120 Kcal/cm2), cân bằng bức xạ luôn dương, thay đổi từ 60- 70 Kcal/cm2/năm.
- Tọa độ địa lí: Cực Bắc là mũi Blang ( 37030’), Cực Nam là mũi Kim ( 34030’)
→ Nằm trong đới nóng.
- Hình dạng và kích thước lục địa ảnh hưởng đến tính chất khí hậu vùng
+ Là 1 châu lục rộng lớn, dạng hình khối, địa hình ven bờ cao → ảnh hưởng của biển khó xâm nhập được vào nội địa.
S: 30,3 triệu km2 ( lục địa: 29,2 triệu km2)
20% diện tích lãnh thổ nằm sâu trong nội địa cách bờ biển gần nhất là 1000-2000km
+ Là lục địa được coi là 1 bán bình nguyên khổng lồ: độ cao tb là 750m
+ Có các dãy núi và cao nguyên chắn ngang làm cho ảnh hưởng của biển khó vào sâu trong đất liền
* Các dòng biển
Có các dòng biển lạnh ven bờ mang cho vùng thời tiết mát lạnh, khô và không có mưa: dòng biển lạnh Benghela, Xomali vào tháng 7 và Canari
* Hoàn lưu khí quyển
- Vào mùa đông ( Tháng 1):
+ Mặt trời chuyển động biểu kiến xuống nửa cầu Nam, Bắc Phi bị hóa lạnh mạnh mẽ. Vùng Trung Phi thuộc đới xích đạo là vùng nóng quanh năm, nhiệt độ trung bình là 20-250C, ở Nam Phi là trên 20 0C.
+ Nằm trong đới gió mậu dịch đông bắc từ biển thổi vào mang hơi lạnh và khô vào đất liền. Ven vịnh Ghine ảnh hưởng của gió Tây Nam thổi từ biển vào làm cho thời tiết nóng. Phía Nam từ xích đạo đến vĩ tuyến 17-180N có gió mùa đông bắc từ xích đạo thổi đến cũng gây cho thời tiết nóng.
- Về mùa hạ ( tháng 7)
+Bắc phi được sửa nóng mạnh mẽ ( vùng trung tâm và tây bắc phi), hình thành 1 áp thấp Bắc Phi phối hợp với áp thập xích đạo và áp thấp Nam Á ( Iran) tạo thành vùng áp thấp rộng lớn bao phủ phần Bắc và Trung Phi.

20 tháng 10 2016

a) Băng tuyết

- Vùng Bắc Cực: lớp băng dày thành 10m, mùa hạ biển băng vở ra, hình thành các tảng băng trôi. Ở Nam cực băng tuyết đóng thành kiên băng, dày hơn 1500m, đến mùa hạ các kiên băng vỡ ra thành núi băng khổng lồ

- Hiện nay băng ở 2 cực tan chảy làm cho diện tích băng bị thu hẹp lại gây hậu quả nghiêm trọng

b)

+ Động vật: chim cánh cụt, hải cẩu, gấu trắng, tuần lộc, cáo bạc, cá voi...

+ Thực vật: cỏ, rêu, địa y...

VÌ nó có lớp mỡ dày bộ lông không thấm nước sống thành bầy đàn để sưởi ấm cho nhau

Vì thực vật chỉ phát triển vào mùa hạ ngắn ngủi trong các thung lũng kín gió

21 tháng 10 2016

ai mà gioi ghê ta

3 tháng 8 2021
Hiện nay, vấn đề ô nhiễm môi trường đang là chủ đề nóng trên các mặt báo và nhận được rất nhiều sự quan tâm của người dân. Trong đó, đặc biệt là vấn đề ô nhiễm nguồn nước ở Việt Nam đã và đang ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn. Thông qua các phương tiện truyền thông, chúng ta có thể dễ dàng thấy được các hình ảnh, cũng như các bài báo phản ánh về thực trạng môi trường hiện nay. Mặc dù các ban ngành, đoàn thể ra sức kêu gọi bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn nước,... nhưng có vẻ là chưa đủ để cải thiện tình trạng ô nhiễm ngày càng trở nên trầm trọng hơn. Tình trạng quy hoạch các khu đô thị chưa gắn liền với vấn đề xử lý chất thải, xử lý nước thải,... vẫn còn tồn đọng nên tại các thành phố lớn, các khu công nghiệp, khu đô thị,...ô nhiễm môi trường đang ở mức báo động. Theo ước tính, trong tổng số 183 khu công nghiệp trong cả nước thì có trên 60% khu công nghiệp chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Tại các đô thị, chỉ có khoảng 60% - 70% chất thải rắn được thu gom, cơ sở hạ tầng thoát nước và xử lý nước thải, chất thải nên chưa thể đáp ứng được các yêu cầu về bảo vệ môi trường. Hầu hết lượng nước thải bị nhiễm dầu mỡ, hóa chất tẩy rửa, hóa phẩm nhuộm,... chưa được xử lý đều đổ thẳng ra các sông, hồ tự nhiên. Một ví dụ đã từng được dư luận quan tâm thì trường hợp sông Thị Vải bị ô nhiễm bởi hóa chất thải ra từ nhà máy của công ty bột ngọt Vedan suốt 14 năm liền. Các nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay Ý thức của người dân Đầu tiên, đó chính là sự thiếu ý thức nghiêm trọng và thờ ơ của người dân. Nhiều người cho rằng những việc mình làm là quá nhỏ bé, không đủ để làm hại môi trường. Một số người lại cho rằng việc bảo vệ môi trường là trách nhiệm của nhà nước, của các cấp chính quyền...trong khi số khác lại nghĩ rằng việc môi trường đã bị ô nhiễm thì có làm gì cũng "chẳng ăn thua", và ô nhiễm môi trường cũng không ảnh hưởng đến mình nhiều. Và chính những suy nghĩ này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến việc giáo dục cũng như tư duy bảo vệ môi trường của các thế hệ trẻ về sau. Người dân thờ ơ và thiếu ý thức trong việc bảo vệ môi trường, khó làm gương cho trẻ em. Thật vậy, người lớn không làm gương để giáo dục trẻ em. Theo quan sát, tại các trường học, chúng tôi nhiều lần chứng kiến phụ huynh đưa con đi học đến cổng trường dừng lại ăn sáng và sau khi ăn xong, thay vì bỏ hộp xôi, hộp bánh vào thùng rác thì họ lại vứt ngay tại chỗ. Mặc dù, các trường học có treo rất nhiều tấm biến, khẩu hiệu cấm xả rác bừa bãi nhưng phụ huynh vẫn thản nhiên xả rác nơi công cộng thì rất khó hình thành ý thức tốt cho thế hệ trẻ. Việc phá hoại môi trường của một người chỉ ảnh hưởng nhỏ nhưng nếu gọp nhiều người lại thì rất lớn. Một tờ giấy, vỏ hộp sữa, túi ni-lông,... tuy nhỏ nhưng tích tụ lại lâu ngày sẽ gây ô nhiễm, mất mỹ quan, rác thải đọng lại trong các lô-cốt gây ra tình trạng cống thoát nước bị nghẹt mỗi khi mưa lớn hay thủy triều lên. Các doanh nghiệp thiếu trách nhiệm, quan liêu, thiếu chặt chẽ Nguyên nhân thứ hai gây ra ô nhiễm môi trường chính là sự thiếu trách nhiệm của các doanh nghiệp. Do đặt nặng mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, không ít doanh nghiệp đã vi phạm quy trình khai thác, góp phần gây ô nhiễm môi trường đáng kể. Mặt khác, hệ thống xử lý nước thải tại một số khu công nghiệp chưa hoạt động hiệu quả, nước thải sinh hoạt bị ô nhiễm được thải liên tục ra sông, hồ gây nhiễm độc nguồn nước tự nhiên. Bên cạnh đó, chính sự quan liêu, thiếu chặt chẽ trong công tác quản lý bảo vệ môi trường của nhà nước cũng đang tiếp tay cho hành vi phá hoại môi trường. Ngoài ra, lượng xe cộ lưu thông ngày càng nhiều ở nước ta cũng góp phần không nhỏ vào việc gây ô nhiễm bầu không khí. Những hạn chế, bất cập trong bảo vệ môi trường Theo thống kê của Bộ Tư Pháp, hiện nay có khoảng 300 văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường để điều chỉnh hành vi của các cá nhân, tổ chức, các hoạt động kinh tế, các quy trình kỹ thuật, quy trình sử dụng nguyên liệu trong sản xuất,... Tuy nhiên, hệ thống các văn bản này vẫn còn chưa hoàn thiện, thiếu đồng bộ, thiếu chi tiết, tính ổn định không cao, tình trạng văn bản mới được ban hành chưa lâu đã phải sửa đổi, bổ sung là khá phổ biến, từ đó làm hạn chế hiệu quả điều chỉnh hành vi của các cá nhân, tổ chức, các hoạt động kinh tế... trong việc bảo vệ môi trường. Nhà nước tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường, trong đó có những chế tài xử phạt phải thực sự mạnh để đủ sức răn đe các đối tượng vi phạm. Bên cạnh đó, cần xây dựng đồng bộ hệ thống quản lý môi trường trong các nhà máy, các khu công nghiệp theo các tiêu chuẩn quốc tế. Tổ chức giám sát chặc chẽ nhằm hướng tới một môi trường tốt đẹp hơn. Tại các khu du lịch, khu đông dân cư, tuyến đường lớn,... nên bổ sung thêm nhiều thùng rác và các nhà vệ sinh công cộng. Tăng cường công tác nắm tình hình, thanh tra, giám sát về môi trường. Nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ phụ trách công tác môi trường và trang bị các phương tiện kỹ thuật hiện đại để phục vụ có hiệu quả cho các lực lượng này. Cuối cùng, phải đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, giáo dục về môi trường trong toàn xã hội tạo ra sự chuyển biến và nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật bảo vệ môi trường. Tóm lại, tình trạng ô nhiễm môi trường ở Việt Nam tuy nghiêm trọng nhưng vẫn còn có thể cứu vãn nếu mỗi người dân biết góp sức của mình, chung tay bảo vệ môi trường. Hãy hô vang khẩu hiệu "Vì môi trường xanh - sạch - đẹp" và cũng là vì cuộc sống của chính chúng ta cũng như các thế hệ sau.

Ngày này, khi xã hội ngày càng phát triển thì vấn đề môi trường vừa và đang ngày càng trở nên quan trọng hơn, nó làm ảnh hưởng tới cuộc sống và sức khỏe con người. Trên các phương tiện thông tin đại chúng hằng ngày, chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp những hình ảnh, những thông tin về chuyện môi trường bị ô nhiễm. Bất chấp những lời kêu gọi bảo vệ môi trường, tình trạng ô nhiễm càng lúc càng trở nên trầm trọng. Vì vậy, chúng ta phải đấu tranh và cùng nhau hành động để bảo vệ môi trường sống của chúng ta.

23 tháng 12 2018

Kính gửi toàn dân Việt Nam và ngài Nguyễn Phú Trọng!

Tôi là một chú cá voi bình thường nhưng hiện tại trên bờ biển thái bình dương ,con tôi đã rời xa tôi mãi mãi chỉ vì những chất màu đen và chai lọ nổi lềnh bềnh,trôi dặt ra giữa biển.Những mảnh rác nhựa,đang đe dọa tính mạng của hàng nghìn sinh vật biển chúng tôi.Những mảnh rác rất nhỏ khiến chúng tôi lầm tưởng là thức ăn.

Ngài biết ko,ở các vùng biển trên việt nam đã có rất nhiều loài sinh vật biển chết.Như ở trên bãi biển cô tô người ta đã phát hiện 1 chú rùa bị mắc chiếc nĩa nhựa ở hóc mũi,hay rất nhiều chú cá voi ăn nhầm phải túi ni lông hoặc chai nhựa khi chúng đi săn mồi.Tất cả việc này đều do con người các bạn thiếu ý thức

Thưa ngài ,mới tuần trước tôi nhận được bức thư của bộ tộc sói.Ngài biết trong đó nghi gì ko?Trong đó nghi '' Trong khu rùng của họ ,con người đang chặt phá nhà của họ,thậm chí tàn bạo hơn là họ săn bắt thú rừng.Khiến họ phải sống trong nỗi lo lắng nhày qua ngày.Tôi thực sự đã sai khi để con của mình dạo chơi một mình mà ko để ý.

Có lẽ tôi xin dừng bút tại đây,hi vọng ngài sẽ hiểu được tấm lòng và nỗi khổ của chúng tôi."Con người có thể làm chủ thiên nhiên nhưng họ ko thể chế ngự lại thiên nhiên

Ký tên

Cá Voi

30 tháng 11 2019

Cũng dễ thương ha cá voi