Đọc đoạn đầu của truyện và nhận xét nghệ thuật miêu tả thiên nhiên của tác giả trong đoạn văn ấy.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1. Nghệ thuật miêu tả sử dụng nhiều từ láy gợi hình gợi nên một bức tranh cảnh vật tươi đẹp tràn đầy sức sống, sử dụng biện pháp đối lập: hình ảnh thiên nhiên với tâm trạng của hai anh em
2. Qua đoạn văn, vai trò của miêu tả trong tp tự sự này:gợi lên bức tranh thiên nhiên tươi đẹp đối lập với tâm trạng của 2 ae nói rõ tâm trạng đau đớn tột cùng và tuyệt vọng của 2 ae ko đc sự cảm thông từ thế giớ xung quanh.
Tk mk nha! Thanks! ^_^
a) Các chi tiết miêu tả ngoại hình cùa Dế Mèn: đôi càng mẫm bóng, những càng vuốt nhọn hoắt, cái đầu nổi từng tảng rất bướng, hai cái răng đen nhánh nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy, sợi râu dài và uốn cong.
- Hành động: co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ; lúc đi bách bộ thì người rung rinh một màu nâu bóng mỡ; hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp, chốc chốc lại trịnh trọng và khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt râu.
- Cách miêu tả của tác giả là vừa tả hình dáng chung vừa làm nổi bật các chi tiết quan trọng của đối tượng, vừa miêu tả ngoại hình vừa diễn tả cử chỉ, hành động để bộc lộ được một vẻ đẹp sống động, cường tráng và cả tính nết của Dế Mèn.
b) Những tính từ miêu tả hình dáng và tính cách trong đoạn văn:
cường tráng, mẫm bóng, cứng, nhọn hoắt, hủn hoẳn, giòn giã, nâu bóng, bướng, đen nhánh, ngoàm ngoạp, cong, hùng dũng, trịnh trọng, khoan thai.
- Có thể thay các tính từ trên bằng một số từ đồng nghĩa hoặc gần nghĩa:
hủn hoẳn thay bằng ngắn tủn
giòn giã thay bằng giòn tan
trịnh trọng thay bằng oai vệ
Tuy nhiên, các từ được thay không diễn tả được sinh động, gợi cảm về anh chàng Dế Mèn. Nhà văn đã lựa chọn từ ngữ rất chính xác, sắc cạnh để miêu tả nhân vật nổi bật lạ thường.
c) Qua đoạn văn ta thấy Dế Mèn có tính kiêu căng tự phụ về vẻ đẹp và sức mạnh của mình, xem thường mọi người, hung hăng, xốc nổi
a. Tác giả đã miêu tả tỉ mỉ từng chi tiết Đềlàm nổi bật vẻ đẹp ngoại hình của Dế Mèn: đôi càng mẫm bóng, những cái vuốt nhọn hoắt; cái đầu nổi từng tảng rất bướng; hai cái răng đen nhánh nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy; sợi râu dài và uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng...
Sức mạnh của Dế Mèn thể hiện qua từng điệu bộ, từng động tác: co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ; mỗi khi vũ lên đã nghe tiếng phành phạch giòn giã; lúc đi bách bộ thì cả người rung rinh một màu nâu bóng mõ; chốc chốc lại trịnh trọng và khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt râu; đi đứng bệ vệ; mỗi bước đi... làm điệu dún dẩy các khoeo chân, rung lên rung xuống hai chiếc râu. Cho ra kiểu cách con nhà võ...
&
Trình tự miêu tả: hình dáng -> cử chỉ, hành động —> tính nết của Dế Mèn. Cách miêu tả của tác giả là vừa tả hình dáng chung vừa làm nổi bật các chi tiết quan trọng. Thông qua việc diễn tả cử chỉ, hành động Đềthể hiện vẻ đẹp ngoại hình cùng tính nết của nhân vật.
b. Từ ngữ trong đoạn văn này rất đặc sắc. Đáng chú ý là các tính từ được sử dụng rất chính xác đã góp phần khắc hoạ nổi bật vẻ đẹp của Dể Mèn: cường tráng, mẫm bóng, cứng, nhọn hoắt, phanh phách, dài, giòn giã, nâu bóng, to, bướng, đen nhánh, ngoàm ngoạp, cong, hùng dũng, trịnh trọng, khoan thai...
Những tính từ này không thể thay thế được. Nếu thay bằng tính từ khác thì giá trị biểu cảm của câu văn sẽ giảm đi rất nhiều.
c. Dế Mèn biết mình có Ưu thế về ngoại hình và sức khoẻ nên rất thích bắt nạt các con vật nhỏ bé xung quanh, cà khịa với tất cả mọi bà con trong xóm. Chú ta đã quát mấy chị Cào Cào ngụ ngoài đầu bờ khiến mỗi khi thấy Dế Mèn đi qua, các chị phải núp khuôn mặt trái xoan xuống dưới nhánh cỏ, chỉ dám đưa mắt lên nhìn trộm. Tệ hơn nữa, thỉnh thoảng Dế Mèn còn ngứa chân đá anh Gọng Vó lấm láp vừa ngơ ngác dưới đầm lên.
Qua những chi tiết độc đáo trên, tác giả đã giúp người đọc hình dung ra một chú Dế Mèn với vẻ đẹp ngoại hình hoàn hảo và những nét chưa đẹp trong tính cách. Dế Mèn có những nhược điểm tất yếu của tuổi mới lớn như kiêu ngạo, hung hăng, thích làm bộ, ra oai với mọi người.
c, Tác giả kết hợp kể, tả về các loài chim, tác giả vừa thể hiện khả năng quan sát tinh tế , vừa thay đổi được giọng văn mềm mại uyển chuyển.
- Thể hiện sự quan sát tỉ mỉ, nhấn mạnh vào đặc điểm riêng biệt của loài chim như một xã hội loài người có hiền, dữ, mâu thuẫn được giải quyết bằng bạo lực…
→ Tình cảm, sự gắn bó mật thiết giữa tác giả với thiên nhiên.
b,
+ Tính từ miêu tả hình dáng: Cường tráng, bóng mẫm, nhọn hoắt, hủn hoẳn, giòn giã, bóng mỡ, đen nhánh, ngoàm ngoạp…
+ Tính từ miêu tả tính cách: Bướng, hãnh diện, trịnh trọng, khoan thai, oai vệ, tợn, ghê gớm…
- Có thể thay thế bằng những từ: rất to, ngắn ngủn, mập bóng, ngắn cũn cỡn, đen thui, ngang tàng…
=> Ngôn ngữ của tác giả miêu tả chính xác đặc tính của loài dế, trong khi vẫn làm nổi bật được tính cách con người.
Tham khảo
Tác giả sử dụng nghệ thuật đối lập nội với ngoại cảnh: "Ra khỏi trường, tôi kinh ngạc thấy mọi người vẫn đi lại bình thường và nắng vẫn vàng ươm bao trùm lên cảnh vật." Câu văn làm nổi bật nỗi bất hạnh của hai anh em. Hai anh em quá nhỏ để hứng chịu nổi đau đớn như thế này. Đồng thời tạo cảm giác não nề góp phần làm sâu sắc thêm tâm trạng cho hai anh em. Cảnh thiên nhiên là phương tiện để tác giả ký thác tâm trạng buồn thương của nhân vật lên.
- Thiên nhiên trong truyện ngắn “Bến quê” không mang vẻ đẹp như thiên nhiên trong nhiều thi phẩm khác mà ta đã được biết. Nếu như trong các tác phẩm “Cô Tô” của Nguyễn Tuân, “Sang thu” của Hữu Thỉnh, “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận, hay “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long… cảnh thiên nhiên đẹp rực rỡ, lung linh, huyền ảo, mộng mơ được cảm nhận qua tâm hồn rung cảm của người nghệ sĩ thì trong truyện ngắn “Bến quê”, thiên nhiên hiện lên dung dị hơn qua cảm nhận của một người con quê hương. Đoạn truyện đã thể hiện rõ cái cảm quan hiện thực của người viết – một cái nhìn thiên nhiên, khung cảnh rất đời, rất gần gũi. Trong những giây phút cuối đời, anh nhìn ra ngoài cửa sổ, nhận thấy những thay đổi rất nhỏ nhặt như “những cánh hoa bằng lăng dường như thẫm mầu hơn – một màu tím thẫm như bóng tối”. Những tia nắng sớm đang từ từ di chuyển từ mặt nước lên những khoảng bờ bãi bên kia sông, và cả một vùng phù sa lâu đời của bãi bồi bên kia sông Hồng lúc này đang phô ra trước khung cửa gian gác nhà Nhĩ một một thứ màu vàng thau xen lẫn màu xanh non- những màu sắc thân thuộc quá như da thịt, như hơi thở của đất màu mỡ . Những sắc màu thân thuộc như khí trời, hơi thở, gần gũi như đời sống nhưng dường như lần đầu tiên Nhĩ mới nhận ra, mới thấm thía hết vẻ đẹp của nó. Phải chăng, trong cuộc sống bình dị cũng có những nét đẹp của nó nhiều khi không dễ nhận ra. Trong câu hỏi anh hỏi vợ : “Đêm qua em có nghe thấy tiếng gì không ?” ta bắt gặp những âm thanh quen thuộc mà bình thường Nhĩ cũng chẳng bận tâm, nhưng giờ đây với anh nó thật thân thuộc và quý giá biết bao ! Hình ảnh cánh buồm nâu cứ trở đi trở lại trên con sông như đọng lại trong tâm tưởng của Nhĩ, anh quá hiểu rằng mình chỉ có thể sang bờ đất mơ ước trong tâm tưởng mà thôi. Cánh buồm tượng trưng cho sự nghèo đói của quê hương được nhìn dưới con mắt đầy tình yêu thương và xót xa của Nhĩ. Mảnh vá trên cánh buồm hay trên tấm áo của Liên…. Đó là tất cả hình ảnh quê hương gần gũi, yêu thương mà nặng trĩu niềm xót xa, thương cảm. Hình ảnh quê hương trong văn học Việt Nam vốn hiện lên với nét đẹp rất thơ mộng… Trên trang văn của Nguyễn Minh Châu thì khác hẳn, quê hương vất vả tiêu điều, trong sự tần tảo sớm hôm. Đằng sau sự gắn bó với quê hương, với bờ bãi bên kia sông gần gũi mà xa lắc, ẩn dưới nó là nỗi niềm day dứt gần như xót xa. Cái nhìn thiên nhiên của Nhĩ là một cái nhìn rất hiện thực, rất đời, rất tỉnh táo mà chan chứa tình yêu thương da diết.
Giờ đây, trong những khoảnh khắc cuối cùng của cuộc đời, Nhĩ mới thấm thía. Anh đang cố gắng bấu chặt tay vào cửa sổ như bám chặt lấy niềm hạnh phúc cuối cùng. Anh run lên trong nỗi xúc động, nỗi mê say đầy đau khổ. Phải chăng lúc này, ranh giới giữa sự sống và cái chết mỏng manh như tờ giấy ? Phải chăng anh đang cảm nhận được sự ngắn ngủi của đời người ? Vì thế anh lấy hết sức “đu mình, nhô người ra ngoài cửa sổ” như để được đến gần hơn với miền đất mơ ước. Cánh tay gầy guộc như khẩn thiết ra hiệu cho con trai thực hiện niềm mong ước cuối cùng này của mình hay như muốn chạm vào, muốn với đến miền đất mơ ước ? Cánh tay vẫy vẫy đó cũng như đang vẫy chào con đò, tạm biệt con đò quen thuộc đã chở nặng mơ ước của Nhĩ, con đò đã đưa Nhĩ sang sông trong tâm tưởng, với niềm mê say đầy đau khổ với quê hương, với cuộc sống. Cái vẫy tay ấy như lời vĩnh biệt của anh, vĩnh biệt tất cả những gì là thân thuộc, gần gũi, những nét đẹp vĩnh hằng của đời sống mà nhiều khi những bận rộn lo toan, mục đích của cuộc sống đã che lấp khiến cho chúng ta không dễ nhận ra, khi nhận ra thì cũng là lúc anh phải xa lìa. Đó cũng là lời nhắc nhở đầy xót xa, day dứt của Nguyễn Minh Châu tới tất cả chúng ta : hãy sống có ích, đừng sa đà vào những điều vòng vèo, chùng chình, những cám dỗ, hãy dứt ra khỏi nó để hướng tới một cuộc sống tốt đẹp, hãy dứt khỏi nó để hướng tới những giá trị đích thực, vốn giản dị, gần gũi và bền vững của gia đình và quê hương.
a,Chi tiết miêu tả vẻ đẹp ngoại hình của và hoạt động của Dế Mèn:
- Ngoại hình:
+ Đôi càng mẫm bóng
+ Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứng dần và nhọn hoắt
+ Đôi cánh thành áo dài kín xuống tận chấm đuôi
+ Đầu to ra, nổi từng mảng rất bướng
+ Hai cái răng đen nhánh, nhai ngoàm ngoạp
+ Sợi râu dài, uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng
- Hành động:
+ Thử sự lợi hại của những chiếc vuốt
+ Trịnh trọng, khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt râu
+ Đi đứng oai vệ
+ Cà khịa với tất cả mọi bà con trong xóm
=> Ngoại hình cường tráng của chàng dế thanh niên mới lớn. Tác giả miêu tả ngoại hình đan xen với ngoại hình làm nổi bật tính cách: kiêu căng, hống hách
Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên của tác giả trong đoạn đầu đặc sắc:
- Hình ảnh thiên nhiên giàu tính biểu tượng
+ Những bông hoa bằng lăng đậm sắc hơn giống như chút sức lực cuối cùng của Nhĩ cố đặt chân tới bãi bồi bên kia sông
+ Vẻ đẹp thiên nhiên đẹp đẽ giàu màu sắc trữ tình, qua hình ảnh bãi bồi bên kia sông, thể hiện tình yêu tha thiết của nhân vật Nhĩ với quê hương