K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 11 2021

Tham khảo!

 

- Chức quan trông coi việc đắp đê và bảo vệ đê điều: lập thêm Hà đê sứ để trông coi việc đắp đê

   - Nhân dân: cho đặt chuông lớn ở thềm cung điện để dân đến đánh khi có điều gì cầu xin hoặc bị an ức.

   - Các vua nhà Trần: đặt lệ nhường ngôi sớm cho con và tự xưng Thái thượng hoàng, cùng trông nom việc nước. Vua, quan cùng nắm tay nhau, hát ca vui vẻ.

25 tháng 11 2021

củng cố chế đêọ phong kiến

chú trọng sửa sang luật pháp

xây dựng quân đội với phương châm " quân lính cốt nhuệ, không cốt đông"

phục hồi và phát triển kinh tế sau thời Lý

7 tháng 10 2023

Là một con người nghĩa khí quét sạch nghìn cơn mây mù làm sạch tầng không; tráng tâm dời chuyển được vạn vạn núi đèo; một người luôn lo biên phòng cẩn mật và kế cửu an cho xã tắc.

24 tháng 3 2023

Nhận định "nhà Nguyễn để nước ta rơi vào tay thực dân pháp từ không tất yếu trở thành tất yếu" là một quan điểm được nhiều nhà nghiên cứu lịch sử đưa ra. Có thể cần phải xem các nhân tố quan trọng khác trong quá trình tạo nên bối cảnh lịch sử của Việt Nam, bên cạnh nhà Nguyễn. Dưới đây là những thông tin được đưa ra để chứng minh cho nhận định này.

Trước khi nhà Nguyễn trở thành chủ nhân của Việt Nam, vương triều Lê đã gặp nhiều khó khăn về mặt chính trị và kinh tế. Sự suy yếu này đã ảnh hưởng đến độc lập của Việt Nam trước sự khả năng xâm lược của các nước lân cận, bao gồm Trung Quốc và nhà Thanh. Ngoài ra, các cuộc kháng chiến chống lại quân xâm lược của nhà Thanh đã để lại một nền kinh tế và chính trị thực sự đào thoát trên bờ vực.

Sau đó, nhà Tây Sơn đã đánh bại quân Thanh và lên ngôi, đánh dấu sự phục hồi của độc lập và thái độ công bằng xã hội. Tuy nhiên, sau khi nhà Nguyễn lên ngôi, họ đã thất bại trong cuộc kháng chiến chống lại thực dân Pháp, điều đó cho thấy trách nhiệm của họ trong việc giữ gìn độc lập của đất nước.

Nhà Nguyễn đã có những hành động bất khả thi để giữ gìn độc lập của đất nước như chủ trương cải cách và tập trung quân sự, đồng thời không thành công trong quá trình hiện đại hóa đất nước. Sự suy yếu này đã góp phần đưa đất nước vào tay thực dân Pháp, tuy nhiên không phải là do nhà Nguyễn gây ra như một gián đoạn chính trị duy nhất, mà là do sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố bên ngoài bao gồm áp lực của các thế lực xâm lược và thực dân.

Tóm lại, việc nước ta rơi vào tay thực dân Pháp không thể đơn thuần chỉ là do nhà Nguyễn, mà có nhiều yếu tố lịch sử phức tạp đóng góp vào quá trình này. Các yếu tố này phải được xem xét trong bối cảnh chung để có thể đánh giá chính xác vai trò của nhà Nguyễn trong quá trình lịch sử của Việt Nam.

23 tháng 2 2019

Bác Hồ từng nói: Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Trong lịch sử dựng nước và giữ nước vẻ vang của dân tộc ta, tinh thần yêu nước ấy lúc nào cũng mạnh mẽ, vững bền. Nhất là mỗi khi đất nước bị xâm lăng thì tinh thần yêu nước ấy càng bốc cao như ngọn lửa, thiêu cháy mọi kẻ thù xâm lược.

Trong đêm trường nô lệ của nghìn năm Bắc thuộc, ngọn lửa yêu nước vẫn âm ỉ cháy, nên liên tiếp có những cuộc khởi nghĩa chống giặc ngoại xâm bùng lên. Cuộc khởi nghĩa đầu tiên là cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng. Thù nhà nợ nước chất cao, vào năm 40 Hai Bà phất cờ khởi nghĩa, được nhân dân khắp nơi nhất tề hưởng ứng.
 
 Sau khi quét sạch quân Hán, Trưng Trắc lên ngôi, triều đình đóng đô ở Mê Linh. Tuy Hai Bà Trưng chỉ đem lại độc lập cho đất nước được hai nước, nhưng cuộc khởi nghĩa đã góp phần hun đúc tinh thần yêu nước bất khuất của dân tộc. Noi gương Hai Bà, biết bao cuộc khởi nghĩa khác lại liên tiếp nổ ra. Trong đó có cuộc khởi nghĩa đã đem lại độc lập dài nhất cho dân ta thời ấy, đó là cuộc khởi nghĩa của Lí Bôn nổ ra ở Thái Bình. Vào năm 542, Lí Bôn lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa tháng lợi, lên ngôi Hoàng đế năm 544, nhà vua trị vì đất nước đến năm 602. Tuy sau đó thất bại, nhưng ông đã giữ được nền độc lập cho đất nước 58 năm.
 
Trong nghìn năm Bắc thuộc, giặc phương Bắc chỉ chiếm được đất của ta, chưa bao giờ chúng tiêu diệt được lòng yêu nước của dân ta. "Thất bại là mẹ thành công", dân tộc ta không ngừng đấu tranh, cho đến năm 937 - 938, Ngô Quyền gánh vác sự nghiệp tự chủ của họ Khúc, lãnh đạo nhân dân, đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, giành độc lập cho non sông, chấm dứt nghìn năm đô hộ của giặc phương Bắc, đất nước bước vào thời phong kiến tự chủ.
 
Sau khi giành được độc lập, tinh thần yêu nước của dân tộc ta càng được khích lệ, phát triển mạnh mẽ, khiến dân ta dưới triều đại nhà Lí, vừa xây dựng đất nước vững mạnh vừa đánh thắng hơn 10 vạn quân Tống (thế kỉ XI). Đến thế kỉ XIII, quân Mông Nguyên, một đạo quân hùng mạnh bậc nhất thế giới thời đó, ba lần kéo quân xâm lược nước Đại Việt ta, cả ba lần đều thất bại! Dân tộc ta đã lập bao chiến công hiển hách, điển hình nhất, lại vẫn là chiến thắng trên sông Bạch Đằng lịch sử.
 
 Ba lần chiến thắng quân Mông Nguyên hùng cường, dân tộc ta đã khẳng định tinh thần yêu nước của ta là vô địch! Lòng yêu nước lại trào sôi mãnh liệt khi Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa, "nhân dân bốn cõi một nhà" đồng lòng đánh tan ách nô lệ của giặc Minh. Mười năm kháng chiến trường kì (1418 - 1427) đã dẫn đến thắng lợi vẻ vang. Nhưng phong kiến phương Bắc vẫn không từ bỏ mộng xâm lăng mảnh đất phương Nam nhỏ bé này. Thế kỷ XVIII, nhà Thanh vẫn tiếp tục tham vọng đó, nhân chính sự triều Lê suy tàn mà chúng tràn sang nước ta. Nhân dân ta lại một lần nữa với dòng máu yêu nước nhất tề theo vua Quang Trung, chỉ trong mười ngày đánh đuổi 29 vạn quân Thanh ra khỏi bờ cõi!
 
Thời nay dân ta lại được sự dẫn dắt của Chủ tịch Hồ Chí Minh - người anh hùng mà lòng yêu nước được biểu hiện ngay ở tên gọi: Nguyễn Ái Quốc, nổi tiếng khắp năm châu bốn biển - nên lòng yêu nước của dân ta càng như "một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ cướp nước và lũ bán nước". Nhờ vậy mà trong vòng ba mươi năm dân ta đánh đổ "hai đế quốc to" (lời Hồ Chủ tịch). Sau chín năm kháng chiến chống Pháp, ngày 7-5-1954, lá cờ Việt Nam phấp phới trên nóc hầm Đờ-cát, làm nên một Điện Biên "chấn động địa cầu". Giải phóng được miền Bắc, toàn dân tộc phát huy tinh thần yêu nước cao độ, dốc toàn sức lực cả hai miền Nam - Bắc, đánh đế quốc Mĩ. Và ngày 30-4-1975, lá cờ giải phóng lại tung bay trên dinh Độc lập, "Đánh cho Mĩ cút, đánh cho ngụy nhào" như lời Bác Hồ trước lúc đi xa đã kêu gọi, để "Bắc - Nam sum họp" như nguyện vọng thiết tha của Người. Bác Hồ vẫn cùng chúng ta hành quân khi chiến dịch quyết định vận mệnh non sông được mang tên Người - chiến dịch Hồ Chí Minh - đỉnh cao của lòng yêu nước.
 
Dân tộc ta là một dân tộc yêu nước, yêu nước thiết tha, nồng nàn. Chúng ta cũng rất yêu hòa bình, nhưng vì nền hòa bình muôn thuở, dân tộc ta quyết đem lòng yêu nước nồng nàn để đánh tan mọi kẻ thù, bảo vệ non sông gấm vóc. Điều đó đã được lịch sử chống ngoại xâm hàng ngàn năm của dân tộc ta khẳng định như một chân lí vững chắc.

23 tháng 2 2019

1. Anh/ chị hãy đặt tên cho đoạn trích.

"Tinh thần yêu nước của nhân dân ta"

2. Chỉ ra phép liên kết chủ yếu được sử dụng trong đoạn văn.

Phép thế với các đại từ "đó, ấy, nó"

3. Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào để thể hiện lòng yêu nước trong câu "Nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước"? Với hai cụm động từ lướt qua... và nhấn chìm..., tác giả đã khẳng định điều gì ở lòng yêu nước? Sự khẳng định đó đã được chứng minh như thế nào trong lịch sử giữ nước oanh liệt của dân tộc?

- Tác giả đã sử dụng nghệ thuật ẩn dụ khi ngầm so sánh sức mạnh của lòng yêu nước với " một làn sóng..."; sử dụng phép điệp trong cấu trúc " Nó kết thành... nó lướt qua... nó nhấn chìm...", trong điệp từ " nó"; phép liệt kê trong cả ba vế câu...

- Với hai cụm động từ lướt qua... và nhấn chìm..., tác giả đã khẳng định sức mạnh vô địch của lòng yêu nước giúp nhân dân ta có thể vượt qua mọi khó khăn để chiến thắng mọi kẻ thù đe dọa chủ quyền thiêng liêng của dân tộc.

- Có thể chứng minh bằng những trang sử hào hùng của dân tộc, từ những cuộc chiến chống Tống, Nguyên, Minh, Thanh... tới hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ..., khi chúng ta là một nước nhỏ nhưng chưa hề khuất phục trước bất cứ kẻ thù xâm lược nào.

4. Viết một bài luận khoảng 200 từ trình bày suy nghĩ của anh/ chị về lòng yêu nước của con người Việt Nam thời hiện đại?

Bài luận có thể tham khảo một số ý sau đây:

- Giải thích khái niệm: Lòng yêu nước là sự biểu hiện mối quan hệ tình cảm tích cực của mỗi công dân với đất nước.

- Biểu hiện: Lòng yêu nước là tình cảm mang tính truyền thống của người VN. Khi đất nước có chiến tranh, lòng yêu nước thể hiện ở lòng căm thù giặc, ý chí bất khuất kiên cường chống giặc ngoại xâm, ý thức về chủ quyền dân tộc…; khi đất nước hòa bình, lòng yêu nước thể hiện ở tình yêu thiên nhiên, con người, lòng tự hào dân tộc......

- Trong thời hiện đại, là thời kì của kinh tế thị trường, hội nhập…, con người Việt Nam vừa tiếp nối truyền thống cha ông, thể hiện lòng yêu nước trong ý thức bảo vệ, giữ gìn chủ quyền thiêng liêng của dân tộc; vừa có ý thức bảo vệ truyền thống văn hóa, những giá trị tinh thần của dân tộc như phong tục, tập quán, những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể; thể hiện ý thức tự tôn dân tộc bằng những hành động cụ thể, thiết thực; xây dựng đất nước giàu mạnh để có thể tự hào sánh vai các cường quốc trên thế giới; bảo vệ danh dự con người Việt Nam trước cộng đồng quốc tế...

- Bàn luận vấn đề:

* Yêu nước nhưng không cố chấp, bảo thủ ( ta về ta tắm ao ta…)

* Có lòng tự hào, ý thức tự tôn dân tộc nhưng không bằng lòng với những gì đang có.

* Yêu nước nhưng không che giấu, chấp nhận những thói hư tật xấu của người Việt, phải đấu tranh để đất nước ngày càng tốt đẹp hơn.

- Liên hệ bản thân: Học để góp phần xây dựng đất nước ngày mai; giữ gìn bản sắc dân tộc trong mọi lĩnh vực, mọi mối quan hệ...

26 tháng 1 2017

  Nhà nước ta luôn quan tâm, đảm bảo quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân:

   - Ban hành chính sách, pháp luật, thực hiện đồng bộ các biện pháp cần thiết để các quyền này thực sự đi vào đời sống của mỗi người dân. Ví dụ như Hiến pháp, Luật Giáo dục, Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Khoa học và Công nghệ, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em và trong nhiều văn bản pháp luật khác.

   - Nhà nước thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, tạo điều kiện để ai cũng được học hành. Nhà nước có chính sách về học phí, học bổng để giúp đỡ, khuyến khích người học; giúp đỡ học sinh nghèo, học sinh là con em liệt sĩ, thương binh, trẻ tàn tật, mồ côi, không nơi nương tựa, học sinh dân tộc thiểu số, học sinh vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn.

   - Nhà nước khuyến khích, phát huy sự tìm tòi, sáng tạo trong nghiên cứu khoa học, có chính sách chăm lo điều kiện làm việc, lợi ích vật chất và tinh thần của người nghiên cứu, phát minh và ứng dụng khoa học, công nghệ; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tác giả đối với phát minh, sáng chế, sáng kiến, cải tiến kĩ thuật và các tác phẩm, công trình khoa học.

   - Nhà nước đảm bảo những điều kiện để phát hiện và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước, khuyến khích, tạo điều kiện cho những người học giỏi, có năng khiếu được phát triển,...

1 tháng 4 2017

Nhà nước ta luôn quan tâm, đảm bảo quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân:

- Ban hành chính sách, pháp luật, thực hiện đồng bộ các biện pháp cần thiết để các quyền này thực sự đi vào đời sống của mỗi người dân. Ví dụ như Hiến pháp, Luật Giáo dục, Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Khoa học và Công nghệ, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em và trong nhiều văn bản pháp luật khác.

- Nhà nước thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, tạo điều kiện để ai cũng được học hành. Nhà nước có chính sách về học phí, học bổng để giúp đỡ, khuyến khích người học; giúp đỡ học sinh nghèo, học sinh là con em liệt sĩ, thương binh, trẻ tàn tật, mồ côi, không nơi nương tựa, học sinh dân tộc thiểu số, học sinh vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn.

- Nhà nước khuyến khích, phát huy sự tìm tòi, sáng tạo trong nghiên cứu khoa học, có chính sách chăm lo điều kiện làm việc, lợi ích vật chất và tinh thần của người nghiên cứu, phát minh và ứng dụng khoa học, công nghệ; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tác giả đối với phát minh, sáng chế, sáng kiến, cải tiến kĩ thuật và các tác phẩm, công trình khoa học.

- Nhà nước đảm bảo những điều kiện để phát hiện và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước, khuyến khích, tạo điều kiện cho những người học giỏi, có năng khiếu được phát triển,...


9 tháng 4 2017

Nhà nước ta luôn quan tâm, đảm bảo quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân:

- Ban hành chính sách, pháp luật, thực hiện đồng bộ các biện pháp cần thiết để các quyền này thực sự đi vào đời sống của mỗi người dân. Ví dụ như Hiến pháp, Luật Giáo dục, Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Khoa học và Công nghệ, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em và trong nhiều văn bản pháp luật khác.

- Nhà nước thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, tạo điều kiện để ai cũng được học hành. Nhà nước có chính sách về học phí, học bổng để giúp đỡ, khuyến khích người học; giúp đỡ học sinh nghèo, học sinh là con em liệt sĩ, thương binh, trẻ tàn tật, mồ côi, không nơi nương tựa, học sinh dân tộc thiểu số, học sinh vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn.

- Nhà nước khuyến khích, phát huy sự tìm tòi, sáng tạo trong nghiên cứu khoa học, có chính sách chăm lo điều kiện làm việc, lợi ích vật chất và tinh thần của người nghiên cứu, phát minh và ứng dụng khoa học, công nghệ; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tác giả đối với phát minh, sáng chế, sáng kiến, cải tiến kĩ thuật và các tác phẩm, công trình khoa học.

- Nhà nước đảm bảo những điều kiện để phát hiện và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước, khuyến khích, tạo điều kiện cho những người học giỏi, có năng khiếu được phát triển,...


14 tháng 9 2023

- Lí lẽ:

+ Thực tế: Nhiều người trẻ cho rằng, lịch sử là những về thuộc về xa xưa, không liên quan gì đến cuộc sống sôi động hằng ngày.

+ Việc thiếu hiểu biết về lịch sử ảnh hưởng rõ rệt đến nhân cách của người đó.

+ Một khi con người không có ý niệm gì … khó tránh khỏi.

- Dẫn chứng:

+ Họ không có nhu cầu tìm hiểu về quá khứ của đất nước.

+ Họ nhầm lẫn các thời kì, các sự kiện, các nhân vật lịch sử.

+ Không ít bạn học sinh lúng túng khi được hỏi về các nhân vật và sự kiện lịch sử nổi bật được dùng đặt tên đường, tên phố…

20 tháng 8 2021

Tham khảo:

undefined

21 tháng 8 2021

1. Đứng trước nguy cơ bị xâm lược, nhà Nhuyễn chỉ có thể có 2 con đường dể lựa chọn:
+ Tiến hành canh tân, cải cách
+ Bảo thủ, thi hành chính sách như cũ.
Con đường 1:
- Tác dụng của canh tân cải cách là làm cho đất nước ta lúc này có thể thoát khỏi khủng hoảng, do đó sức mạnh phòng thủ của đất nước được tăng lên ( thực tế tấm gương của Nhật Bản).
- Các nhà cải cách Việt Nam như Phan Thanh Giản, Nguyễn Trường Tộ, Phạm Phú Thứ,... cũng cho rẳng chỉ có cải cách thì mới có thể làm cho đất nước thoát khỏi hoạ ngoại xâm.
- Tiếc thay, nhà Nguyễn đã thừ chối con đường này; đã bỏ lỡ thời cơ để có thể cứu nguy đất nước thoát khỏi hoạ xâm lăng.
Con đường 2:
- Nhà Nguyễn vẫn thi hành chính sách như cũ, vẫn tiến hành đối kháng với nhân dân, thậm chí còn tăng các biện pháp áp bức bốc lột tàn bạo: các thứ thuế, kìm hãm các nhân tố kinh tế tư bản chủ nghĩa...
- Kể từ Gia Long đến Tự Đức đã có hơn 500 cuộc khởi nghĩa nổ ra.
Có thể thấy nhà Nguyễn chỉ vì quyền lợi ích kỉ củagiai cấp mình mà hi sinh quyền lợi của cả dân tộc nên đã tổ chức chống lại sự xâm lăng của Pháp nhưng không còn khả năng tập hợp, lãnh đạo nhân dân kháng chiến như trước. Mặt khác, đất nước ta tuy có nguy cơ bị xâm lăng, nhưng không tất yếu phải mất, nước nhà Nguyễn với những việc làm kể trên đã biến cái không tất yếu thành cái tất yếu. Do vậy, nhà Nguyễn phải chịu trách nhiệm trong việc nước ta rơi vào tay thực dân Pháp.
2. Trong quá trình đấu tranh chống lai sự xâm lược của Pháp triều đình nhà Nguyễn đã mắc phải một sai lầm không thể tha thứ là: đã từ bỏ con đường đấu tranh vũ trang truyền thống mà đi theo con đường thương lượng ( Dẫn chứng: Khi Pháp đánh Đà Nẵng, chiếm 3 tỉnh miền Đông, miền Tây, đánh Hà Nội lần 1 và lần 2, đàn áp cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta...).
3. Tuy nhiên, cũng còn nhận thấy trong quá trình p xâm lược, có nhưng vị quan của triều đình, thận chí cả vua như: Nguyễn Tri Phương, Hoàng Diệu, Hàm Nghi... đã nêu những tấm gương cao cả, quyết tâm bảo vệ độc lập, chủ quyền của đất nước mà nhân dân ta đời đời kính trọng.
Do vậy, việc để nước ta rơi vào tay thực dân Pháp hồi cuối thế kỉ 19 là trách nhiệm của một bộ phận vua quan nhà Nguyễn