Để tìm hiểu hiện tượng kháng thuốc ở sâu bọ, người ta đã làm thí nghiệm dùng DDT để xử lí các dòng ruồi giấm được tạo ra trong phòng thí nghiệm. Ngay từ lần xử lí đầu tiên, tỉ lệ sống sót của các dòng đã rất khác nhau (thay đổi từ 0% đến 100% tuỳ dòng). Kết quả thí nghiệm chứng tỏ khả năng kháng DDT:
A. không liên quan đến đột biến hoặc tổ hợp độtbiến đã phát sinh trong quần thể.
B. liên quan đến những đột biến và tổ hợp đột biến phát sinh ngẫu nhiên từ trước.
C. là sự biến đổi đồng loạt để thích ứng trực tiếp với môi trường có DDT.
D. chỉ xuất hiện tạm thời do tác động trực tiếp của DDT.
Đáp án B
- Quần thể giao phối là quần thể vô cùng đa dạng và phong phú về các kiểu gen khác nhau do đột biến và biến dị tổ hợp có sẵn trong quần thể quần thể rất đa hình.
- Trong các dòng ruồi giấm đã chứa đựng các đột biến và tổ hợp đột biến kháng thuốc DDT phát sinh ngẫu nhiên từ trước khi bị phun thuốc mà không phải do thường biến (sự biến đổi đồng loạt theo hướng thích nghi với điều kiện môi trường), điều này thể hiện rõ ràng khi tỉ lệ sống sót của các dòng khác nhau là rất khác nhau (từ 0% - 100%)