K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 4 2019

Chọn C.

Sinh vật có tổ chức cơ thể sống càng cao thì phân bố càng rộng => sai.

Ví dụ vi khuẩn là loài có tổ chức cơ thể bậc thấp nhưng phân bố ở rất nhiều nơi, kể cả ở gần miệng núi lửa nó vẫn có thể tồn tại được, hay trong điều kiện môi trường nước rất mặn, trong khi đó con người được coi là cơ thể sống có tổ chức cao nhất không thể sống ở đó được.

28 tháng 3 2018

Đáp án A

Các phát biểu đúng khi nói về mối quan hệ giữa các loài trong quần xã là: (2), (3), (4).

(1) sai vì mối quan hệ vật ăn thịt – con mồi thúc đẩy sự tiến hóa của cả vật ăn thịt và con mồi.

24 tháng 3 2017

Chọn đáp án A.

Có ba phát biểu đúng là II, III, IV.

- Mối quan hệ vật ăn thịt – con mồi là động lực thúc đẩy sự tiến hóa của cả hai loài. Quan hệ giữa một sinh vật ăn một sinh vật khác là mối quan hệ hết sức khắc nghiệt, trong thiên nhiên đây chính là động lực tiến hóa của các loài sinh vật. Trong quá trình tiến hóa, thông qua chọn lọc cả vật dữ và con mồi đều hình thành những khả năng thích nghi để săn mồi có hiệu quả và lẩn tránh kẻ thù. Quan hệ giữa vật ăn thịt và con mồi luôn được giữ ở mức cân bằng động, nghĩa là số lượng cá thể của hai quần thể này dao động gần như đồng bộ với nhau.

- Trong quần xã, giữa các loài có chung nguồn sống, các loài tranh giành nhau thức ăn, nơi ở… và các điều kiện sống khác trong môi trường. Trong quan hệ cạnh tranh, các loài sinh vật đều bị ảnh hưởng bất lợi, tuy nhiên sẽ có một loài thắng thế còn loài khác bị bại. Tuy nhiên, những loài có cùng một nguồn thức ăn vẫn có thể sống chung hòa bình trong một sinh cảnh, nếu ổ sinh thái của chúng không quá giống nhau. Trong tiến hóa, các loài gần nhau về nguồn gốc thường hướng đến sự phân hóa ổ sinh thái của mình (bao gồm cả không gian sống, nguồn thức ăn và cách khai thác nguồn thức ăn đó).

- Quan hệ vật chủ - kí sinh là quan hệ của một loài sinh vật sống nhờ trên cơ thể của sinh vật khác, lấy các chất nuôi sống cơ thể từ sinh vật đó. Mối quan hệ vật chủ - kí sinh là biến tướng của mối quan hệ con mồi – vật ăn thịt, chỉ khác là vật kí sinh nhỏ, có số lượng đông, không gây chết ngay vật chủ mà chỉ làm yếu dần, gây bệnh cho sinh vật chủ. Sinh vật kí sinh không có đời sống tự do mà thường phụ thuộc vào một số loài sinh vật chủ nhất định.

27 tháng 6 2018

Chọn đáp án A.

Có ba phát biểu đúng là II, III, IV.

- Mối quan hệ vật ăn thịt – con mồi là động lực thúc đẩy sự tiến hóa của cả hai loài. Quan hệ giữa một sinh vật ăn một sinh vật khác là mối quan hệ hết sức khắc nghiệt, trong thiên nhiên đây chính là động lực tiến hóa của các loài sinh vật. Trong quá trình tiến hóa, thông qua chọn lọc cả vật dữ và con mồi đều hình thành những khả năng thích nghi để săn mồi có hiệu quả và lẩn tránh kẻ thù. Quan hệ giữa vật ăn thịt và con mồi luôn được giữ ở mức cân bằng động, nghĩa là số lượng cá thể của hai quần thể này dao động gần như đồng bộ với nhau.

- Trong quần xã, giữa các loài có chung nguồn sống, các loài tranh giành nhau thức ăn, nơi ở… và các điều kiện sống khác trong môi trường. Trong quan hệ cạnh tranh, các loài sinh vật đều bị ảnh hưởng bất lợi, tuy nhiên sẽ có một loài thắng thế còn loài khác bị bại. Tuy nhiên, những loài có cùng một nguồn thức ăn vẫn có thể sống chung hòa bình trong một sinh cảnh, nếu ổ sinh thái của chúng không quá giống nhau. Trong tiến hóa, các loài gần nhau về nguồn gốc thường hướng đến sự phân hóa ổ sinh thái của mình (bao gồm cả không gian sống, nguồn thức ăn và cách khai thác nguồn thức ăn đó).

- Quan hệ vật chủ - kí sinh là quan hệ của một loài sinh vật sống nhờ trên cơ thể của sinh vật khác, lấy các chất nuôi sống cơ thể từ sinh vật đó. Mối quan hệ vật chủ - kí sinh là biến tướng của mối quan hệ con mồi – vật ăn thịt, chỉ khác là vật kí sinh nhỏ, có số lượng đông, không gây chết ngay vật chủ mà chỉ làm yếu dần, gây bệnh cho sinh vật chủ. Sinh vật kí sinh không có đời sống tự do mà thường phụ thuộc vào một số loài sinh vật chủ nhất định.

22 tháng 5 2018

Có 3 phát biểu đúng, đó là (1), (2) và (4) -> Đáp án C

29 tháng 3 2018

Chọn C

Nội dung I sai. Mối quan hệ vật ăn thịt - con mồi là động lực thúc đẩy quần thể con mồi tiến hóa và thúc đẩy cả sự tiến hóa của quần thể vật ăn thịt.

Nội dung II, III, IV đúng

2 tháng 2 2017

Chọn B

Nội dung I sai. Mối quan hệ vật ăn thịt - con mồi là động lực thúc đẩy quần thể con mồi tiến hóa và thúc đẩy cả sự tiến hóa của quần thể vật ăn thịt.

Nội dung II, III, IV đúng

Khi nói về mối quan hệ giữa các loài trong quần xã sinh vật, xét các phát biểu sau đây: (1)  Mối quan hệ vật ăn thịt – con mồi là động lực thúc đẩy quần thể con mồi tiến hóa nhưng không thúc đẩy sự tiến hóa của quần thể vật ăn thịt. (2)  Những loài cùng sử dụng một nguồn thức ăn giống nhau và cùng chung sống trong một sinh cảnh sẽ xảy ra sự cạnh tranh khác loài. (3)  Ở mối quan...
Đọc tiếp

Khi nói về mối quan hệ giữa các loài trong quần xã sinh vật, xét các phát biểu sau đây:

(1)  Mối quan hệ vật ăn thịt – con mồi là động lực thúc đẩy quần thể con mồi tiến hóa nhưng không thúc đẩy sự tiến hóa của quần thể vật ăn thịt.

(2)  Những loài cùng sử dụng một nguồn thức ăn giống nhau và cùng chung sống trong một sinh cảnh sẽ xảy ra sự cạnh tranh khác loài.

(3)  Ở mối quan hệ vật kí sinh – vật chủ, vật kí sinh thường phụ thuộc nguồn dinh dưỡng từ vật chủ.

(4)  Quan hệ cạnh tranh khác loài là một trong những động lực thúc đẩy chủ yếu quá trình tiến hóa.

Có bao nhiêu kết luận đúng?

A. 3                      

B. 4                      

C. 1                      

D. 2

1
18 tháng 5 2018

Đáp án : D

1- sai , trong mối quan hệ vật ăn thịt và con mồi thì cả hai loài cùng được thúc đẩy tiến hóa . Con mồi tiến hóa để trốn tránh và thoát khỏi kẻ thù tốt hơn và vật ăn thịt tiến hóa để bắt được nhiều mồi hơn

2- đúng

3- sai , hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn dinh dưỡng của vật chủ

4- đúng , cạnh tranh khác loài và canh tranh cùng loài là động lực tiến hóa chủ yếu của sinh vật 

Cho các phát biểu sau đây về quá trình tiến hóa của một quần thể: 1-Khi các quần thể khác nhau cùng sống trong một khu vực địa lí, các cá thể của chúng giao phối với nhau sinh con lai bất thụ thì có thể xem đây là dấu hiệu của cách li sinh sản. 2-Các biến dị xuất hiện trong đời cá thể dưới ảnh hưởng của điều kiện sống không được coi là nguyên liệu cho quá trình tiến hóa. 3-Các...
Đọc tiếp

Cho các phát biểu sau đây về quá trình tiến hóa của một quần thể:

1-Khi các quần thể khác nhau cùng sống trong một khu vực địa lí, các cá thể của chúng giao phối với nhau sinh con lai bất thụ thì có thể xem đây là dấu hiệu của cách li sinh sản.

2-Các biến dị xuất hiện trong đời cá thể dưới ảnh hưởng của điều kiện sống không được coi là nguyên liệu cho quá trình tiến hóa.

3-Các quần thể sinh vật chỉ chịu tác động của chọn lọc tự nhiên khi điều kiện sống thay đổi.

4-Những quần thể cùng loài sống cách li với nhau về mặt địa lí mặc dù không có tác động của các nhân tố tiến hóa vẫn có thể dẫn đến hình thành loài mới.

Theo quan điểm của học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại, số phát biểu đúng là

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

1
18 tháng 9 2019

Đáp án B

Các phát biểu đúng là : 1, 2

1-   Con lai bất thụ => bố mẹ cách li sinh sản => bố mẹ thuộc hay loài khác nhau

2- Các biến dị xuất hiện trong đời sống của cá thể  được coi là hiện tượng thường biến => không có biến đổi về mặt di truyền => không có ý nghĩa đối với tiến hóa

3 sai, ngay cả khi điều kiện môi trường không thay đổi, quần thể sinh vật vẫn chịu tác động của chọn lọc tự nhiên để hình thành nên quần thể thích nghi

4 sai, cách li địa lý chỉ có vai trò ngăn cản sự trao đổi vốn gen giữa các quần thể, góp phần thúc đẩy quá trình hình thành loài mới chứ không trực tiếp tham gia trở thành 1 nhân tố tiến hóa

Ốc lác (Pila conica) sống phổ biến ở khắp Miền Tây Nam Bộ (Việt Nam). Ốc bươu vàng (Pomacea canaliculata) có nguồn gốc Trung và Nam Mĩ được du nhập vào Việt Nam trong những năm 1985 – 1988. Ốc bươu vàng thích ứng với môi trường sống mới dễ dàng và phát triển mạnh, giành lấy thức ăn và những nơi ở tốt, làm cho nơi ở của Ốc lác phải thu hẹp lại. Mặt khác, Ốc bươu vàng đã trở thành...
Đọc tiếp

Ốc lác (Pila conica) sống phổ biến ở khắp Miền Tây Nam Bộ (Việt Nam). Ốc bươu vàng (Pomacea canaliculata) có nguồn gốc Trung và Nam Mĩ được du nhập vào Việt Nam trong những năm 1985 – 1988. Ốc bươu vàng thích ứng với môi trường sống mới dễ dàng và phát triển mạnh, giành lấy thức ăn và những nơi ở tốt, làm cho nơi ở của Ốc lác phải thu hẹp lại. Mặt khác, Ốc bươu vàng đã trở thành một trong những sinh vật gây hại nghiệm trọng nhất cho nền nông nghiệp Việt Nam. Khi nói về mối quan hệ sinh thái giữa hai loài ốc trên, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

(1) Quan hệ giữa Ốc lác và Ốc bươu vàng trong trường hợp này là mối quan hệ cạnh tranh cùng loài.

(2) Quan hệ giữa Ốc lác và Ốc bươu vàng trong trường hợp này là mối quan hệ cạnh tranh khác loài.

(3) Quan hệ giữa Ốc lác và Ốc bươu vàng trong trường hợp này cũng có thể được xem là mối quan hệ ức chế - cảm nhiễm.

(4) Khi có Ốc bươu vàng và Ốc lác ở nước ta sẽ được thúc đẩy trong quá trình tiến hóa, Ốc lác nước ta ngày càng phát triển mạnh.

(5) Khi có Ốc bươu vàng, Ốc lác ở nước ta sẽ được thúc đẩy trong quá trình tiến hóa. Tuy nhiên, do Ốc bươu vàng là loại ăn tạp, sinh sản nhanh hơn nên số lượng Ốc lác nước ta ngày càng giảm mạnh.

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

1
28 tháng 4 2019

Đáp án B

(1) Sai. Ốc lác và ốc bươu vàng là mối quan hệ cạnh tranh vì ốc bươu vàng phát triển mạnh giành thức ăn và nơi ở tốt, làm nơi ở của Ốc lác phải bị thu hẹp lại. Đây là hai loài khác nhau Ốc lác (Pilaconica) và Ốc bươu vàng (Pomacea canliculata) có nguồn gốc sống khác nhau.

(2) Đúng.

(3) Sai. Quan hệ ức chế - cảm nhiễm là vô tình gây hại cho đối phương. Nhưng đây là mối quan hệ cạnh tranh vì ốc bươu vàng và ốc lác cạnh tranh nhau về nguồn sống.

(4) Sai. Khi có ốc bươu vàng, ốc lác kém phát triển, giảm mạnh về số lượng có thể dẫn tới diệt vong. Do ốc bươu vàng thích ứng với môi trường sống mới dễ dàng, phát triển mạnh hơn.

(5) Đúng.

Ốc lác (Pila conica) sống phổ biến ở khắp Miền Tây Nam Bộ (Việt Nam). Ốc bươu vàng (Pomacea canaliculata) có nguồn gốc Trung và Nam Mĩ được du nhập vào Việt Nam trong những năm 1985 – 1988. Ốc bươu vàng thích ứng với môi trường sống mới dễ dàng và phát triển mạnh, giành lấy thức ăn và những nơi ở tốt, làm cho nơi ở của Ốc lác phải thu hẹp lại. Mặt khác, Ốc bươu vàng đã trở thành...
Đọc tiếp

Ốc lác (Pila conica) sống phổ biến ở khắp Miền Tây Nam Bộ (Việt Nam). Ốc bươu vàng (Pomacea canaliculata) có nguồn gốc Trung và Nam Mĩ được du nhập vào Việt Nam trong những năm 1985 – 1988. Ốc bươu vàng thích ứng với môi trường sống mới dễ dàng và phát triển mạnh, giành lấy thức ăn và những nơi ở tốt, làm cho nơi ở của Ốc lác phải thu hẹp lại. Mặt khác, Ốc bươu vàng đã trở thành một trong những sinh vật gây hại nghiệm trọng nhất cho nền nông nghiệp Việt Nam. Khi nói về mối quan hệ sinh thái giữa hai loài ốc trên, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

(1) Quan hệ giữa Ốc lác và Ốc bươu vàng trong trường hợp này là mối quan hệ cạnh tranh cùng loài.

(2) Quan hệ giữa Ốc lác và Ốc bươu vàng trong trường hợp này là mối quan hệ cạnh tranh khác loài.

(3) Quan hệ giữa Ốc lác và Ốc bươu vàng trong trường hợp này cũng có thể được xem là mối quan hệ ức chế - cảm nhiễm.

(4) Khi có Ốc bươu vàng và Ốc lác ở nước ta sẽ được thúc đẩy trong quá trình tiến hóa, Ốc lác nước ta ngày càng phát triển mạnh.

 (5) Khi có Ốc bươu vàng, Ốc lác ở nước ta sẽ được thúc đẩy trong quá trình tiến hóa. Tuy nhiên, do Ốc bươu vàng là loại ăn tạp, sinh sản nhanh hơn nên số lượng Ốc lác nước ta ngày càng giảm mạnh

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

1
28 tháng 1 2018

Đáp án B

(1) Sai. Ốc lác và ốc bươu vàng là mối quan hệ cạnh tranh vì ốc bươu vàng phát triển mạnh giành thức ăn và nơi ở tốt, làm nơi ở của Ốc lác phải bị thu hẹp lại. Đây là hai loài khác nhau Ốc lác (Pilaconica) và Ốc bươu vàng (Pomacea canliculata) có nguồn gốc sống khác nhau.

(2) Đúng.

(3) Sai. Quan hệ ức chế - cảm nhiễm là vô tình gây hại cho đối phương. Nhưng đây là mối quan hệ cạnh tranh vì ốc bươu vàng và ốc lác cạnh tranh nhau về nguồn sống.

(4) Sai. Khi có ốc bươu vàng, ốc lác kém phát triển, giảm mạnh về số lượng có thể dẫn tới diệt vong. Do ốc bươu vàng thích ứng với môi trường sống mới dễ dàng, phát triển mạnh hơn.

 (5) Đúng.