Điểm giống nhau cơ bản trong các chiến lược chiến tranh mà đế quốc Mỹ thực hiện ở miền Nam Việt Nam từ 1961-1973 là
A. sử dụng quân đội Mỹ làm nòng cốt
B. tiến hành chiến tranh tổng lực
C. sử dụng quân đội đồng minh
D. ra sức chiếm đất, giành dân
Đáp án D
Trong quá trình tiến hành chiến tranh xâm lược Việt Nam, đế quốc Mỹ luôn coi "bình định" là chính sách chiến lược cơ bản hàng đầu và thực hiện nhất quán, xuyên suốt gắn liền với chủ nghĩa thực dân mới. Bình định được tiến hành bằng việc sử dụng tổng hợp các thủ đoạn, biện pháp: chính trị, quân sự, kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục... trong đó, chính trị vừa là mục tiêu chiến lược vừa là biện pháp chủ yếu và được sử dụng thường xuyên, nhằm thực hiện mục đích cốt lõi là chiếm đất, giành dân, kiểm soát địa bàn, phá hoại hậu phương và căn cứ cách mạng ở miền Nam Việt Nam.
- Trong thời kỳ "Chiến tranh một phía (1954 - 1960)": là chương trình "Tố Cộng, diệt Cộng" nhằm đàn áp phong trào quần chúng, trả thù những người kháng chiến cũ, tiêu diệt cơ sở cách mạng; xúc tiến kế hoạch lập khu Dinh điền, khu Trù mật để nắm dân.
- Trong thời kỳ thực hiện chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961 – 1965): chính thức đưa ra "chương trình bình định" hay "chương trình bình định nông thôn", mở đầu là kế hoạch Xtalây - Taylo bình định miền Nam Việt Nam trong 18 tháng (6.1961 - 12.1962) bằng nhiều biện pháp, trong đó Ấp chiến lược (1961 - 1963) là biện pháp chủ yếu nhất và được nâng thành "Quốc sách"; chương trình "bình định có trọng điểm" (1964 - 1965), tổ chức những cuộc hành quân đánh phá ác liệt và lập Ấp tân sinh thay cho ấp chiến lược.
- Trong thời kỳ thực hiện chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965 – 1968): thực hiện chương trình "Phát triển cách mạng" (1965 - 1967), đưa bình định lên ngang với biện pháp quân sự "tìm diệt", xây dựng "làng kiểu mẫu"
- Trong thời kì thực hiện chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” (1969 – 1973): Mĩ thực hiện “bình định xây dựng" (1969), "bình định phát triển" (1970), "bình định bổ túc" (6-1970); cài cắm các "đoàn cán bộ xây dựng nông thôn" (gần 800 đoàn với hơn 44.000 người) xuống các thôn ấp để hoạt động bình định. Sau Hiệp định Pari về Việt Nam (1-1973), Mỹ và chính quyền Việt Nam cộng hòa xúc tiến kế hoạch "bình định lấn chiếm", mở những cuộc hành quân "tràn ngập lãnh thổ" để lấn đất, giành dân, tạo lợi thế trong điều kiện có giải pháp chính trị