Ở người, alen A quy định da bình thường trội hoàn toàn so với alen a quy định da bạch tạng. Bệnh máu khó đông do alen lặn b nằm trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X, alen B quy định máu bình thường. Cho sơ đồ phả hệ
Biết bố người đàn ông ở thế hệ thứ ba không mang alen gây bệnh, không phát sinh đột biến mới ở tất cả các cá thể trong phả hệ. Cặp vợ chồng III2 _ 3 sinh người con đầu lòng không bị bệnh. Xác suất để người con đầu lòng không mang các alen bệnh là
A. 42,8%.
B. 41,7%.
C. 71,4%.
D. 50,4%.
Chọn D
Xét tính trạng bệnh bạch tạng.
- Bên gia đình chồng:
+ Ở thế hệ thứ II có nam bị cả hai bệnh, vậy cặp bố mẹ ở thể hệ I có kiểu gen dị hợp Aa.
+ Bố của người chồng không mang alen gây bệnh nên kiểu gen AA, mẹ có kiểu gen lAA/2Aa.
Ở người mẹ tần số alen A = 1/3, a = 2/3.
+ Người chồng bình thường kiểu gen 2/3 AA và l/3Aa, cho giao tử 5/6A : l/6a.
- Bên vợ:
+ Bố mẹ bình thường có người con gái bạch tạng vậy bố mẹ đều kiểu gen Aa.
+ Người vợ bình thường A-. 1AA : 2Aa. Tần số alen A = 2/3, a = 1/3 P: (5/6 : l/6a) x (2/3A : l/3a)
F1: 10/18AA : (5/6 x 1/3 + 1/6 x 2/3)Aa : 1/12 aa = 10/18 AA: 7/18Aa: l/18aa
Vậy người con không mang alen bệnh = 10/17
* Bệnh mù màu:
- Người chồng bình thường kiểu gen XBY cho giao tử XB = Y = 1/2
- Người vợ bình thường kiểu gen XBX-. Tính tần số alen của vợ là XB = 3/4, Xb = ¼
P ( XB = 3/4, Xb = 1/4) x (XB = Y = 1/2)
Vậy con không mang alen bệnh là 6/7 (trong tổng số con bình thường)
* Xác suất cần tìm là 10/17 x 6/7 = 50,4 %.