ý nghĩa của việc phát triển chăn nuôi với nên kinh tế nước ta
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Các đảo và quần đảo là cơ sở khẳng định chủ quyền của nước ta đối với vùng biển và thềm lục địa, tạo thành hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất nước
- Tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động kinh tế biển : khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản, đặc sản, tạo muối, giao thông biển và du lịch biển
tham khảo
Để phát triển nông nghiệp, nhà nước và nhân dân Đại Việt đã:
– Ra sức khai phá đất hoang, mở rộng ruộng đồng, nhiều xóm làng mới được thành lập.
– Quan tâm đến thủy lợi.
– Đặt phép quân điền chia ruộng công ở các làng xã.
– Quan tâm đến việc bảo vệ sức kéo cho nông nghiệp.
– Ngoài việc trồng lúa nhân dân còn trồng các cây lương thực khác.
Các nguồn tài nguyên thiên nhiên ở vùng biển nước ta:
- Tài nguyên khoáng sản: dầu mỏ và khí đốt
- Tài nguyên hải sản: tôm, cá,...
Ý nghĩa của nó đối với việc phát triển kinh tế -xã hội:
- Đem lại nguồn thu nhập lớn cho quốc gia, góp phần bảo vệ an ninh biển đảo
a) Khai thác phát triển giao thông vận tải biển ở vùng biển nước ta
- Để tạo thế mở cửa cho các tỉnh duyên hải và cho nền kinh tế cả nước :
+ Hàng loạt cảng hàng hóa lón đã được cải tạo, nâng cấp như cụm cảng Sài Gòn, cụm cảng Hải Phòng, cụm cảng Quảng Ninh, cụm cảng Đà Nẵng....
+ Một số cảng nước sâu đã được xây dựng như cảng Cái Lân (Quảng Ninh), Nghi Sơn ( Thanh Hóa), Vũng Áng (Hà Tĩnh), Dung Quất (Quảng Ngãi), Vũng Tàu (Bà Rịa - Vũng Tàu). Hàng loạt các hải cảng nhỏ hơn đã được xây dựng. Hầu hết các tỉnh ven biển đều có cảng.
- Các tuyến vận tải hàng hóa và hành khách thường xuyên đã nối liền các đảo với đất liền.
b) Ý nghĩa của việc đánh bắt hải sản xa bờ đối với phát triển kinh tế và an ninh quốc phòng
- Khai thác nguồn lợi hải sản xa bờ, tăng sản lượng thủy sản
- Khẳng định và góp phần bảo vệ chủ quyền vùng biển, vùng thềm lục địa và vùng trời nước ta
Chăn nuôi trâu bò là ngành chăn nuôi quan trọng ở nhiều nước trên thế giới cũng như ở nước ta. Đối với nông nghiệp nước ta, từ xa xưa, chăn nuôi trâu bò đã được chú ý phát triển làm nguồn cung cấp sức kéo quan trọng bậc nhất cho nông nghiệp. Khi thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nguồn sức kéo động vật được thay thế dần bằng động lực của máy moc, song chăn nuôi trâu bò, lại không bị loại bỏ mà vẫn tiếp tục phát triển mạnh. Chăn nuôi bò là nguồn cung cấp thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao trong các loại thực phẩm động vật. Đồng thời chăn nuôi bò còn cung cấp sản phẩm hết sức quí giá là sữa và từ sữa người ta còn chế biến ra rất nhiều loại sản phẩm có giá trị dinh dưỡng cao khác. Sản phẩm thịt và sữa không chỉ là thực phẩm tiêu dùng trực tiếp mà còn là nguồn nguyên liệu quan trọng cho công nghiệp đồ hộp phát triển. Ngoài ra, da trâu bò là nguyên liệu quan trọng cho công nghiệp thuộc da. Chăn nuôi trâu bò sử dụng chủ yếu các nguồn thức ăn xanh có thể khai thác từ tự nhiên hoặc phụ phẩm của ngành trồng trọt và phát triển theo phương thức chăn thả tự kiếm ăn. Do vậy, từ xa xưa, chăn nuôi bò vốn đã là hoạt động chăn nuôi phát triển mạnh ở nhiều nước trên thế giới với phương thức chăn thả tự nhiên ở các vùng có tiềm năng đất đai và đồng cỏ rộng lớn.
Tuy nhiên, so với chăn nuôi tiểu gia súc và gia m thì chăn nuôi trâu bò đòi hỏi một lượng vốn đầu tư ban đầu về con giống nuôi tương đối lớn, tốc đọ tăng trưởng lại chậm, lượng thức ăn tiêu thụ trên đầu vật nuôi rất cao nên việc phát triển chăn nuôi trâu bò tập trung với qui mô lớn thường gặp nhiều khó khăn về vốn nhất là đối với kinh tế hộ gia đình.
ở nước ta trước đây chăn nuôi trâu bò chủ yếu với mục đích lấy sức kéo cho sản xuất nông nghiệp. Do vậy qui mô đàn trâu bò tăng chậm và đàn trâu bò cầy kéo luôn chiếm một tỷ lệ cao trong cơ cấu đàn vật nuôi.
Năm 1975 trong tổng số đàn trâu bò nước ta có 3.655.000 con, trong đó số trâu bò cầy kéo là 2.201.100 con chiếm 60,22%. Cũng vì mục đích cầy kéo là chính nên trong đàn đại gia súc chủ yếu là trâu, số lượng 2.188.800 con chiếm 59,88% tổng đàn trâu bò. Những năm gần đây tỷ lệ giữa trâu và bò trong tổng đàn gia súc ở nước ta đã thay đổi căn bản. Mặc dù số lượng trâu vẫn tiếp tục tăng lên từ 2.188.800 con năm 1975 lên 2.977.300 con năm 1994, từ năm 1995 trở đi đàn trâu bắt đầu giảm, đến năm 2000 giảm xuống còn 2.897.200 con, đàn bò tiếp tục tăng từ 1.466.200 con năm 1975 lên 3.638.900 con năm 1995 và lên 4.127.800 con năm 2000. Tỷ trọng đàn trâu cũng giảm từ 59,88% năm 1975 xuống chỉ còn 41,24% tổng đàn trâu bò năm 2000. Tình hình trên cho thấy rằng, xu hướng những năm gần đây, chăn nuôi trâu bò ở nước ta đã đang chuyển mạnh sang chăn nuôi với mục đích lấy thịt và sữa trong đó cơ cấu đàn bò là chủ yếu. Trong cơ cấu đàn bò số lượng bò sữa và sản lượng sữa hàng năm không ngừng tăng lên. Tuy nhiên, cũng phải nhận thấy rằng phát triển chăn nuôi bò thịt và sữa ở nước ta còn chậm với qui mô nhỏ. Sản lượng thịt bò cung cấp mới chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng số thịt lợn cung cấp hàng năm. Sản lượng sữa tươi sản xuất trong nước mới chỉ đáp ứng được một phần rất nhỏ nhu cầu tiêu dùng trong nước, phần chủ yếu sữa tiêu dùng vẫn từ nguồn sữa nhập khẩu.