K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 3 2019

Hạn chế chủ yếu trong sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long là mùa khô kéo dài từ tháng XII đến tháng IV năm sau. Vì thế nước mặn xâm nhập sâu vào đất liền, làm tăng độ chua và chua mặn trong đất. Phần lớn diện tích của đồng bằng là đất phèn, đất mặn. Cùng với sự thiếu nước trong mùa khô đã làm cho việc sử dụng và cải tạo đất gặp nhiều khó khăn (sgk Địa lí 12 trang 187)

=> Đáp án C

22 tháng 10 2017

Hướng dẫn: SGK/186, địa lí 12 cơ bản.

Chọn: C

9 tháng 7 2018

Hạn chế chủ yếu trong sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long là mùa khô kéo dài từ tháng XII đến tháng IV năm sau. Vì thế nước mặn xâm nhập sâu vào đất liền, làm tăng độ chua và chua mặn trong đất. Phần lớn diện tích của đồng bằng là đất phèn, đất mặn. Cùng với sự thiếu nước trong mùa khô đã làm cho việc sử dụng và cải tạo đất gặp nhiều khó khăn (sgk Địa lí 12 trang 187)

22 tháng 9 2017

Đáp án A

Vấn đề chủ yếu cần phải giải quyết để sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở ĐBSCL là: nước ngot trong mùa khô.

Giải quyết nước ngọt có vai trò đặc biệt quan trọng đối với ĐBSCL:  cung cấp nước tưới cho sản xuất, sinh hoạt; cung cấp nước cho tháu chua rửa mặn, mở rộng diện tích đất sản xuất nông nghiệp…

28 tháng 3 2021

A

28 tháng 3 2021

Khó khăn lớn nhất về mặt tự nhiên đối với sản xuất nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long là 

A. Ngập lũ trên diện rộng 

B. Thiếu nước ngọt trong mùa khô

C. Đất nhiễm phèn

D. Đất nhiễm mặn

6 tháng 12 2017

- Giải quyết vấn đề nước ngọt trong mùa khô. Vì thiếu nước dẫn đến hậu quả bốc phèn, mặn và nước mặn theo sông, rạch tràn vào làm tăng diện tích đất phèn, đất mặn. Có thể xem nước ngọt là vấn đề quan trọng hàng đầu vào mùa khô ở Đồng bằng sông Cửu Long (để đối phó với sự khô hạn làm bốc phèn, bốc mặn trong đất; để rửa phèn...).

- Hạn chế tác hại của lũ trong mùa mưa. Lũ lớn gây ngập lụt trên diện tích rộng với thời gian kéo dài có tác động tiêu cực đối với các hoạt động kinh tế - xã hội. Ngược lại, lũ nhỏ làm tổn hại đến nguồn lợi kinh tế do lũ hàng năm mang lại như: bổ sung lớp phù sa, nguồn thuỷ sản nước ngọt, vệ sinh đồng ruộng...

25 tháng 11 2023

1. Quản lý sử dụng đất hiệu quả:

   - Xây dựng kế hoạch quản lý sử dụng đất bền vững dựa trên nhu cầu phát triển và bảo vệ môi trường.
   - Thực hiện quản lý sử dụng đất theo hình thức chia sẻ sử dụng đất để tối ưu hóa sử dụng đất và giảm thiểu lãng phí.

2. Tạo ra hệ thống thông tin đất đai:
   - Xây dựng cơ sở dữ liệu về đất đai vùng đồng bằng sông Cửu Long để theo dõi và đánh giá tình hình sử dụng đất.
   - Phát triển các công cụ và ứng dụng công nghệ thông tin để quản lý thông tin đất đai một cách hiệu quả.

3. Thúc đẩy việc áp dụng công nghệ và quản lý thông minh:
   - Sử dụng công nghệ GIS (Hệ thống thông tin địa lý) để phân tích và lập kế hoạch sử dụng đất.
   - Áp dụng IoT (Internet of Things) để theo dõi tình hình sử dụng đất và quản lý tài nguyên nước.

4. Tăng cường giáo dục và tạo ra nhận thức:
   - Tổ chức các chương trình giáo dục và tạo ra nhận thức cho người dân về tầm quan trọng của bảo vệ đất đai và tài nguyên tự nhiên.
   - Khuyến khích sử dụng các phương tiện truyền thông để chia sẻ thông tin về quản lý sử dụng đất và mô hình thành công.

5. Thúc đẩy hợp tác giữa các bên liên quan:
   - Tạo ra các cơ chế hợp tác giữa chính quyền địa phương, người dân, và các tổ chức để quản lý sử dụng đất một cách bền vững.
   - Hợp tác với các tổ chức quốc tế và khu vực để học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm quản lý sử dụng đất.

31 tháng 3 2017

- Giải quyết vấn đề nước ngọt trong mùa khô. Nếu thiếu nước dẫn đến hậu quả bốc phèn, mặn và nước mặn theo sông, rạch vào làm tăng diện tích đất phèn, đất mặn. Vì vậy, nước ngọt là vấn đề quan trọng hàng đầu để rửa phèn, rửa mặn trong mùa khô ở Đồng bằng sông Cửu Long.

- Hạn chế tác hại của lũ trong mùa mưa. Vì lũ lớn sẽ làm cho các vùng đất thấp trũng bị ngập nước trong thời gian dài, ảnh hưởng lớn đến sản xuất và sinh hoạt. Do đó, cần phát triển cơ sở hạ tầng, làm đường giao thông vượt lũ, quy hoạch lại các khu dân cư....



31 tháng 3 2017

+ Nước ngọt : Là vấn đề quan trọng hàng đầu vào mùa khô ở Đồng bằng sông Cửu Long vì dẫn đến thiếu nước, sản xuất và sinh hoạt khó khăn, làm tăng đất phèn, đất mặn, rừng dễ bị cháy …

Do đó cần phải :
– Khai thác nguồn nước ngầm.
– Khai thác nguồn nước ngọt trên sông Tiền và sông Hậu để thau chua rữa mặn cho vùng Đông Tháp Mười và Tứ giác Long Xuyên bằng kênh Hồng Ngự và Vĩnh Tế.
– Chia ruộng thành các ô nhỏ, dùng nguồn nước ngọt hạn chế để luân phiên rửa cho đất.
– Đưa các giống lúa chịu được phèn, được mặn vào canh tác trong điều kiện tưới nước bình thường.
+ Vấn đề rừng : Diện tích bị giảm do nhu cầu tăng diện tích đất nông nghiệp (trồng lúa, cây công nghiệp), phát triển nuôi tôm và cháy rừng. Do đó cần phải :
– Cần phải duy trì và bảo vệ nguồn tài nguyên rừng.
– Rừng phải được bảo vệ trong mọi dự án khai thác.
– Có thể khai thác một ít rừng ngập mặn ở Tây Nam để sản xuất.
– Thực hiện nông – lâm – ngư kết hợp.
+ Việc sử dụng và cải tạo tự nhiên không tách khỏi hoạt động kinh tế của con người.
– Cần chuyển đổi cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh trồng cây công nghiệp, cây ăn quả có giá trị cao.
– Kết hợp với nuôi trồng thuỷ sản và phát triển công nghiệp chế biến.
+ Đối với vùng biển : Hướng chính trong việc khai thác kinh tế là kết hợp mặt biển với đảo, quần đảo và đất liền để tạo nên một thể kinh tế liên hoàn.
+ Trong đời sống nhân dân: Cần chủ động sống chung với lũ bằng các biện pháp khác nhau với sự hỗ trợ của Nhà nước, đồng thời khai thác các nguồn lợi về kinh tế do lũ hàng năm đem lại.

6 tháng 2 2016

a) Những thế mạnh và hạn chế về tự nhiên để phát triển kinh tế ở Đồng bằng Sông Cửu Long

* Thế mạnh :

- Diện tích rộng lớn với nhiều loại đất, đặc biệt là dải đất phù sa ngọt dọc sông Tiền và sông Hậu (diện tích 1,2 triệu ha) thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp.

- Khí hậu mang tính chất cận xích đạo; mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, tạo điều kiện để phát triển nông nghiệp, giao thông...

- Tài nguyên sinh vật phong phú, nhất là rừng (rừng ngập mặn, rừng chàm), và cá, chim....

- Các thế mạnh khác : nguồn lợi hải sản, khoáng sản (than bùn, đá vôi, dầu khí...)

* Hạn chế :

- Mùa khô kéo dài (từ tháng 7 đến tháng 4 năm sau), nước mặn xâm ngập sâu vào đất liền, gây trở ngại lớn cho sản xuất và sinh hoạt.

- Phần lớn diện tích của đồng bằng là đất phèn, đất mặn; một vài loại đất thiếu dinh dưỡng. Tài nguyên khoáng sản hạn chế.

b) Vấn đề quan trọng hàng đầy trong việc sử dụng hợp lí, cải tạo tự nhiên và giải thích

- Vấn đề quan trọng hàng đầy ở đây là thủy lợi, đặc biệt là nước ngọt vào mùa khô.

- Nguyên nhân chủ yếu là cần phải có nước ngọt để thau chua, rửa mặn do đất bị nhiễm phèn, nhiễm mặn.

6 tháng 2 2016

Em mà học giỏi đến thế cơ à . Em chỉ là lớp 6 .