K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 1 2019

* Giống nhau: (1 điểm)

+ Đều được hình thành trong một thời gian lịch sử nhất định, có tính ổn định tương đối.

+ Đều bị biến đổi do tác dụng của ngoại cảnh.

+ Đều xảy ra môi quan hộ hồ trợ và cạnh tranh.

* Khác nhau: (mỗi cặp ý đúng 0,5 điểm)

Quần thể sinh vật Quần xã sinh vật
+ Tập hợp nhiều cá thế cùng loài.

+ Các đặc trưng cơ bản gồm mật độ, tỉ lệ nhóm tuổi, tỉ lệ đực cải, sức sinh sản, tỉ lệ tử vong, kiểu tăng trưởng, đặc điểm phân bố, khả năng thích nghi với môi trường.

+ Không gian sống gọi là nơi sinh sống.

+ Chủ yếu xảy ra mối quan hệ hỗ trợ gọi là quần tụ.

+ Thời gian hình thành ngắn và tồn tại ít ổn định hơn quần xã.

+ Cơ chế cân bằng dựa vào tỉ lệ sinh sản, tử vong, phát tán.

+ Tập hợp nhiều quần thể khác loài

+ Các đặc trưng cơ bản gồm độ đa dạng, số lượng cá thể, cấu trúc loài, thành phần loài, sự phân tầng thẳng đứng, phân tầng ngang và cấu trúc này biến đổi theo chu kì.

+ Không gian sống gọi là sinh cảnh.

+ Thường xuyên xảy ra các quan hệ hỗ trợ và đối địch.

+ Thời gian hình thành dài hơn và ổn định hơn quần thể.

+ Cơ chế cân bằng do hiện tượng khống chế sinh học.

22 tháng 9 2018
 
  Quần thể Quần xã Hệ sinh thái
Khái niệm Bao gồm những cá thể cùng loài, cùng sống trong một khu vực nhất định, ở một thời điểm nhất định, giao phối tự do với nhau tạo ra thế hệ mới. Bao gồm những quần thể thuộc các loài khác nhau, cùng sống một không gian xác định, có mối quan hệ sinh thái mật thiết với nhau. Bao gồm quần xã và khu vực sống (sinh cảnh) của nó, trong đó các sinh vật luôn có sự tương tác lẫn nhau và với các nhân tố không sống tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn định.
Đặc điểm

- Các cá thể có mối quan hệ sinh thái hỗ trợ hoặc cạnh tranh. Số lượng cá thể được điều chỉnh ở mức cân bằng phù hợp với điều kiện môi trường sống khi mức sinh sản bằng mức tử vong cộng với phát tán.

- Quần thể không tăng trưởng theo tiềm năng lí thuyết do:Sức sinh sản thường không phải lúc nào cũng lớn và điều kiện ngoại cảnh thường không phải lúc nào cũng thuận lợi cho quần thể (thức ăn, nơi ở. dịch bệnh,...).

- Gồm các đặc trưng về phân loại loài và phân bố cá thể trong không gian.

- Các mỗi quan hệ hỗ trợ (cộng sinh, hợp tác, hội sinh) và các mỗi quan hệ đối kháng (cạnh tranh, kí sinh…)

- Có 2 thành phần cấu trúc: thành phần vô sinh và thành phần hữu sinh.

- Các kiểu hệ sinh thái: Hệ sinh thái tự nhiên (trên cạn và dưới nước) và hệ sinh thái nhân tạo.

- Sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên là sử dụng vừa phải, không khai thác quá mức đồng thời cải tạo tài nguyên thiên nhiên và tìm thay thế các nguồn tài nguyên khác.

16 tháng 6 2018

* Mối quan hệ hỗ trợ:

- Là mối quan hệ giữa các cá thể cùng loài hỗ trợ lẫn nhau trong các hoạt động sống như lấy thức ăn, chống lại kẻ thù, sinh sản, …

- Vai trò:

   + Đảm bảo cho quần thể tồn tại một cách ổn định và khai thác tối ưu nguồn sống của môi trường.

   + Làm tăng khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể trong quần thể.

* Mối quan hệ cạnh tranh: 

- Cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể xuất hiện khi mật độ cá thể của quần thể tăng lên quá cao, nguồn sống của môi trường không đủ cung cấp cho mọi cá thể trong quần thể.

- Các cá thể cạnh tranh về nơi ở, thức ăn, ánh sáng; các con đực tranh giành con cái.

- Cạnh tranh là đặc điểm thích nghi của quần thể. Nhờ có cạnh tranh mà số lượng và sự phân bố của các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của quần thể.
30 tháng 9 2019

- Mật độ cá thể của quần thể là số lượng cá thể trên một đơn vị diện tích hay thể tích của quần thể. 

- Ảnh hưởng của mật độ cá thể tới các đặc điểm sinh thái khác của quần thể:

+ Ảnh hưởng tới mức độ sử dụng nguồn sống trong môi trường: mật độ cao ⇒ cạnh tranh nguồn sống gay gắt, mật độ thấp ⇒ giảm cạnh tranh.

+ Khả năng sinh sản và tử vong của quần thể: mật độ thấp ⇒ tăng sinh sản, giảm tử vong, mật độ cao ⇒ giảm sinh sản, tăng tử vong.

26 tháng 1 2018

Đáp án là D

16 tháng 8 2023

Ví dụ về quần xã sinh vật:

- Quần xã sinh vật vùng sa mạc. Gồm các thành phần quần thể như: quần thể xương rồng, quần thể cây bao báp, quần thể thằn lằn,…

- Quần xã sinh vật rừng nhiệt đới. Gồm các thành phần quần thể như: quần thể cây dương xỉ, quần thể cây chuối hột, quần thể rắn hổ mang, quần thể thỏ, quần thể hổ,…

9 tháng 1 2019
   
  Quần thể Quần xã Hệ sinh thái
Khái niệm Là tập hợp các cá thể cùng loài, cùng sống trong một khoảng không gian nhất định, ở một thời điểm nhất định. Những cá thể trong quần thể có khả năng sinh sản tạo thành những thế hệ mới. Là tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc các loài khác nhau, cùng sống trong một khoảng không gian xác định và chúng có mối quan hệ mật thiết, gắn bó với nhau. Bao gồm quần xã sinh vật và khu vực sống của quần xã (sinh cảnh).
Đặc điểm

- Đặc trưng: mật độ, tỉ lệ giới tính, thành phần tuổi.

- Các mối quan hệ: quan hệ hỗ trợ và cạnh tranh. Số lượng cá thể có thể biến động có hoặc không theo chu kì, thường được điều chỉnh ở mức cân bằng.

- Có tính chất cơ bản về số lượng và thành phần các loài.

- Số lượng cá thể luôn có sự khống chế tạo nên sự cân bằng sinh học.

- Sự thay thế kế tiếp nhau của các quần xã theo thời gian là diễn thế sinh thái.

- Có nhiều mối quan hệ nhưng quan trọng nhất là quan hệ về mặt dinh dưỡng thông qua chuỗi và lưới thức ăn.

- Dòng năng lượng được vận chuyển qua các bậc dinh dưỡng của chuỗi thức ăn: sinh vật sản xuất → sinh vật tiêu thụ (bậc 1, 2, 3…) → sinh vật phân giải.

26 tháng 3 2017

Đáp án là C

20 tháng 9 2017

Đáp án là B

26 tháng 6 2018

- Quần xã sinh vật là tập hợp các quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau cùng sống trong một không gian nhất định (gọi là sinh cảnh) (2 điểm)

- Sự khác biệt:

Quan hệ hỗ trợ Quan hệ đối kháng Điểm
Đem lại lợi ích hoặc ít nhất không có hại cho các loài khác. Một bên là loài có lợi, bên kia bị hại hoặc cả 2 loài đều bị hại. 2
Gồm quan hệ hợp tác, hội sinh, cộng sinh. Gồm quan hệ cạnh tranh, kí sinh, ức chế - cảm nhiễm, sinh vật này ăn sinh vật khác. 2