K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 9 2018

Qua những trải nghiệm về cuộc đời của nhân vật Nhĩ, truyện ngắn “Bến quê” gửi gắm những suy nghĩ, những trải nghiệm sâu sắc của nhà văn về con người và cuộc đời, thức tỉnh mọi người trân trọng những vẻ đẹp và giá trị bình dị, gần gũi của gia đình, quê hương.

 

14 tháng 2 2019

- Tình huống đầy trớ trêu và nghịch lí: Công việc của Nhĩ đã tạo điều kiện cho anh đi khắp nơi trên trái đất. Nhưng về cuối đời, anh mắc phải căn bệnh quái ác- liệt toàn thân. Bệnh tật đã hành hạ anh hàng năm trời, tất cả mọi sinh hoạt của anh đều phải nhờ vợ con. Nằm trên giường bệnh, qua ô cửa sổ nhà mình, Nhĩ đã nhận ra được vẻ đẹp lạ lùng của bãi bồi bên kia sông quê anh, nhận ra được gia đình là chỗ dựa chính của cuộc đời mỗi con người. Anh phải nhờ con trai đi sang bên kia sông nhưng nó đã mải chơi và để lỡ chuyến đò duy nhất trong ngày.

7 tháng 12 2017

Chọn đáp án: B.

13 tháng 12 2023

Qua bài thơ "bức tranh quê", tác giả gửi đến thông điệp về tình yêu quê hương. Chúng ta có thể xây dựng tình yêu quê hương ấy từ những điều nhỏ nhặt như dòng sông, cánh cò, đàn bê, tiếng sáo diều... Đồng thời cũng là lời nhắn nhủ chúng ta trân trọng những ký ức tuổi thơ bởi đó chính là hành trang bồi dưỡng cho tâm hồn ta thêm phong phú và sâu sắc.

13 tháng 12 2023

- Phải biết yêu quý và trân trọng quê hương của mình dù là những điều nhỏ nhặt nhất để quê hương luôn là nơi đẹp đẽ.

NK
27 tháng 12 2020

1. Mở bài

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm 

- Ánh trăng ở khổ cuối bài thơ

2. Thân bài

- Hình ảnh ánh trăng tròn vành vạnh

- Hình ảnh vầng trăng đã chuyển thành ánh trăng. Ánh trăng soi rọi vào quá khứ, vào những tháng ngày mà con người vẫn còn gắn bó với trăng để từ đó đánh thức lương tâm con người.

- Trăng không trách mắng, trăng chỉ lặng im, một cái lặng im đáng sợ hơn cả lời nói. Sự lặng im ấy biểu thị cho sự nghiêm khắc của quá khứ.

- Hai chữ " giật mình" thể hiện sự ăn năn của tác giả. Đó là một cái giật mình đầy tính nhân văn, mang một ý nghĩa nhắc nhở nghiêm khắc rằng đừng quên quá khứ mà hãy sống thủy chung với quá khứ

=> Thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm qua đoạn thơ cuối này là nhắc nhở con người về lẽ sống nghĩa tình, thủy chung. Phải biết trân trọng quá khứ, không thể quên đi quá khứ của chính mình.

3. Kết bài

Hình ảnh ánh trăng gợi nhắc con người về lẽ sống thủy chung, nhắc con người ghi nhớ quá khứ, bắn bó với quá khứ. Có như thế thì tương lai mới trở nên tốt đẹp hơn.

 

8 tháng 8 2019

Đáp án C

Cả a, b

Câu 3. (2,0 điểm)  Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên.Câu 4. (2,0 điểm) Qua đoạn thơ, tác giả muốn gửi đến chúng ta thông điệp gì?“Quê hương là một tiếng ve,Lời ru của mẹ trưa hè à ơi,Dòng sông con nước đầy vơi,Quê hương là một góc trời tuổi thơ.Quê hương ngày ấy như mơTôi là cậu bé dại khờ đáng yêuQuê hương là tiếng sáo diềuLà cánh cò trắng chiều chiều chân đê Quê hương là phiên chợ quêChợ trưa mong...
Đọc tiếp

Câu 3. (2,0 điểm)  Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên.

Câu 4. (2,0 điểm) Qua đoạn thơ, tác giả muốn gửi đến chúng ta thông điệp gì?

“Quê hương là một tiếng ve,

Lời ru của mẹ trưa hè à ơi,

Dòng sông con nước đầy vơi,

Quê hương là một góc trời tuổi thơ.

Quê hương ngày ấy như mơ

Tôi là cậu bé dại khờ đáng yêu

Quê hương là tiếng sáo diều

Là cánh cò trắng chiều chiều chân đê

 

Quê hương là phiên chợ quê

Chợ trưa mong mẹ mang về bánh đa

Quê hương là một tiếng gà

Bình minh gáy sáng ngân nga xóm làng

 

Quê hương là cánh đồng vàng,

Hương thơm lúa chín mênh mang trời chiều.

Quê hương là dáng mẹ yêu,

Áo nâu nón lá liêu xiêu đi về.

                                                           (Nguyễn Đình Huân, Quê hương)

2
3 tháng 4 2022

Câu 3. Tình cảm của tác giả đối với quê hương

Câu 4. Mỗi người chúng ta cần phải biết yêu quê hương, đất nước, quý trọng cội nguồn, dòng máu của bản thân.

3 tháng 4 2022

thanks bạn nha

29 tháng 12 2022

Bạn tham khảo nha: 

Quê hương có một vị trí quan trọng trong lòng mỗi người. Mỗi người dân Việt Nam đều có tình cảm thiêng liêng gắn bó với quê hương xứ sở của mình. Đối với những con người lao động, nhất là người nông dân, họ đã gắn bó mật thiết với quê hương. Từ lúc cất tiếng khóc chào đời, rồi tuổi thơ đẹp đẽ, những công việc lao động, rồi cuộc sống gia đình, cho tới lúc chết họ đã sống gắn liền với làng quê. Tình cảm yêu quê hương đất nước là một truyền thống tốt đẹp và đáng quý của dân tộc Việt Nam. Cho dù có ở nơi xa nhưng mỗi người vẫn luôn nhớ về quê nhà của mình. Quê hương như một người mẹ hiền ôm ta vào lòng và dành cho ta những gì tốt đẹp nhất. Quê mẹ là nơi ấp ủ tình yêu thương, nơi nuôi ta lớn, dạy dỗ, an ủi che chở cho ta. Quê hương - hai tiếng thân thương mỗi lần nghe thấy chúng ta không khỏi xúc động bồi hồi. Tình yêu quê hương đã ăn sâu vào máu thịt, đi sâu vào lòng mỗi con người. Vì vậy nếu ai chưa nhận thức chưa có tình cảm gắn bó với xứ sở của mình thì hẳn họ chưa được coi là trưởng thành. Quê hương đi vào lòng con người một cách rất tự nhiên. Người ta có thể nhớ tới quê hương đất nước của mình chỉ qua một món ăn bình dị hay một địa danh đã gắn liền với những kỷ niệm đẹp.

30 tháng 12 2022

cảm ơn bạn mong bạn  trả lời giúp mình câu này với https://hoc24.vn/cau-hoi/cach-de-phan-tich-mot-bai-tho-doan-tho-ve-que-huong-minh-can-1-gap-1-bai-mau-de-tham-khao-thu-2-tuan-sau-thi-roi-mong-cac-ban-giup-minh.7441396181385

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

- Câu chuyện được kể ở ngôi thứ nhất số ít, xưng “cháu”, còn điểm nhìn thì có khi là qua “cháu” - người con trai, có khi là qua "bố cháu”, nhưng đa phần là qua “cháu”.

- Tác dụng của Việc sử dụng ngôi kể, điểm nhìn: giúp cho việc thể hiện chủ đề cũng như thông điệp của tác phẩm được khách quan và đa diện hơn.