K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 1 2018

Đáp án C

Thiên tai nặng nề nhất do Biển Đông gây ra đối với nước ta là bão

10 tháng 10 2018

Đáp án C

Thiên tai nặng nề nhất do Biển Đông gây ra đối với nước ta là bão

Câu 6:  Sự thất thường trong chế độ mưa ở môi trường nhiệt đới gió mùa đã gây ra thiên tai nào sau đây? A. động đất, sóng thần.        B. bão, lốc. C. hạn hán, lũ lụt.                D. núi lửa.Câu 19: Chế độ nước của sông ngòi khí hậu nhiệt đới là:   A. phân hóa theo mùa, mùa lũ trùng mùa mưa, mùa cạn trùng mùa khô.   B. sông ngòi nhiều nước quanh năm.   C. sông ngòi ít nước quanh năm, do lượng mưa rất...
Đọc tiếp

Câu 6:  Sự thất thường trong chế độ mưa ở môi trường nhiệt đới gió mùa đã gây ra thiên tai nào sau đây?

 A. động đất, sóng thần.        B. bão, lốc.

 C. hạn hán, lũ lụt.                D. núi lửa.

Câu 19: Chế độ nước của sông ngòi khí hậu nhiệt đới là:

   A. phân hóa theo mùa, mùa lũ trùng mùa mưa, mùa cạn trùng mùa khô.

   B. sông ngòi nhiều nước quanh năm.

   C. sông ngòi ít nước quanh năm, do lượng mưa rất thấp.

   D. chế độ nước sông thất thường.

Câu 20: Đặc điểm nổi bật của khí hậu nhiệt đới gió mùa là:

A. Lạnh – Khô – Ít mưa                                     B. Nóng – Ẩm - Mưa nhiều.

C. Nóng – Ẩm – Mưa nhiều theo mùa                D. Nóng - khô quanh năm

Câu 21: Môi trường khô hạn nhất ở đới nóng là:

A. Xích đạo ẩm      B. Nhiệt đới         C. Nhiệt đới gió mùa     D. Hoang mạc

Câu 22: Môi trường nhiệt đới rất thích hợp cho loại cây trồng

   A. Rau quả ôn đới.                       C. Cây lương thực và cây công nghiệp nhiệt đới.

   B. Cây dược liệu.                          D. Cây công nghiệp có nguồn gốc ôn đới.

Câu 26: Chiếm diện tích lớn nhất ở đới ôn hòa là:

   A. Môi trường ôn đới hải dương.              C. Môi trường ôn đới lục địa.

   B. Môi trường hoang mạc.                        D. Môi trường địa trung hải.

Câu 27 Đặc điểm khí hậu miền Bắc nước ta có một mùa đông lạnh là do:

   A. nước ta nằm ở vĩ độ cao trong đới khí hậu ôn hòa.

   B. do ảnh hưởng của dòng biển lạnh.

   C. chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc có tính chất lạnh, khô.

   D. địa hình núi cao nên khí hậu có sự phân hóa theo đai cao.

Câu 28: Khí hậu ẩm ướt quanh năm, mùa hạ mát mẻ, mùa đông không lạnh lắm là đặc điểm của :

   A. ôn đới lục địa.                C. ôn đới hải dương.

   B. địa trung hải.                  D. cận nhiệt đới ẩm.

Câu 29: Phần lớn các hoang mạc nằm:

   A. Châu Phi và châu Á.        B. Hai bên đường chí tuyến và giữa đại lục Á-Âu.

   C. Châu Phi.                          D. Châu Âu và nằm sâu trong nội địa.

Câu 30: Vị trí trung gian đã ảnh hưởng đến đặc điểm thời tiết ở đới ôn hòa như thế nào?

   A. Thời tiết thay đổi thất thường.         

   B. Thời tiết quanh năm ôn hòa, mát mẻ.

   C. Quanh năm chịu ảnh hưởng của các đợt khí lạnh.

   D. Nhiệt độ không quá nóng, không quá lạnh.

Câu 45: Đâu không phải là đặc điểm khí hậu của môi trường đới lạnh

   A. Mùa đông rất dài, mùa hạ chỉ kéo dài 2 – 3 tháng.   B. Nhiệt đột trung bình luôn dưới – 100C

   C. Lượng mưa trung bình năm rất thấp (dưới 500mm).

    D. Mùa hạ nhiệt độ tăng lên, cao nhất khoảng 150C.

Câu 54: Trong các hoang mạc đôi chỗ có các ốc đảo là:

   A. Nơi có nước nhưng không có các loài sinh vật và con người sống ở đó.

   B. Nơi khô hạn nhất của hoang mạc.

   C. Nơi có các loài sinh vật và có rất nhiều nước.

   D. Nơi có nước, các loài sinh vật và con người sống ở đó.

Câu 55: Ở Việt Nam thuộc kiểu môi trường nào ở đới nóng?

A. Xích đạo ẩm         B. Nhiệt đới.             C. Nhiệt đới gió mùa.            D. Hoang mạc.

Câu 56. Loại rừng nào thường phân bố ở vùng cửa sông, ven biển?

A. Rừng rậm nhiệt đới       B. Rừng rậm xanh quanh năm

C. Rừng thưa và xa van     D. Rừng ngập mặn

Câu  57: Nguyên nhân nào làm cho diện tích băng ở hai cực đang ngày càng bị thu hẹp

   A. Do con người dùng tàu phá bang.    B. Do Trái Đất đang nóng lên.

   C. Do nước biển dâng cao.                    D. Do ô nhiễm môi trường nước.

Câu 58. Hạn chế của tài nguyên đất ở môi trường nhiệt đới là:

A. nghèo mùn, ít chất dinh dưỡng.      B. đất ngập úng, glây hóa

C. đất bị nhiễm phèn nặng.                 D. dễ bị xói mòn, rửa trôi hoặc thoái hóa.

Câu 59: Hoạt động kinh tế nào không đúng của quần cư đô thị:

A. Sản xuất công nghiệp                                                 B. Phát triển dịch vụ

C. Sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp              D. Thương mai, du lịch

Câu 60. Đi từ vĩ tuyến 50 về phía hai chí tuyến, các thảm thực vật của môi trường nhiệt đới là:

A. rừng rậm xanh quanh năm, rừng thưa, xavan.     B. rừng thưa, xa van, nửa hoang mạc.

C. xa van, rừng thưa, nửa hoang mạc.                    D. rừng lá rộng, rừng thưa, xavan.

Câu 61: Hướng gió chính vào mùa đông ở môi trường nhiệt đới gió mùa là:

A. Đông Bắc           B. Đông Nam      C. Tây Nam       D. Tây Bắc.

Câu 62: Đâu không phải là hậu quả của đô thị hóa tự phát

   A. Ô nhiễm môi trường.                                C. Ách tắc giao thông đô thị.

   B. Gia tăng tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị.       D. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Câu 63: Loại gió nào mang lại lượng mưa lớn cho môi trường nhiệt đới gió mùa?

A. gió mùa Tây Nam.      B. gió mùa Đông Bắc.   C. gió Tín phong.               D. gió Đông Nam.

Câu 64: Thảm thực vật nào sau đây không thuộc môi trường nhiệt đới gió mùa?

A.rừng cây rụng lá vào mùa khô.       B. đồng cỏ cao nhiệt đới.    C. rừng ngập mặn.                             D. rừng rậm xanh quanh năm.

Câu 65: Loại gió  mang lại lượng mưa lớn cho môi trường nhiệt đới gió mùa

   A. gió mùa Tây Nam.                  C. gió mùa Đông Bắc.

    B. gió Tín phong.                         D. gió Đông Nam.

Có bạn nào biết mấy câu này không ? Giúp mình với, mai mình thi rồi.

2
12 tháng 11 2021

tách ra đi bạn

12 tháng 11 2021

Câu 6: C

Câu 19: A

Câu 20:

Câu 21: D

Câu 22: C

Câu 26: C

Câu 27: C

Câu 28: B

Câu 29: B

Câu 30: A

Câu 45: D

Câu 54: D

Câu 55: C

Câu 56: D

Câu 57: B

Câu 58: D

Câu 59: C

Câu 60: B

Câu 61: A

Câu 62: D

Câu 63: A

Câu 64: D

Câu 65: A

14 tháng 4 2022

người tử vong?

10 tháng 10 2017

1. Bảo vệ môi trường

Có 2 vấn đề quan trọng nhất trong bảo vệ môi trường ở nước ta là:

- Tình trạng mất cân bằng sinh thái môi trường: biểu hiện ở sự gia tăng các thiên tai bão lụt, hạn hán và sự biến đổi bất thường về thời tiết, khí hậu.

Hãy nêu nguyên nhân gây mất cân bằng sinh thái môi trường và các biểu hiện của tình trạng này ở nước ta.

- Tình trạng ô nhiễm môi trường: nước, không khí và đất đã trở thành vấn đề nghiêm trọng ở các thành phố lớn, các khu công nghiệp, các khu đông dân cư và một số vùng cửa sông ven biển. Ở nhiều nơi, nồng độ các chất gây ô nhiễm vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần.

Hãy nêu nguyên nhân gây ô nhiễm ở môi trường đô thị và nông thôn.

Bảo vệ tài nguyên và môi trường bao gồm việc sử dụng tài nguyên hợp lí, lâu bền và đảm bảo chất lượng môi trường sống cho con người.

2. Một số thiên tai chủ yếu và biện pháp phòng chống

a) Bão

- Hoạt động của bão ở Việt Nam:

Nhìn chung, trên toàn quốc, mùa bão bắt đầu từ tháng VI và kết thúc vào tháng XI, đôi khi có bão sớm vào tháng V và muộn sang tháng XII nhưng cường độ yếu. Bão tập trung nhiều nhất vào tháng IX, sau đó đến các tháng X và tháng VIII. Tổng số cơn bão của ba tháng này chiếm tới 70% số cơn bão trong toàn mùa. Mùa bão ở Việt Nam chậm dần từ Bắc vào Nam.

Trung bình mỗi năm có 3 - 4 cơn bão đổ bộ vào vùng bờ biển nước ta, năm nhiều có 8 - 10 cơn, năm ít có 1 - 2 cơn. Nếu tính số cơn bão có ảnh hưởng đến thời tiết nước ta thì còn nhiều hơn nữa, trung bình trong 45 năm gần đây, mỗi năm có gần 8,8 cơn bão.

- Hậu quả của bão ở Việt Nam và biện pháp phòng chống:

Bão thường có gió mạnh và mưa lớn. Lượng mưa trong một trận bão thường đạt 300 - 400mm, có khi tới trên 500 - 600mm. Trên biển, bão gây sóng to dâng cao 9 - lom, có thể lật úp tàu thuyền. Gió bão làm mực nước biển dâng cao tới 1,5 - 2m, gây ngập mặn vùng ven biển.

Nước dâng tràn đê kết hợp nước là do mưa lớn trên nguồn dồn về làm ngập lụt trên diện rộng. Bão lớn, gió giật mạnh tàn phá cả những công trình vững chắc như nhà cửa, công sở, cầu cống, cột điện cao thế… Bão là một thiên tai gây tác hại rất lớn cho sản xuất và đời sống nhân dân, nhất là ở vùng ven biển.

Ngày nay, nhờ vào các thiết bị vệ tinh khí tượng, chúng ta cùng đã dự báo được khá chính xác về quá trình hình thành và hướng di chuyển của bão. Việc phòng chống bão là hết sức quan trọng. Để tránh thiệt hại, khi có bão các tàu thuyền trên biển phải gấp rút trở về đất liền hoặc tìm nơi trú ẩn. Vùng ven biển cần củng cố công trình đê biển. Nếu có bão mạnh cần khẩn trương sơ tán dân. Chống bão phải luôn kết hợp với chống lụt, úng ở đồng bằng và chống lũ, chống xói mòn ở miền núi.

b) Ngập lụt

Vùng đồng bằng nào ở nước ta hay bị ngập lụt? Vì sao?

Hiện nay, vùng chịu lụt úng nghiêm trọng nhất là vùng châu thổ sông Hồng do diện mưa bão rộng, lũ tập trung trong các hệ thống sông lớn, mặt đất thấp, xung quanh lại có đê sông, đê biển bao bọc. Mật độ xây dựng cao cũng làm cho mức độ ngập lụt nghiêm trọng hơn. Ngập lụt ở đồng bằng sông Cửu Long không chỉ do mưa lớn gây ra mà còn do triều cường; vì vậy, khi tiến hành tiêu nước chống ngập lụt cán tính đến làm các công trình thoát lũ và ngăn thuỷ triều. Ngập lụt gây hậu quả nghiêm trọng cho vụ hè thu ở hai đồng bằng trên. Còn tại Trung Bộ, nhiều vùng trung ở Bắc Trung Bộ và đồng bằng hạ lưu các sông lớn ở Nam Trung Bộ cũng bị ngập lụt mạnh vào các tháng IX - X do mưa bão lớn, nước biển dâng và lũ nguồn về.

c) Lũ quét

Lũ quét xảy ra ở những lưu vực sông suối miền núi có địa hình chia cắt mạnh, độ dốc lớn, mất lớp phủ thực vật, bề mặt đất dễ bị bóc mòn khi có mưa lớn đổ xuống. Mưa gây ra lũ quét có cường độ rất lớn, lượng mưa tới 100 - 200mm trong vài giờ. Lũ quét là thiên tai bất thường và gây hậu quả rất nghiêm trọng. Kết quả nghiên cứu của Viện Khí tượng - Thuỷ văn cho thấy, từ năm 1950 trở lại đây, ở nước ta năm nào cũng có lũ quét mà xu hướng ngày càng tăng.

Ở nước ta, lũ quét thường xảy ra ở những vùng nào và vào thời gian nào trong năm?

Ở miền Bắc, lũ quét thường xảy ra vào các tháng VI - X, tập trung ở vùng núi phía Bắc. Suốt dải miền Trung, vào các tháng X - XII lũ quét cũng đã xảy ra ở nhiều nơi.

Để giảm thiệt hại do lũ quét gây ra, cần quy hoạch các điểm dân cư tránh các vùng có thể xảy ra lũ quét nguy hiểm, quản lí sử dụng đất đai hợp lí; đồng thời, thực hiện các biện pháp kĩ thuật thuỷ lợi, trồng rừng, kĩ thuật nông nghiệp trên đất dốc nhằm hạn chế dòng chảy mặt và chống xói mòn đất.

d) Hạn hán

Khô hạn kéo dài và tình trạng hạn hán trong mùa khô diễn ra ở nhiều nơi. Ở miền Bắc, tại các thung lũng khuất gió như Yên Châu, Sông Mã (Sơn La), Lục Ngạn (Bắc Giang) mùa khô kéo dài 3 - 4 tháng. Còn ở miền Nam, mùa khô khắc nghiệt hơn: thời kì khô hạn kéo dài đến 4 - 5 tháng ở đồng bằng Nam Bộ và vùng thấp Tây Nguyên, 6 - 7 tháng ở vùng ven biển cực Nam Trung Bộ.

Vì sao lượng nước thiếu hụt vào mùa khô ở miền Bắc không nhiều như ở miền Nam?

Hằng năm, hạn hán và cháy rừng gây thiệt hại cho hàng vạn ha cây trồng và thiêu huỷ hàng nghìn ha rừng, ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt và đời sống nhân dân. Nếu tổ chức phòng chống tốt có thể hạn chế bớt thiệt hại do hạn hán gây ra. Để phòng chống khô hạn lâu dài phải giải quyết bằng xây dựng những công trình thuỷ lợi hợp lí.

đ) Các thiên tai khác

Ở nước ta, Tây Bắc là khu vực có hoạt động động đất mạnh nhất, rồi đến khu vực Đông Bắc. Khu vực miền Trung ít động đất hơn, còn ở Nam Bộ động đất biếu hiện rất yếu. Tại vùng biển, động đất tập trung ở ven biển Nam Trung Bộ.

Việc dự báo trước thời gian xảy ra động đất rất khó. Cho đến nay, động đất vẫn là thiên tai bất thường, bởi vậy rất khó phòng tránh.

Các loại thiên tai khác như lốc, mưa đá, sương muối tuy mang tính cục bộ địa phương, nhưng xảy ra thường xuyên ở nước ta và cùng gây tác hại lớn đến sản xuất và đời sống nhân dân.

3. Chiến lược quốc gia về bảo vệ tài nguyên và môi trường

Chiến lược quốc gia về bảo vệ tài nguyên và môi trường ở Việt Nam dựa trên những nguyên tắc chung của Chiến lược bảo vệ toàn cấu (WSC) do Liên hiệp quốc tế bảo vệ thiên nhiên và tài nguyên thiên nhiên (IUCN) đề xuất. Chiến lược đảm bảo sự bảo vệ đi đôi với phát triển bền vững.

Các nhiệm vụ mà chiến lược đề ra là:

- Duy trì các hệ sinh thái và các quá trình sinh thái chủ yếu, có ý nghĩa quyết định đến đời sống con người.

- Đảm bảo sự giàu có của đất nước về vốn gen các loài nuôi trồng cũng như các loài hoang dại, có liên quan đến lợi ích lâu dài của nhân dân Việt Nam và của cả nhân loại.

- Đảm bảo việc sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên thiên nhiên, điều khiển việc sử dụng trong giới hạn có thể hồi phục được.

- Đảm bảo chất lượng môi trường phù hợp với yêu cầu về đời sống con người.

- Phấn đấu đạt tới trạng thái ổn định dân số ở mức cân bằng với khả năng sử dụng hợp lí các tài nguyên tự nhiên.

- Ngăn ngừa ô nhiễm môi trường, kiểm soát và cải tạo môi trường.

Câu hỏi và bài tập

1. Vấn đề chủ yếu về bảo vệ môi trường ở nước ta là gì? Vì sao?

2. Hãy cho biết thời gian hoạt động và hậu quả của bão ở Việt Nam cùng biện pháp phòng chống.

3. Nêu các vùng hay xảy ra ngập tụt, lũ quét, hạn hán ở nước ta. Cần làm gì để giảm nhẹ tác hại của các loại thiên tai này? Ở nước ta động đất hay xảy ra ở những vùng nào?

4. Hãy nêu các nhiệm vụ chủ yếu của Chiến lược quốc gia về bảo vệ tài nguyên và môi trường.

13 tháng 8 2018

Hiện nay, lũ lụt đang hoành hành khắp mọi nơi trên đất nước Việt Nam.Đặc biệt là Miền Trung,lũ lụt gây tang thương cho bao nhiêu người.Làm thiệt hại cho bao nhiêu nhà dân.Chính vì thế, chúng ta cần phải ngăn chặn nạn phá rừng.Tích cực trồng nhiều cây xanh vì rừng có thể ngăn lũ lụt tràn về đất liền.Bên cạnh đó,tất cả mọi người phải có ý thức chung tay bảo vệ môi trường cũng là một phần để ngăn chặn lũ lụt.Những người dân nằm trong khu vực bị lũ lụt"càn quét"đã phải chịu rất nhiều đau thương.Vì vậy,chúng ta cần phải giúp họ về cả vật chất lẫn tinh thần.Để họ có thể cải thiện đời sống sau những cơn bão kinh khủng.

4 tháng 12 2021

D

27 tháng 9 2018

Hướng dẫn: SGK/38, địa lí 12 cơ bản.

Chọn: B

19 tháng 9 2019

Hướng dẫn: SGK/38, địa lí 12 cơ bản.

Chọn: B

14 tháng 3 2022

d

14 tháng 3 2022

D hoặc A