Từ những nhận xét trên, hãy cho biết mục đích và yêu cầu của thao tác lập luận so sánh.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Mục đích thao tác lập luận so sánh là:
- Làm sáng rõ đối tượng đang nghiên cứu trong tương quan với đối tượng khác
- So sánh đúng làm cho bài văn nghị luận sáng rõ, cụ thể, sinh động và có sức thuyết phục
Đáp án cần chọn là: D
Vận dụng thao tác lập luận phân tích và thao tác so sánh
- Chủ đề của bài văn là gì?
- Cần nêu quan điểm làm sáng tỏ chủ đề, sắp xếp cho hợp lý, mạch lạc
- Luận điểm được chọn làm sáng tỏ, nó nằm ở vị trí nào
- Cần dùng từ và cách chuyển ý như thế nào để chuyển ý cho phù hợp
- Để làm sáng tỏ cần những luận cứ nào
- Cần sử dụng các thao tác lập luận nào, đâu là thao tác chủ đạo
Đoạn thư dụ Vương Thông lần nữa:
a, Kết luận của lập luận nêu bật rằng giặc nếu không hiểu thời thế, lại dối trá, kẻ thất phu hèn kém thì không thể cùng nói việc binh được
b, Lí lẽ, dẫn chứng tác giả đưa ra là:
+ Người dùng binh giỏi ở chỗ biết xét thời thế
+ Được thời có thế thì biến mất làm còn, hóa nhỏ thành lớn
+ Mất thời thế thì mạnh thành yếu, yên thành nguy
Kết luận: Vương Thông không hiểu thời thế, luôn dối trá nên chỉ là kẻ thất phu hèn kém, tất yếu bại vong
c, Lập luận là đưa ra các lí lẽ, bằng chứng nhằm dẫn dắt người nghe đến kết luận mà người nói muốn đạt tới
- Phân tích là căn cứ vào quan hệ nội bộ của đối tượng
- Phân tích theo các mối quan hệ nguyên nhân – kết quả, quan hệ giữa đối tượng với các đối tượng liên quan, phân tích dựa theo sự đánh giá chủ quan của người lập luận.
- Yêu cầu của một lập luận phân tích:
+ Xác định vấn đề phân tích.
+ Chia vấn đề thành những khía cạnh nhỏ.
+ Khái quát tổng hợp.
Bố cục
- Mở bài: từ Dân ta đến lũ cướp nước: Nêu vấn đề nghị luận Tinh thần yêu nước là một truyền thống quý báu của nhân dân ta.
+ Nêu đề tài và luận đề ở câu mở đầu “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta”.
+ Tác giả chỉ dùng lí lẽ, giúp người đọc tập trung vào vấn đề, trực tiếp, nhanh gọn.
- Thân bài: Lịch sử ta đến lòng nồng nàn yêu nước: Chứng minh tinh thần yêu nước trong lịch sử và hiện tại.
Tác giả dùng những dẫn chứng tiêu biểu. Cách nêu dẫn chứng rành mạch, sáng tỏ.
+ Nêu ngắn gọn những trang sử anh hùng, sáng ngời tinh thần yêu nước của tổ tiên ta.
+ Dẫn chứng về con người và sự việc tiêu biểu của nhân dân trong thời kì kháng chiến bấy giờ.
-> Phần này có ý nghĩa giáo dục, thuyết phục thiết thực nên tư liệu, từ ngữ, câu văn nhiều hơn, dài hơn.
=> Phần này đúng kiểu nghị luận chứng minh.
- Kết bài: phần còn lại: Nhiệm vụ của Đảng ta trong việc phát huy tinh thần yêu nước đó.
+ Phần này có nhiệm vụ nhắc nhở hành động.
=> Tác giả chỉ dùng lí lẽ ngắn gọn, giúp người đọc, người nghe hiểu sâu vấn đề và làm theo.
=> Bố cục rõ ràng, chặt chẽ.
- Cả hai đề nên sử dụng thao tác: phân tích, chứng minh, so sánh, bác bỏ
Luận điểm cơ bản:
Đề 1: - Nói những điều là chân lý, sự thật để người nghe nắm bắt
- Nói những điều tốt đẹp
- Nói những điều hữu ích, cần thiết với người nghe
Đề 2: Nêu nội dung của tác phẩm
Nêu nghệ thuật của tác phẩm
- Lập dàn ý:
+ MB: giới thiệu tác giả, tác phẩm , giới thiệu vị trí, nội dung đoạn trích
+ TB: Phân tích ý nghĩa đoạn trích (nội dung, nghệ thuật )
+ KB: Khẳng định giá trị về nội dung, nghệ thuật. Tác phẩm thể hiện tư tưởng chủ đạo gì, góp phần đóng góp vào phong cách sáng tác của tác giả
- Viết mở bài:
Tình yêu quê hương đất nước đi vào thơ ca một cách tự nhiên và đã trở thành đề tài muôn thưở khơi nguồn cảm hứng cho các sáng tác. Dễ dàng nhận thấy những đau đớn mất mát của đất nước qua thơ Hoàng Cần, gặp sự đổi mới từng ngày của đất nước qua thơ Nguyễn Đình Thi nhưng có lẽ trọn vẹn, đủ đầy và sâu sắc nhất phải kể tới Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm. Đất nước không chỉ mang vẻ đẹp của dáng hình xứ sở mà còn hàm chứa nhiều thăng trầm lịch sử. Đất nước vừa thiêng liêng, cao đẹp, vừa gần gũi, bình dị, chan chứa tình yêu thương, cảm xúc của tác giả.
- Phân tích đoạn trích trong bài Đất nước – Nguyễn Khoa Điềm
Đất là nơi anh đến trường
Nước là nơi em tắm
Đất nước là nơi ta hò hẹn
Đất nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm
Đất nước là khái niệm mang tính tổng hợp chỉ quốc gia, lãnh thổ, những yếu tố liên quan mật thiết và tái hiện được đất nước. Nhưng trong tác phẩm của Nguyễn Khoa Điềm, tác giả khéo léo phân tách nghĩa, để “đất” và “nước” trở thành những điều gắn bó máu thịt với người dân. Tác giả tách nghĩa hai từ đất và nước để lý giải ý nghĩa cụ thể của từng từ. Đấy có thể xem như nét độc đáo, đặc biệt chỉ có ở nhà thơ Nguyễn Khoa Điểm khi thể hiện khái niệm mang tính trừa tượng như vậy. Đất nước gắn liền với đời sống của con người, chẳng xa lạ “đất là nơi anh đến trường”, “nước là nơi em tắm” Đất nước trở nên lãng mạn như tình yêu đôi lứa, là nơi minh chứng cho tình cảm của con người với con người với nhau: đất nước là nơi ta hò hẹn”. Có thể nói tác giả Nguyễn Khoa Điềm diễn tả đất nước thật nhẹ nhàng, gần gụi với người đọc, người nghe. Đất nước chính là hơi thở, là cội nguồn của sự sống.
b, Mục đích: Nhìn nhận, đánh giá trung thực, khách quan kết quả, rút ra bài học kinh nghiệm sau khi kết thúc hoạt động
Yêu cầu: chính xác, khách quan
Bố cục: 3 phần
- Mở đầu: Quốc hiệu, tiêu ngữ, tên cơ quan, tổ chức, địa điểm, thời gian, tiêu đề
- Nội dung:
+ Mục đích ý nghĩa của công việc
+ Lần lượt tường trình, đánh giá công việc cụ thể
+ Rút kinh nghiệm hoặc kiến nghị
- Phần cuối
+ Nơi nhận
+ Người viết kí tên
Mục đích thao tác lập luận:
- Mục đích so sánh làm đối tượng nghiên cứu tương quan với đối tượng khác
- So sánh đúng làm bài văn sinh động, thuyết phục hơn