Đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm lão hạc là: A.Cách dẫn chuyện tự nhiên, hấp dẫn; kết hợp nhuần nhuyễn giữa tự sự, triết lý, trữ tình; khắc hoạ nhân vật tài tình B.Kết hợp nhuần nhuyễn giữa miêu miêu tả, biểu cảm và nghị luận C.Xây dựng cốt truyện độc đáo, kết hợp nhuần nhuyễn giữa biểu cảm và nghị luận D.Lựa chọn tình huống truyện độc đáo
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Chuyện chức phán sự đền Tản Viên đưa người đọc vào thế giới li kì, huyền ảo.
+ Chuyện viết về thần linh (thổ công, đức thánh Tản Viên), ma quỷ (Diêm Vương, hồn ma
+ Chuyện chết đi sống lại của con người
- Hiện thực được lồng vào cốt truyện kì ảo, người đọc bị mê hoặc bởi bức màn kì ảo để khi đọc hết, suy ngẫm về các nhân vật, tình tiết sẽ nhận giá trị hiện thực, nhân đạo của tác phẩm
- Cốt truyện của Nguyễn Dữ giàu kịch tính, kết cấu chặt chẽ, logic
+ Cách dẫn dẵn truyện của tác giả khéo léo, bằng sự việc bất ngờ, dẫn dắt tới đỉnh điểm kịch tính, giải quyết một cách hợp lí, thỏa đáng
Người đọc đồng cảm với thái độ, quan điểm của nhà văn, thái độ ca ngợi trí thức, tinh thần dân tộc, quan niệm ác giả ác báo
Đặc sắc về nghệ thuật của văn bản "Một thứ quà của lúa non: cốm" là : *
A. Giọng văn tinh tế, nhẹ nhàng mà sâu sắc.
B. Sử dụng nhiều câu nghi vấn có giá trị .
C. Lập luận chặt chẽ, sắc sảo.
D. Ngôn ngữ kể chuyện tự nhiên, hấp dẫn.
Đề 1: Bài làm:
An-đéc-xen là một nhà văn nổi tiếng trên toàn thế giới. Ông được biết dến qua những câu chuyện kể dành cho trẻ em. Đến với “Cô bé bán diêm”- một câu chuyện cổ tích đượm buồn, ta thấy sáng lên tấm lòng yêu thương con người của nhà văn xứ Bắc Âu. Tác phẩm đã truyền cho ta lòng thương cảm sâu sắc với những kiếp đời đau khổ bất hạnh. Hình ảnh cô bé bán diêm trong truyện cô bé bán diêm của An - Đéc - Xen Đêm giao thừa, đó là cái đêm mà ai cũng háo hức, chờ mong, là đêm mà Chúa trời ban phúc lành tới muôn nơi: “Trong phố sực nức mùi ngỗng quay”, nhà nhà rực sáng ánh đèn, khung cảnh đẹp xiết bao! Nhưng có ai hay chăng ngoài trời mưa tuyết trắng xóa kia, một em bé đang lầm lũi bước đi, đầu trần chân đất, bụng đói cật rét. Từng câu chữ chan chứa những giọt lệ của nhà văn. Lòng ta không khỏi se lại, xót xa, ngậm ngùi. Lời mời chào tha thiết đến như cầu khẩn, van xin mua diêm của em chẳng khiến cho bao người qua đường động lòng trắc ẩn. Sự vô tình của người đời còn tàn nhẫn hơn cả giá rét. Cái đói cái lạnh đang hành hạ em bé tội nghiệp nhưng đó mới chỉ là nỗi đau về thể xác, còn nỗi đau về tinh thần mà em phải chịu đựng còn nghiệt ngã hơn nhiều. Ở cái tuổi hồn nhiên nhất, em đã phải nói lời tạm biệt với người mẹ yêu quý. Ngay cả bà ngoại- chỗ dựa tinh thần duy nhất của em cũng không còn trên cõi đời này. Đói khát, nghèo khổ cứ bám riết lấy em, người cha suốt ngày chửi mắng, đánh đập em. Chính vì thế mà em phải bươn trải, vật lộn với sóng gió cuộc đời. Chao ôi! Cái xã hội cao sang giàu có đã đày đọa những kiếp người, những kiếp đời nhỏ bé vào hố sâu khốn cùng. Một xã hội mà ai cũng chỉ có biết đến mình thì khác chi đâu “địa ngục trần gian”. Một đoạn văn không dài nhưng đã vẽ lên hai bức tranh đối lập khiến cho những con chữ tựa như những lời tố cáo. Những ngọn lửa diêm sáng lung linh đã xua tan sự cô dơn, lạnh lẽo đang ngự trị trong tâm hồn em bé, đưa em tới thế giới thần tiên. Lần quẹt diêm thứ nhất chỉ là vô thức, ngẫu nhiên. “Em hơ đôi tay trên que diêm sáng rực như than hồng”, trước mắt em hiện lên chiếc lò sưởi đang” tỏa ra hơi nóng dịu dàng”. Nhưng đên khi diêm tắt thì mọi thứ lạ trở về với hiện thực phũ phàng. Em chợt nhận ra mình đang mộng tưởng. Lần quẹt diêm thứ hai đưa em tới một bàn ăn thịnh soạn, “trên bàn toàn bát đĩa bắng sứ quý giá và có cả một con ngỗng quay”. Kì diệu hơn, “ ngỗng ta nhảy ra khỏi đĩa và mang cả dao ăn, phuốc-sét cắm trên lưng” tiến về phía em. Điều này thật ngộ nghĩn nhưng cũng dễ hiểu thoi vì em đang đói mà. Que diêm thứ hai tắt, mang đi mong ước nhỏ nhoi của em, chỉ còn cảnh” phố xá vắng teo, lạnh buốt, tuyết phủ trứng xáo, gió bấc vi vu” và vài người đến nơi hẹn hò. Họ đều cuốn theo cuộc sống của riêng mình, hạnh phúc của riêng mình. Em quẹt tiếp một que diêm nữa, cây thông xanh tươi, lộng lẫy bỗng hiện ra. Cây thông Nô-en là biểu tượng của sự sum họp, hạnh phúc và cũng chính là điều mà em đang ao ước, nó giúp em bớt đi cảm giác cô dơn. Nhưng rồi cây thông cũng tan biến theo vết khói diêm mỏng manh, tất cả các ngọn nến trang trí “bay lên, bay lên mãi rồi biến thành những ngôi sao trên trời”. “ Khi có một vì sao đổi ngôi là có một linh hòn bayleen trời với Thượng Đế”, đọc đến đây ta cảm nhận dược tâm hồn trong sáng của em, em đâng nghĩ tới nhứng gì lung linh, cao đẹp nhất. Em quẹt tiếp que diêm thứ tư và hiện lên trước mắt em là bà ngoại. Em reo lên sưng sướng, tiếng reo xé tan màn đêm băng giá, gây xúc động lòng người. Em đòi theo bà, em hiểu được lò sưởi, ngỗng quay hay cây thông ban nãy và thậm chí cả người bà của em chỉ là hư ảo mà thôi. Nhưng em chỉ còn biết trông mong vào ngọn lửa diêm kia. Và quả thực đó là người bạn duy nhất của em trên cõi đời này. Cũng chính ngọn lửa diêm đã đưa bà đến bên em, bà sẽ trao cho em vòng tay ấm áp, những yêu thương như buổi hôm nào. Thế là tất cả những que diêm còn lại trong bao được thắp sáng, em muốn níu bà ở lại. Và bà dến bên “cầm lấy tay em”, che chở cho đứa cháu nhỏ rồi cả hai bây vụt lên cao, cao mãi. Em đã về với thượng đế chí nhân và có những chuỗi ngày hạnh phúc nồng đượm tình bà cháu. Có thể nói những que diêm là hình ảnh tượng trưng cho các mong ước nhỏ nhoi, bình dị của trẻ thơ: được ăn ngon, được vui chơi, được sống trong tình thương gia đình. Còn nhớ trong bài thơ truyện cổ tích về loài người”, Xuân Quỳnh đã viết: “Trời sinh ra trước nhất Chỉ toàn là trẻ con” Rồi sau đó, vì những nhu cầu phát triển của trẻ mà cha, mẹ, thầy giá, ông mặt trời… mới ra đời. Cách viết độc đáo ấy nhấn mạnh trẻ em là đối tượng cần được quan tâm, yêu thương nhiều nhất. Vậy nhưng trong câu chuyện này lại ngược lại. Em bé chỉ có được sự quan tâm yêu thương từ những mộng tưởng. Và cũng qua sự đối lập giữa mộng tưởng và hiên tại, nhà văn An-đéc-xen đã gián tiếp lên á, vạch trần xã hội Đan mạch đen tối lúc bấy giờ. Đồng thời ông ca ngợi những con người nghèo khổ nhưng có tâm hồn trong sáng như cô bé bán diêm. Chi tiết em bé chết cóng mà” đôi má ửng hồng và đôi môi đang mỉm cười” gợi cho ta bao ý nghĩa. Em bé ra đi thật thanh thản bởi thế gian này chẳng còn gì níu kéo em ở lại. Kết thúc câu chuyện tuy bi kịch nhưng vẫn rất có hậu. Háy để linh hồn em được ra đi còn hơn là phải sống trong sự thờ ơ của xã hội. Cũng qua đây, phải chăng nhà văn đã gióng lên hồi chương cảnh tỉnh con người? Lời nhắn nhủ phải chăng là đừng lạnh lùng trước nỗi đau của đồng loại? Bằng nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, đan xen giữa hiện thực và mộng tưởng, truyện “Cô bé bán diêm” đã truyền cho chúng ta lòng thương cảm sâu sắc với em bé bất hạnh. Và An-đéc-xen xứng đáng là người kể chuyện tài ba, người bạn tâm tình, gắn bó với tuổi thơ bốn phương.An-đéc-xen là một nhà văn nổi tiếng trên toàn thế giới. Ông được biết dến qua những câu chuyện kể dành cho trẻ em. Đến với “Cô bé bán diêm”- một câu chuyện cổ tích đượm buồn, ta thấy sáng lên tấm lòng yêu thương con người của nhà văn xứ Bắc Âu. Tác phẩm đã truyền cho ta lòng thương cảm sâu sắc với những kiếp đời đau khổ bất hạnh. Hình ảnh cô bé bán diêm trong truyện cô bé bán diêm của An - Đéc - Xen Đêm giao thừa, đó là cái đêm mà ai cũng háo hức, chờ mong, là đêm mà Chúa trời ban phúc lành tới muôn nơi: “Trong phố sực nức mùi ngỗng quay”, nhà nhà rực sáng ánh đèn, khung cảnh đẹp xiết bao! Nhưng có ai hay chăng ngoài trời mưa tuyết trắng xóa kia, một em bé đang lầm lũi bước đi, đầu trần chân đất, bụng đói cật rét. Từng câu chữ chan chứa những giọt lệ của nhà văn. Lòng ta không khỏi se lại, xót xa, ngậm ngùi. Lời mời chào tha thiết đến như cầu khẩn, van xin mua diêm của em chẳng khiến cho bao người qua đường động lòng trắc ẩn. Sự vô tình của người đời còn tàn nhẫn hơn cả giá rét. Cái đói cái lạnh đang hành hạ em bé tội nghiệp nhưng đó mới chỉ là nỗi đau về thể xác, còn nỗi đau về tinh thần mà em phải chịu đựng còn nghiệt ngã hơn nhiều. Ở cái tuổi hồn nhiên nhất, em đã phải nói lời tạm biệt với người mẹ yêu quý. Ngay cả bà ngoại- chỗ dựa tinh thần duy nhất của em cũng không còn trên cõi đời này. Đói khát, nghèo khổ cứ bám riết lấy em, người cha suốt ngày chửi mắng, đánh đập em. Chính vì thế mà em phải bươn trải, vật lộn với sóng gió cuộc đời. Chao ôi! Cái xã hội cao sang giàu có đã đày đọa những kiếp người, những kiếp đời nhỏ bé vào hố sâu khốn cùng. Một xã hội mà ai cũng chỉ có biết đến mình thì khác chi đâu “địa ngục trần gian”. Một đoạn văn không dài nhưng đã vẽ lên hai bức tranh đối lập khiến cho những con chữ tựa như những lời tố cáo. Những ngọn lửa diêm sáng lung linh đã xua tan sự cô dơn, lạnh lẽo đang ngự trị trong tâm hồn em bé, đưa em tới thế giới thần tiên. Lần quẹt diêm thứ nhất chỉ là vô thức, ngẫu nhiên. “Em hơ đôi tay trên que diêm sáng rực như than hồng”, trước mắt em hiện lên chiếc lò sưởi đang” tỏa ra hơi nóng dịu dàng”. Nhưng đên khi diêm tắt thì mọi thứ lạ trở về với hiện thực phũ phàng. Em chợt nhận ra mình đang mộng tưởng. Lần quẹt diêm thứ hai đưa em tới một bàn ăn thịnh soạn, “trên bàn toàn bát đĩa bắng sứ quý giá và có cả một con ngỗng quay”. Kì diệu hơn, “ ngỗng ta nhảy ra khỏi đĩa và mang cả dao ăn, phuốc-sét cắm trên lưng” tiến về phía em. Điều này thật ngộ nghĩn nhưng cũng dễ hiểu thoi vì em đang đói mà. Que diêm thứ hai tắt, mang đi mong ước nhỏ nhoi của em, chỉ còn cảnh” phố xá vắng teo, lạnh buốt, tuyết phủ trứng xáo, gió bấc vi vu” và vài người đến nơi hẹn hò. Họ đều cuốn theo cuộc sống của riêng mình, hạnh phúc của riêng mình. Em quẹt tiếp một que diêm nữa, cây thông xanh tươi, lộng lẫy bỗng hiện ra. Cây thông Nô-en là biểu tượng của sự sum họp, hạnh phúc và cũng chính là điều mà em đang ao ước, nó giúp em bớt đi cảm giác cô dơn. Nhưng rồi cây thông cũng tan biến theo vết khói diêm mỏng manh, tất cả các ngọn nến trang trí “bay lên, bay lên mãi rồi biến thành những ngôi sao trên trời”. “ Khi có một vì sao đổi ngôi là có một linh hòn bayleen trời với Thượng Đế”, đọc đến đây ta cảm nhận dược tâm hồn trong sáng của em, em đâng nghĩ tới nhứng gì lung linh, cao đẹp nhất. Em quẹt tiếp que diêm thứ tư và hiện lên trước mắt em là bà ngoại. Em reo lên sưng sướng, tiếng reo xé tan màn đêm băng giá, gây xúc động lòng người. Em đòi theo bà, em hiểu được lò sưởi, ngỗng quay hay cây thông ban nãy và thậm chí cả người bà của em chỉ là hư ảo mà thôi. Nhưng em chỉ còn biết trông mong vào ngọn lửa diêm kia. Và quả thực đó là người bạn duy nhất của em trên cõi đời này. Cũng chính ngọn lửa diêm đã đưa bà đến bên em, bà sẽ trao cho em vòng tay ấm áp, những yêu thương như buổi hôm nào. Thế là tất cả những que diêm còn lại trong bao được thắp sáng, em muốn níu bà ở lại. Và bà dến bên “cầm lấy tay em”, che chở cho đứa cháu nhỏ rồi cả hai bây vụt lên cao, cao mãi. Em đã về với thượng đế chí nhân và có những chuỗi ngày hạnh phúc nồng đượm tình bà cháu. Có thể nói những que diêm là hình ảnh tượng trưng cho các mong ước nhỏ nhoi, bình dị của trẻ thơ: được ăn ngon, được vui chơi, được sống trong tình thương gia đình. Còn nhớ trong bài thơ truyện cổ tích về loài người”, Xuân Quỳnh đã viết: “Trời sinh ra trước nhất Chỉ toàn là trẻ con” Rồi sau đó, vì những nhu cầu phát triển của trẻ mà cha, mẹ, thầy giá, ông mặt trời… mới ra đời. Cách viết độc đáo ấy nhấn mạnh trẻ em là đối tượng cần được quan tâm, yêu thương nhiều nhất. Vậy nhưng trong câu chuyện này lại ngược lại. Em bé chỉ có được sự quan tâm yêu thương từ những mộng tưởng. Và cũng qua sự đối lập giữa mộng tưởng và hiên tại, nhà văn An-đéc-xen đã gián tiếp lên á, vạch trần xã hội Đan mạch đen tối lúc bấy giờ. Đồng thời ông ca ngợi những con người nghèo khổ nhưng có tâm hồn trong sáng như cô bé bán diêm. Chi tiết em bé chết cóng mà” đôi má ửng hồng và đôi môi đang mỉm cười” gợi cho ta bao ý nghĩa. Em bé ra đi thật thanh thản bởi thế gian này chẳng còn gì níu kéo em ở lại. Kết thúc câu chuyện tuy bi kịch nhưng vẫn rất có hậu. Háy để linh hồn em được ra đi còn hơn là phải sống trong sự thờ ơ của xã hội. Cũng qua đây, phải chăng nhà văn đã gióng lên hồi chương cảnh tỉnh con người? Lời nhắn nhủ phải chăng là đừng lạnh lùng trước nỗi đau của đồng loại? Bằng nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, đan xen giữa hiện thực và mộng tưởng, truyện “Cô bé bán diêm” đã truyền cho chúng ta lòng thương cảm sâu sắc với em bé bất hạnh. Và An-đéc-xen xứng đáng là người kể chuyện tài ba, người bạn tâm tình, gắn bó với tuổi thơ bốn phương.
Nghệ thuật viết truyện ngắn của Kim Lân rất hấp dẫn và cuốn hút, được thể hiện qua:
Các kể chuyện tài tình, cách dựng cảnh gây ấn tượng với nhiều chi tiết đặc sắc. Cụ thể khi dựng lên tình huống “nhặt” vợ của nhân vật anh cu Tràng, tác giả đã kể bằng ngôn từ vừa hài hước, vừa chân thực, vừa gây cười lại vừa khiến lòng người xúc động.
Kim Lân cũng không quên nhấn mạnh cái nghèo thê lương của xóm làng bằng những chi tiết, những hình ảnh đắt giá: bóng những người đói dật dờ đi lại lặng lẽ như những bóng ma. Tiếng quạ trên mấy cây gạo ngoài bãi chợ cứ gào lên từng hồi thê thiết. Tiếng quạ khiến ta liên tưởng đến những cái xác chết vất vưởng không người chôn cất. Tất cả những tình tiết ấy đã vẽ lên một bức tranh chân thực về xóm nghèo, nghèo một cách thảm hại.
Kim Lân đã dựng lên những tình huống, những cảnh gây ấn tượng với nhiều chi tiết đặc sắc, đối thoại sinh động, miêu tả tâm lý nhân vật tinh tế và sử dụng ngôn ngữ nông thôn rất nhuần nhị, tự nhiên.
Nghệ thuật viết truyện ngắn của Kim Lân rất hấp dẫn và cuốn hút, được thể hiện qua:
Các kể chuyện tài tình, cách dựng cảnh gây ấn tượng với nhiều chi tiết đặc sắc. Cụ thể khi dựng lên tình huống “nhặt” vợ của nhân vật anh cu Tràng, tác giả đã kể bằng ngôn từ vừa hài hước, vừa chân thực, vừa gây cười lại vừa khiến lòng người xúc động.
Kim Lân cũng không quên nhấn mạnh cái nghèo thê lương của xóm làng bằng những chi tiết, những hình ảnh đắt giá: bóng những người đói dật dờ đi lại lặng lẽ như những bóng ma. Tiếng quạ trên mấy cây gạo ngoài bãi chợ cứ gào lên từng hồi thê thiết. Tiếng quạ khiến ta liên tưởng đến những cái xác chết vất vưởng không người chôn cất. Tất cả những tình tiết ấy đã vẽ lên một bức tranh chân thực về xóm nghèo, nghèo một cách thảm hại.
Kim Lân đã dựng lên những tình huống, những cảnh gây ấn tượng với nhiều chi tiết đặc sắc, đối thoại sinh động, miêu tả tâm lý nhân vật tinh tế và sử dụng ngôn ngữ nông thôn rất nhuần nhị, tự nhiên.
- Cái hay, hấp dẫn ở truyện nằm ở việc miêu tả tâm lý nhân vật và cách kể chuyện.
+ Diễn biến tâm lý của lão Hạc xung quanh chuyện bán chó
+ Sự thay đổi thái độ, tình cảm của ông giáo từ dửng dưng đến cảm thông, chia sẻ, kính trọng
- Cả hai nhân vật đều có vẻ đẹp của nhân cách, phẩm giá dù họ có nỗi khổ riêng
+ Lão Hạc giàu tình thương, lòng tự trọng, trung thực
+ Ông giáo tử tế, biết chia sẻ, đồng cảm.
- Nhân vật "tôi" kể, dẫn dắt câu chuyện nhưng lại nhập vai vào các nhân vật khác nên tác phẩm có nhiều giọng điệu chứ không đơn điệu.
Nỗi khốn cùng của lão Hạc được miêu tả theo trình tự thời gian.
Lão Hạc chọn cái chết bi thảm là ăn bả chó vì:
- Lão ân hận vì đã lừa cậu Vàng nên chọn cách chết như một con chó để tạ tội.
- Hoàn cảnh đường cùng, nếu sống thì phải động đến tiền bòn vườn của con, lão chọn cái chết để giữ cho con nguyên vẹn số tiền cũng như mảnh vườn.
Nếu bỏ chi tiết lão Hạc tự tử bằng bả chó thì giá trị tư tưởng, nghệ thuật của tác phẩm sẽ giảm sút nghiêm trọng.
nỗi khốn khổ của lão Hạc được miêu tả theo trình tự tăng tiến
lão hạc lại chọn cái chết bi thảm là ăn bả chó vì :
- nghèo đến nỗi ko có tiền cưới vợ cho con khiến con phải bỏ đi đồn điền cao su
- cậu vàng ăn nhiều mà lão lại ko có tiền nên đã bán cậu vàng
- sau khi bị ốm nặng, lão ko còn đi làm , ko có tiền lão lấy đc cái gì thì ăn cái đó
“Chiếc lá cuối cùng”là tác phẩm của nhà văn bậc thầy ở Mĩ, nhà văn O. Hen-ri. Ông tên thật là Uy-liêm Xit-nây Po-tơ. Thời trẻ, để kiếm sông ông đã lang thang nhiều nơi, làm nhiều nghề khác nhau, có lần bị giam giữ trong ba năm. Ông lấy bút danh O. Hen-ri có lẽ để kỉ niệm một người bạn tốt đã giúp đỡ ông nhiều trong thời kì này. Sau khi ông mất, Hội Nghệ thuật và Khoa học ở Mĩ lập một giải thưởng mang tên O. Hen-ri để tặng cho các truyện ngắn hay hằng năm.
“Chiếc lá cuối cùng”là“bức thông điệp màu xanh” tác giả gửi đến người đọc để cangợi tình bạn thủy chung cao quý, nhắn nhủ mọi người hãy yêu thương con người, hãy biết hi sinh vì sự sống con người. Xiu và Bơ-men là hai nhân vật bổ sung cho nhau nhằm làm nổi bật tình cảm cao đẹp trên. Hai họa sĩ nghèo này khác nhau về tuổi tác, nhưng lại có chung một mối lo lắng: làm sao cứu sống được Giôn-xi khỏi bàn tay lạnh giá của Thần Chết. Xiu đã phải làm việc rất nhiều, không tiếc sức mình để kiếm tiền mua thuốc, mời bác sĩ, mua thức ăn... và chăm sóc bạn từng li từng tí, từ việc nấu cháo xúp tới việc dỗ dành bạn ăn bằng được. Xiu đúng là một người bạn thủy chung, cùng chia sẻ gian nan, hoạn nạn với bạn. Nhưng chỉ như vậy cũng chưa thể cứu được Giôn-xi, cô bị viêm phổi nặng đồng thời lại mang tâm trạng tuyệt vọng, tin rằng mình không thể sống được khi chiếc lá thường xuân cuối cùng của cái cây bên kia cửa sổ rụng xuống.
Chữa bệnh viêm phổi, y học có thể làm được, nhưng chữa tâm trạng tuyệt vọng, bác sĩ cũng bó tay. Bằng sự nhạy cảm của một người giàu lòng nhân ái, bác Bơ-men đã nhận ra chiếc chìa khóa mở cánh cửa đưa Giôn-xi trở lại cuộc sống. Bằng tài năng, bác đã vẽ nên bức kiệt tác của mình - cũng chính là bức tranh cuốicùng - để mang lại cho Giôn-xi niềm tin yêu vào cuộc sống. Cả hai con người ấy, Xiu và Bơ-men tượng trưng cho lòng nhân đạo cao cả, cho tình yêu thương giữa những con người. Nhưng thông qua bức vẽ cuối cùng gắn liền với sự hi sinh lặng thầm của Bơ-men, tác giả còn muốn nói tới một vấn đề nữa: mục đích của nghệ thuật, ý nghĩa cao quýcủa nghệ thuật. Suốt bốn mươi năm lao động, bác Bơ-men luôn thất bại, chưa bao giờ ngòi bút của tác giả chạm tới tà áo của Nàng Nghệ thuật, nhưng vì mục đích giành lại sự sống cho mọi người, bác đã hoàn thành kiệt tác của mình trong một hoàn cảnh khác thường: đêm đông, gió lạnh, tuyết rơi, một mình với chiếc đèn bão trên một chiếc thang chênh vênh. Tác phẩm của cụ Bơ-men trở nên bất tử vì nó hiện hình trong sự sống của một con người, sự sống của một tài năng.
Cốt truyện của “Chiếc lá cuối cùng” thật đơn giản. Câu chuyện sống được không chỉ vì ý nghĩa nhân đạo sâu sắc của nó, mà còn vì ngòi bút dựng truyện, khắc họa nhân vật đầy tài năng của tác giả. Về mặt kết cấu, ông đã sử dụng thành công thủ pháp đảo lộn tình thế hai lần một cách đột ngột, bất ngờ để hấp dẫn người đọc. Trong truyện, lần thứ nhất là khi Giôn-xi đi đến trạng thái tuyệt vọng, buông thả mọi ý chí, phó mặc cho Thần Chết đưa lưỡi hái ra cắt đứt đời mình. Cô đã đoán chắc với Xiu: “Khi chiếc lá lìa cành thì chắc chắn em cũng lìa đời”. Cô diễn tả tâm trạng của mình trong sự tuyệt vọng “chờ đợi làm em chán lắm rồi, nghĩ ngợi cũng làm em chán lắm rồi. Em muốn buông tay ra khỏi tất cả những thứ em còn đang nắm và lướt xuống, hệt như một trong những chiếc lá mệt mỏi đáng thương đó”. Người đọc cảm thấy nghẹt thở tưởng như vô phương cứu chữa trước một con người không còn một tơ vương nào vào cuộc sống. Nhưng kì diệu thay, chiếc lá cuối cùng không rụng. Nó còn đó mãi mãi như sự bất tử của cuộc đời. Rồi Giôn-xi bắt đầu bình phục.
Lần đảo lộn tình thế thứ hai tiếp liền sau khi Giôn-xi bình phục, ởđoạn trên, ông già Bơ-men xuất hiện thoáng qua rồi mất hút, người đọc bị hấp dẫn bởi cuộc đấu tranh giành sự sống trong Giôn-xi cũng đã quên mất ông. Chính lúc ấy, lời kể của Xiu làm cho cả Giôn-xi và người đọc sống lại một sự kiện bi tráng. Chiếc lá cuối cùng thật đã rụng. Còn lại mãi mãi trên tường là chiếc lá của tình thương yêu, là lòng yêu mến cuộc sống cháy bỏng của người họa sĩ già. Sự bất ngờ này đưa Bơ-men thành nhân vật quan trọng nhất thể hiện sâu đậm chủ đề của câu chuyện.
“Chiếc lá cuối cùng” là truyện ngắn về những con người bình thường, những việc bình thường nhưng lại khó quên vì ánh sáng nhân đạo tỏa sáng mãi của tác phẩm. Mãi mãi người đọc sẽ nhớ tới bác Bơ-men có hình dáng như người thợ mỏ khắc khổ nhưng lại có tấm lòng và hành động của một vị thánh. Mãi mãi người đọc sẽ nhớ tới bức thông điệp màu xanh kêu gọi sự yêu thương giữa con người với con người, kêu gọi nghệ thuật hướng về con người.
Cách đây 86 năm, trên bầu trời văn học nước Mĩ, một ngôi sao sáng đã lặn. Ngôi sao ấy là o. Hen-ri. Sự ra đi của ông quả thật, đã để lại cho nhân dân nước Mĩ nhiều tiếc nuối. Thế nhưng, đúng như có người đã nói: “Văn học nằm ngoài những định luật của băng hoại, chỉ mình nó không thừa nhận cái chết” Mặc dù ngôi sáng ấy lặn khá lâu rồi song dư quang của nó vẫn lâp lánh toả sáng trên những trang văn mà ông o. Hen-ri để lại cho đời. Sự nghiệp sáng tác của ông không đồ sộ như M.Gorđki, L.Tônxlôi nhưng hầu hết các tác phẩm mà nhà văn viết ra đều có giá trị lớn. Chiếc lá cuối cùng là một trong những tác phẩm như thế.
Tiếp xúc với thiên truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng, ta sẽ được nhà văn đưa đến phía Tây công viên Oa-sinh-tơn của nước Mĩ. Đó là một địa điểm nhỏ, phố xá nhằng nhịt không có lối ra rõ ràng. Hầu như khu công viên nhỏ này bị một màn xám bao phủ, vây quanh. Nó đã làm cho cuộc sống của những con người như Xiu, Giôn-xi và bác Ba-men thiếu sinh khí: “Hãy tưởng tượng một tay thu ngàn nào đó mang hoá đơn đòi tiền sơn hay giấy và vải vẽ đi qua con đường này, đột nhiên lại gặp ngay chính mình quay trở ra, tiền nự không thu một xu nhỏ”. Cách nói rất hình ảnh của tác giả đã cho ta cảm nhận được cái nghèo nàn, đạm bạc của những con người ở đây. ở đây hầu hết là giới nghệ sĩ chung sống với nhau. Họ phải bỏ tiền ra thuê những căn phòng tối om và vẽ những bức vẽ bình thường đổ kiêm sống. Họ chăm chỉ làm ăn là thế mà nghèo vẫn hoàn nghèo, thiếu thốn vẫn hoàn thiếu thốn. Ta tưởng như họ sống trong hôm nay mà chẳng đến hết ngày mai. Những hoạ sĩ (Giôn-xi, Xiu, Bơ-men) trong ý thức họ vẫn muốn hẹn một cuộc sống tốt đẹp, một tương lai xán lạn. Thế nhưng cơ hội lại chưa mỉm cười với họ. Thành ra họ chỉ còn biết chờ đợi với tình cảm mông lung, huyễn tưởng. Rõ ràng ta nhận thấy o. Hen-ri không thi vị hoá cuộc sống. Ngòi bút của ông hướng về hiện thực, tái hiện chân thực những cảnh đời đói khổ.
Nhưng, để tránh hiểu lầm, có lẽ cũng cần phải nói thêm: nhà văn phản ánh hiện thực không chỉ để phản ánh, để phơi bày hiện thực mà cái chính là qua bức ảnh chụp đó, tác giả muốn bày tỏ thái độ đối với con người. Dù chỉ là một góc phố nhỏ thôi - nhà văn cũng lách ngọn bút vào để tìm tòi khám phá. Những tâm tư, tình cảm của Bơ-men, Xiu, Giôn-xi đều được nhà văn chăm chú lắng nghe để rồi khơi lên trong lòng độc giả những tia nước nguồn thương. Nguồn thương của tác giả rung lên khi nhân vật gặp tình huống éo le. Ông tỏ ra rất quan tâm tới số phận của những con người này. Ông thương cảm cho Giôn-xi, một “phụ nữ nhỏ bé”, thiếu máu vì những cơn gió hiu hiu, bị mắc chứng bệnh viêm phổi. Ông đồng tình với ước mơ chính đáng của bác Bơ-men: muốn có một kiệt tác để lại cho đời. Với Bơ-men, tác giả thấy con người này thật đáng thương. Ông đã “ngoài sáu mươi ”, đã “múa cây bút vẽ bốn mươi năm” mà vẫn không “vơi tới được gấu áo vị nữ thần của mình”. Nói chung, cuộc đời cơ cực nào cũng chiếm được trái tim nhân đạo của nhà văn. Ông đã viết về họ như viết về chính mình, cho nên dễ hiểu, dễ đọc, dễ làm xúc động lòng người. Cái dễ làm xúc động lòng người ấy không phải ngẫu nhiên mà có. Ta thấy trong thực tế, cuộc đời của tác giả cũng gặp nhiều nỗi gieo neo. Ông đã từng trải nghiệm qua rất nhiều nghề để kiếm sống, cảnh đời thật đã cho ông yêu sống phong phú. Khi viết truyện, ông đặt cái tâm nóng hồi của mình lên trang giấy. Từ bác Bơ-mcn đến Giôn-xi, Xiu, hầu hết đều có sự hoá thân của tác giả...
Cuộc sống sao mà đắng cay đến thế! Nhưng càng trong sự đắng cay, đen tối tâm hồn con người càng toả sáng và ngát hương. Nhà văn đã phát hiện ra trên đầm bùn, trên thảo nguyên hoang dại bỗng rực cháy sáng lên “ngọn lửa Đan- cô” ngọn lửa của tình thương yêu của con người với con người.
Trước hết, ông muốn bày tỏ thái độ ca ngợi về nét đẹp trung trinh của Xiu và Giôn-xi. Với ông, ở họ có một tình hạn rất đẹp đẽ, trong sáng và rất đáng trân trọng. Cuộc sống nghèo khổ, sở thích tương đồng, tình cờ đã giúp họ xích lại gần nhau. Khi Giôn-xi bị bệnh, Xiu không lãnh đạm, không thờ ơ, không bỏ mặc bạn. Ngược lại, cô chăm nom, săn sóc Giôn-xi rất chu đáo. Cô mời bác sĩ về chữa bệnh cho bạn. Tình cảm của Xiu dành cho Giôn-xi thật là gắn bó, thật là cảm động. Nghe bác sĩ nói bệnh tình của Giôn-xi “mười phần chỉ còn hi vọng được một” thì Xiu đã vào phòng làm việc và “khóc đến ướt đẫm cả một chiếc khăn trải bàn Nhật Bản”. Giọt nước mắt ấy là giọt nước mắt của tình thương. Trái tim cô không hề “chai sạn” mà luôn rung lên những nhịp đập đớn đau khi nghĩ đến cảnh: chỉ vài ngày nữa thôi cô bé sẽ mất đi một người bạn yêu quý. Thương thì thương vậy đấy, thế nhưng cô vẫn muốn kìm nén nỗi đau, cố chạy trên thực tại phũ phàng (“thản nhiên”) để Giôn-xi yên tâm. Rồi cô tỏ ra thực sự “lo lắng” khi phải chứng kiến ý nghĩ “kỳ quái” của bạn mình. Xiu luôn muốn được ở “bên cạnh” bạn để săn sóc, luôn tìm cách động viên an ủi Giôn-xi: “Ông bác sĩ đã nói với chị là em sẽ chóng hình phục thôi (...) khả năng khỏe là mười phần chắc chín". Thực ra, đây là một lời nói dối. Nhưng sự nói dối của Xiu, trong hoàn cảnh này không hề có tội. Sự nói dối của cô chẳng qua chỉ là sự bất đắc dĩ, xuất phát từ tình yêu thương bạn, muôn giúp bạn bứt lo lắng và có niềm tin, niềm hi vọng vào cuộc sống. Tình yêu thương của Xiu không chỉ thể hiện qua lời nói mà còn biểu lộ qua việc làm cụ thể. Cô nấu cháo cho bạn ăn. Cô dồn tâm sức để vẽ nhiều tranh ảnh để kiếm tiền chăm sóc cho Giôn-xi. Tình cảm của Xiu là tình cảm chân thành. Tình cảm ây làm ta rưng rưng cảm động. Trong thâm tâm Xiu, Giôn-xi là một người em ruột. Cô đã chăm bẵm bạn theo cấp độ tình cảm máu thịt, chân tình ấy.
Bơ-men, người hoạ sĩ già, cũng là nhân vật được tác giả Chiếc lá cuối cùng dành cho những dòng văn ưu ái, trân trọng. Như đã nói, cuộc đời ông thất bại trong nghệ thuật và nghèo khổ trong cuộc sống. Do chí riêng không thoả, cuộc sông tẻ nhạt mà ông thưc ng hay cáu gắt với mọi người. Nhưng điều đó không có nghĩa là ông ta đã mất hết tình người. Ông tự nhận là “con chó xồm lớn chuyên gác cửa bảo vệ hai nữ nghệ sĩ trẻ ở phòng vẽ tầng trên”. Khi nghe Xiu kể chuyện, Bơ-men đã quái lo: “Sao trên đời này lại có những người ngớ ngẩn” vậy. “Lời nói của ông đích thực là một lời coi thường, một tiếng chửi. Thế nhưng trong lời chửi “độc mồm” ấy vẫn tiềm ẩn lòng thương con người “Chà, tội nghiệp cô bé Giôn-xi”.
Lòng yêu thương ấy dường như là một điểm gợi hứng, là một điểm khơi nguồn để bác Bơ-men sáng tác lên một bức tranh kiệt tác? Có thể là như thế. Sự nguy kịch có liên quan đến sự sống còn của một con người dường như đã thôi thúc trái tim bác phải làn một điều gì đó để giúp họ. Và thế là trong một đêm khủng khiếp, bất chấp cả mưa gió bác Bơ-men đã âm thầm một mình cùng với chiếc đèn, chiếc thang, chiếc bút lông ngồi hí hoáy vẽ chiếc lá thường xuân. Cuối cùng với sự cố’ gắng, với sức mạnh của tình yêu thương, bác đã vẽ xong bức tranh đó. Tiếc thay, khi bác hoàn thành xong tác phẩm cũng là lúc bác phải vĩnh biệt cõi đời. Sự ra đi của bác chỉ là sự ra đi của xác thịt, còn tâm hồn của bác thì chắc chắn sẽ còn kết tủa lại mãi với thời gian. Với nghị lực của mình, trái tim của mình, bác đã cho đời một kiệt tác. Kiệt tác ấy chính là kết quả của sự tích luỹ tổng hoà hơn 40 năm cầm cọ, là sự dồn tụ cao độ của cái tâm và tài trong đời nghệ sĩ. Đốn đây thì ông đã thực hiện được ước mơ, khát vọng cháy bỏng của mình từ trước. “Những rìa lá hình răng cưa đã nhuộm vàng úa” tượng trưng cho tuổi tác, sự ra đi về thân xác của Bơ-men. “Cuống lá còn giữ màu xanh sẫm", tượng trưng cho mảnh tâm hồn sáng trong của cả một đời người hoạ sĩ già tích góp được. Kiệt tác của bác có ý nghĩa lớn lao vô cùng. Nó không chỉ là sự mãn nguyện, thoả ước mơ của bác mà nó còn là bức tranh cứu người. Bức tranh đã đem lại sự sống cho Giôn-xi, đã làm cho hồn Giôn-xi sắp chết bỗng được tái sinh. Bức tranh ấy đã đem lại cho Giôn-xi niềm tin vào cuộc sống, giúp cô nhận ra ý nghĩa của đời người: “Mình đã tộ như thế nào, muôn chết là một tội”. Nó chính là điểm cao trào của tình yêu thương con người. Bác Bơ-men đã hi sinh, đã trút cái sức lực còn lại của mình vì sự sống của Giôn-xi. Chiếc lá cuối cùng đúng là điểm sáng toàn truyện. Nó được vẽ giống như thật; nó đã ra đời trong một hoàn cảnh lao động vất vả, nó dũng cảm bất chấp quy luật, vươn lên tất cả để chiến thắng nghèo đói, bệnh tật. Tình người còn lớn hơn cả nghệ thuật, nó làm cho nghệ thuật trở thành sự sống bất tử. Và đó mới là tác phẩm “đáng thờ”, xứng đáng tồn tại với thời gian.
Ai đó đã nói rằng: Văn học nghệ thuật của ngôn từ. Nếu không có bơi chèo nghệ thuật thì chiếc thuyền nội dung sẽ đứng im, bất động. Nó sẽ không chuyển tải đến được tâm hồn bạn đọc những bức thông điệp giá trị nhân văn.
Ở đây, tác phẩm này có giá trị nghệ thuật rất cao.
Nhà văn đã tạo nên trong tác phẩm một hơi thở riêng độc đáo. Đây là một câu chuyện giàu kịch tính. Nhà văn đã khéo léo đặt nhân vật vào các tình huống, các hoàn cảnh mang tính điển hình để khắc hoạ rõ tính cách của nhân vật. Với cách tạo tình huống này, nhà văn tạo nên sự hấp dẫn ở độc giả (các nhân vật sẽ phản ứng như thế nào, giải quyết như thế nào, buộc họ phải theo dõi tiếp). Theo dõi câu chuyện, ta thấy cách giải quyết từng tình huống của nhà văn rất hợp lý: Khi Giôn-xi bị bệnh, Xiu không bàng quan mà tìm mọi cách (mời bác sĩ, bán tranh kiếm tiền) để cứu bạn; hoặc khi Giôn-xi có những ý nghĩ kỳ quái, cô tỏ ra lo lắng và cố gắng giảng giải để bạn hiểu ra sai lầm.
Câu chuyện này còn có nhiều chi tiết bất ngờ. Độc giả bị bất ngờ ngay từ lúc Giôn-xi có ý nghĩ kỳ quặc: tại sao cô lại mê tín về điều đó. Tâm trạng lo lắng (Giôn-xi sẽ chết khi chiếc lá cuối cùng rụng xuống) cứ theo độc giả suốt từ đó đến kết thúc chuyện.
Đỉnh điểm của sự thắt nút là chi tiết: Chiếc lá cuối cùng. Trong vô số những chiếc lá thường xuân, vẫn còn một cái trụ lại trên cành. Mạch cảm xúc, suy đoán của người đọc bị đảo ngược: trong cảnh mưa tuyết như thế sao chiếc lá kia không rụng? Sự hồ nghi này được nhà văn cởi nút ở chi tiết cuối truyện: thì ra chiếc lá ấy chính là bức tranh mà bác Bơ-men vẽ, vẽ giống như thật, đến các nhân vật trong truyện cũng không nhận ra đó là chiếc lá giả.
Nội chừng ấy cũng đã đủ nói lên thành công to lớn của tác phẩm.
Với Chiếc lá cuối cùng, o. Hen-ri đã gởi lại cho thế hệ sau bức thông điệp viết trên màu xanh của lá cây: hãy thương yêu con người, hãy vì sự sống của con người. Đó là lẽ tồn tại cao nhất của nghệ thuật vì con người.