K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 11 2021

11m2 34cm2 = 11, 0034 m

3ha35m2 = 30035 m2 

2,34 cm = 23,4 dm

~ HT ~ :D

11 tháng 11 2021

11m2 34cm2 = 11,0034 m2

3ha 35m2 = 30035m2

2,34cm = 23,4dm

@Trung

11 tháng 11 2017

Search google bạn ( MK thấy trên đó có nhiều đề lắm )

12 tháng 11 2017

bạn có thể dùng các mẫu sau:

Những mẫu câu bạn có thể dùng để đề nghị người khác làm gì mà vẫn thể hiện sự tôn trọng, nhã nhặn là:

- Will you open the door for me? (Anh sẽ mở cửa giúp tôi chứ?)

- Would you open the door for me? (Anh sẽ mở cửa giúp tôi chứ?)

- Would you please open the door (for me)? (Anh có thể làm ơn mở cửa giúp tôi được không?)

- Could you (please) open the door for me? (Anh có thể làm ơn mở cửa giúp tôi được không?)

- Could you possibly open the door? (Anh có thể mở cửa giúp tôi được không?)

- Would you kindly open the door? (Anh có sẵn lòng mở cửa giúp tôi không?)

- Would you mind opening ther door? (Anh không phiền nếu mở cửa giúp tôi chứ?)

- Would you be so kind as to open the door? (Anh có sẵn lòng mở cửa giúp tôi không?)

7 tháng 5 2019

Nó cho mình một bài Văn

Mặt trời và mặt trăng

Mặt trời và mặt trăng tranh luận về trái đất, mặt trời nói trái đát cây cỏ màu xanh lá còn mặt trăng thì nói cây cỏ có màu ánh bạc......Gió đi ngang và giúp cho 2 người hiểu ra mọi chuyện

phân tích ý nghĩa của bài văn

trạng ngữ của một câu gì đó trong đoạn văn(mình Ko nhớ)có ý nghĩa gì

làm một đoạn văn ngị luận về lòng hiếu trong đó có một câu bị động

làm bài văn về ăn quả nhớ kẻ trồng cây

uống nước nhớ nguồn

mình chỉ nhớ thế thôi hi vọng giúp được bạnngaingungngaingung

7 tháng 5 2019

Mình thi r nè:

1) Nó sẽ cho 1 câu trích trong văn bản ý nghĩa văn chương

a) Đoạn trích trên thuộc vb nào?Tác giả?

b)PTBĐ chính trg vb đó là gì

c)Nêu công dụng của dấu chấm phẩy, dấu phẩy và dấu chấm trong đoạn văn trên

d)Hãy kể tên 2 văn bản thuộc thể loại nghị luận hiện đại

2) Giải thích câu tục ngữ: "Đói cho sạch, rách cho thơm"

CHÚC BẠN THI MAY MẮN NHA

3 tháng 1 2018

I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (3,0 điểm)

Câu 1. Đới ôn hòa nằm ở đâu?

A. Nằm ở bán cầu Bắc.

B. Nằm ở khoảng giữa hai vòng cực.

C. Nằm ở khoảng giữa hai chí tuyến.

D. Nằm trong khoảng từ chí tuyến đến vòng cực ở cả hai bán cầu.

Câu 2. Tính chất tiên tiến của nền nông nghiệp đới ôn hòa được thể hiện ở đặc điểm nào?

A. Sản xuất được chuyên môn hóa với quy mô lớn.

B. Tổ chức sản xuất theo kiểu công nghiệp.

C. Áp dụng rộng rãi các thành tựu kĩ thuật.

D. Tất cả các đặc điểm trên.

Câu 3. Vật nuôi chủ yếu ở các vùng hoang mạc ôn đới là

A. trâu.

B. bò.

C. cừu.

D. lợn.

Câu 4. Tuần lộc, chim cánh cụt, hải cẩu là những loài động vật đặc trưng của

A. môi trường đới nóng.

B. môi trường đới ôn hòa.

C. môi trường đới lạnh.

D. môi trường hoang mạc.

Câu 5. Cảnh quan phổ biến nhất ở đới lạnh là:

A. mùa xuân cây cối xanh tốt.

B. mùa hạ cây cối xanh tốt.

C. cây cối xanh tốt quanh năm.

D. núi băng và đồng băng ở khắp nơi.

Câu 6. Ở vùng núi, cứ lên cao 100m nhiệt độ không khí lại giảm

A. 0,2oC.

B. 0,4oC.

C. 0,6oC.

D. 0,8oC.

II. TỰ LUẬN (7,0 điểm)

Câu 1: 2,0 điểm

Hãy nêu những nguyên nhân và hậu quả ô nhiễm không khí ở môi trường đới ôn hòa.

Câu 2: 3,0 điểm

a) Nêu các đặc điểm của khí hậu hoang mạc.

b) Thực vật và động vật ở hoang mạc thích nghi với môi trường khắc nghiệt, khô hạn như thế nào?



Read more: http://dethihocki.com/de-thi-ki-1-mon-dia-lop-7-nam-2017-2018-thcs-dan-phuong-a8909.html#ixzz536rY0P3g

4 tháng 12 2017

1 (2,0 điểm).

a) Thế nào là điệp ngữ? Kể tên các loại điệp ngữ đã học?

b) Xác định phép điệp ngữ có trong đoạn thơ sau, cho biết chúng thuộc loại điệp ngữ nào và phân tích tác dụng:

“Cháu chiến đấu hôm nay

Vì lòng yêu Tổ quốc

Vì xóm làng thân thuộc

Bà ơi, cũng vì bà

Vì tiếng gà cục tác

Ổ trứng hồng tuổi thơ”.

(SGK Ngữ Văn 7, tập 1, trang 150)

2 (3,0 điểm).

a) Chép lại chính xác theo trí nhớ bài thơ Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến.

b) Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào? Kể tên một bài thơ khác cũng được viết theo thể thơ này trong chương Ngữ văn 7 (tập một)?

c) Viết một đoạn văn (khoảng từ 3 đến 5 câu) trình bày ngắn gọn nghệ thuật, nội dung của bài thơ em vừa chép.

3 (5,0 điểm).

Phát biểu cảm nghĩ của em về bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chí Minh.

——————-HẾT——————-

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN LÀM BÀI

Câu Phần

Nội dung

1

(2 điểm)

a

* Khái niệm điệp ngữ: Khi nói hoặc viết, người ta có thể dùng biện pháp lặp lại từ ngữ (hoặc cả một câu) để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh. Cách lặp lại như vậy gọi là phép điệp ngữ; từ ngữ được lặp lại gọi là điệp ngữ.

(Nếu HS không ghi lại đúng như khái niệm nhưng có cách hiểu đúng về điệp ngữ thì cho 0,25 điểm)

* Các kiểu điệp ngữ thường gặp:

– Điệp ngữ cách quãng

– Điệp ngữ nối tiếp

– Điệp ngữ chuyển tiếp (điệp ngữ vòng)

(Kể sai hoặc thiếu một kiểu điệp ngữ trừ 0,25 điểm)

b

– Phép điệp ngữ có trong đoạn thơ: Điệp từ “vì” (điệp lại 4 lần)
– Thuộc kiểu điệp ngữ cách quãng
– Tác dụng: Nhấn mạnh mục đích chiến đấu của người chiến sĩ cao cả, thiêng liêng nhưng cũng rất bình dị: cháu chiến đấu vì Tổ quốc, vì nhân dân, vì xóm làng thân thuộc, vì người thân và vì cả những kỉ niệm êm đềm của tuổi thơ.

( Nếu HS chỉ nêu được tác dụng: nhấn mạnh mục đích chiến đấu của người cháu thì cho 0,25 điểm)

2 (3 điểm) a – HS chép chính xác bài thơ “Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến (như văn bản Sách giáo khoa Ngữ văn 7, tập 1, trang 104)

* Sai 1 lỗi trừ 0,25 điểm

b – Thể thơ: Thất ngôn bát cú Đường luật
– Tên bài thơ cũng viết theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật trong chương trình Ngữ văn 7: Qua Đèo Ngang (Bà Huyện Thanh Quan)

* HS chỉ cần nêu đúng tên bài thơ là cho điểm tối đa.

c * Về kĩ năng: Viết đúng hình thức một đoạn văn, diễn đạt rõ ràng,không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ.
* Về nội dung: Nêu được những nét chính về nội dung và nghệ thuật của bài thơ:

– Nghệ thuật: Sáng tạo trong việc sử dụng thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật; ngôn ngữ thơ bình dị, mộc mạc; giọng thơ hóm hỉnh, hài hước.

– Nội dung: Bài thơ đã thể hiện một tình bạn đậm đà, thắm thiết, qua đó giúp ta hiểu nhân cách cao đẹp của Nguyễn Khuyến.

( HS có thế diễn đạt theo những cách khác nhưng đúng ý vẫn cho điểm tối đa)

4 tháng 12 2017
Câu 1: (2,0 điểm)

a. Thế nào là quan hệ từ? Khi sử dụng quan hệ từ cần lưu ý điều gì?

b. Đặt câu với các cặp từ quan hệ sau:

Nếu.........thì............

Tuy.........nhưng.........

Câu 2: (2,0 điểm)

a. Chép thuộc lòng theo trí nhớ bài thơ "Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh" (Phần dịch thơ) của tác giả Lí Bạch.

b. Nêu giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật của bài thơ?

Câu 3: (6,0 điểm)

Cảm nghĩ về bài thơ "Cảnh khuya" của Hồ Chí Minh.

Đáp án

Câu 1:

a) Quan hệ từ dùng để biểu thị các ý nghĩa quan hệ như sở hữu, so sánh, nhân quả,... giữa các bộ phận của câu giữa câu với câu trong đoạn văn. (0,5đ)

Khi nói hoặc viết, có những trường hợp bắt buộc phải dùng quan hệ từ.Đó là những trường hợp nếu không có quan hệ từ thì câu văn sẽ đổi nghĩa hoặc không rõ nghĩa. Bên cạnh đó, cũng có trường hợp không bắt buộc dùng quan hệ từ (dùng cũng được, không dùng cũng được) (0,25đ)

Có một số quan hệ từ được dùng thành cặp. (0,25đ)

b) Nếu trời mưa thì lớp em không đi tham quan nữa. (0,5đ)

Tuy nhà nghèo nhưng bạn Nam học rất giỏi. (0,5đ)

Câu 2:

a) Học sinh chép đúng cả 4 câu thơ, không sai lỗi chính tả thì đạt điểm tối đa. (Còn chép thiếu, sai lỗi chính tả giáo viên tùy theo mức độ để cho điểm). (1,0đ)

b)

* Nghệ thuật: (0,5đ)

  • Từ ngữ giản dị, tinh luyện.
  • Miêu tả kết hợp với biểu cảm.

* Nội dung:

Bài thơ thể hiện một cách nhẹ nhàng mà thấm thía tình quê hương của một người sống xa nhà trong đêm trăng thanh tĩnh. (1,0đ)

Câu 3:

* Mở bài: (1,0đ)

  • Giới thiệu những hiểu biết về Bác Hồ
  • Giới thiệu bài thơ "Cảnh khuya" và cảm nghĩ khái quát về bài thơ

* Thân bài:

Phát biểu cảm nghĩ về ND và NT của bài thơ.

Hai câu thơ đầu miêu tả cảnh thiên nhiên ở chiến rung Việt Bắc:

  • Âm thanh của tiếng suối được miêu tả giống như âm thanh của tiếng hát xa. (1,0đ)
  • Về hình ảnh ánh trăng lồng vào cây, hoa: Điệp từ lồng. Tạo nên một bức tranh lung linh, huyền ảo...tạo nên một bức tranh đêm rừng tuyệt đẹp, cuốn hút hồn người. (1,0đ)

Hai câu sau: Miêu tả tâm trạng của Bác trong đêm trăng sáng:

  • Người chưa ngủ vì hai lí do, lí do thứ nhất là vì cảnh đẹp làm cho tâm hồn người nghệ sĩ bâng khuâng, say đắm. Lí do thứ hai: chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà, lo về cuộc kháng chiến của nhân dân ta. Cảnh thiên nhiên dù đẹp đẽ, thơ mộng nhưng không làm cho Bác quên đi trách nhiệm lớn lao của một lãnh tụ cách mạng đối với dân, với nước. (1,0đ)
  • Cả hai câu thơ cho thấy sự gắn bó giữa con ngưới thi sĩ đa cảm và con ngưới chiến sĩ kiên cường trong Bác. Thể hiện tấm lòng lo lắng của Bác đối với nước nhà. (1,0đ)

* Kết bài:

  • Cảnh khuya là một bài thơ tứ tuyệt hay và đẹp, có sự kết hợp hài hòa giữa tính cổ điển (hình thức) và tính hiện đại (nội dung). (0,5đ)
  • Bài thơ thể hiện tâm hồn nhạy cảm, tinh tế và tinh thần trách nhiệm cao cả của Bác Hồ - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam; là dẫn chứng chứng minh cho phong cánh tuyệt vời của người nghệ sĩ - chiến sĩ Hồ Chí Minh. (0,5đ)
12 tháng 11 2019

Tham khảo:

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3 điểm):

Đọc kĩ câu hỏi và chọn đáp án đúng nhất:

Câu 1: Những việc làm của người Giéc-man khi tràn vào lãnh thổ của đế quốc Rô-ma đã tác động đến sự hình thành xã hội phong kiến châu Âu:

A. Thành lập các vương quốc mới

B. Các thủ lĩnh quân sự và quan lại của người Giéc-man được ban cấp nhiều ruộng đất trở thành lãnh chúa, những kẻ có thế lực trong xã hội.

C. Tiêu diệt nhà nước Rô-ma

D. Phong các tước vị cho quí tộc Giéc-man

Câu 2: Lãnh chúa phong kiến được hình thành từ những tầng lớp nào?

A. Chủ nô Rô-ma

B. Quí tộc Rô-ma

C. Tướng lĩnh và quí tộc người Giéc-man.

D. Nông dân công xã

Câu 3: Nông nô ở châu Âu được hình thành chủ yếu từ tầng lớp nào?

A. Tướng lĩnh quân sự bị thất bại trong chiến tranh.

B. Nông dân

C. Nô lệ

D. Nô lệ và nông dân

Câu 4: Vì sao nói: “thành thị là hình ảnh tương phản với lãnh địa”? Em cho biết ý kiến nào dưới đây đúng và đủ nhất:

A. Trong lãnh địa, kinh tế mang tính chất “tự cung tự cấp”; còn trong thành thị đã có sự buôn bán, trao đổi sản phẩm.

B. Lãnh địa phong kiến là của lãnh chúa phong kiến.

C. Trong lãnh địa, lãnh chúa chỉ sống và ăn chơi trên sức lao động của nông nô; còn trong thành thị trung đại, thợ thủ công và thương nhân phải lao động sản xuất.

D. Thành thị là nơi buôn bán.

Câu 5: Xã hội phong kiến châu Âu hình thành dựa trên cơ sở của giai cấp nào

A. Tăng lữ quí tộc và nông dân.

B. Lãnh chúa phong kiến và nông nô.

C. Chủ nô và nô lệ.

D. Địa chủ và nông dân.

Câu 6: Vì sao dẫn đến sự xuất hiện thành thị ở châu Âu thời trung đại?

A. Nghề thủ công phát triển cần phải trao đổi, mua bán.

B. Sự ngăn cản giao lưu của các lãnh địa.

C. Sản xuất bị đình đốn.

D. Các lãnh chúa cho thành lập các thành thị.

Câu 7: Người có công đánh dẹp loạn 12 sứ quân thống nhất đất nước, lên ngôi Hoàng đế

A. Ngô Quyền

B. Lê Hoàn

C. Đinh Bộ Lĩnh

D. Ngô Xương Văn

Câu 8: Đơn vị hành chính thời Tiền Lê được chia làm:

A. 8 lộ.

B.10 lộ;

C. 12 lộ;

D. 24 lộ.

Câu 9: Năm 1075, Lý Thường kiệt chỉ huy đánh chiếm căn cứ nào của đất Tống?

A. thành Ung Châu, Châu Khâm

B. thành Châu Khâm, Châu Liêm

C. thành Ung Châu

D. thành Ung Châu, Châu Khâm, Châu Liêm

Câu 10: Văn Miếu được xây dựng ở Thăng Long vào năm nào? Để thờ ai?

A. Năm 1075 thờ Chu Văn An.

B. Năm 1010 thờ Lý Công Uẩn.

C. Năm 1070 thờ Khổng Tử.

D. Năm 1072 thờ Mạnh Tử.

Câu 11: Nhà Lý được thành lập vào thời gian nào?

A. 1008

C. 1009

B. 1010

D. 1005

Câu 12: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống

Năm 1353, một tộc trưởng người Lào tên là Pha Ngừm đã tập hợp và thống nhất các bộ lạc, lập nước riêng gọi là............................(nghĩa là............................)

A. Lan-xang/ Triệu voi.

B. Xiêm/ Sukhothay.

C. Ăng-co/ Cam-pu-chia.

D. Pa-gan/ Myanmar.

B. PHẦN TỰ LUẬN: (7 điểm)

Câu 1: (2 điểm) Nguyên nhân dẫn đến sự hình thành thành thị trung đại? Nền kinh tế trong các thành thị có điểm gì khác với nền kinh tế lãnh địa?

Câu 2: (3 điểm) Nhà Tống có âm mưu xâm lược nước ta như thế nào? Em có nhận xét gì về cách kết thúc cuộc kháng chiến của Lý Thường Kiệt?

Câu 3: (2 điểm) Trình bày tình hình giáo dục và văn hóa thời Lý?

Chúc bạn học tốt!

24 tháng 5 2020

K chuyên hỏi lm j

24 tháng 5 2020

ừ, chỗ mk ít người chuyên toán lắm, nên hỏi thôi :)) Trần Quốc Khanh