K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 8 2023

Tham khảo:

Thông tin 1: Vị trí địa lí và đặc điểm của quần đảo Hoàng Sa

- Vị trí: Quần đảo Hoàng Sa nằm trong phạm vi từ khoảng 15°45′B đến 17°15′B, từ 111°Đ đến 113°Đ, cách thành phố Đà Nẵng 170 hải lí và cách đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi) khoảng 120 hải lí.

- Đặc điểm: rộng khoảng 30000 km2, gồm hơn 37 đảo, đá, bãi cạn, chia làm hai nhóm:

+ Nhóm phía đông có tên là nhóm An Vĩnh gồm khoảng 12 đảo, đá, bãi cạn, trong đó có hai đảo lớn là Phú Lâm và Linh Côn;

+ Nhóm phía tây gồm nhiều đảo xếp thành hình vòng cung nên còn gọi là nhóm Lưỡi Liềm (hoặc nhóm Trăng Khuyết) gồm các đảo: Hoàng Sa (diện tích gần 1 km3), Quang Ảnh, Hữu Nhật, Quang Hoà, Duy Mộng, Chim Yến, Tri Tôn,..

(*) Thông tin 2: Vị trí địa lí và đặc điểm của quần đảo Trường Sa

- Vị trí: Quần đảo Trường Sa nằm trong phạm vi từ 6°30′B đến 1200′B, từ 111°30′Đ đến 117°20′Đ, cách vịnh Cam Ranh (tỉnh Khánh Hoà) khoảng 248 hải lí.

- Đặc điểm:

+ Quần đảo Trường Sa được chia làm tám cụm: Song Tử, Thị Tứ, Loại Ta, Nam Yết, Sinh Tồn, Trường Sa, Thám Hiểm, Bình Nguyên.

+ Song Tử Tây là đảo cao nhất (khoảng 4-6 m lúc thuỷ triều xuống); Ba Bình là đảo rộng nhất (0,6 km). Ngoài ra, còn có nhiều đảo nhỏ và bãi đá ngầm như Sinh Tồn Đông, Chữ Thập, Châu Viên, Ga Ven, Ken Nan, Đá Lớn, Thuyền Chài.

13 tháng 8 2023

Tham khảo:

- Cùng với công cuộc khai phá vùng đất phía Nam, các chúa Nguyễn cũng thực thi chủ quyền đối với các đảo, quần đảo ở Biển Đông, trong đó có hai quần đảo lớn là quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.

- Hoạt động khai thác và xác lập chủ quyền của chúa Nguyễn tại quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa được thực hiện có tổ chức, hệ thống và liên tục thông qua đội Hoàng Sa và đội Bắc Hải.

+ Đội Hoàng Sa và Bắc Hải là hai tổ chức dân binh độc đáo vừa có chức năng kinh tế (khai thác tài nguyên biển) vừa có chức năng kiểm soát, quản lí biển, đảo.

+ Nhiệm vụ của họ là: thu lượm hàng hoá của những con tàu bị đắm (gươm, súng, vàng bạc, đồ đồng,…), các hải sản quý (đồi mồi, ba ba, hải sâm,…), từng bước xác lập chủ quyền đối với hai quần đảo này.

14 tháng 9 2023

Giới thiệu về công cuộc khai phá vùng đất phía Nam

Năm 1558, Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hóa, cuộc khai phá được đẩy mạnh

Năm 1611, Nguyễn Hoàng lập phủ Phú Yên

Năm 1620, chúa Nguyễn Phúc Nguyên gả con gái cho Quốc vương Chân Lạp Chey Chettha II. Chúa Nguyễn trở thành chỗ dựa cho vua Chân Lạp để đối phó với nước Xiêm. Đồng thời cư dân Việt ở vùng đất Nam bộ tự do khai khẩn đất, làm ăn sinh sống.

Năm 1623, Chúa Nguyễn đã lập thương điếm ở vị trí tương ứng với Sài Gòn (Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay) để thu thuế. Vào thời điểm đó, cư dân Việt đã có mặt hầu khắp miền Đông Nam Bộ và Sài Gòn.

Theo Đại Nam thực lục tiền biên, tháng 9 năm Mậu Tuất (năm 1658), vua nước Chân Lạp là Nặc Ông Chân (Chan Ramathipati) xâm lấn đất đai của Chúa Nguyễn ở vùng Mô Xoài (Bà Rịa), đã bị quan quân địa phương bắt giải về Phú Xuân. Chúa Nguyễn Phúc Tần “tha tội cho và sai hộ tống về nước, khiến làm phiên thần hàng năm nộp cống”. Tư liệu trên xác nhận những hoạt động quan trọng đầu tiên của Chúa Nguyễn trên con đường hình thành và bảo vệ chủ quyền của mình đối với vùng đất Nam Bộ.

Năm 1708, để bảo vệ cư dân vùng đất Hà Tiên (Hà Tiên- Long Xuyên - Bạc Liêu- Cà Mau ) lúc đó trước sự tiến công cướp bóc của người Xiêm nên Mạc Cửu đã xin và được nội thuộc vào triều đình chúa Nguyễn.

Đến năm 1757, khi đất Tầm Phong Long (tương đương với vùng Tứ Giác Long Xuyên) được vua Chân Lạp là Nặc Tôn dâng cho chúa Nguyễn để đền ơn cứu giúp lúc hoạn nạn và giành lại ngôi vua, quá trình xác lập chủ quyền lãnh thổ của người Việt trên vùng đất Nam Bộ cơ bản đã hoàn thành.

Quá trình thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa trong các thế kỉ XVI – XVIII.

Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa được ghi chép trong Bản đồ do Đỗ Bá vẽ vào thế kỉ XVII dưới tên là Bãi Cát Vàng

Năm 1803, Vua Gia Long cho tái lập các đội Hoàng Sa, Bắc Hải và đặt trong cơ cấu tổ chức chung của các đội Trường Đà, có chức năng khai thác và quản lý toàn bộ khu vực Biển Đông. Đặc biệt trong các năm 1815, 1816, vua Gia Long liên tục tổ chức các hoạt động thăm dò đường biển, triển khai các hoạt động thực thi chủ quyền một cách kiên quyết và đồng bộ ở Hoàng Sa và Trường Sa. Các đội Hoàng Sa, Bắc Hải hoạt động mạnh và hiệu quả dưới thời Gia Long cho đến đầu thập kỷ 20 của thế kỷ XIX thì được tích hợp vào đội Thủy quân của triều đình Minh Mệnh.

Vua Minh Mệnh đã đẩy hoạt động chủ quyền ở Hoàng Sa và Trường Sa lên đỉnh cao nhất so với tất cả các triều đại quân chủ Việt Nam trước và sau ông với các hình thức và biện pháp như vãng thám, kiểm tra, kiểm soát, khai thác hóa vật và hải sản, tổ chức thu thuế và cứu hộ tàu bị nạn, khảo sát đo vẽ bản đồ, dựng miếu thờ, lập bia chủ quyền, trồng cây để cho người qua lại dễ nhận biết... Lực lượng được ông điều động ra làm nhiệm vụ ở Hoàng Sa, Trường Sa lúc này không chỉ có Thủy quân mà còn có cả Vệ giám thành, Biền binh, binh đinh, dân phu. Mỗi chuyến ra đi như thế đều có quyết định của triều đình và nhiều khi chính nhà vua trực tiếp quyết định việc có cho thuyền ra khơi ngay hay tạm dừng lại. Sau khi kết thúc công việc ngoài biển khơi, thuyền phải chạy thẳng về Huế để báo cáo tình hình, khai nộp hóa vật, hải vật. Nhà vua thông qua Bộ Công kiểm tra, đánh giá, luận công, định tội, thưởng phạt nghiêm minh.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
14 tháng 9 2023

(*) Tham khảo: Một số hoạt động thực thi chủ quyền tại quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa trong các thế kỉ XVI - XVIII

- Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là một dải những hòn đảo được gọi bằng nhiều tên gọi khác nhau trong các bộ chính sử của các triều đại phong kiến Việt Nam, như: Bãi Cát Vàng, Cồn Vàng, Vạn Lý Hoàng Sa, Vạn Lý Trường Sa, Đại Trường Sa,...

- Theo ghi chú bản đồ trong bộ Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư (biên soạn vào thế kỉ XVII), quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa thuộc phủ Tư Nghĩa (Quảng Ngãi).

 

- Để thực thi chủ quyền của nhà nước Đại Việt đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, chúa Nguyễn Phúc Nguyên đã cho lập hải đội Hoàng Sa (sau này lập thêm đội Bắc Hải - đặt dưới sự quản lí của đội Hoàng Sa).

+ Các nhiệm vụ của hải đội Hoàng Sa, Bắc Hải: khai thác sản vật trên các đảo, quần đảo; bảo vệ, canh giữ các đảo ở Biển Đông; thu gom những hàng hóa của các tàu nước ngoài bị đắm ở khu vực quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa về nộp cho triều đình.

+ Đội Hoàng Sa qua ghi chép của Lê Quý Đôn trong Phủ biên tạp lục được thành lập trên cơ sở tuyển chọn 70 dân đinh xã An Vĩnh, huyện Bình Sơn, phủ Quảng Ngãi.

+ Thời gian hoạt động của hải đội Hoàng Sa được xác định là khoảng từ tháng 2 đến tháng 8 hằng năm.

- Dưới sự kiểm soát chặt chẽ của chính quyền chúa Nguyễn, quá trình thực thi chủ quyền tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa được thực hiện một cách liên tục suốt từ thế kỉ XVII và được tiếp nối dưới thời nhà Tây Sơn (thế kỉ XVIII) và nhà Nguyễn.

14 tháng 8 2023

Tham khảo

Biển đảo là một phần máu thịt thiêng liêng của Tổ quốc Việt Nam. Quá trình khai thác và xác lập quyền, chủ quyền biển đảo đã được cha ông ta nối tiếp nhau thực hiện qua hàng ngàn năm lịch sử. Việc bảo vệ chủ quyền biển đảo luôn là trách nhiệm lớn lao trong công cuộc dựng nước và giữ nước của dân tộc ta.

Trải qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, biết bao nhiêu người con đất Việt đã ngã xuống để giữ vững biển trời, giữ màu xanh yêu thương của biển. Không chỉ là các chiến sỹ hải quân mà cả ngư dân, những con người lao động bình dị ấy cũng là những tấm gương sáng về tinh thần dân tộc. Họ đã dũng cảm vươn khơi bám biển, bám trụ với các ngư trường truyền thống cha ông để làm ăn và cũng để bảo vệ chủ quyền vùng biển thiêng liêng của Tổ Quốc.

Trong bối cảnh hiện nay, khó khăn lớn nhất mà chúng ta đang phải đối mặt là tình trạng chồng lấn giữa vùng biển đảo của nhiều quốc gia đã dẫn đến những tranh chấp, ảnh hưởng đến tình hình an ninh trên Biển Đông. Thực tiễn đó đòi hỏi chúng ta cần bình tĩnh, khôn khéo để giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.

Mỗi người dân Việt hãy luôn tự hào, hãy luôn cố gắng gìn giữ và bảo vệ chủ quyền biển đảo bằng những việc làm thiết thực, phù hợp, ví dụ như: cách học tập tốt, lao động tốt, trở thành một người công dân tốt để cống hiến tài, đức của mình góp phần xây dựng cho đất nước ngày càng giàu, mạnh hơn. Hãy cùng chung tay ủng hộ sức người sức của, hướng triệu trái tim về biển đảo để lắng nghe: “Tổ Quốc gọi tên mình”.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
2 tháng 8 2023

Tham khảo:

Trong những năm vừa qua, tình hình thế giới, khu vực cũng như trên biển Đông có nhiều diễn biến phức tạp. Những dưới sự chỉ đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, quân và dân ta triển khai các hoạt động bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia trên biển. Sức mạnh bảo vệ chủ quyền biển, đảo chính là sức mạnh tổng hợp quốc gia có sự kết hợp chặt chẽ tất cả các mặt trận, các lĩnh vực hoạt động như: quốc phòng, an ninh, kinh tế, chính trị, ngoại giao, pháp lý... Bởi thế ta cần phải xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân trên biển vững chắc. Với tình hình trên thế giới đang diễn ra toàn cầu hóa muốn bảo vệ chủ quyền biển, đảo, chúng ta phải phát huy tinh thần tự lực, tự cường. Hơn nữa phải biết kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, nêu cao tinh thần chính nghĩa, tranh thủ sự đồng tình và ủng hộ của quốc tế “vừa hợp tác, vừa đấu tranh”. Chúng ta cần phải hiểu rằng giải quyết tranh chấp trên Biển Đông là vấn đề lâu dài, phải biết kiên trì hợp tác tìm kiếm biện pháp hòa bình để giải quyết tranh chấp đồng thời tôn trọng lợi ích chính đáng của các nước và tuân thủ luật pháp quốc tế. Xây dựng nền kinh tế biển mạnh sẽ tạo điều kiện vật chất để tăng cường sức mạnh quốc phòng, an ninh bảo vệ biển vững chắc, toàn vẹn. Thế hệ trẻ ngày nay cần tích cực học tập, lao động và rèn luyện hơn nữa để góp phần vào sự nghiệp bảo vệ chủ quyền biển đảo cũng như chủ quyền dân tộc. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cộng đồng về khai thác và sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường vùng ven biển, hải đảo. Luôn mang trong mình tấm lòng yêu quê hương đất nước, tấm lòng hướng về biển đảo thân thương.

16 tháng 8 2023

Tham khảo
(*) Lựa chọn: 
thực hiện nhiệm vụ 2

Biển đảo là một phần máu thịt thiêng liêng của Tổ quốc Việt Nam. Quá trình khai thác và xác lập quyền, chủ quyền biển đảo đã được cha ông ta nối tiếp nhau thực hiện qua hàng ngàn năm lịch sử. Việc bảo vệ chủ quyền biển đảo luôn là trách nhiệm lớn lao trong công cuộc dựng nước và giữ nước của dân tộc ta.

Trải qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, biết bao nhiêu người con đất Việt đã ngã xuống để giữ vững biển trời, giữ màu xanh yêu thương của biển. Không chỉ là các chiến sỹ hải quân mà cả ngư dân, những con người lao động bình dị ấy cũng là những tấm gương sáng về tinh thần dân tộc. Họ đã dũng cảm vươn khơi bám biển, bám trụ với các ngư trường truyền thống cha ông để làm ăn và cũng để bảo vệ chủ quyền vùng biển thiêng liêng của Tổ Quốc.

Trong bối cảnh hiện nay, khó khăn lớn nhất mà chúng ta đang phải đối mặt là tình trạng chồng lấn giữa vùng biển đảo của nhiều quốc gia đã dẫn đến những tranh chấp, ảnh hưởng đến tình hình an ninh trên Biển Đông. Thực tiễn đó đòi hỏi chúng ta cần bình tĩnh, khôn khéo để giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.

Mỗi người dân Việt hãy luôn tự hào, hãy luôn cố gắng gìn giữ và bảo vệ chủ quyền biển đảo bằng những việc làm thiết thực, phù hợp, ví dụ như: cách học tập tốt, lao động tốt, trở thành một người công dân tốt để cống hiến tài, đức của mình góp phần xây dựng cho đất nước ngày càng giàu, mạnh hơn. Hãy cùng chung tay ủng hộ sức người sức của, hướng triệu trái tim về biển đảo để lắng nghe: “Tổ Quốc gọi tên mình”.

16 tháng 8 2023

Tham khảo

(*) Thông tin tham khảo về môi trường biển đảo Việt Nam

- Vùng biển, đảo Việt Nam có khoảng 11 nghìn loài sinh vật cư trú trong hơn 20 kiểu hệ sinh thái điển hình thuộc 6 vùng đa dạng sinh học biển khác nhau. Trữ lượng hải sản khoảng 3,1 - 4,2 triệu tấn/năm, với khả năng khai thác 1,4 -1,6 triệu tấn/năm. Dọc ven biển Việt Nam có 370 nghìn ha có khả năng nuôi trồng thủy sản...

- Biển Việt Nam chứa đựng một khối lượng lớn về khoáng sản quý hiếm như: titan, nhôm, sắt, muối, mangan, cát thủy tinh và đất hiếm. Ven bờ biển có nhiều vịnh và đảo đẹp, nổi tiếng thế giới như vịnh Hạ Long, Bái Tử Long, đảo Cát Hải, Cát Bà, Bạch Long Vĩ… thuận lợi cho phát triển ngành du lịch biển và du lịch sinh thái.

- Đặc biệt, đáy biển Việt Nam có khoảng 500 nghìn km2 có triển vọng dầu khí (trong đó 3 khu vực lớn là: Vịnh Bắc Bộ, thềm lục địa khu vực Quảng Trị - Thừa Thiên Huế và vùng thềm lục địa phía Nam). Theo ước tính ban đầu, trữ lượng dầu mỏ có thể đạt tới 3 - 4 tỷ thùng và khí là khoảng 50 -70 tỷ m3.

(*) Hình ảnh tham khảo về môi trường biển đảo Việt Nam
loading...

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
3 tháng 8 2023

Tham khảo:

- Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa có vị trí chiến lược quan trọng, giúp kiểm soát và bảo đảm an ninh cho các tuyến đường giao thông trên biển, trên không trong khu vực Biển Đông.

- Với nguồn tài nguyên sinh vật, khoáng sản và du lịch đa dạng, các đảo, quần đảo trên Biển Đông là không gian hoạt động kinh tế có tầm quan trọng chiến lược. Một số ngành kinh tế biển có thể phát triển bền vững như du lịch, nuôi trồng và chế biến thuỷ sản, khai thác dược liệu biển và khoáng sản,...

+ Nằm trải rộng trên một vùng biển lớn, quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa tạo nên ngư trường đánh bắt hải sản khổng lồ với nhiều loài quý hiếm và có giá trị kinh tế cao như tôm hùm, hải sâm, đối mồi, vích, ốc tai voi, rau câu,...

+ Nguồn tài nguyên khoáng sản ở các đảo và vùng biển xung quanh gồm: dầu mỏ, khí đốt, phốt phát, bùn đa kim, cát, vỏ sò,… có thể khai thác với trữ lượng lớn. Đặc biệt, khu vực biển của quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa chứa đựng tài nguyên băng cháy rất lớn, được coi là nguồn năng lượng thay thế dầu khí trong tương lai.

+ Kinh tế du lịch biển cũng có thể đẩy mạnh nhờ hệ sinh vật đa dạng dưới đáy biển, cảnh quan thiên nhiên đẹp ven biển và trên nhiều hòn đảo.

+ Tại các đảo cũng có thể xây dựng các khu bảo tồn biển, các trung tâm nghiên cứu để duy trì và phát triển các loài sinh vật hoang dã, các loài quý hiếm.