K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 1 2018

Dấu hiệu báo trước mùa cốm sắp đến là : Cơn gió mùa hạ lướt qua vùng sen trên hồ, nhuần thấm cái hương thơm của lá. Vì người ta thường dùng lá sen để gói cốm nên mùi thơm của lá sen đã gợi nhắc người ta nghĩ tới mùa cốm sắp tới.

20 tháng 9 2023

Mây: ùn ùn kéo tới, đen kịt cả bầu trời

gió: Rít mạnh, tạo nên 1 âm thanh chói tai

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi :Xuân vềThế là mùa xuân mong ước đã đến ! Đầu tiên, từ trong vườn, mùi hoa hồng, hoa huệ thơm nức. Trong không khí không còn ngửi thấy hơi nước lạnh lẽo mà đầy hương thơm và sánh sáng mặt trời. Cây hồng bì đã cởi bỏ hết những cái áo già đen thủi. Các cành cây đều lấm tấm mầm xanh. Những cành xoan khẳng khiu đương trổ lá, lại sắp buông...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi :

Xuân về

Thế là mùa xuân mong ước đã đến ! Đầu tiên, từ trong vườn, mùi hoa hồng, hoa huệ thơm nức. Trong không khí không còn ngửi thấy hơi nước lạnh lẽo mà đầy hương thơm và sánh sáng mặt trời. Cây hồng bì đã cởi bỏ hết những cái áo già đen thủi. Các cành cây đều lấm tấm mầm xanh. Những cành xoan khẳng khiu đương trổ lá, lại sắp buông tỏa ra những tán hoa sang sáng, tim tím. Ngoài kia, rặng râm bụt cũng sắp có nụ.

Theo TÔ HOÀI

a) Những dấu hiệu nào báo mùa xuân đến ?

b) Tác giả đã quan sát mùa xuân bằng những cách nào (nhìn, nghe hay ngửi…)?

- Em hãy đọc đoạn đầu để nhận biết dấu hiệu báo hiệu xùa xuân đến.

- Em nhận xét cách tác giả quan sát mùa xuân qua những chi tiết: mùi hoa sực nức, ngửi thấy hơi nước lạnh lẽo, áo già đen thủi, mầm xanh, tán hoa sang sáng, tim tím,...

1
23 tháng 11 2019

a) Dấu hiệu nào báo mùa xuân đến : mùi hoa hồng, hoa huệ thơm nức, không khí ấm áp, cành cây hồng bì lấm tấm mầm xanh, cành xoan đang trổ lá, ra hoa, râm bụt sắp có nụ.

b) Tác giả đã quan sát mùa xuân bằng những cách sau :

- Nhìn : ánh nắng mặt trời, cây cối đang thay áo mới.

- Ngửi : hương thơm của các loài hoa, mùi hương thơm ngát của không khí.

11 tháng 7 2017

Dấu hiệu báo mùa xuân đến là khi hoa mận vừa tàn.

26 tháng 11 2023

Mùa xuân về thì sẽ có nhiều mưa phùn, trời dần ấm áp hơn, cây cối bắt đầu đâm chồi nảy lộc, nhiều loài hoa đua nhau khoe sắc.

19 tháng 4 2019

a) Những dấu hiệu báo cơn mưa sắp đến được thể hiện trong bài Mưa rào là: "Những đám mây bay về. Những đám mây lớn nặng và đặc xịt lổm ngổm đầy trời. Mây tản ra từng nắm nhỏ rồi san đều trên một nền đen xám xịt. Gió nam thổi giật mãi. Gió bỗng đổi mát lạnh nhuốm hơi nước…"

b) Những từ ngữ tả tiếng mưa và hạt mưa từ lúc bắt đầu đến lúc kết thúc cơn mưa:

- Mưa đến rồi, lẹt đẹt… lẹt đẹt.

- Những giọt nước lăn xuống mái phên nứa.

- Mưa ù xuống.

- Mấy giọt lách tách.

- Bây giờ bao nhiêu nước tuôn rào rào.

- Nước mưa xuống sầm sập, giọt ngã, giọt bay, bụi nước tỏa trắng xóa.

- Mưa rào rào.

- Mưa đồm độp.

- Mưa xối nước.

- Mưa đã ngớt.

- Mưa tạnh.

c) Những từ ngữ tả cây cối, con vật, bầu trời trong và sau trận mưa:

* Trong trận mưa

- Lá: vẫy tai run rẫy.

- Con gà: ướt lướt thướt, ngật ngưỡng.

- Trong nhà: tối sầm, mùi nồng ngai ngái.

- Nước chảy: đỏ ngòm, cuồn cuộn.

- Trời: tối thẫm, ục ục ì ầm.

* Sau trận mưa

- Trời: rạng dần, trong vắt, mặt trời ló ra.

- Chim: hót râm ran.

d. Tác giả đã quan sát cơn mưa bằng những giác quan: thị giác, thính giác và khứu giác.

28 tháng 2 2018

a)

Mây

- Những đảm mây lớn và đặc xịt, lổm ngổm đầy trời, tản ra từng nắm nhỏ rồi san đều trên một nền đen xám xịt.

Gió

- Thổi giật, mát lạnh, mang theo hơi nước.

- Khi mưa xuống: gió càng thêm mạnh, mặc sức điên đảo trên cành cây.

b)

Tiếng mưa

- Lúc đầu: lẹt đẹt ... lẹt đẹt, lách tách

- Về sau: mưa ù, xuống rào rào, rầm rập, đồm độp, đập bùng bùng, đổ ồ ồ.

Hạt mưa

- Những giọt nước lăn xuống mái hiên; mưa xiên xuống, lao xuống, lao vào trong bụi cây.

- Hạt mưa : ngã, bay, tỏa bụi nước trắng xóa.

c)

Trong mưa

- Lá đào, lá na, lá sói vẫy tai run rẩy.

     + Con gà trống ướt lướt thướt ngật ngưỡng tìm chỗ trú.

+ Vòm trời tối thẫm vang lên một hồi ục ục ì ầm, tiếng sấm của mưa đầu mùa.

Sau cơn mưa

- Trời rạng dần.

     + Chim chào mào hót râm ran.

     + Phía đông một mảng trời trong vắt.

     + Mặt trời ló ra, chói lọi trên những vòm lá bưởi lấp lánh.

d)

- Bằng mắt (thị giác) : thấy những đám mây biến đổi, thấy mưa rơi, thấy bầu trời đổi thay; thấy cây cỏ, con vật trong cơn mưa, cảnh tượng xung quanh khi mưa tuôn xối xả, khi ngớt mưa.

- Bằng tai nghe (thính giác): nghe được tiếng gió thổi; mưa và biết được nó biến đổi như thế nào, tiếng sấm, tiếng chim chào mào hót.

- Bằng cảm nhận của da (xúc giác): cảm thấy sự mát lạnh của gió nhuốm hơi nước trước cơn mưa.

- Bằng mũi ngửi (khứu giác): biết được mùi nồng ngại ngái; xa lạ, man mác của những trận mưa mới đầu mùa.

20 tháng 10 2021

ơ, gì đó

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:MỘT THỨ QUÀ CỦA LÚA NON: CỐM(1) Cơn gió mùa hạ lướt qua vừng sen trên hồ, nhuần thấm cái hương thơm của lá, như báo trước mùa về của một thức quà thanh nhã và tinh khiết. Các bạn ngửi thấy, khi đi qua những cánh đồng xanh, mà hạt thóc nếp đầu tiên làm trĩu thân lúa còn tươi, ngửi thấy cái mùi thơm mát của bông lúa non không? Trong cái vỏ xanh kia, có một giọt sữa trắng...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

MỘT THỨ QUÀ CỦA LÚA NON: CỐM

(1) Cơn gió mùa hạ lướt qua vừng sen trên hồ, nhuần thấm cái hương thơm của lá, như báo trước mùa về của một thức quà thanh nhã và tinh khiết. Các bạn ngửi thấy, khi đi qua những cánh đồng xanh, mà hạt thóc nếp đầu tiên làm trĩu thân lúa còn tươi, ngửi thấy cái mùi thơm mát của bông lúa non không? Trong cái vỏ xanh kia, có một giọt sữa trắng thơm, phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ. Dưới ánh nắng, giọt sữa dần dần đông lại, bông lúa càng ngày cong xuống, nặng vì cái chất quý trong sạch của Trời.

(2) Đợi đến lúc vừa nhất, mà chỉ riêng những người chuyên môn mới định được, người ta gặt mang về. Rồi đến một loạt cách chế biến, những cách thức làm, truyền tự đời này sang đời khác, một sự bí mật trân trọng và khe khắt giữ gìn, các cô gái Vòng làm ra thứ cốm dẻo và thơm ấy. Tất nhiên là nhiều nơi cũng biết cách thức làm cốm, nhưng không có đâu làm được cốm dẻo, thơm và ngon được ở làng Vòng, gần Hà Nội. Tiếng cốm Vòng đã lan khắp tất cả ba kỳ, và đến mùa cốm, các người ở Hà Nội 36 phố phường vẫn thường ngóng trông cô hàng cốm xinh xinh, áo quần gọn ghẽ, với cái dấu hiệu đặc biệt là cái đòn gánh hai đầu cong vút lên như chiếc thuyền rồng ...

(3) Cốm là thức quà đặc biệt riêng của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ Việt Nam. Ai nghĩ đầu tiên dùng cốm để làm quà sêu tết? Không có gì hợp hơn với sự vương vít của tơ hồng, thức quà trong sạch, trung thành như các việc lễ nghi. Hồng cốm tốt đôi ... Và không bao giờ có hai màu lại hòa hợp hơn nữa: màu xanh tươi của cốm như ngọc thạch quý, màu đỏ thắm của hồng như ngọc lựu già. Một thứ thanh đạm, một thứ ngọt sắc, hai vị nâng đỡ nhau để hạnh phúc được lâu bền. (Thật đáng tiếc khi chúng ta thấy những tục lệ tốt đẹp ấy mất dần, và những thức quý của đất mình thay dần bằng những thức bóng bẩy hào nháng và thô kệch bắt chước nước ngoài: những kẻ mới giàu vô học có biết đâu thưởng thức được những vẻ cao quý kín đáo và nhũn nhặn?).

(4) Cốm không phải là thức quà của người vội; ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ. Lúc bấy giờ ta mới thấy thu lại cả trong hương vị ấy, cái mùi thơm phức của lúa mới, của hoa cỏ dại ven bờ: trong màu xanh của cốm, cái tươi mát của lá non, và trong chất ngọt của cốm, cái dịu dàng thanh đạm của loài thảo mộc. Thêm vào cái mùi hơi ngát của lá sen già, ướp lấy từng hạt cốm một, còn giữ lại cái ấm áp của những ngày mùa hạ trên hồ. Chúng ta có thể nói rằng trời sinh lá sen để bao bọc cốm, cũng như trời sinh cốm nằm ủ trong lá sen, chúng ta thấy hiện ra từng lá cốm, sạch sẽ và tinh khiết, không có mảy may chút bụi nào. Hỡi các bà mua hàng! Chớ có thọc tay mân mê thức quà thần tiên ấy, hãy nhẹ nhàng mà nâng đỡ, chút chiu mà vuốt ve ... Phải nên kính trọng cái lộc của Trời, cái khéo léo của người, và sự cố tiềm tàng và nhẫn nại của thần lúa. Sự thưởng thức của các bà sẽ được trang nhã và đẹp đẽ hơn và cái vui cũng sẽ tươi sáng hơn nhiều lắm.

(Một thứ quà của lúa non: Cốm, trích Hà Nội băm sáu phố phường, Thạch Lam)

Câu 1. Văn bản trên thuộc thể loại gì?

A.  Tản văn

B.   Tùy bút

C.   Truyện ngắn

D.  Truyện đồng thoại

Câu 2. Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản là

A. Nghị luận

B. Tự sự

C. Biểu cảm

D. Miêu tả

Câu 3. Dòng nào dưới đây không đề cập đến nội dung của văn bản?

A. Nguồn gốc và cách thức làm cốm

B. Vẻ đẹp và công dụng của cốm

C. Sự thưởng thức cốm

D. Cách chế biến cốm

Câu 4. Theo người viết, ăn cốm phải ăn như thế nào?

A.   Ăn nhanh, ăn lúc còn nóng.

B.   Ăn từ từ, mỗi lần ăn nhiều để cảm nhận được vị ngon

C.   Ăn nhanh, ăn nhiều, ngẫm nghĩ

D.   Ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ.

Câu 5. Đáp án nào dưới đây nêu đúng từ Hán Việt trong câu “Cốm để nguyên chất ăn bao giờ cũng ngon và nhiều vị”?

A. Nguyên chất

B. Bao giờ

C. Ăn

D. Ngon

Câu 6. Hai câu văn Và không bao giờ có hai màu lại hòa hợp hơn nữa: màu xanh tươi của cốm như ngọc thạch quý, màu đỏ thắm của hồng như ngọc lựu già. Một thứ thanh đạm, một thứ ngọt sắc, hai vị nâng đỡ nhau để hạnh phúc được lâu bền. được liên kết với nhau bằng…

A.   phép thế và phép liên tưởng.

B.   phép nối và phép thế.

C.   phép lặp và phép nối.

D.   phép lặp và phép liên tưởng.

Câu 7. Câu văn nào dưới đây nói rõ nhất giá trị đặc sắc chứa đựng trong hạt cốm?

A. Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam.

B. Không còn gì hợp hơn với sự vấn vít của tơ hồng, thức quà trong sạch, trung thành như các việc lễ nghi.

C. Và không bao giờ có hai màu lại hòa hợp hơn được nữa: màu xanh tươi của cốm như ngọc thạch quý, màu đỏ thắm của hồng như ngọc lựu già.

D. Một thứ thanh đạm, một thứ ngọt sắc, hai vị nâng đỡ nhau để được hạnh phúc lâu bền.

Câu 8. Đáp án nào dưới đây nêu đúng tình cảm của tác giả được thể hiện trong văn bản?

A. Tự hào, trân trọng về một thức quà của đất nước.

B. Trăn trở, băn khoăn về cách thưởng thức cốm.

C. Xúc động, hạnh phúc về một thức quà của đất nước.

D. Lo lắng, tiếc nuối cho một giá trị văn hóa tinh thần.

Câu 9. Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong câu văn: Lúc bấy giờ ta mới thấy thu lại cả trong hương vị ấy, cái mùi thơm phức của lúa mới, của hoa cỏ dại ven bờ: trong màu xanh của cốm, cái tươi mát của lá non, và trong chất ngọt của cốm, cái dịu dàng thanh đạm của loài thảo mộc.

Câu 10. Ghi lại câu văn trực tiếp bộc lộ cảm xúc của tác giả trong đoạn (4). Qua đó, tác giả muốn truyền tải ý nghĩa xã hội gì vào văn bản?

II. Viết

Bài 1. Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 6-8 câu) biểu cảm về đoạn văn sau:

Cơn gió mùa hạ lướt qua vừng sen trên hồ, nhuần thấm cái hương thơm của lá, như báo trước mùa về của một thức quà thanh nhã và tinh khiết. Các bạn ngửi thấy, khi đi qua những cánh đồng xanh, mà hạt thóc nếp đầu tiên làm trĩu thân lúa còn tươi, ngửi thấy cái mùi thơm mát của bông lúa non không? Trong cái vỏ xanh kia, có một giọt sữa trắng thơm, phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ. Dưới ánh nắng, giọt sữa dần dần đông lại, bông lúa càng ngày cong xuống, nặng vì cái chất quý trong sạch của Trời.

Bài 2. Viết một bài văn (khoảng 01 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về vai trò của sự cố gắng không ngừng của con người trong cuộc sống.

 

 

0
22 tháng 5 2022

A

 

28 tháng 2 2018

Đáp án B