Nhận xét về cách đặt tên chương, tên các phần trong văn bản.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Nhận xét nhan đề và tên các phần trong văn bản
- Thuế máu - một thứ thuế lạ, khơi gợi sự tò mò của người đọc, là những thứ thuế nặng nề, vô lí gông vào cổ của nhân dân An Nam. Họ phải dùng cả nước mắt, máu xương, tính mạng của mình để đóng cho đủ những thứ thuế ấy
- Tên của các phần trong văn bản: Chiến tranh và "Người bản xứ" - Chế độ lính tình nguyện - Kết quả của sự hi sinh là quá trình lừa bịp trắng trợn, vắt đến tận xương tủy nhân dân của thực dân Pháp
- Cách đặt tên nhan đề và các phần trong văn bản cho ta thấy được một niềm phẫn uất, căm hận, cả sự bất bình, đau đớn của một người khi chứng kiến cảnh nhân dân, đất nước, quê cha đất tổ bị chà đạp, phỉ nhổ. Đó cũng là cơ sở tiền đề cho những lí luận sắc bén và lời kết tội đanh thép của Bác sau này.
Tên tên sông ngòi, kênh rạch ở đây được gọi theo đặc điểm riêng của nó. Nó tạo nên màu sắc riêng cho địa phương và cho thấy thiên nhiên ở đây còn rất tự nhiên, hoang dã.
Tham khảo
Qua truyện ngắn Sống chết mặc bay, nhà văn Phạm Duy Tốn đã khắc họa thành công chân dung một viên quan phụ mẫu độc ác, sa đọa và vô nhân tính. Quan phụ mẫu, danh xưng đó được gọi nên từ bao yêu thương của con dân, với kì vọng vào một vị quan liêm minh công chính, thương dân như con. Thế nhưng, sự thật là gì? Khi muôn dân oằn mình dưới mưa bão, lũ lụt, quan cha mẹ lại ngồi trong đình cao đánh bài, hút thuốc phiện. Khi muôn dân đau đớn đến van nài, tìm kiếm sự giúp đỡ, thì quan cha mẹ can tâm đánh đuổi đi để tiếp tục tập trung cho việc quan trọng hơn là đánh đề. Khi muôn dân mất trắng tất cả dưới dòng nước lũ tàn độc, đến tính mạng cũng khó dữ, thì quan cha mẹ lại sung sướng vỡ òa khi được ù ván bài. Thông qua sự tương phản tuyệt vọng ấy, hình ảnh viên quan phụ mẫu đã được khắc họa rõ nét, với sự vô lương tâm và độc ác (Câu bị động). Một kẻ như thế, lại được gọi bằng cái tên “quan phụ mẫu”, thật mỉa mai thay, thật đắng cay thay cho biết bao số phận tội nghiệp đang chìm nổi ở ngoài kia.
Qua cách đặt tên cho những vùng đất, những con sông, những con rạch vùng Cà Mau cho thấy tên gọi được đặt gần gũi, giản dị, xác thực với đặc điểm tự nhiên.
Cai lệ : viên cai chỉ huy một tốp lính , là chức quan thấp nhất trong quân đội thực dân phong kiến .
ở làng Đông Xá , cai lệ được coi là tên tay sai đắc lực của quan phủ , giúp quan tróc nã những người nghèo chưa nộp đủ tiền sưu thuế . Có thể nói đánh trói người là nghề của hắn , được hắn làm với một kĩ thuật thành thạo và sự say mê.
- Cử chỉ , hành động của cai lệ : sầm sập tiến vào với roi song , tay thước và dây thừng trợn ngược hai mắt quát , giật phắt cái dây thừng và chạy sầm sập đến chỗ anh Dậu , bịch luôn vào ngực chị Dậu , tát vào mặt chị một cái đánh bốp ....
- Lời nói : hắn chỉ biết quát , thét , hầm hè , nham nhảm giống như tiếng sủa , rít , gầm của thú dữ .
Bản chất cai lệ được bộc lộ : đó là kẻ tàn bạo , không chút tình người . Hắn cứ nhằm vào anh Dậu mà không bận tâm đến việc hôm qua anh ốm nặng tưởng chết
Hắn bỏ ngoài tai mọi lời van xin , trình bày lễ phép có lí có tình của chị Dậu . Trái lại , hắn đã đáp lại chị Dậu bằng những lời lẽ thô tục , hành động đểu cáng , hung hãn , táng tận lương tâm .
- Trong bộ máy XH đương thời , cai lệ chỉ là gã tay sai mạt hạng nhưng núp dưới bóng quan phủ hắn tha hồ tác oai tác quái . Hắn hung dữ , sẵn sàng gây tội ác mà không hề chùn tay , cũng không hề bị ngăn chặn vì hắn đại diện cho nhà nước nhân danh
phép nước để hành động .
Có thể nói , tên cai lệ vô danh không chút tình người là hiện thân đầy đủ nhất , rõ nét nhất của xã hội thực dân phong kiến đương thời .
Cai lệ là hình ảnh tiêu biểu của bọn tay sai đầu trâu mặt ngựa hung hãn, với bản chất tàn ác và tư cách đê tiện, không chút tình người, một công cụ bằng sắt đắc lực của chính quyền thực dân phong kiến. Trong bộ máy thống trị của xã hội thực dân đương thời, hắn chỉ là một tên tay sai mạt hạng. Nhưng dưới ngòi bút của Ngô Tất Tố, hắn là hình ảnh tượng trưng và tiêu biểu của chính quyền thực dân phong kiến, hung dữ, sẵn sàng gây tội ác mà không hề chùn tay. Có thể nói, tàn bạo, không chút tính người, là bản chất và tính cách của tên cai lệ! Tính cách ấy được Ngô Tất Tố thể hiện rất rõ nét trong đoạn trích. Dưới ngòi bút đầy căm phẫn của nhà văn, cai lệ hiện nguyên hình là một con thú dữ, chỉ biết sủa, rít, gầm; chỉ biết lăn xả vào cắn xé người lương thiện, cắn xé những kẻ khốn khổ.
Trong truyện "Lặng lẽ Sa Pa", tác giả không đặt cho các nhân vật những cái tên cụ thể mà gọi chung chung "Anh thanh niên, cô kĩ sư, Bác lái xe, ông họa sĩ,..." với ngụ ý rằng: những con người đang ngày ngày thầm lặng cống hiến cho đất nước không phải là một người, một nhân vật cụ thể. Mà trên dải đất Việt Nam này có rất nhiều người đang ngày ngày cống hiến như vậy. Và các nhân vật trong câu chuyện này là một trong những đại diện cho những gương mặt ấy.
- Không đặt tên mà chỉ là anh thanh niên , cô kĩ sư ,...
- Chỉ một lớp người trong xã hội thầm lặng làm việc.
a)
- Tên phần tiếng Việt:
+ Hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường.
+ Ôn tập các biện pháp tu từ tiếng Việt.
+ Cách giải thích nghĩa của từ và cách trình bày tài liệu tham khảo.
+ Ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết.
+ Lỗi về thành phần câu và cách sửa.
b)
+ Các kiến thức phần tiếng Việt liên quan chặt chẽ đến phần đọc hiểu, giúp đọc hiểu nội dung các văn bản sâu sắc hơn.
c)
- Bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử.
- Biện pháp tu từ: So sánh “Vườn ai mướt quá xanh như ngọc”
- Tác dụng: Nhấn mạnh thiên nhiên, khu vườn thôn Vĩ xanh tốt, tươi tốt, mang một màu xanh tươi đẹp. Đồng thời làm cho bài thơ thêm sinh động, hấp dẫn.
- Văn bản được đặt cùng tên với tên chương I trong bài nhằm:
+ Vạch trần, tố cáo bản chất dã man của bọn thực dân Pháp khi bóc lột, đàn áp người dân bằng "Thuế máu"
+ Tình cảnh khốn cùng, số phận thảm thương của người dân thuộc địa.
+ Thái độ căm phẫn, mỉa mai, châm biếm của tác giả trước chính sách tàn độc của bọn thực dân.
- Cách đặt tên các phần tương ứng và làm rõ tính dã man, bản chất "hút máu" của bọn thực dân:
+ Phần 1: Tố cáo sự giả nhân, giả nghĩa của thực dân khi bắt người dân thuộc địa làm nô lệ, bia đỡ đạn.
+ Phần 2: Vạch trần sự thật về chế độ lính tình nguyện mà thực dân đề ra.
+ Phần 3: Kết quả của sự hi sinh từ đó tố cáo những lời lẽ lừa bịp, giả nhân nghĩa của bọn thống trị.
→ Cả ba phần nêu lên bản chất thâm độc, tráo trở của bọn thực dân trên nước thuộc địa.