Trình bày diễn biến và nêu ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng bằng lời văn
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Diễn biến của trận quyết chiến trên sông Bạch Đằng :
- Năm 938, quân Nam Hán kéo vào bờ biển nước ta, lúc này nước triều đang dâng, quân ta khiêu chiến, giả vờ thua rút chạy, giặc đuổi theo vượt qua bãi cọc ngầm.
- Khi nước triều rút, quân ta dốc toàn lực lượng đánh quật trở lại. Quân giặc rút chạy. Trận chiến diễn ra ác liệt (thuyền quân ta nhỏ gọn, dễ luồn lách ; thuyền địch to. cồng kềnh rất khó khăn chạy qua bãi cọc lúc này đã nhô lên do nước triều rút...).
- Vua Nam Hán vội ra lệnh thu quân về nước. Trận Bạch Đằng kết thúc thắng lợi về phía quân ta.
- Ý nghĩa :
+ Đây là một chiến thắng lẫy lừng của dân tộc ta, đã đánh bại hoàn toàn ý chí xâm lược của nhà Nam Hán.
+ Đã bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc và mở ra thời đại độc lập đối với dân tộc ta.
TK
https://loigiaihay.com/chien-thang-bach-dang-c82a13767.html
https://loigiaihay.com/em-hay-neu-y-nghia-cua-chien-thang-bach-dang-nam-1288-c82a38401.html
Tham khảo
Tháng 1/1288, Thoát Hoan chia làm 3 đạo quân tiến vào Thăng Long. Tại đây ta thực hiện " vườn không nhà trống". Quân Nguyên ngày càng rơi vào thế lúng túng khó khăn. Thoát Hoan quyết định rút quân về nước. Nhân cơ hội này, vua Trần và Trần Quốc Tuấn mở cuộc phản công và tiến hành bố trí quân mai phục ở sông Bạch Đằng.
- Tháng 4/1288, đoàn quân Ô Mã Nhi rút theo đường thủy trên sông Bạch Đằng. Khi quân Ô Mã Nhi tiến quân đến bãi cọ, quân Trần ra khiêu chiến rồi giả vờ thua chạy, chờ khi nước triều xuống tổ chức phản công. Toàn bộ cánh thủy binh giặc bị tiêu giệt. Ô Mã Nhi bị bắt sống. Cánh quân Thoát Hoan từ Vạn Kiếp ngược lên Lạng Sơn rút qua Quảng Tây, Trung Quốc cũng bị truy kích và tiêu diệt.
=> Cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi.
a)
-Dưới thời Văn Lang, người Lạc Việt biết làm ruộng, ươm tơ, dệt lụa, đúc đồng làm vũ khí và công cụ sản xuất.
-Hàng ngày họ ra đồng trồng lúa, đỗ, khoai, rau quả và cả dưa hấu. Họ sinh hoạt trong ngôi nhà sàn, thức ăn chủ yếu của người Lạc Việt là xôi, bánh chưng, bánh giầy, cơm…
-Vào những ngày lễ, họ cùng tụ tập lại với nhau, ca hát nhảy múa với nhau và cùng nhau chơi những trò chơi như đấu vật, đua thuyền…Cuộc sống ở làng bản của họ vô cùng giản dị, vui tươi, hòa hợp với thiên nhiên.
b)
Hoàn cảnh diễn ra cuộc khởi nghĩa:
-Hai Bà Trưng được sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh nước mất, nhà tan, nên hai chị em sớm có lòng căm thù giặc.
-Lúc bấy giờ, Trưng Trắc và chồng là Thi Sách liên kết các thủ lĩnh để chuẩn bị nổi dậy. Chính lúc đó, Thi Sách bị Tô Định giết hại.
-Do đó, Hai Bà Trưng quyết tâm đứng lên khởi nghĩa để đền nợ nước, trả thù nhà.
Diễn biến cuộc khởi nghĩa:
-Mùa xuân năm 40, trên cửa sông Hát Môn Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa.
-Nghĩa quân làm chủ Mê Linh, tiến đánh Cổ Loa, tấn công Luy Lâu.
Kết quả
-Trong vòng không đầy một tháng, cuộc khởi nghĩa đã hoàn toàn thắng lợi.
c)
Diễn biến của chiến thắng Bạch Đằng:
-Quân Nam Hán do Hoằng Tháo chỉ huy đã vượt biển, ngược sông Bạch Đằng tiến vào nước ta.
-Ngô Quyền lợi dụng thủy triều, cho quân cắm cọc gỗ đầu nhọn xuống nơi hiểm yếu.
-Sau đó, Ngô Quyền cho quân mai phục ở hai bên bờ sông và cho quân bơi thuyền nhẹ ra khiêu chiến nhử quân địch vào khu vực ta đã đóng cọc.
-Thủy triều xuống, cọc gỗ nhô lên, quân ta mai phục đổ ra đánh quyết liệt, thuyền địch bị chọc thủng, quân địch tê liệt, Hoằng Tháo bị tử trận.
Ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng:
-Chiến thắng Bạch Đằng kết thúc thời kì nước ta bị phong kiến phương Bắc đô hộ, mở ra thời kì độc lập lâu dài cho dân tộc.
Trận chiến trên sông Bạch Đằng năm 938 là một chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta vì:Đây là một trong những trận thuỷ chiến lớn nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc, tiêu diệt được nhiều quân thù, đánh bại ý chí xâm lăng của nhà Nam Hán, khiến cho chúng không dám tấn công xâm lược nước ta lần thứ ba, mặc dù nhà Nam Hán còn tồn tại một thời gian dài nữa.
chúc bạn hok tốt !!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!
học sinh giỏi toàn diện
kết bạn với mình nha!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!
TRẬN CHIẾN TRÊN SÔNG BẠCH ĐẰNG NĂM 938 LÀ 1 CHIẾN THẮNG VĨ ĐẠI CỦA DÂN TỘC VÌ :
- Đây là một trong những trận thuỷ chiến lớn nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc.
- Đánh bại ý chí xâm lược của nhà Nam Hán. Đây là lần thứ hai nhà Nam hán đem quân sang xâm lược nước ta, mặc dù sau chiến thắng này, nhà Nam Hán còn tồn tại một thời gian nữa nhưng không dám đem quân sang xâm lược nước ta lần thứ ba.
- Kết thúc 1000 năm Bắc thuộc, khẳng định nền độc lập của dân tộc, chiến thắng Bạch Đằng mở ra thời kì độc lập lâu dài cho tổ quốc.
chúc bn hk tốt !
Diễn biến :
- Năm 938, quân Nam Hán kéo vào bờ biển nước ta, lúc này nước triều đang dâng, quân ta khiêu chiến, giả vờ thua rút chạy, giặc đuổi theo vượt qua bãi cọc ngầm.
- Khi nước triều rút, quân ta dốc toàn lực lượng đánh quật trở lại. Quân giặc rút chạy. Trận chiến diễn ra ác liệt (thuyền quân ta nhỏ gọn, dễ luồn lách ; thuyền địch to. cồng kềnh rất khó khăn chạy qua bãi cọc lúc này đã nhô lên do nước triều rút...).
- Vua Nam Hán vội ra lệnh thu quân về nước. Trận Bạch Đằng kết thúc thắng lợi về phía quân ta.
Ý nghĩa lịch sử:
- Đây là một chiến thắng lẫy lừng của dân tộc ta, đã đánh bại hoàn toàn ý chí xâm lược của nhà Nam Hán.
- Đã bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc và mở ra thời đại độc lập đối với dân tộc ta
Ngô Quyền bao vây và giết chết Kiều Công Tiễn
Năm 938, sau khi tập hợp các hào kiệt trong nước đứng về phía mình, Ngô Quyền mang quân từ Ái châu ra bắc đánh Kiều Công Tiễn. Kiều Công Tiễn bị cô lập không chống nổi, trông chờ viện binh của Nam Hán.
Trong khi vua Nam Hán đang điều quân thì Ngô Quyền đã tiến ra thành Đại La. Kiều Công Tiễn bị cô thế không đủ sức chống lại nên thành nhanh chóng bị hạ, Kiều Công Tiễn bị giết chết. Lúc đó quân Nam Hán vẫn chưa tiến vào tới biên giới.
Kế hoạch của quân Nam Hán
Vua Nam Hán cho con trai là Hoằng Tháo làm Tĩnh Hải quân Tiết độ sứ, đổi tước phong là Giao Vương, đem 2 vạn quân sang với danh nghĩa là cứu Công Tiễn. Lưu Nghiễm hỏi kế ở Sùng Văn hầu là Tiêu Ích. Ích nói:
“ | Nay mưa dầm đã mấy tuần, đường biển thì xa xôi nguy hiểm, Ngô Quyền lại là người kiệt hiệt, không thể khinh suất được. Đại quân phải nên thận trọng chắc chắn, dùng nhiều người hướng đạo rồi sau mới nên tiến. | ” |
— Sùng Văn hầu Tiêu Ích |
Vua Nam Hán đang muốn hành quân nhanh để đánh chiếm lại Tĩnh Hải quân, nên không nghe theo kế của Tiêu Ích, sai Hoằng Tháo đem chiến thuyền theo sông Bạch Đằng mà vào. Lưu Nghiễm tự mình làm tướng, đóng ở Hải Môn để làm thanh viện.
Kế hoạch của Ngô Quyền
Ngô Quyền nghe tin Hoằng Tháo sắp đến, ông bảo với các tướng rằng:[1]
“ | Hoằng Tháo là đứa trẻ khờ dại, đem quân từ xa đến, quân lính còn mỏi mệt, lại nghe Công Tiễn đã chết, không có người làm nội ứng, đã mất vía trước rồi. Quân ta lấy sức còn khỏe địch với quân mỏi mệt, tất phá được. Nhưng bọn chúng có lợi ở chiến thuyền, ta không phòng bị trước thì thế được thua chưa biết ra sao. Nếu sai người đem cọc lớn vạt nhọn đầu bịt sắt đóng ngầm ở trước cửa biển, thuyền của bọn chúng theo nước triều lên vào trong hàng cọc thì sau đó ta dễ bề chế ngự, không cho chiếc nào ra thoát. | ” |
— Ngô Quyền |
Ngô Quyền cho quân sĩ đóng cọc có bịt sắt nhọn xuống lòng sông Bạch Đằng. Khi thuỷ triều lên, bãi cọc không bị lộ. Ngô Quyền dự định nhử quân địch vào khu vực này khi thủy triều lên và đợi nước triều rút xuống cho thuyền địch mắc cạn mới giao chiến.
Thủy chiến trên sông Bạch Đằng
Vào một ngày cuối đông năm 938, trên sông Bạch Đằng, vùng cửa biển và hạ lưu, cả một đoàn binh thuyền do Hoằng Tháo chỉ huy vừa vượt biển tiến vào cửa ngõ Bạch Đằng.Quân Nam Hán thấy quân của Ngô Quyền chỉ có thuyền nhẹ, quân ít tưởng có thể ăn tươi, nuốt sống liền hùng hổ tiến vào. Ngô Quyền ra lệnh cho quân bỏ chạy lên thượng lưu. Đợi đến khi thủy triều xuống, ông mới hạ lệnh cho quân sĩ đổ ra đánh. Thuyền chiến lớn của Nam Hán bị mắc cạn và lần lượt bị cọc đâm thủng gần hết. Lúc đó Ngô Quyền mới tung quân ra tấn công dữ dội. Quân Nam Hán thua chạy, còn Lưu Hoằng Tháo bỏ mạng với hơn một nửa quân sĩ.
Kết quả
Vua Nam Hán đang cầm quân tiếp ứng đóng ở biên giới mà không kịp trở tay đối phó. Nghe tin Hoằng Tháo tử trận, Nghiễm kinh hoàng, đành "thương khóc thu nhặt quân còn lại mà rút lui" (Đại Việt sử ký toàn thư). Từ đó nhà Nam Hán bỏ hẳn mộng xâm lược Tĩnh Hải quân. Lưu Cung cũng than rằng cái tên "Cung" của ông là xấu[1].
Năm 939, Ngô Quyền lên ngôi vua, xưng là Ngô Vương, lập ra nhà Ngô, đóng đô ở Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội ngày nay).
Ngô Quyền bao vây và giết chết Kiều Công Tiễn
Năm 938, sau khi tập hợp các hào kiệt trong nước đứng về phía mình, Ngô Quyền mang quân từ Ái châu ra bắc đánh Kiều Công Tiễn. Kiều Công Tiễn bị cô lập không chống nổi, trông chờ viện binh của Nam Hán.
Trong khi vua Nam Hán đang điều quân thì Ngô Quyền đã tiến ra thành Đại La. Kiều Công Tiễn bị cô thế không đủ sức chống lại nên thành nhanh chóng bị hạ, Kiều Công Tiễn bị giết chết. Lúc đó quân Nam Hán vẫn chưa tiến vào tới biên giới.
Kế hoạch của quân Nam Hán
Vua Nam Hán cho con trai là Hoằng Tháo làm Tĩnh Hải quân Tiết độ sứ, đổi tước phong là Giao Vương, đem 2 vạn quân sang với danh nghĩa là cứu Công Tiễn. Lưu Nghiễm hỏi kế ở Sùng Văn hầu là Tiêu Ích. Ích nói:
“ | Nay mưa dầm đã mấy tuần, đường biển thì xa xôi nguy hiểm, Ngô Quyền lại là người kiệt hiệt, không thể khinh suất được. Đại quân phải nên thận trọng chắc chắn, dùng nhiều người hướng đạo rồi sau mới nên tiến. | ” |
— Sùng Văn hầu Tiêu Ích |
Vua Nam Hán đang muốn hành quân nhanh để đánh chiếm lại Tĩnh Hải quân, nên không nghe theo kế của Tiêu Ích, sai Hoằng Tháo đem chiến thuyền theo sông Bạch Đằng mà vào. Lưu Nghiễm tự mình làm tướng, đóng ở Hải Môn để làm thanh viện.
Kế hoạch của Ngô Quyền
Ngô Quyền nghe tin Hoằng Tháo sắp đến, ông bảo với các tướng rằng:[1]
“ | Hoằng Tháo là đứa trẻ khờ dại, đem quân từ xa đến, quân lính còn mỏi mệt, lại nghe Công Tiễn đã chết, không có người làm nội ứng, đã mất vía trước rồi. Quân ta lấy sức còn khỏe địch với quân mỏi mệt, tất phá được. Nhưng bọn chúng có lợi ở chiến thuyền, ta không phòng bị trước thì thế được thua chưa biết ra sao. Nếu sai người đem cọc lớn vạt nhọn đầu bịt sắt đóng ngầm ở trước cửa biển, thuyền của bọn chúng theo nước triều lên vào trong hàng cọc thì sau đó ta dễ bề chế ngự, không cho chiếc nào ra thoát. | ” |
— Ngô Quyền |
Ngô Quyền cho quân sĩ đóng cọc có bịt sắt nhọn xuống lòng sông Bạch Đằng. Khi thuỷ triều lên, bãi cọc không bị lộ. Ngô Quyền dự định nhử quân địch vào khu vực này khi thủy triều lên và đợi nước triều rút xuống cho thuyền địch mắc cạn mới giao chiến.
Thủy chiến trên sông Bạch Đằng
Vào một ngày cuối đông năm 938, trên sông Bạch Đằng, vùng cửa biển và hạ lưu, cả một đoàn binh thuyền do Hoằng Tháo chỉ huy vừa vượt biển tiến vào cửa ngõ Bạch Đằng.Quân Nam Hán thấy quân của Ngô Quyền chỉ có thuyền nhẹ, quân ít tưởng có thể ăn tươi, nuốt sống liền hùng hổ tiến vào. Ngô Quyền ra lệnh cho quân bỏ chạy lên thượng lưu. Đợi đến khi thủy triều xuống, ông mới hạ lệnh cho quân sĩ đổ ra đánh. Thuyền chiến lớn của Nam Hán bị mắc cạn và lần lượt bị cọc đâm thủng gần hết. Lúc đó Ngô Quyền mới tung quân ra tấn công dữ dội. Quân Nam Hán thua chạy, còn Lưu Hoằng Tháo bỏ mạng với hơn một nửa quân sĩ.
Kết quả
Vua Nam Hán đang cầm quân tiếp ứng đóng ở biên giới mà không kịp trở tay đối phó. Nghe tin Hoằng Tháo tử trận, Nghiễm kinh hoàng, đành "thương khóc thu nhặt quân còn lại mà rút lui" (Đại Việt sử ký toàn thư). Từ đó nhà Nam Hán bỏ hẳn mộng xâm lược Tĩnh Hải quân. Lưu Cung cũng than rằng cái tên "Cung" của ông là xấu[1].
Năm 939, Ngô Quyền lên ngôi vua, xưng là Ngô Vương, lập ra nhà Ngô, đóng đô ở Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội ngày nay).
Lưu Cung tham đất đai của người, muốn mở rộng bờ cõi, đất đai chưa lấy được mà đã hại mất đứa con của mình và hại cả nhân dân, tức như Mạnh Tử nói: "Đem cái mình không yêu mà hại cái mình yêu" vậy chăng? | ” |
— Ngô Sĩ Liên[1] |
“ | Tiền Ngô Vương có thể lấy quân mới họp của nước Việt ta mà đánh tan được trăm vạn quân của Lưu Hoằng Tháo, mở nước xưng vương, làm cho người phương Bắc không dám lại sang nữa. Có thể nói là một lần nổi giận mà yên được dân, mưu giỏi mà đánh cũng giỏi vậy. Tuy chỉ xưng vương, chưa lên ngôi đế, đổi niên hiệu, nhưng chính thống của nước Việt ta, ngõ hầu đã nối lại được. | ” |
— Ngô Sĩ Liên [1] |
“ | Ngô Quyền trong thì giết được nghịch thần, báo thù cho chủ, ngoài thì phá được cường địch, bảo toàn cho nước, thật là một người trung nghĩa lưu danh thiên cổ, mà cũng nhờ có tay Ngô Quyền, nước Nam ta mới cởi được ách Bắc thuộc hơn một nghìn năm, và mở đường cho Đinh, Lê, Lý, Trần về sau này được tự chủ ở cõi Nam vậy. | ” |
— Việt Nam sử lược, Trần Trọng Kim |
Trận thắng lớn ở sông Bạch Đằng năm 938 có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với lịch sử Việt Nam, nó đã giúp chấm dứt 1000 năm Bắc thuộc trong lịch sử Việt Nam, mở ra một thời kỳ độc lập tự chủ cho Việt Nam.
Chiến thắng Bạch Đằng có thể coi là trận chung kết toàn thắng của dân tộc Việt Nam trên con đường đấu tranh chống Bắc thuộc, chống đồng hóa, đấu tranh giành lại độc lập dân tộc. Phải đặt trong bối cảnh Bắc thuộc kéo dài sau 1117 năm (179 TCN - 938) mới thấy hết ý nghĩa lịch sử vĩ đại của nó.
Hơn thế nữa, trong hơn 1000 năm Bắc thuộc đó, kẻ thù của dân tộc Việt là một đế quốc lớn mạnh bậc nhất ở phương Đông với chủ nghĩa bành trướng Đại Hán đang lúc phát triển cao độ, nhất là dưới thời Hán, Đường. Tiếp tục công cuộc bành trướng của Tần Thủy Hoàng, nhà Hán đã chinh phục miền Bắc xứ Triều Tiên chiếm đất đai các bộ lạc du mục phía Bắc, mở rộng lãnh thổ về phía Trung Á, xâm lược các nước Hạ Lang, Điền ở Tây Nam. Đầu thế kỷ thứ 7, nhà Tùy bành trướng mạnh về phía Đông, chinh phục Triều Tiên, Lưu Cầu (Đài Loan), Giao Châu, Lâm Ấp, Tây Đồ Quốc..., nhà Đường mở rộng bành trướng về mọi phía, lập thành một đế chế bao la như Đường Thái Tông đã từng tuyên bố: "Ta đã chinh phục được hơn 200 vương quốc, dẹp yên bốn bề, bọn Di Man ở cõi xa cũng lần lượt về quy phục" (theo Đường thư).
Từ đầu Công nguyên, dân số của đế chế Hán đã lên đến 57 triệu người. Thời gian đó, dân số của Việt Nam chỉ độ một triệu. Sau khi chiếm được Việt Nam, mưu đồ của nhà Hán không phải chỉ dừng lại ở chỗ thủ tiêu chủ quyền quốc gia, bóc lột nhân dân, vơ vét của cả, mà còn tiến tới đồng hóa vĩnh viễn dân tộc Việt, sáp nhập đất đai vào Trung Quốc. Chính sách đồng hóa là một đặc trưng nổi bật của chủ nghĩa bành trướng Đại Hán, đã được thực hiện từ thời Hán và đẩy mạnh tới nhà Đường. Trong toàn bộ tiến trình lịch sử Việt Nam, đây là một trong những thời kỳ vận mạng dân tộc trải qua một thử thách cực kỳ hiểm nghèo.
Ngô Quyền - người anh hùng của chiến thắng oanh liệt trên sông Bạch Đằng năm 938 - trở thành vị vua có "công tái tạo, vua của các vua" theo như nhận định của Đại Việt Sử ký Toàn thư.[1] Ông xứng đáng với danh hiệu là "vị Tổ Trung hưng" của dân tộc như nhà yêu nước Phan Bội Châu lần đầu tiên đã nêu lên trong Việt Nam quốc sử khảo.
Sau chiến thắng Bạch Đằng, Việt Nam bước vào thời kỳ xây dựng đất nước trên quy mô lớn. Đó là kỷ nguyên của văn minh Đại Việt, của văn hóa Thăng Long, kỷ nguyên phá Tống, bình Nguyên, đuổi Minh, một kỷ nguyên rực rỡ của các triều đại Lý, Trần, Lê.
- Hoàn cảnh:
+ Năm 937, Dương Đình Nghệ bị Kiều Công Tiễn giết hại. Ngô Quyền kéo quân ra Bắc để hỏi tội, Kiều Công Tiễn sai người cầu cứu nhà Nam Hán.
+ Năm 938, quân Nam Hán vượt biển sang xâm lược nước ta.
+ Sau khi tiêu diệt Kiều Công Tiễn, Ngô Quyền khẩn trương chuẩn bị chống xâm lược. Ông đã sai người đem cọc vạt nhọn đầu bịt sắt đóng ngầm ở vùng cửa biển - thuộc sông Bạch Đằng
- Diễn biến chính:
+ Cuối năm 938, quân Nam Hán do Lưu Hoằng Tháo chỉ huy tiến vào cửa biển Bạch Đằng, Ngô Quyền cho thuyền nhỏ ra khiêu chiến, nhử quân giặc tiến vào sâu vào bãi cọc ngầm.
+ Khi thủy triều rút, Ngô Quyền hạ lệnh tấn công, thuyền giặc va vào cọc nhọn, Lưu Hoằng Tháo tử trận.
- Ý nghĩa:
+ Chiến thắng Bạch Đằng đã chấm dứt hơn 1000 năm Bắc thuộc, mở ra một thời kỳ độc lập tự chủ lâu dài cho lịch sử dân tộc Việt Nam.
+ Thể hiện lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, dũng cảm, bất khuất đấu tranh chống ngoại xâm của nhân dân Việt Nam.
+ Để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho các cuộc đấu tranh yêu nước sau này.
Diễn biến của trận quyết chiến trên sông Bạch Đằng :
- Năm 938, quân Nam Hán kéo vào bờ biển nước ta, lúc này nước triều đang dâng, quân ta khiêu chiến, giả vờ thua rút chạy, giặc đuổi theo vượt qua bãi cọc ngầm.
- Khi nước triều rút, quân ta dốc toàn lực lượng đánh quật trở lại. Quân giặc rút chạy. Trận chiến diễn ra ác liệt (thuyền quân ta nhỏ gọn, dễ luồn lách ; thuyền địch to. cồng kềnh rất khó khăn chạy qua bãi cọc lúc này đã nhô lên do nước triều rút...).
Kết quả:
- Vua Nam Hán vội ra lệnh thu quân về nước. Trận Bạch Đằng kết thúc thắng lợi về phía quân ta.
Ý nghĩa:
Trận thắng lớn ở sông Bạch Đằng năm 938 có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với lịch sử Việt Nam, nó đã giúp chấm dứt 1000 năm Bắc thuộc trong lịch sử Việt Nam, mở ra một thời kỳ độc lập tự chủ cho Việt Nam.
Cách đánh độc đáo sáng tạo thể hiện ở chi tiết:
+ Lợi dụng thuỷ triều, xây dựng trận địa bãi cọc ngầm với hàng nghìn cây cọc nhọn... chỉ sử dụng thuyền nhỏ, nhẹ để dễ luồn lách ở bãi cọc.
+ Thuyền địch to, cồng kềnh rất khó khăn khi tìm cách thoát khỏi bãi cọc lúc nước triều xuống...
Diễn biến của trận quyết chiến trên sông Bạch Đằng :
- Năm 938, quân Nam Hán kéo vào bờ biển nước ta, lúc này nước triều đang dâng, quân ta khiêu chiến, giả vờ thua rút chạy, giặc đuổi theo vượt qua bãi cọc ngầm.
- Khi nước triều rút, quân ta dốc toàn lực lượng đánh quật trở lại. Quân giặc rút chạy. Trận chiến diễn ra ác liệt (thuyền quân ta nhỏ gọn, dễ luồn lách ; thuyền địch to. cồng kềnh rất khó khăn chạy qua bãi cọc lúc này đã nhô lên do nước triều rút...).
Kết quả:
- Vua Nam Hán vội ra lệnh thu quân về nước. Trận Bạch Đằng kết thúc thắng lợi về phía quân ta.
Ý nghĩa:
Trận thắng lớn ở sông Bạch Đằng năm 938 có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với lịch sử Việt Nam, nó đã giúp chấm dứt 1000 năm Bắc thuộc trong lịch sử Việt Nam, mở ra một thời kỳ độc lập tự chủ cho Việt Nam.
Cách đánh độc đáo sáng tạo thể hiện ở chi tiết:
+ Lợi dụng thuỷ triều, xây dựng trận địa bãi cọc ngầm với hàng nghìn cây cọc nhọn... chỉ sử dụng thuyền nhỏ, nhẹ để dễ luồn lách ở bãi cọc.
Để kết thúc hơn 1000 năm đô hộ của quân Hán
-Học Tốt,Học Giỏi, Bác Hồ Muôn Năm-
Diễn biến của trận quyết chiến trên sông Bạch Đằng :
- Năm 938, quân Nam Hán kéo vào bờ biển nước ta, lúc này nước triều đang dâng, quân ta khiêu chiến, giả vờ thua rút chạy, giặc đuổi theo vượt qua bãi cọc ngầm.
- Khi nước triều rút, quân ta dốc toàn lực lượng đánh quật trở lại. Quân giặc rút chạy. Trận chiến diễn ra ác liệt (thuyền quân ta nhỏ gọn, dễ luồn lách ; thuyền địch to. cồng kềnh rất khó khăn chạy qua bãi cọc lúc này đã nhô lên do nước triều rút...).
- Vua Nam Hán vội ra lệnh thu quân về nước. Trận Bạch Đằng kết thúc thắng lợi về phía quân ta.
Ý nghĩa :
+ Đây là một chiến thắng lẫy lừng của dân tộc ta, đã đánh bại hoàn toàn ý chí xâm lược của nhà Nam Hán.
+ Đã bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc và mở ra thời đại độc lập đối với dân tộc ta.
HT~~k mik nha!