K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 1 2016

Dep lam ban 

1+2=3 nha 

Tick ban nhe thank

11 tháng 1 2016

(y) luộc hay xào thằng đại học

..."Cái trăng tháng giêng, non như người con gái mơn mởn đào tơ, hình như cũng đẹp hơn các tháng khác trong năm thì phải: sáng nhưng không đẹp lộng lẫy như trăng sáng mùa thu, đẹp nhưng không đẹp một cách úa héo như trăng tháng một. Cái đẹp của trăng tháng giêng là cái đẹp của nàng trinh nữ thẹn thùng, vén màn hoa ở lầu cao nhìn xuống để xem ai là tri kỷ, mặc dầu không có ai thấy để đoàn biết tâm sự mình, nhưng...
Đọc tiếp
..."Cái trăng tháng giêng, non như người con gái mơn mởn đào tơ, hình như cũng đẹp hơn các tháng khác trong năm thì phải: sáng nhưng không đẹp lộng lẫy như trăng sáng mùa thu, đẹp nhưng không đẹp một cách úa héo như trăng tháng một. Cái đẹp của trăng tháng giêng là cái đẹp của nàng trinh nữ thẹn thùng, vén màn hoa ở lầu cao nhìn xuống để xem ai là tri kỷ, mặc dầu không có ai thấy để đoàn biết tâm sự mình, nhưng cứ thẹn bâng khuâng, thẹn với chính mình. Ánh trăng lúc ấy không vàng mà trằng như sữa, trong như nước ôn tuyền. Đi vào giũa ánh sáng mơ hồ ấy, mình cảm như thấy mình bay trong không gian vô bờ bến."a) Đoạn trích trên được viết theo phong cách ngôn ngữ nào? Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn trích?b) Xác định nội dung của đoạn trích trên?c) Tìm các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn trích trên? Nêu tác dụng của các biện pháp tu từ đó?
0
Cái trăng Tháng Giêng, non như người con gái mơn mởn đào tơ, hình như cũng đẹp hơn các tháng khác trong năm thì phải: sáng, nhưng không sáng lộng lẫy như trăng sáng mùa thu, đẹp nhưng không đẹp một cách úa héo như trăng tháng Một. Cái đẹp của trăng Tháng Giêng là cái đẹp của nàng trinh nữ thẹn thùng, vén màn hoa ở lầu cao nhìn xuống để xem ai là tri kỉ, mặc dầu không có ai thấy để đoán biết tâm sự mình, nhưng cứ...
Đọc tiếp

Cái trăng Tháng Giêng, non như người con gái mơn mởn đào tơ, hình như cũng đẹp hơn các tháng khác trong năm thì phải: sáng, nhưng không sáng lộng lẫy như trăng sáng mùa thu, đẹp nhưng không đẹp một cách úa héo như trăng tháng Một. Cái đẹp của trăng Tháng Giêng là cái đẹp của nàng trinh nữ thẹn thùng, vén màn hoa ở lầu cao nhìn xuống để xem ai là tri kỉ, mặc dầu không có ai thấy để đoán biết tâm sự mình, nhưng cứ thẹn bâng khuâng, thẹn với chính mình. Ánh trăng lúc ấy không vàng nhưng trắng như sữa, trong như nước ôn tuyền. Đi vào giữa ánh sáng mơ hồ ấy, mình cảm như thấy mình bay trong không gian vô bờ bến.

câu 1: chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn văn ?

câu 2:vẻ đẹp của sự vật nào đc nói đến trong đoạn trích ?

câu 3:các từ mơn mởn,lộng lẫy , thẹn thùng, bâng khuâng thuộc loại từ gì ? câu 4: những hình ảnh so sánh đc dùng trong đoạn văn có tác dụng gì ?

câu 5 em hiểu gì về tâm trạng của tác giả vũ bằng qua câu hỏi " đi vào giữa ánh sáng mơ hồ ấy, như cảm thấy mình bay trong không gian vô bờ bến " ? câu 6: đoạn trích trên đem lại cho em nhận thức và tình cảm gì ( trả lời khoảng 3-5 câu)

0
1 Hãy nhận xét về hình ảnh không gian và cách miêu tả không gian trong bài Rằm tháng giêng. Câu thơ thứ hai có gì đặc biệt về từ ngữ và đã gợi ra vẻ đẹp của không gian đêm rằm tháng giêng như thế nào?2. Bài Nguyên tiêu (phiên âm) gợi cho em nhớ tới những tứ thơ, câu thơ và hình ảnh nào trong thơ cổ Trung Quốc có trong Ngữ văn 7, tập một?3. Cảnh khuya và Rằm tháng giêng được viết trong những năm đầu rất khó khăn...
Đọc tiếp

1 Hãy nhận xét về hình ảnh không gian và cách miêu tả không gian trong bài Rằm tháng giêng. Câu thơ thứ hai có gì đặc biệt về từ ngữ và đã gợi ra vẻ đẹp của không gian đêm rằm tháng giêng như thế nào?

2. Bài Nguyên tiêu (phiên âm) gợi cho em nhớ tới những tứ thơ, câu thơ và hình ảnh nào trong thơ cổ Trung Quốc có trong Ngữ văn 7, tập một?

3. Cảnh khuya và Rằm tháng giêng được viết trong những năm đầu rất khó khăn của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Hai bài thơ đó đã biểu hiện tâm hồn và phong thái của Bác Hồ như thế nào trong hoàn cảnh ấy?

  4 .Chỉ ra các điểm chung  và riêng của 2 bài thơ Cảnh khuya và Rằm tháng giêng

5. Tìm đọc và chép lại một số bài thơ, câu thơ của Bác Hồ viết về trăng hoặc cảnh thiên nhiên.

Giúp tôi với, làm ơn

 

1
10 tháng 11 2021

Bạn toàn học những bài giảm tải nhỉ :)))

Quê hương là gì hở mẹ
Mà cô giáo dạy phải yêu
Quê hương là gì hở mẹ
Ai đi xa cũng nhớ nhiều

Đúng vậy, quê hương là nơi chôn rau cắt rốn, là nơi ghi dấu bao kỉ niệm tuổi thơ của mỗi người. Quê hương với biết bao cảnh đẹp là nơi níu lại bước chân của người đi xa. Nhưng đối với em, cảnh quê hương đẹp nhất là cảnh cánh đồng lúa ở quê trổ những chiếc đòng đòng trong buổi sớm tinh sương. Đó là khung cảnh mà em luôn ghi nhớ mãi trong lòng.

Sinh ra ở một miền quê đồng bằng Bắc Bộ, tuổi thơ của em gắn liền với những chú trâu cần cù, những cánh cò bay lả và cả những cánh đồng lúa nối nhau chạy dài tít tắp. Mỗi buổi sáng sớm, thật hạnh phúc biết bao khi được hít thở một luồng không khí trong lành, tận hưởng làn gió mơn man da thịt giữa cánh đồng lúa xanh. Từng đợt gió nhẹ cứ thổi, những cây lúa cứ nối nhau nhấp nhô theo nhịp, đuổi nhau chạy ra xa mãi.

Nhìn từ xa, cánh đồng lúa đang trổ đòng như một nét chấm phá tô điểm thêm cho bức tranh mùa xuân đồng nội thêm đẹp. Những thửa ruộng cứ nối nhau liên tiếp xanh ngắt một màu như một thảm cỏ mùa xuân. Chúng cứ dập dìu, đuổi theo làn gió sớm tinh sương. Mặt trời đã rọi xuống những tia nắng sớm, nhàn nhạt ánh vàng soi tỏ cả cánh đồng xanh. Những đòng lúa dường như bừng tỉnh, rung rinh tươi cười trong nắng sớm. Quanh co những thửa ruộng là những dòng kênh xanh mát đang dẫn nước về để cây lúa đơm bông. Trên cao, từng đàn cò đang dang đôi cánh bay xung quanh. Thi thoảng, một chú cò trắng lại đáp nhẹ xuống mương nước, cắm cúi dò dẫm bắt từng chú cá nhỏ. Không khí ở đây mới trong lành làm sao! Hít một hơi thật sâu, em như cảm thấy được cả hương lúa non thơm thơm ngọt dịu.

Càng bước lại gần, cánh đồng lúa càng hiện ra với màu xanh bát ngát. Những cây lúa xanh rì, những đòng mạ còn non phất phơ trong ánh nắng ban mai. Đó đây phảng phát một chút sương còn chưa tan hết. Ngó xuống bông lúa, chợt thấy những giọt sương mai óng ánh đang đậu lại trên lá còn chưa kịp tan hết. Và mùi hương thơm say nồng của lúa non lại ngập tràn cả không gian quanh em. Những bông đòng trăng trắng còn nguyên bụi bị gió đùa thỉnh thoảng lay động, từng hạt bụi phấn lại bay bay tan vào trong gió. Những chiếc đòng trông thật to và chắc báo hiệu một vụ mùa bội thu. Những chú bướm vàng, bướm trắng đang bay lượn trên những chiếc đòng non. Cả những chú chuồn chuồn ớt cũng đang bay nhanh trên ngọn lúa. Đó đây thấp thoáng tiếng cười nói của những cô bác nông dân cần cù. Họ đang nhặt cỏ, bón phân cho cây lúa thêm phần tốt tươi. Tiếng cười nói ấy tan vào không gian ngọt lịm như bông lúa non thơm mùi sữa.

Em rất thích ngắm nhìn quê hương em, đặc biệt là cánh đồng lúa. Tuy quê hương đang dần chuyển mình đổi mới hơn, nhưng em mong sẽ vẫn mãi được ngắm nhìn cánh đồng lúa đẹp và yên bình như thế!

2/Những đêm trăng sáng đối với chúng em rất quý. Nhưng vui nhất, đẹp nhất là đêm trăng rằm Trung thu, ngày hội của tuổi thơ chúng em.

Chao ôi! Chưa đến tối mà ở đâu cũng rộn lên tiếng trẻ em cười nói, gọi nhau í ới cùng với tiếng múa lân dồn dập. Không biết các phố khác ra sao, chứ phố em trông như một ngày hội lớn. Ngay giừa sân, một đám thiếu nhi quây quần thành một vòng tròn rộng. Các em hát múa, vỗ tay trông vui nhộn làm sao! Một đứa bé giơ tay lên trời vẫy vẫy như muốn ôm mặt tràng vào lòng. Nhảy múa xong, bọn trẻ tản đi một lúc rồi quay trở lại với nhiều chiếc lồng đèn sặc sỡ trên tay. Chúng xếp thành hàng một rồi bước đi, miệng hát vang: “Tình bằng có cái trống cơm…”

Những chiếc lồng đèn nhảy nhót trong đêm như muốn bứt ra khỏi tay cầm để bay lên trời cùng trăng. Thành phố tràn ngập trong ánh bạc lung linh cùng với tiếng trẻ thơ reo hòa vang dội. Rước đèn xong, chúng em tổ chức liên hoan. Mọi người bày cỗ rồi thắp đèn sáng trưng nhìn nhau cười vui vẻ. Những chiếc kẹo như nhảy múa trong mâm, chắc chúng cũng muôn chơi Trung thu lắm! Mọi người ngồi vào bàn, lòng phấn khởi hân hoan. Chưa bao giờ vui như đêm nay. Mọi người đang chuyện trò rôm rả thì bỗng đâu tiếng trống dồn dập: “Tùng! Tùng! Cắc! Cắc! Tùng! Tùng!”.

Cứ thế, tiếng trống vang lên gióng giả từ nhà này sang nhà khác, đánh thức những đứa trẻ đạng bị kẹo “cám dỗ” chạy ra. Một lát sau mọi người đã nối thành một cái đuôi dài, náo nhiệt. Ngay giữa sân đội múa lân đang biểu diễn. Cái đầu “sư tử” lắc qua lắc lại theo nhip trống. Đôi chân nhanh nhẹn nhảy múa một cách tài tình. Cả thân mình con “sư tử” uốn lượn vô cùng khéo léo. Khéo đến nỗi không ai ngờ rằng, dưới cái thân hình “oai hùng” kia là một đứa trẻ nhỏ bé. Nhưng nhân vật khiến mọi người thích thú nhất là ông Địa. Tấm thân phục phịch cử động một cách khó nhọc trong chiếc áo dài thùng thình với cái bụng to kềnh. Tay ông luôn quạt quạt vào đám người xung quanh. Ông chạy lăng xăng khắp sân, thỉnh thoảng lại lăn đùng ra, làm mọi người cười rũ rượi. Chao ôi vui quá!

Nhìn cảnh thiếu nhi múa hát dưới ánh trăng rằm, em lại nhớ đến công lao Bác Hồ, nhớ đến tình cảm của Người dành cho chúng em:

Trung thu trăng sáng như gương

Bác Hồ ngắm cảnh nhớ thương nhi đồng

12 tháng 2 2020

Cảm ơn nha!

*Lưu ý :Các em trả lời các câu hỏi bằng việc viết đoạn văn, không viết thành bài văn. Câu 1: Vẻ đẹp của hình tượng nhân vật Huấn Cao thể hiện ở phương diện nào? Qua hình tượng nghệ thuật này, có thể thấy quan niệm về cái tài, cái đẹp của nhà văn Nguyên Tuân như thế nào? Câu 2: Vì sao Nguyễn Tuân coi cảnh cho chữ là "một cảnh tượng xưa nay chưa từng có" ? Câu 3: Cách mở đầu truyện Chí Phèo của nhà...
Đọc tiếp

*Lưu ý :Các em trả lời các câu hỏi bằng việc viết đoạn văn, không viết thành bài văn.

Câu 1: Vẻ đẹp của hình tượng nhân vật Huấn Cao thể hiện ở phương diện nào? Qua hình tượng nghệ thuật này, có thể thấy quan niệm về cái tài, cái đẹp của nhà văn Nguyên Tuân như thế nào?

Câu 2: Vì sao Nguyễn Tuân coi cảnh cho chữ là "một cảnh tượng xưa nay chưa từng có" ?

Câu 3: Cách mở đầu truyện Chí Phèo của nhà văn Nam Cao có gì độc đáo?

Câu 4: Có ý kiến cho rằng sự tha hóa ở Chí Phèo là hiện tượng phổ biến mang tính quy luật trong xã hội thực dân nửa phong kiến trước cách mạng. Em hiểu như thế nào về ý kiến này?

Câu 5: Việc gặp gỡ Thị Nở đã có ý nghĩa như thế nào đối với Chí Phèo? Những gì đã diễn ra trong tâm hồn Chí Phèo sau cuộc gặp gỡ đó? Tâm trạng của Chí Phèo sau khi bị Thị Nở từ chối diễn ra như thế nào? Vì sao Chí Phèo có hành động dữ dội bất ngờ đó?

0
19 tháng 9 2021

1. Viết đoạn văn tả cảnh đẹp thiên nhiên tại Hà Nội (mình chỉ viết được 6 câu thui)

Hà Nội tuy là nơi có nhiều xe cộ qua lại tấp nập. Nhưng thiên nhiên nơi đây cũng không bao giờ thay đổi. Vào lúc sáng tinh mơ. Khi tôi vừa mới tỉnh dậy, tôi đã cảm nhận được những tia nắng xuyên qua khe cửa để chiếu rọi vào trong ngôi nhà này và tạo thêm một sự ấm cúng. Hà Nội có một bầu không khí trong lành vào lúc sáng tinh mơ. Những chú chim luôn ca hát và véo von cạnh vòm cây xanh mát. Hà Nội luôn là nơi tuyệt nhất đối với tôi.

2 Công viên có phải cảnh đẹp thiên nhiên hay không?

Trả lời: Nếu công viên luôn sạch sẽ thì đó là một cảnh đẹp thiên nhiên đó. Nếu công viên thường xuyện bụi bặm và bẩn thỉu thì đó không phải một cảnh đẹp thiên nhiên gì cả.

(Lưu ý: tui không chép trên mạng đâu nha.)

28 tháng 9 2021

tks bạn!

7 tháng 9 2016

 

- “Người cha mái tóc bạcĐốt lửa cho anh nằm”- “Bóng Bác cao lồng lộngẤm hơn ngọn lửa hồng”- “ Anh đội viên nhìn BácBác nhìn ngọn lửa hồng” - Vẻ đẹp của sự kết hợp giữa hình ảnh Bác và hình ảnh ngọn lửa hồng:      Ánh lửa trong lều sưởi ấm các chiến sĩ trong đêm lạnh. Ánh lửa trong lòng Bác làm ấm lòng các chiến sĩ – Bác Hồ là một ngọn lửa, vừa gần gũi, vừa vĩ đại, một nguồn tình cảm ấp áp của toàn dân, toàn quân ta trong những ngày đầu của cuộc kháng chiến gian nan, thiếu thốn.