Biết rằng hai cặp gen qui định hai tính trạng nói trên không cùng nằm trong một nhóm gen liên kết; bệnh hói đầu do alen trội H nằm trên NST thường qui định, kiểu gen dị hợp Hh biểu hiện hói đầu ở người nam và không hói đầu ở người nữ. Cặp vợ chồng III10 và III11 sinh được một người con gái không bị bệnh P và không hói đầu, xác suất để người con gái này có kiểu gen dị hợp về cả hai tính trạng là bao nhiêu? Biết rằng người có kiểu gen dị hợp về 2 tính trạng trên.
A. 34,39%.
B. 43,33%.
C. 30%.
D. 38,88%.
- Xét bênh P:
(1) và (2) không bị bệnh P sinh con gái (5) bị bệnh P,. Vậy gen quy định bệnh P là gen lặn trên NST thường
Quy ước: A - bình thường, a - bị bệnh.
(8) và (9) có kiểu gen Aa. Nên người (11): 1/3AA : 2/3 Aa → Tần số alen: 2/3A : 1/3a.
(1) x(2): Aa x Aa → (6) 1/3AA : 2/3Aa → Tần số alen: 2/3A : 1/3a, (7) Aa → Tần số alen: 1/2A : 1/2a
(6) x (7) tạo ra: 2/6AA : 3/6 Aa : 1/6 aa
Vậy người (10) thuộc 2/5AA : 3/5Aa → Tần số alen: 0,7A : 0,3a
Vậy có: (10) x (11): (2/3A: 1/3a)(0,7A : 0,3a) = 7/15AA : 13/30 Aa : 1/10 aa
Người con gái của cặp vợ chồng (10) và (11) thuộc: 14/27AA + 13/27Aa. Suy ra xác suất để người con gái có kiểu gen dị hợp Aa là 13/27.
- Xét tính trạng hói đầu:
HH: không bị hói
Hh: nam: hói đầu; nữ: không hói
hh: không hói
Có (8) x (9) là: Hh x Hh → (11) 1/3HH : 2/3Hh → Tần số alen: 2/3H :1/3h
Có (1) x(2) là: HH x hh → (6) Hh. Mà (3) có kiểu gen hh → (7) Hh.
Vậy (10): 2/3Hh : 1/3hh → alen 1/3H : 2/3h.
Ta có (10) x (11): (1/3H : 2/3h)(2/3H :1/3h) = 2/9 HH : 5/9Hh : 2/9hh
Vậy xác suất để người con gái có kiểu gen Hh là: 5/7
Vậy xác suất cần tính là: 13/27. 5/7 = 34,39%
Chọn A