Sự phân hoá về tự nhiên, về dân cư, về lịch sử và kinh tế của vùng Bắc Trung Bộ là do nguyên nhân nào chi phối?
A. Địa hình.
B. Khí hậu
C. Đường lối chính sách.
D. Lãnh thổ kéo dài
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đáp án cần chọn là: A
Đáp án: Lãnh thổ Bắc Trung Bộ có sự phân hóa rõ rệt theo chiều Đông – Tây, gồm 3 dải địa hình
- Vùng núi: địa hình núi cao, thuận lợi cho trồng rừng, là nơi sinh sống của đồng bào dân tộc thiểu số,
=> trình độ dân trí thấp, phương thức canh tác lạc hậu.
- Vùng đồi: địa hình đồi trung du, đất feralit màu mỡ => thuận lợi cho hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm, là nơi sinh sống của đồng bào dân tộc thiểu số và dân tộc Kinh, có lịch sử khai phá muộn hơn.
- Vùng đồng bằng ven biển: thuận lợi cho phát triển cây lương thực, hoa màu, chăn nuôi gia cầm, thủy sản; đây là nơi sinh sống dân tộc Kinh, có lịch sử khai thác lâu đời gắn với nền văn minh lúa nước.
=> Như vậy, sự phân hóa về địa hình là cơ sở tạo nên sự phân hóa về tự nhiên, dân cư, lịch sử, kinh tế ở vùng Bắc Trung Bộ.
Câu 1: Sự phân chia các lục địa mang ý nghĩa về:
A. Lịch sử.
B. Kinh tế.
C. Chính trị.
D. Tự nhiên.
Câu 2: Châu Phi có khí hậu nóng do:
A. Đại bộ phận lãnh thổ nằm ngoài hai đường chí tuyến.
B. Đại bộ phận lãnh thổ nằm giữa hai đường chí tuyến.
C. Có nhiều hoang mạc và bán hoang mạc.
D. Chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của các dòng biển nóng ven bờ.
Câu 3: Bao bọc châu Phi là các đại dương và biển:
A. Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương, Địa Trung Hải, Biển Đỏ.
B. Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương, Địa Trung Hải, Biển Đỏ.
C. Đại Tây Dương, Bắc Băng Dương, Địa Trung Hải, Biển Đỏ.
D. Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương, Biển Đen, Biển Đỏ.
Câu 4: Châu Phi nối liền với châu Á bởi eo đất:
A. Pa-na-ma
B. Xuy-e
C. Man-sơ
D. Xô-ma-li
Câu 5: Sông dài nhất châu Phi là:
A. Nin.
B. Ni-giê.
C. Dăm-be-di.
D. Công-gô.
Câu 6: Lượng mưa trung bình năm dưới 200mm phân bố ở:
A. Bắc Phi và rìa phía Tây Nam của châu Phi
B. Cực Nam của châu Phi và phía Bắc của vịnh Ghi-nê.
C. Hoang mạc Xa-ha-ra và hoang mạc Na-mip.
D. Tây Phi, Trung Phi và rìa phía đông của châu Phi.
Câu 7: Đặc điểm khí hậu của châu Phi là:
A. Nóng và khô bậc nhất thế giới.
B. Nóng và ẩm bậc nhất thế giới,
C. Khô và lạnh bậc nhất thế giới.
D. Lạnh và ẩm bậc nhất thế giới.
Câu 8: Mưa rất ít (dưới 200mm) ở khu vực hoang mạc Xa-ha-ra và Na-Míp là do:
A. Ảnh hưởng của dòng biển lạnh.
B. Ảnh hưởng của dòng biển nóng.
C. Ảnh hưởng của núi cao.
D. Ảnh hưởng của gió Tây Nam.
Câu 9: Dân cư châu Phi tập trung đông đúc ở:
A. Vùng rừng rậm xích đạo.
B. Hoang mạc Xa-ha-ra.
C. Vùng duyên hải cực Bắc và cực Nam
D. Hoang mạc Ca-la-ha-ri.
Câu 10: Nguyên nhân các vùng rộng lớn như rừng rậm xích đạo, các hoang mạc không có người sinh sống do:
A. Điều kiện tự nhiên khắc nghiệt.
B. Chính sách phân bố dân cư của châu lục.
C. Sự thống trị của các nước chủ nghĩa thực dân.
D. Có nhiều thiên tai thiên nhiên (động đất, núi lửa,…) xảy ra.
Câu 11: Nguyên nhân chính cây Nho được trồng chủ yếu ở phần cực Bắc và cực Nam của châu Phi do:
A. Chính sách phát triển cây trồng của vùng.
B. Có khí hậu địa trung hải thích hợp với cây nho.
C. Có tài nguyên đất phong phú, đa dạng.
D. Trình độ khoa học kĩ thuật phát triển.
Câu 12: Đặc điểm ngành trồng cây lương thực ở Châu Phi là:
A. Là nước xuất khẩu lúa gạo lớn thứ ba trên thế giới.
B. Cây lương thực chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu ngành trồng trọt.
C. Kĩ thuật thâm canh nông nghiệp hiện đại.
D. Cây công nghiệp trồng trong các đồn điền theo hướng chuyên môn hoá nhằm mục đích xuất khẩu.
Câu 13: Ven vịnh Ghi-nê là nơi nổi tiếng về các cây công nghiệp:
A. Nho, cam
B. Ca cao, cọ dầu.
C. Cao su, chè.
D. Cà phê, thuốc lá.
Câu 14: Chăn nuôi ở châu Phi theo hình thức:
A. Chăn thả.
B. Bán công nghiệp.
C. Công nghiệp.
D. Công nghệ cao.
Câu 15: Tại sao ở châu Phi có bùng nổ dân số đô thị?
A. Gia tăng dân số tự nhiên cao, di dân ồ ạt vào thành phố.
B. Sự phát triển mạnh của công nghiệp ở Châu Phi.
C. Kinh tế ở các đô thị phát triển mạnh.
D. Sự phát triển đa dạng của ngành dịch vụ ở đô thị.
Câu 16: Các nước châu Phi xuất khẩu chủ yếu:
A. Khoáng sản và nguyên liệu chưa chế biến.
B. Khoáng sản và máy móc.
C. Máy móc, thiết bị và hàng tiêu dùng.
D. Nguyên liệu chưa qua chế biến và hàng tiêu dùng
Câu 17: Các nước châu Phi nhập khẩu chủ yếu:
A. Khoáng sản và nguyên liệu chưa chế biến.
B. Khoáng sản và máy móc.
C. Máy móc, thiết bị và hàng tiêu dùng.
D. Nguyên liệu chưa qua chế biến và hàng tiêu dùng.
a) Đông Bắc
- Địa hình: núi trung bình và núi thấp. Các dãy núi hình cánh cung (Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều).
- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh nhất nước.
- Thế mạnh kinh tế:
+ Khai thác khoáng sản: than, chì, sắt, kẽm, thiếc, bôxíl, apatit, pirit, đá xây dựng,...
+ Phát triển nhiệt điện (Uông Bí, Na Dương,...).
+ Trồng rừng, trồng cây công nghiệp, dược liệu, rau quả ôn đới và cận nhiệt.
+ Du lịch sinh thái: Sa Pa, hồ Ba Bể,...
+ Kinh tế biển: nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản, du lịch biển - đảo (vịnh Hạ Long,...), giao thông vận tải biển.
b) Tây Bắc
- Địa hình: núi cao (dãy Hoàng Liên Sơn cao nhất nước), địa hình hiểm trở, các dãy núi chạy theo hướng tây bắc - đông nam.
- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông ít lạnh hơn Đông Bắc.
- Thế mạnh kinh tế:
+ Phát triển thuỷ điện (thuỷ điện Hòa Bình, thuỷ điện Sơn La trên sông Đà).
+ Trồng rừng, trồng cây công nghiệp lâu năm.
+ Chăn nuôi gia súc lớn (cao nguyên Mộc Châu).
Tham khảo@
- Tác động thuận lợi:
+ Vị trí địa lý đã tạo điều kiện thuận lợi cho Trung Quốc giao lưu, phát triển với các nước trong khu vực. Ngoài ra, đường bờ biển dài thuận lợi cho việc phát triển các ngành kinh tế và đặc biệt Trung Quốc có thể giao lưu văn hóa kinh tế xã hội với các nước trong khu vực đông á, đẩy mạnh quan hệ hợp tác cùng phát triển.
+ Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho Trung Quốc phát triển các ngành kinh tế nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ.
+ Dân cư đông tạo ra nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ lớn.
- Khó khăn:
+ Tiếp giáp với nhiều quốc gia cũng gây khó khăn cho quốc gia trong việc đảm bảo an ninh - chính trị.
+ Vị trí gần biển chịu ảnh hưởng của thiên tai đặc biệt là bão.
+ Khu vực đồi núi giao thông đi lại khó khăn, khu vực đồng bằng ngập lụt vào mùa lũ.
+ Dân cư đông gây sức ép về các vấn đề kinh tế-xã hội-môi trường.
TK
- Giới hạn lãnh thổ: Bắc Trung Bộ là dải đất hẹp ngang, kéo dài từ dãy Tam Điệp ở phía Bắc đến dãy Bạch Mã ở phía Nam.
+ Phía Bắc giáp Trung du miền núi Bắc Bộ và đồng bằng sông Hồng.
+ Phía Nam giáp Duyên hải Nam Trung Bộ.
+ Phía Tây giáp Lào.
+ Phía Đông giáp biển Đông.
- Ý nghĩa vị trí địa lí của vùng:
+ Cầu nối hai đầu Bắc - Nam của đất nước.
+ Phía Bắc giáp đồng bằng sông Hồng - vùng có nền kinh tế phát triển thứ hai cả nước và Trung du miền núi Bắc Bộ - vùng nguyên liệu lớn của cả nước. Thuận lợi giao lưu, trao đổi hàng hóa, nguyên nhiên liệu, thị trường tiêu thụ rộng lớn, chuyển giao trình độ khoa học kĩ thuật,…
+ Phía Tây giáp Lào, vùng có nguồn lâm sản giàu có.
+ Phía Đông là vùng biển Đông rộng lớn, thuận lợi phát triển tổng hợp kinh tế biển đồng thời giao lưu mở rộng với bên ngoài.
Vị trí: Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng lãnh thổ phía Bắc nước ta, tiếp giáp với:
Phía Bắc giáp Trung QuốcPhía Nam giáp vùng Bắc Trung BộPhía Tây giáp LàoPhía Đông giáp Vịnh Bắc BộLãnh thổ:
Diện tích: 100.965 km2 chiếm 1/3 diện tích lãnh thổ cả nước.Đường biên giới dài giáp Nam Trung Quốc và Thượng Lào.Đường bờ biển kéo dài từ Móng Cái đến Quảng YênÝ nghĩa của vị trí địa lí đối với phát triển kinh tế - xã hội vùng Trung du miền núi Bắc Bộ:
Có vị trí chiến lược về an ninh quốc phòng.Có điều kiện giao lưu kinh tế với các vùng kinh tế trong nước cũng như với Lào, Trung Quốc....Phát triển kinh tế cả đất liền và kinh tế biển.
Đáp án: A
Lãnh thổ BTB có sự phân hóa rõ rệt theo chiều Đông – Tây, gồm 3 dải địa hình:
- Vùng núi: địa hình núi cao, thuận lợi cho trồng rừng, là nơi sinh sống của đồng bào dân tộc thiểu số trình độ dân trí thấp, phương thức canh tác lạc hậu.
- Vùng đồi: địa hình đồi trung du, đất feralit màu mỡ thuận lợi cho hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu nă, là nơi sinh sống của đồng bào dân tộc thiểu số và dân tộc Kinh, có lịch sử khai phá muộn hơn.
- Vùng đb ven biển: thuận lợi cho phát triển cây lương thực, hoa màu, chăn nuôi gia cầm, thủy sản; đây là nơi sinh sống dân tộc Kinh, có lịch sử khai thác lâu đời gắn với nền văn minh lúa nước.
Như vậy, địa hình đã tạo nên sự phân hóa về tự nhiên, dân cư, lịch sử, kinh tế của vùng BTB.