K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 10 2018

   - Các loại vi khuẩn kí sinh gây bệnh cho người ( và cả động vật và thực vật)

   - Nhiều loại vi khuẩn hoại sinh làm hỏng thức ăn vì chúng gây ôi thiu hoặc làm thối rữa

   - Các rác rưởi có nguồn gốc hữu cơ, các xác động vật, thực vật chết để lâu ngày bị các vi khuẩn phân hủy gây mùi hôi thối làm ô nhiễm môi trường

6 tháng 5 2021
1. Vi khuẩn có lợi gì?

 

Nhiều vi khuẩn trong cơ thể đóng một vai trò quan trọng trong sự sống còn của con người. Vi khuẩn trong hệ thống tiêu hóa giúp con người hấp thu các chất dinh dưỡng, chẳng hạn như đường phức tạp, được vi khuẩn chuyển hóa thành các dạng mà cơ thể có thể sử dụng. Một số vi khuẩn cũng giúp ngăn ngừa bệnh bằng cách chiếm những nơi mà vi khuẩn gây bệnh muốn gắn vào. Một số vi khuẩn bảo vệ chúng ta khỏi bệnh tật bằng cách tấn công các mầm bệnh.

2. Vi khuẩn gây hại gì cho con người?

 

Bên cạnh những lợi ích, vi khuẩn phần lớn là những vi sinh vật gây hại đối với con người, đó là do khả năng gây bệnh và lan truyền bệnh của vi khuẩn. Trên cơ thể người không có bộ phận nào mà vi khuẩn từ chối tấn công. Một số loại vi khuẩn có thể gây bệnh ở người, chẳng hạn như bệnh tả, bạch hầu, kiết lỵ, bệnh dịch hạch, viêm phổi, lao, thương hàn, và nhiều bệnh khác.

Nếu cơ thể con người tiếp xúc với vi khuẩn mà cơ thể không nhận ra là hữu ích, hệ thống miễn dịch sẽ tấn công chúng. Phản ứng này có thể dẫn đến các triệu chứng sưng và viêm mà chúng ta thấy, ví dụ, trong một vết thương bị nhiễm trùng.

lợi ích:

– Đối với cây xanh:

+ Phân hủy xác động vật, lá cây rụng xuống thành mùn rồi thành muối khoáng cung cấp cho cây.

+ Một số vi khuẩn có khả năng cố định đạm cung cấp cho cây.

– Đối với con người:

+ Trong đời sống: vi khuẩn gây hiện tượng lên men -> con người ứng dụng làm muối dưa, sữa chua…

+ Trong CNSH: vi khuẩn tổng hợp protein, vitamin B12, xử lý nước thải, bảo vệ môi trường.

– Đối với tự nhiên: Vi khuẩn góp phần hình thành than đá, dầu lửa.

2/ Vi khuẩn gây hại:

– Vi khuẩn gây bệnh cho người, vật nuôi, cây trồng.

– Vi khuẩn gây hiện tượng thối rửa làm hỏng thức ăn, ô nhiễm môi trường.

 
16 tháng 3 2018

   - hoại sinh : hầu hết vi khuẩn không màu không có chất diệp lục như ở thực vật nên những vi khuẩn này không tự chế được chất hữu cơ, chúng phải sống bằng các chất hữu cơ có sẵn trong xác động vật, thực vật đang phân hủy ( hoại sinh)

   - kí sinh: vi khuẩn sống nhờ trên cơ thể sống khác

   - tự dưỡng: một số vi khuẩn có khả năng tự dưỡng ( 2 nhóm)

      + nhóm vi khuẩn quang hợp chế tạo thức ăn từ chất vô cơ nhờ năng lượng ánh sáng mặt trời: đó là các vi khuẩn có chứa chất màu xanh hoặc màu tía đặc trưng của vi khuẩn, và không phải là chất diệp lục như ở thực vật. chúng còn được gọi là vi khuẩn hiếu khí

      + nhóm vi khuẩn hóa tổng hợp sử dụng năng lượng sinh ra từ các phản ứng oxi hóa các chất vô cơ như để chế tạo ra chất hữu cơ. Những vi khuẩn thuộc nhóm này sống trong điều kiện thiếu ánh sáng, chúng không đòi hỏi sự có mặt của oxi trong không khí: chúng là những vi khuẩn kị khí

16 tháng 8 2023

Tham khảo

- Các pha sinh trưởng của quần thể vi khuẩn trong hệ kín:

+ Pha tiềm phát (pha lag): Vi khuẩn thích ứng dần với môi trường, chúng tổng hợp các enzyme trao đổi chất và DNA, chuẩn bị cho quá trình phân bào. Mật độ tế bào vi khuẩn trong quần thể gần như không thay đổi. Dinh dưỡng đầy đủ cho sự sinh trưởng của quần thể vi khuẩn.

+ Pha lũy thừa (pha log): Vi khuẩn phân chia mạnh mẽ. Mật độ tế bào vi khuẩn trong quần thể tăng nhanh, quần thể đạt tốc độ sinh trưởng tối đa. Dinh dưỡng đầy đủ nhưng tiêu hao nhanh cho sự sinh trưởng của quần thể vi khuẩn.

+ Pha cân bằng: Số tế bào sinh ra cân bằng với số tế bào chết đi. Mật độ tế bào vi khuẩn trong quần thể hầu như không thay đổi. Dinh dưỡng bắt đầu thiếu hụt cho sự sinh trưởng của quần thể vi khuẩn.

+ Pha suy vong: Số tế bào chết hoặc bị phân hủy nhiều hơn số tế bào sinh ra. Mật độ tế bào vi khuẩn trong quần thể bắt đầu suy giảm. Dinh dưỡng cạn kiệt và các chất độc hại cho sự sinh trưởng của quần thể vi khuẩn tích lũy tăng dần.

- Để nuôi thu nhận sinh khối của vi khuẩn thì nên dừng ở cuối pha lũy thừa và đầu pha cân bằng vì ở thời điểm này, sinh khối vi khuẩn sẽ đạt cực đại.

4 tháng 9 2023

- Các pha sinh trưởng của quần thể vi sinh vật:

loading...

- Để nuôi thu sinh khối thì cần dừng lại ở pha cân bằng vì ở pha này sinh khối là lớn nhất.

23 tháng 2 2023

- Một số lợi ích của vi khuẩn:

+ Tham gia phân hủy chất thải và xác sinh vật. Ví dụ: Sử dụng vi sinh vật làm phân bón vi sinh giúp cải tạo đất làm cho cây sinh trưởng và phát triển nhanh; sử dụng vi khuẩn trong xử lí rác thải;…

+ Cố định và làm giàu đạm cho đất. Ví dụ: Vi khuẩn cố định đạm Rhizobium sống cộng sinh giữa rễ cây họ Đậu giúp biến đổi nitrogen trong không khí thành đạm mà cây có thể hấp thụ được;…

+ Dùng để chế biến thực phẩm. Ví dụ: làm sữa chua, làm dưa muối,…

+ Một số vi khuẩn quang hợp tổng hợp chất hữu cơ và giải phóng oxygen.

- Tác hại:

+ Kí sinh gây bệnh cho con người. Ví dụ: bệnh lao, tiêu chảy, uốn ván,…

+ Gây thối hỏng lương thực, thực phẩm. Ví dụ: thức ăn, cơm để ngoài dễ bị ôi thiu,…

+ Vi khuẩn gây bệnh trên vật nuôi và cây trồng. Ví dụ: bệnh héo vi khuẩn, đốm lá, cháy lá, u sưng và loét,…

3 tháng 12 2021

vi khuẩn, vi rút  gây các bện truyền nhiễm cho con người.

có lợi: có thể lên men bột, bia rượu,...

6 tháng 12 2021

có mà,trong môn khoa học tự nhiên đó

10 tháng 5 2018

Tác hại của vi khuẩn:

- Gây bệnh cho người, vật nuôi, cây trồng.

- Gây thối rữa, làm hỏng thức ăn.

- Làm ô nhiễm môi trường.

10 tháng 5 2018

+) gây bệnh cho con người ,động - thực vật ( vi khuẩn kí sinh )

+) Làm hỏng thức ăn ( ôi thiu )

+) Góp phần gây ô nhiễm môi trường 

10 tháng 12 2020

*Những tác hại do vi khuẩn gây ra cho hệ tiêu hóa: 

- Thiếu canxi (Ca) hoặc fluo (F), vi khuẩn lên men (nơi thức ăn còn dính lại) → răng bị hư hại

- Vi khuẩn Helicobacter pylori kí sinh ở lớp niêm mạc → dạ dày, tá tràng bị viêm loét

- Các chất độc (thức ăn ôi thiu, vi khuẩn tả … kí sinh trùng amip tiết ra) → các đoạn ruột khác nhau bị nhiễm độc.

- Các loại vi khuẩn, virut kí sinh → viêm các tuyến tiêu hóa

Ví dụ: gan có thể bị xơ do viêm gan phát triển hay do TB gan không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng hoặc bị đầu độc bởi bia rượu …

- Giun sán sống kí sinh trong ruột → hoạt động tiêu hóa bị cản trở

- Hoạt động tiêu hóa và hấp thụ kém hiệu quả do ăn uống không đúng cách

+ Ăn vội vàng, không nhai kĩ, ăn không đúng giờ, đúng bữa, ăn thức không hợp khẩu vị hay khẩu phần

+ Tinh thần lúc ăn không được vui vẻ, thoải mái

+ Sau khi ăn không được nghỉ ngơi

- Hoạt động thải phân cũng có thể gặp khó khăn do:

- Hoạt động tiêu hóa và hấp thụ kém hiệu quả do ăn uống không đúng cách

+ Ăn vội vàng, không nhai kĩ, ăn không đúng giờ, đúng bữa, ăn thức không hợp khẩu vị hay khẩu phần

+ Tinh thần lúc ăn không được vui vẻ, thoải mái

+ Sau khi ăn không được nghỉ ngơi

- Hoạt động tiêu hóa và hấp thụ kém hiệu quả do ăn uống không đúng cách

+ Ăn vội vàng, không nhai kĩ, ăn không đúng giờ, đúng bữa, ăn thức không hợp khẩu vị hay khẩu phần

+ Tinh thần lúc ăn không được vui vẻ, thoải mái

+ Sau khi ăn không được nghỉ ngơi

- Hoạt động thải phân cũng có thể gặp khó khăn do:

+ Ăn khẩu phần ăn không hợp lí: quá nhiều tinh bột và protein nhưng lại ít chất xơ

+ Ăn uống quá nhiều chất chát

 *Các biện pháp bảo vệ hệ tiêu hóa khỏi các tác nhân có hại và đảm bảo sự tiêu hóa có hiệu quả

- Vệ sinh răng miệng đúng cách sau khi ăn để bảo vệ răng và các cơ quan khác trong khoang miệng

 

 

- Ăn uống hợp vệ sinh để tránh các tác nhân gây hại cho các cơ quan tiêu hóa (ăn chín, uống sôi, rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn …)

 

- Thiết lập khẩu phần ăn hợp lí để đảm bảo đủ dinh dưỡng và tránh cho cơ quan tiêu hóa phải làm việc quá sức

 

- Ăn chậm, nhai kĩ, ăn đúng giờ, đúng bữa, hợp khẩu vị, tạo bầu không khí vui vẻ, thoải mái khi ăn, sau khi ăn cần có thời gian nghỉ ngơi hợp lí để tiêu hóa được hiệu quả.

 

10 tháng 12 2020

cảm ơn bn nha