ĐỀ SỐ 3Đoc kĩ đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới“ Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học, không biết rõ đạo”. Đạo là lẽ đối xử hằng ngày giữa mọi người. Kẻ đi học là học điều ấy. Nước Việt ta, từ khi lập quốc đến giờ, nền chính học đã bị thất truyền. Người ta đua nhau lối học hình thức hòng cầu danh lợi, không còn biết...
Đọc tiếp
ĐỀ SỐ 3
Đoc kĩ đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới
“ Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học, không biết rõ đạo”. Đạo là lẽ đối xử hằng ngày giữa mọi người. Kẻ đi học là học điều ấy. Nước Việt ta, từ khi lập quốc đến giờ, nền chính học đã bị thất truyền. Người ta đua nhau lối học hình thức hòng cầu danh lợi, không còn biết đến tam cương, ngũ thường. Chúa tầm thường, thần nịnh hót. Nước mất, nhà tan đều do những điều tệ hại ấy”.
1. Đoạn trích trên được trích từ văn bản nào? Tác giả đoạn trích trên là ai?
2. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là gì? Văn bản có đoạn trích trên viết theo thể loại gì?
3. Mục đích của việc học được tác giả nêu trong đoạn trích trên là gì?
4. Câu văn : “ Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học, không biết rõ đạo” thuộc kiểu câu nào? Câu văn sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
5. Tác dụng của việc sắp xếp trật tự từ của bộ phận gạch chân trong các câu: “ Chúa tầm thường, thần nịnh hót. Nước mất, nhà tan đều do những điều tệ hại ấy” là gì?
6. Từ nội dung đoạn văn trên, em hãy viết đoạn văn ( khoảng 10 – 12 câu) trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của việc xác định mục tiêu học tập đối với học sinh. Trong đoạn văn có sử dụng 01 câu phủ định ( gạch chân và chỉ rõ)