K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 8 2019

Gợi ý làm bài

- Trong mùa hè ở nước ta vẫn phát triển được các sản phẩm nông nghiệp cận nhiệt đới và ôn đới, vì: khí hậu có sự phân hoá theo độ cao nên trên những vùng núi cao của nước ta sẽ hình thành các vành đai cận nhiệt và ôn đới ngay cả trong mùa hè. Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển các nông sản có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới.

- Ví dụ: các sản phẩm nông nghiệp cận nhiệt đới và ôn đới như bắp cải, su su, súp lơ, cà chua,... ở Đà Lạt, Sa Pa, Tam Đảo,...

30 tháng 5 2017

Chọn đáp án A

Ở nước ta, vùng Đồng bằng sông Hồng và Trung du miền núi Bắc Bộ chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc nên có mùa đông lạnh, còn Trung du miền núi Bắc Bộ có địa hình cao nên là ngoài những đai nhiệt độ thấp có khí hậu cao nguyên tương đối lạnh. Đây là ba vùng có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới đa dạng, có các sản phẩm nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới.

13 tháng 5 2017

Chọn đáp án A

Ở nước ta, vùng Đồng bằng sông Hồng và Trung du miền núi Bắc Bộ chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc nên có mùa đông lạnh, còn Trung du miền núi Bắc Bộ có địa hình cao nên là ngoài những đai nhiệt độ thấp có khí hậu cao nguyên tương đối lạnh. Đây là ba vùng có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới đa dạng, có các sản phẩm nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới.

26 tháng 8 2019

Giải thích: Do vị trí địa lí, đặc điểm địa hình và sự tác động của gió mùa đông Bắc nên ở miền Bắc nước ta, đặc biệt là hai vùng Đồng bằng sông Hồng, Trung du và miền núi Bắc Bộ có cơ cấu cây trồng đa dạng, từ các cây trồng nhiệt đới, cận nhiệt đến các cây trồng có nguồn gốc ôn đới. Ngoài ra, ở Tây Nguyên có các cao nguyên xếp tầng với khí hậu mát mẻ cũng rất thuận lợi để phát triển các cây trồng có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới.

Đáp án: A

14 tháng 6 2018

Đáp án A

16 tháng 11 2018

Đáp án A

30 tháng 12 2017

Đáp án A

Các vùng có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới đa dạng, có cả các sản phẩm nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới là: Đồng bằng sông Hồng, Tây Nguyên, Trung du và miền núi Bắc Bộ.

6 tháng 2 2017

Đáp án A

29 tháng 9 2019

- Thuận lợi chủ yếu:

   + Sản phẩm nông nghiệp đa dạng (sản phẩm nhiệt đới là chính, có thể có một số sản phẩm cận nhiệt đới và ôn đới).

   + Khả năng xen canh, tăng vụ lớn.

   + Giữa các vùng có thế mạnh khác nhau.

- Khó khăn chủ yếu:

   + Tính mùa vụ khắt khe trong nông nghiệp.

   + Thiên tai, tính chất bấp bênh của nông nghiệp.

26 tháng 1 2016

a. Những thuận lợi chủ yếu:

- Sự phân hóa mùa vụ cho phép sản xuất các sản phảm chính vụ và trái vụ, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Mặt khác nhờ có mùa vụ khác nhau giữa các vùng mà việc cung cấp thực phẩm cho người, nguyên liệu cho công nghiệp chế biến diễn ra đều đặn hơn giữa các tháng trong năm.

            - Sản phẩm nông nghiệp đa dạng.

            - Khả năng xen canh, tăng vụ lớn.

            - Thế mạnh khác nhau giữa các vùng.

b. Những khó khăn chủ yếu:

            - Tính mùa vụ khắc khe trong nông nghiệp.

            - Thiên tai (lũ ở vùng cao, lụt ở đồng bằng, hạn hán, bão, côn trùng, dịch bệnh…), tính chất bấp bênh trong nông nghiệp.

26 tháng 1 2016

a) Những thuận lợi và khó khăn của nền nông nghiệp nhiệt đới

- Những thuận lợi chủ yếu:

+ Sản phẩm nông nghiệp đa dạng (sản phẩm nhiệt đới là chính, có thể có một số sản phẩm cận nhiệt đới và ôn đới).

+ Khả năng: xen canh, tăng vụ lớn.

+ Giữa các vùng có thế mạnh khác nhau.

- Những khó khăn chủ yếu:

+ Tính thời vụ khắt khe trong nông nghiệp.

+ Thiên tai, tính bấp bênh của nông nghiệp.

b)  Nước ta đang khai thác ngày càng có hiệu quả nền nông nghiệp nhiệt đới

- Các tập đoàn cây, con được phân bố phù hợp hơn với các vùng sinh thái nông nghiệp.

- Cơ cấu mùa vụ có những thay đổi quan trọng, với các giống cây ngắn ngày, chịu được sâu bệnh và có thể thu hoạch trước mùa bão, lụt hay hạn hán.

- Tính mùa vụ được khai thác tốt hơn nhờ đẩy mạnh hoạt động vận tải, áp dụng rộng rãi công nghiệp chế biến và bảo quản nông sản. Việc trao đổi nông sản giữa các vùng ngày càng mở rộng và có hiệu quả.

- Đẩy mạnh sản xuất nông sản xuất khẩu (gạo, cà phê, cao su, hoa quả...) là phương hướng quan trọng để phát huy thế mạnh nông nghiệp nhiệt đới.