Trong truyện “Hai cây phong” người kể chuyện giới thiệu mình làm nghề gì?
A. Nhà văn
B. Nhạc sĩ
C. Họa sĩ
D. Nhà báo
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Ví dụ: Câu chuyện Thầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng.
Cụ tổ bên ngoại của Trừng, người họ Phạm, húy là Bân, có nghề y gia truyền, giữ chức Thái y lệnh để phụng sự Trần Anh Vương. Ngài đem hết của cải trong nhà ra mua các loại thuốc tốt và tích trữ thóc gạo. Gặp người bệnh tật cơ khổ, ngài cho ở nhờ nhà, cho cơm cháo, chữa trị cho. Dẫu bệnh có dầm dề máu ủ nhưng ngài ko hề né tránh. Bệnh nhân tới chữa khỏe mạnh rồi mới đi.Cứ như vậy, trên giường ko lúc nào vắng bệnh nhân.
Bỗng liền năm đói kém, dịch bệnh nổi lên, ngài lại dựng thêm nhà cho những kẻ khốn cùng đói khát, bệnh tật ở, cứu sống hơn ngàn người. Ngài được mọi người cảm tạ.
Một lần, có người đến gõ cửa, mời gấp:
– Nhà có người đàn bà, bỗng nhiên nguy kịch, máu chảy như xối, mặt mày xanh lét.
Nghe vậy, ngài theo người đó đi ngay. Nhưng ra cửa thì gặp sứ giả do vương sai tới, bảo rằng:
-Trong cung có bậc quý nhân bị sốt, vương triệu đến khám.
Ngài nói:
-Bệnh đó không gấp. Nay mệnh sống của người nhà này chỉ trong từng khoảnh khắc. Tôi cứu họ trước, lát nữa sẽ đến chữa cho bậc quý nhân đó.
Quan Trung sứ tức giận nói:
– Phận làm tôi sao được nói như vậy? Ông định cứu tính mạng người ta mà ko cứu tính mạng mình sao?
Ngài đáp:
– Tôi có mắc lỗi, chả biết làm gì. Nếu người kia ko được cứu, sẽ chết trong khoảnh khắc, chẳng biết trông vào đâu. Tôi xin chịu tội.
Nói xong ngài đi cứu người kia. Họ quả được sống. Lát sau, ngài đến yết kiến, vương quở trách. Ngài tạ tội, bày rõ lòng thành của mình.
Vương mừng nói:
Ngươi thật là bậc lương y chân chính, đã giỏi nghề nghiệp lại có lòng nhân đức, thương xót nhân dân của ta.
Về sau, quan cháu ngài làm nghề lương y đến hàng ngũ phẩm, tứ phẩm có tới 2, 3 vị. Người đời khen ngợi họ ko để sút sa nghiệp nhà.
Câu chuyện em có thể tìm đọc Bác sĩ vạn năng
Ngày xửa ngày xưa có một bác nông dân nghèo tên là Tôm. Một hôm bác đánh xe hai bò kéo chở đầy củi ra tỉnh bán cho một ông bác sĩ lấy hai Taler - hai đồng tiền vàng. Lúc trả tiền, bác sĩ đang ngồi ở bàn ăn. Nhìn thấy ông ta ăn uống linh đình, bác nông dân cũng muốn mình được như vậy.
Bác tần ngần đứng lại một lúc, rồi hỏi xem mình có thể làm bác sĩ được không.
Bác sĩ bảo:
- Được chứ, cũng nhanh thôi.
Bác nông dân hỏi:
- Vậy tôi phải làm gì ạ?
- Điều đầu tiên là mua quyển sách vỡ lòng ABC loại sách trang đầu có vẽ con gà trống. Rồi bán xe với bò lấy tiền mua sắm quần áo, đồ nghề của bác sĩ. Sau cùng thuê thợ kẻ biển "Tôi là bác sĩ vạn năng" và đóng đinh treo trước cửa.
Bác nông dân làm đúng theo lời khuyên. Bác làm bác sĩ chưa được bao lâu thì có một nhà quyền quý giàu có kia bị mất trộm. Ông ta nghe nói là có vị bác sĩ vạn năng ở làng nọ có thể đoán biết được tiền ăn trộm giấu ở đâu. Ông cho đánh xe đến làng và hỏi bác nông dân rằng:
- Bác có phải là vị bác sĩ vạn năng không?
- Quả đúng như vậy.
Ông mời bác cùng đi tìm của mất trộm. Bác đồng ý, nhưng phải để Grete vợ bác cùng đi. Khi họ tới nhà quyền quý kia thì bữa ăn đã dọn ra. Bác sĩ vạn năng đòi trước tiên phải được cùng ăn, không những bác mà bác gái cũng cùng ăn, vợ chồng ngồi vào bàn ăn. Khi tên hầu thứ nhất bưng món ăn ngon vào, bác nông dân hích vợ bảo:
- Thứ nhất đấy!
Ý nói là người thứ nhất bưng món ăn vào. Tên hầu tưởng bác định nói "Tên trộm thứ nhất đấy." Chính tên hầu đã ăn trộm nên hắn hoảng sợ, ra ngoài nói với các bạn:
- Bác sĩ biết hết tất cả, thật nguy cho chúng ta. Ông ấy bảo tao là tên trộm thứ nhất. Tên thứ hai sợ không muốn vào, nhưng rồi cũng phải bưng vào. Khi hắn mang thẫu thức ăn vào, bác nông dân hích vợ bảo:
- Grete, thứ hai đấy!
Tên hầu sợ quá tìm cách lảng ra. Đến lượt tên thứ ba cũng vậy. Bác nông dân nói với vợ:
- Grete, tên thứ ba đấy!
Tên thứ tư mang thẫu thức ăn đậy kín. Chủ nhà bảo bác sĩ trổ tài, đoán xem là món gì. Đó là món tôm. Bác nông dân nhìn thẫu đậy kín không biết đoán mò sao, lúng ta lúng túng và kêu:
- Chà, chà, khổ cho cái thằng Tôm tôi quá!
Nghe xong nhà quyền quý reo lên:
- Tài thật! Bác biết chuyện này thì nhất định bác biết ai lấy trộm tiền!
Tên hầu chột dạ, nháy mắt cho bác sĩ ra ngoài. Bác ra, cả bốn tên hầu thú thật đã trót ăn trộm tiền. Chúng xin hoàn lại tiền và đưa bác thêm một khoản tiền lớn, chỉ xin bác đừng tố cáo, kẻo chúng có thể mất đầu như chơi. Chúng dẫn bác tới chỗ giấu của.
Bác sĩ trong bụng mừng thầm, lại ngồi vào bàn ăn, rồi nói:
- Thưa ông, để tôi tìm trong sách cẩm nang xem tiền giấu ở đâu.
Tên hầu thứ năm bò vào lò sưởi để dò xem bác sĩ có biết thêm gì nữa không. Bác sĩ ngồi giở sách đánh vần ABC, lật hết trang này đến trang khác để tìm con gà trống. Tìm mãi vẫn chưa thấy, bác nói:
- Ở đó thì ra đi chớ!
Tên hầu ở trong lò sưởi tưởng là nói mình, sợ quá nhảy ra, mồm nói lẩm bẩm cái gì cũng không ai rõ.
Rồi bác sĩ chỉ cho chủ nhà chỗ giấu của, nhưng không nói lộ cho biết ai ăn trộm.
Cả chủ nhà và đầy tớ đều cho bác nhiều tiền. Danh tiếng bác trở nên lừng lẫy.
- Trong mạch kể chuyện xưng "tôi" hình ảnh hai cây phong đóng vai trò là trung tâm, gợi lên nhiều ấn tượng và cảm xúc sâu sắc.
+ Hình ảnh hai cây phong gắn với chuỗi kỉ niệm học trò "tuổi trẻ của tôi đã để lại nơi ấy… như mảnh vỡ của chiếc gương thần xanh…"
+ Đặc biệt hai cây phong là nhân chứng cảm động về tình thầy trò giữa cô bé An-tư-nai và thầy Đuy-sen.
- Sự kết hợp tài tình giữa ngòi bút họa sĩ và thi sĩ đã tạo ra nét đẹp, sức cuốn hút diệu kì đối với hình ảnh hai cây phong.
+ Phác họa hình ảnh hai cây phong: sinh động khác thường, nghiêng ngả thân cây, lay động cành lá…
- Hai cây phong như hai con người, có tiếng nói riêng và tâm hồn riêng.
+ Trí tưởng tượng phong phú giúp người kể nghe được tiếng nói nhiều cung bậc cảm xúc, nhiều sắc thái khác nhau của hai cây phong.
+ Sử dụng biện pháp nhân hóa để làm sống động thế giới của hai cây phong.
=> Hai cây phong được miêu tả sống động, có hồn gây xúc động và tạo dư vị cho người đọc.
Mỗi bản nhạc, mỗi bức tranh, mỗi câu chuyện, mỗi vở kịch mỗi cuốn phim,... đều là một tác phẩm nghệ thuật. Người tạo ra tác phẩm nghệ thuật là các nhạc sĩ, họa sĩ, nhà văn, nghệ sĩ sân khấu hay đạo diễn. Họ đang lao động miệt mài, say mê để đem lại cho ta những giờ giải trí tuyệt vời, giúp ta nâng cao hiểu biết và góp phần làm cho cuộc sống mỗi ngày một tốt đẹp hơn.
Bác sĩ Ly là người nổi tiếng nhân từ. Nhưng bên cạnh vẻ nhân từ đó, ông còn là một người rất dũng cảm. Trước sự hung hăng, hung dữ của tên cướp biển, ông vẫn tỏ ra điềm tĩnh và cương quyết. Vì vậy, ông đã khuất phục được tên cướp biển.
Tham khảo
Đỗ Nhuận (1922 - 1991) là một nhạc sĩ Việt Nam. Ông là Tổng thư ký đầu tiên của Hội nhạc sĩ Việt Nam khóa I và II từ 1958 đến 1983, một trong những nhạc sĩ tiên phong của âm nhạc cách mạng. Đỗ Nhuận còn là nhạc sĩ Việt Nam đầu tiên viết opera với vở Cô Sao, cũng là tác giả của bản "Du kích sông Thao" nổi tiếng.
Hoàng Việt để lại nhiều ca khúc nổi tiếng: "Lá xanh", "Nhạc rừng", "Lên ngàn", "Mùa lúa chín" và đặc biệt là "Tình ca". Hoàng Việt viết "Tình ca" từ những dòng tâm huyết gửi lại cho vợ ngày chia tay ở Cà Mau. Tuy nhiên bài hát còn có số phận khá long đong. Khi ca sĩ Quốc Hương trình diễn bài hát lần đầu tiên ở Hà Nội năm 1957, một số nhạc sĩ và lãnh đạo cho rằng ca từ bi lụy, yếu đuối. "Tình ca" vì vậy bị xếp lại, đến sau 1967 mới dần dần được trình diễn. Từ đó ông ngừng sáng tác một thời gian dài. Về "Tình ca", nhà thơ Bảo Định Giang đã viết: "Sau hơn 40 năm, "Tình ca" vẫn ngân vang khắp nước. Hoàng Việt nằm lại dưới lòng đất; nhưng bài ca về những người mình yêu quý vẫn còn in đậm trong suy tư và tình cảm của nhiều người"
Ông là một trong những nhạc sĩ đi đầu trong việc phát triển nhạc giao hưởng của Việt Nam. Bản giao hưởng "Quê hương" gồm bốn chương là tác phẩm nhạc giao hưởng đầu tiên của nền âm nhạc Việt Nam.
Chọn C