K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 1 2018

Đáp án: D

13 tháng 12 2021

D dễ mà

14 tháng 1 2018

1,

Ma túy đá là là tên lóng của Methamphetamine hydrocloride ở dạng tinh thể được viết tắt là (Meth) có gốc từ Amphetamin. Ma túy đá lá là tên gọi chung của ma túy tổng hợp chứa chất Methamphetamine (Meth) và một số loại hóa chất được phối trộn với nhau trong đó thành phần chính là Methamphetamine.

 Amphetamin: được tổng hợp lần đầu năm 1887 tại Đức. Chất kích thích này có nguồn gốc từ thực vật ephedra (cây ma hoàng) chứa 2 ankaloit chính là ephedrin và pseudoephedrin. Ma hoàng là vị thuốc đã được sử dụng phổ biến từ rất lâu trong Y học cổ truyền (YHCT). Amphetamin với liều vừa phải có tác dụng làm tăng khả năng làm việc trí óc, giảm buồn ngủ, tăng sức lực, với liều cao gây choáng, suy sụp, không muốn ăn uống, loạn nhịp tim, đột quỵ và tử vong. Amphetamin là chất gây nghiện nguy hiểm điển hình là MDMA (nhóm thuốc lắc)

 Methamphetamin: được tổng hợp lần đầu năm 1917 tại Nhật Bản bằng cách Methyl hóa Amphetamin
- Tên khoa học: ± - S-N-dimethylphenthylamine
- Công thức: C10H15N
- Dạng bào chế: Bột tinh thể, viên nén, con nhộng hoặc dung dịch

Hình ảnh Ma túy đá - Ma túy tổng hợp

Ở Việt Nam phổ biến ở dạng tinh thể trong như cánh mỳ chính hoặc phèn chua thường được gọi là MA TUÝ ĐÁ. Trong y học Methamphetamin được dùng để điều trị bệnh trầm cảm, hen suyễn và giảm cân, sau đó bị lạm dụng và trở thành chất gây nghiện. Methamphetamin là chất gây nghiện nguy hiểm và mạnh: Lúc đầu gây kích thích thần kinh, sau đó phá hủy hệ thống cơ thể và hậu quả là nhiễm độc thần kinh, suy nhược thần kinh suy kiệt cơ thể gây bệnh cho tim, tổn thương não, mất trí nhớ và rối loạn tâm thần.

14 tháng 1 2018

Nghiện ma túy là khi một người cần phải sử dụng ma túy để sinh hoạt bình thường. Rượu, một số thuốc được kê đơn, các loại bất hợp pháp như cần sa, heroin và amphetamines (như thuốc lắc, ma túy đá, v..v..) đều được xem là chất gây nghiện. Điều quan trọng cần lưu ý rằng sử dụng ma túy có nhiều cấp độ khác nhau, từ dùng thử, dùng có mục đích và dùng nhiều dẫn đến nghiện. Cũng cần lưu ý rằng, khi đã mắc nghiện thì không chỉ là “sử dụng rất nhiều ma túy” mà còn mất khả năng kiểm soát hành vi. Nnghiện ma túy là một tình trạng bệnh mạn tính của não bộ, tương tự như các bệnh mạn tính khác. Nghiện ma túy cần phải được chẩn đoán và có thể kiểm soát được. Nghiện ma túy có thể được mô tả như là người bệnh “buộc tìm kiếm và sử dụng ma túy, bất chấp những hậu quả tiêu cực cho sức khỏe và xã hội liên quan đến việc sử dụng ma túy”.

Có rất nhiều lý do khác nhau khi một người bắt đầu sử dụng ma túy, bao gồm:

  • Giúp giảm đau
  • Giúp tỉnh táo và minh mẫn khi làm việc, học tập
  • Là tập tục và truyền thống mang tính văn hoá
  • Giúp thư giãn, giải trí

Người mới bắt đầu sử dụng ma túy thì chỉ thỉnh thoảng mới sử dụng, nhưng do bản chất gây nghiện của một số loại ma túy (như heroin hay các chất kích thích khác), họ thường bắt đầu sử dụng thường xuyên hơn và ở liều cao hơn. Quá trình nghiện bắt đầu khi người đó có sự thôi thúc mạnh mẽ để sử dụng ma túy (được gọi là “thèm nhớ”). Người nghiện có thể cảm thấy không khỏe (có các triệu chứng như buồn nôn, nhức đầu, chóng mặt và khó ngủ) nếu họ cố gắng dừng sử dụng ma túy. Những triệu chứng này gọi là “hội chứng cai”. Người nghiện cũng có thể bị tăng mức độ dung nạp thuốc, nghĩa là sau một thời gian sử dụng họ cần phải dùng một lượng ma túy lớn hơn để có cảm giác “phê” như lúc ban đầu. Khi mắc nghiện, người nghiện không thể thực hiện những sinh hoạt hằng ngày (như làm việc, học tập hoặc chăm sóc gia đình) một cách bình thường nếu không có ma túy. Sử dụng ma túy gây ra những thay đổi tức thì trong não bộ, khiến cho người nghiện cảm thấy “phê”. Khi sử dụng trong một thời gian dài, ma túy sẽ làm thay đổi chức năng của não bộ, nghĩa là người nghiện không còn cảm thấy họ có quyền lựa chọn sử dụng ma túy nữa – mà não bộ của họ tin rằng họ cần ma túy để sinh hoạt bình thường.

Lý do chính xác để giải thích việc một số người dễ nghiện ma túy và một số người khác không nghiện chưa được biết rõ. Tuy nhiên, người ta tin rằng những người bị trầm cảm, lo lắng và tự ti có nguy cơ mắc nghiện cao hơn so với những người không gặp các vấn đề này. Những yếu tố khác có thể kể đến bao gồm có tiền sử bị sang chấn về tâm lý (như lạm dụng hoặc chiến tranh), bị căng thẳng và tiền sử nghiện ma tuý của gia đình. Nhiều người cũng có thể bị nghiện khi dùng các loại thuốc giảm đau mạnh trong điều trị như moocphin. Các nghiên cứu hiện đại cho thấy rằng tình trạng nghiện chất dạng thuốc phiện, giống như nghiện rượu, có một số yếu tố di truyền quan trọng dẫn đến khả năng “dễ mắc nghiện” ở một số người. Nói cách khác, một vài người được sinh ra với những bộ não có xu hướng “ưa thích” hoặc cần đến các chất dạng thuốc phiện ở mức độ cao hơn so với những người khác. Về lý thuyết, bất cứ ai đều có thể bị nghiện khi sử dụng ma tuý nhưng không phải ai cũng nghiện ma túy.

Điều quan trọng là cần phải hiểu nghiện ma tuý là một bệnh mạn tính cần điều trị lâu dài. Bước đầu tiên để điều trị nghiện ma tuý là biết được bản thân mình bị bệnh và mong muốn được điều trị.

Khoanh tròn vào câu trả lời đúng Câu 2: Pháp luật không nghiêm cấm hành vi A. Mua dâm, bán dâm. B.Tiêm chích ma túy. C. Các hành vi làm lây truyền HIV/AIDS. D.Giúp đỡ người bị nhiễm HIV/AIDS Câu 3. Ngày phòng chống HIV/AIDS thế giới là này A. 1/6 B. 27/7 C. 1/12 D. 1/10 Câu 4: Khi công dân phát hiện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân gây thiệt hại đến lợi ích của nhà nước thì họ có quyền:...
Đọc tiếp

Khoanh tròn vào câu trả lời đúng Câu 2: Pháp luật không nghiêm cấm hành vi A. Mua dâm, bán dâm. B.Tiêm chích ma túy. C. Các hành vi làm lây truyền HIV/AIDS. D.Giúp đỡ người bị nhiễm HIV/AIDS Câu 3. Ngày phòng chống HIV/AIDS thế giới là này A. 1/6 B. 27/7 C. 1/12 D. 1/10 Câu 4: Khi công dân phát hiện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân gây thiệt hại đến lợi ích của nhà nước thì họ có quyền: A.Khiếu nại. B.Tố cáo. C. Kiến nghị. D.Yêu cầu. Câu 5: Khi công dân phát hiện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân ra quyết định, ảnh hưởng đến lợi ích hợp pháp của bản thân thì họ có quyền: A.Khiếu nại. B.Tố cáo. C. Kiến nghị. D.Yêu cầu. Câu 6: Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân được quy định tại: A.Điều 58 Hiến pháp 1992. B.Điều 64 Hiến pháp 1992. C.Điều 74 Hiến pháp 1992. D.Điều 78 Hiến pháp 1992. Câu 7: Công dân thực hiện quyền khiếu nại tố cáo cần: A. nắm được điểm yếu của đối phương B. tích cực, năng động, sáng tạo C. đòi bồi thường D. trung thực, khách quan, thận trọng Câu 8: Công dân có quyền khiếu nại trong trường hợp nào sau đây? A. Bị nhà trường kỉ luật oan B. Điểm bài thi của mình thấp hơn của bạn C. Bị bạn cùng lớp đánh gây thương tích D. bị đe dọa về tính mạng

0
28 tháng 2 2021

http://www.pvcbinhson.vn/tin-tuc-su-kien/39-tim-hieu-ve-ma-tuy-va-nhung-tac-hai-doi-voi-ban-than-gia-dinh-va-xa-hoi.html

28 tháng 2 2021

*Tác hại của ma túy và các chất gây nghiện đối với bản thân, gia đình và xã hội

- Gây ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng

- Làm suy giảm sức lao động, giảm lực lượng lao động trong gia đình, xã hội

- Ảnh hưởng đến tính mạng của người sử dụng

- Làm gia tăng tệ nạn xã hội 

- Ảnh hưởng đến việc suy trì nòi giống

 

- Ảnh hưởng đến KT và hạnh phúc gia đình (làm 1 nguyên nhân khiến gia đình tan vỡ)

*Các nguyên nhân chủ yếu đưa đến nghiện ma túy và các chất gây nghiện

- Do bị lôi kéo

- Do sự tò mò

- Do duy truyền

- Do sự chủ quan của người nghiện

- Muốn chứng tỏ bản thân 

- Do thiếu hiểu biết

 

 

 

26 tháng 12 2017

Đáp án: C

11 tháng 3 2021

Vì những hành vi như mua bán dâm, tiêm chích ma túy là những tệ nạn xã hội và là một trong những con đường lây truyền HIV/AIDS 

25 tháng 12 2018

Đáp án B