1. Bài thơ “Nhớ rừng” được sáng tác vào khoảng thời gian nào?
A. Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945
B. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp
C. Trong kháng chiến chống đế quốc Mĩ
D. Trước năm 1930
2. Nhận xét nào nói đúng nhất ý nghĩa của việc xây dựng hai cảnh tượng đối lập nhau trong “Nhớ rừng”?
A. Để làm nổi bật hình ảnh con hổ
B. Để gây ấn tượng đối với người đọc
C. Để làm nổi bật tình cảnh và tâm trạng của con hổ
D. Để thể hiện tình cảm của tác giả đối với con hổ
3. Ý nào nói đúng nhất tâm tư của tác giả được gửi gắm trong bài thơ “Nhớ rừng”?
A. Niềm khao khát tự do mãnh liệt
B. Niềm căm phẫn trước cuộc sống tầm thường, giả rối
C. Lòng yêu nước kín đáo và sâu sắc
D. Cả 3 ý kiến trên
4. Nhận định nào nói đúng nhất về hình ảnh của chúa sơn lâm hiện lên trong đoạn 2 và 3 của bài thơ “Nhớ rừng” ?
A. Có tư thế hùng dũng, kiêu ngạo của một kẻ ỷ vào sức mạnh của mình
B. Có tư thế oai phong và mềm mại, uyển chuyển của một vị chúa tể
C. Có tư thế ngạo ngược của một kẻ hung hăng, khát máu
D. Có tư thế uy nghiêm của một kẻ thi hành công lí chốn đại ngàn
5. Những biện pháp tu từ nào được sử dụng ở đoạn 3 trong bài “Nhớ rừng”?
A. Ẩn dụ và nhân hóa
B. So sánh và hoán dụ
C. Câu hỏi tu từ và điệp ngữ
D. Câu hỏi tu từ và so sánh
6. Ý nghĩa của câu: “ Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?” trong bài thơ “ Nhớ rừng” là gì?
A. Thể hiện nỗi nhớ da diết cảnh nước non hùng vĩ
B. Thể hiện niềm tiếc nuối khôn nguôi quá khứ vàng son đã mất
C. Thể hiện niềm khao khát tự do một cách mãnh liệt
D. Thể hiện nỗi chán ghét cảnh sống thực tại nhạt nhẽo, tù túng
7. Hai nguồn thi cảm chủ yếu trong sáng tác của Vũ Đình Liên là gì?
A. Lòng thương người và tình yêu thiên nhiên
B. Tình yêu cuộc sống và tuổi trẻ
C. Tình yêu đất nước và nỗi sầu nhân thế
D. Lòng thương người và niềm hoài cổ
8. Hai câu thơ: “ Giấy đỏ buồn không thắm – Mực đọng trong nghiên sầu” sử dụng biện pháp tu từ gì?
A. So sánh
B. Hoán dụ
C. Nhân hóa
D. Ẩn dụ
9. Hình ảnh ông đồ ở hai khổ thơ đầu hiện ra nhơ thế nào?
A. Được mọi người yêu quý vì đức độ
B. Được mọi người trọng vọng, tôn kính vì tài viết chữ đẹp
C. Bị mọi người lãng quên theo thời gian
D. Cả A, B, C đều sai.
10. Bài thơ “Ông đồ” được viết theo thể thơ gì?
A. Lục bát
B. Song thất lục bát
C. Ngũ ngôn
D. Thất ngôn bát cú
11. Dòng nào nói đúng nhất tình cảm của tác giả gửi gắm trong hai câu thơ cuối bài thơ “ Ông đồ”?
A. Cảm thương và ngậm ngùi trước cảnh cũ người xưa
B. Lo lắng trước sự phai tàn của các nét văn hóa truyền thống
C. Ân hận vì đã thờ ơ với tình cảnh đáng thương của ông đồ
D. Buồn bã vì không được gặp lại ông đồ.
12. Dòng nào thể hiện rõ nhất tình cảnh đáng thương của ông đồ?
A. Nhưng mỗi năm mỗi vắng – Người thuê viết nay đâu?
B. Năm nay đào lại nở - Không thấy ông đồ xưa.
C. Ông đồ vẫn ngồi đấy – Qua đường không ai hay.
D. Những người muôn năm cũ – Hồn ở đâu bây giờ?
13. Mở đầu bài thơ “ Ông đồ” là Mỗi năm hoa đào nở - Lại thấy ông đồ già, và kết thúc bài thơ là Năm nay đào lại nở - Không thấy ông đồ xưa. Đó là kiểu bố cục gì?
A. Đầu cuối tương ứng
B. Trùng lặp
C. Đối lập
D. Cân xứng
14. Đọc câu thơ: “Những người muôn năm cũ – Hồn ở đâu bây giờ”. “Những người muôn năm cũ” trong bài thơ này là ai?
A. Người qua đường
B. Ông đồ
C. Ông đồ và người qua đường
D. Ông đồ và những người thuê ông viết chữ
15. Đọc câu thơ: “Những người muôn năm cũ – Hồn ở đâu bây giờ”. Hai câu thơ trên có hàm ý gì?
A. Gọi hồn những người đã khuất
B. Nhớ tiếc một mĩ tục không còn nữa
C. Nhớ tiếc những người đã tham dự vào trò chơi văn học
D. Nhớ những người muôn năm cũ
16. Điểm giống nhau giữa hai bài “Nhớ rừng” và “Ông đồ” là gì?
A. Khao khát cuộc sống tự do
B. Hoài niệm quá khứ
C. Bất hòa với cuộc sống thực tại
D. Niềm hoài cổ sâu sắc
17. Nhận định nào dưới đây nói đúng nhất tình cảm của Tế Hanh đối với cảnh vật, cuộc sống và con người của quê hương ông thể hiện qua bài thơ “ Quê hương”?
A. Nhớ về quê hương với những kỉ niệm buồn bã và đau xót, thương cảm
B. Yêu thương, trân trọng, tự hào và gắn bó sâu sắc với cảnh vật, cuộc sống và con người của quê hương
C. Gắn bó và bảo vệ cảnh vật, cuộc sống và con người của quê hương ông.
D. Cả A, B, C đều sai
18. Đọc câu thơ: “Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới – Nước bao vây cách biển nửa ngày sông”. Câu thơ cho ta hiểu địa thế của “làng tôi” như thế nào?
A. Trên hòn đảo gần bờ biển
B. Trên bờ con sông chảy ra biển
C. Trên một cù lao giữa sông
D. Trên cù lao, đi đường sông nửa ngày mới tới biển
19. Câu thơ nào miêu tả cụ thể những nét đặc trưng của “dân chài lưới”?
A. Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng – Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.
B. Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗ - Khắp dân làng tấp nập đón ghe về.
C. Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng – Cả thân hình nồng thở vị xa xăm.
D. Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới - Nước bao vây cách biển nửa ngày sông.
20. Câu thơ: “Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng – Cả thân hình nồng thở vị xa xăm” cho ta hiểu gì về người dân chài?
A. Có tầm vóc phi thường
B. Cơ thể khỏe mạnh do nắng gió đại dương
C. Mang vẻ đẹp và sức sống của biển cả
D. Mang vẻ đẹp của lao động và tâm hồn phóng khoáng
Trước Cách mạng tháng Tám, thơ Chế Lan Viên là một thế giới đúng nghĩa "trường thơ loạn "& "kinh dị, thần bí, bế tắc của thời.”
Đáp án cần chọn là: D