K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 4 2019

Phạm vi lãnh thổ

Lãnh thổ Việt Nam là một khối thống nhất và toàn vẹn, bao gồm vùng đất, vùng biển và vùng trời.

* Vùng đất:

- Gồm toàn bộ phần đất liền và các hải đảo, có tổng diện tích là 331212 km2.

- Nước ta có hơn 4600 km đường biên giới trên đất liền, trong đó đường biên giới Việt Nam - Trung Quốc dài hơn 1400 km, đường biên giới Việt Nam - Lào dài gần 2100 km và đường biên giới Việt Nam - Cam-pu-chia dài hơn 1100 km.

- Phần lớn biên giới nước ta nằm ở khu vực miền núi. Việc thông thương với các nước láng giềng được tiến hành qua các cửa khẩu.

- Đường bờ biển dài 3260 km, chạy từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Hà Tiên (Kiên Giang).

- Nước ta có hơn 4000 hòn đảo lớn nhỏ, phần lớn là các đảo ven bờ và có hai quần đảo ở ngoài khơi xa trên Biển Đông là quần đảo Hoàng Sa (thuộc thành phố Đà Nẵng) và quần đảo Trường Sa (thuộc tỉnh Khánh Hòa).

* Vùng biển:

- Vùng biển nước ta tiếp giáp với vùng biển của các nước: Trung Quốc, Cam- pu-chia, Phi-líp-pin, Ma-lai-xi-a, Bru-nây, In-đô-nê-xi-a, Xin-ga-po, Thái Lan.

- Vùng biển của nước ta bao gồm: nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.

+ Nội thủy là vùng nước tiếp giáp với đất liền, ở phía trong đường cơ sở. Ngày 12-11-1982, Chính phủ nước ta đã ra tuyên bố quy định đường cơ sở ven biển để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam. Vùng nội thủy cũng được xem như bộ phận lãnh thổ trên đất liền.

+ Lãnh hải là vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia trên biển. Lãnh hải Việt Nam có chiều rộng 12 hải lí (1 hải lí = 1852 m). Ranh giới của lãnh hải (được xác định bởi các đường song song cách đều đường cơ sở về phía biển và đường phân định trên các vịnh với các nước hữu quan) chính là đường biên giới quốc gia trên biển.

+ Vùng tiếp giáp lãnh hải:

 Là vùng biển được quy định nhằm đảm bảo cho việc thực hiện chủ quyền của nước ven biển. Vùng tiếp giáp lãnh hải của nước ta rộng 12 hải lí.

Trong vùng này, Nhà nước ta có quyền thực hiện các biện pháp để bảo vệ an ninh quốc phòng, kiểm soát thuế quan, các quy định về y tế, môi trường, nhập cư,...

+ Vùng đặc quyền kinh tế:

Là vùng tiếp liền với lãnh hải và hợp với lãnh hải thành một vùng biển rộng 200 hải lí tính từ đường cơ sở.

Ở vùng này, Nhà nước ta có chủ quyền hoàn toàn về kinh tế nhưng các nước khác được đặt ống dẫn dầu, dây cáp ngầm và tàu thuyền, máy bay nước ngoài được tự do về hoạt động hàng hải và hàng không theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982.

Thềm lục địa:

• Là phần ngầm dưới đáy biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc phần lục địa kéo dài, mở rộng ra ngoài lãnh hải cho đến bờ ngoài của rìa lục địa, có độ sâu khoảng 200 m hoặc hơn nữa.

Nhà nước ta có chủ quyền hoàn toàn về mặt thăm dò, khai thác, bảo vệ và quản lí các tài nguyên thiên nhiên ở thềm lục địa Việt Nam.

- Vùng biển Việt Nam có diện tích khoảng 1 triệu km2 ở Biển Đông.

* Vùng trời: Là khoảng không gian bao trùm lên trên lãnh thổ nước ta. Trên đất liền được xác định bằng các đường biên giới, trên biển là ranh giới bên ngoài của lãnh hải và không gian của các đảo.

29 tháng 9 2017

Vị trí địa lí

- Nước ta nằm ở rìa phía đông bán đảo Đông Dương, gần trung tâm của khu vực Đông Nam Á.

- Việt Nam vừa gắn liền với lục địa Á - Âu, vừa tiếp giáp với Biển Đông và thông ra Thái Bình Dương rộng lớn.

- Hệ tọa độ địa lí

* Phần đất liền:

+ Điểm cực Bắc ở vĩ độ 23 o 23'B tại Lũng Cú (tỉnh Hà Giang), hoặc ghi chi tiết hơn là tại xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.

+ Điểm cực Nam ở vĩ độ 8 o 34'B tại Xóm Mũi (tỉnh Cà Mau), hoặc ghi chi tiết hơn là tại xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau.

+ Điểm cực Tây ở kinh độ 102 o 09'Đ tại A Pa Chải (tỉnh Điện Biên), hoặc ghi chi tiết hơn là ưên núi Pulasan, tại xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên.

+ Điểm cực Đông nằm ở kinh độ 109 o 24'Đ tại bán đảo Hòn Gốm (tỉnh Khánh Hòa), hoặc ghi chi tiết hơn là tại bán đảo Hòn Gốm, xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa.

* Trên vùng biển, hệ tọa độ địa lí của nước ta còn kéo dài tới khoảng vĩ độ 6 o 50'B và từ khoảng kinh độ 101 o Đ đến 107 o 20' Đ tại Biển Đông.

- Kinh tuyến 105 o Đ chạy qua lãnh thổ nước ta nên đại bộ phận lãnh thổ nằm trong khu vực múi giờ thứ 7.

24 tháng 2 2016

- Công nghiệp nước ta có sự phân hóa về mặt lãnh thổ

- Các khu vự có mức độ tập trung cao

  + Đồng bằng sông Hông và phụ cận

    # Có nhiều trung tâm công nghiệp

    #  Hà Nội là trung tâm lớn nhất

    # Hải Phòng, Hạ Long, Thái Nguyên, Nam Đinh

  + Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long

    # Có nhiều trung tâm công nghiệp

    # Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm lớn nhất

    # Biên Hòa, Vũng Tàu, Cần Thơ, Cà Mau...

 + Dọc theo duyên hải Miền Trung : Đà Nẵng, Huế, Nha Trang..

- Các khu vực còn lại, hoạt động công nghiệp còn hạn chế

22 tháng 12 2021

Tham khảo

 

- Bắc Trung Bộ là dải đất hep ngang, kéo dài từ dãy Tam Điệp ở phía bắc tới dãy Bạch Mã ờ phía nam.

- Gồm 6 tỉnh, thành phố:

+ Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế.

- Vị trí tiếp giáp:

+ Phía Nam: giáp Duyên hải Nam Trung Bộ.

+ Phía Bắc giáp TDMNBB và ĐBSH.

+ Phía Tây: giáp Lào.

+ Phía Đông: giáp biển Đông rộng lớn.

- Ý nghĩa:

+ Bắc Trung Bộ là cầu nối giữa các tỉnh phía Bắc và phía Nam của đất nước.

+ Là cửa ngõ của các nước láng giềng ra biển Đông.

+ Dễ dàng giao lưu, phát triển kinh tế với Đồng bằng sông Hồng là vùng có nền kinh tế phát triển năng động, văn hóa, khoa học kĩ thuật phát triển.

22 tháng 12 2021

Tham khảo

Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 26 kết hợp Atlat trang 3 – kí hiệu chung, các trung tâm công nghiệp của vùng Đồng bằng sông Hồng có quy mô từ trên 40 nghìn tỉ đồng trở lên là Hà Nội (có giá trị sản xuất công nghiệp trên 120 nghìn tỉ đồng), Hải Phòng (có giá trị sản xuất công nghiệp từ trên 40 đến 120 nghìn tỉ đồng).

25 tháng 4 2017

HƯỚNG DẪN

a) Nhận xét

- Vùng phát triển mạnh nhất là Đồng bằng sông Cửu Long: Tỉ trọng giá trị sản xuất thuỷ sản trong cơ cấu nông, lâm, thuỷ sản cao nhất: >30%, một số tỉnh >50% (Cà Mau...): phát triển cả đánh bắt và nuôi trồng.

- Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ đứng thứ hai: Tỉ trọng giá trị sản xuất thuỷ sản trong cơ cấu nông, lâm, thuỷ sản >30%, chủ yếu là đánh bắt (Bình Thuận, Bình Định...).

- ĐBSH và Bắc Trung Bộ: Dao động từ 10 - 20%, đánh bắt ở các tỉnh ven biển, nuôi trồng ở cả ven biển và trong nội địa của ĐBSH (dẫn chứng).

- Hai vùng kém nhất là Trung du miền núi Bắc Bộ và Tây Nguyên: <5%.

b) Giải thích

- Đồng bằng sông Cửu Long hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển thuỷ sản: bờ biển dài, vịnh biển rộng, ngư trường trọng điểm vịnh Thái Lan, nhiều bãi triều rộng, rừng ngập mặn diện tích lớn, sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, nhiều vùng trũng rộng lớn...

- Duyên hải Nam Trung Bộ có tất cả các tỉnh đều giáp biển với 2 ngư truờng lớn (Hoàng Sa, Truơng Sa và Ninh Thuận - Bỉnh Thuận-Bà Rịa - Vũng Tàu).

- ĐBSH và Bắc Trung Bộ giáp biển, có diện tích mặt nuớc ao hồ, vùng cửa sông ven biển, đầm phá, rừng ngập mặn...

- Các vùng khác ít thuận lợi.

19 tháng 9 2019

HƯỚNG DẪN

- Thiên nhiên mang sắc thái của vùng khí hậu cận Xích đạo gió mùa.

- Khí hậu:

+ Nền nhiệt độ thiên về cận Xích đạo, quanh năm nóng, nhiệt độ trung bình năm trên 25°C và không có tháng nào dưới 20°C.

+ Biên độ nhiệt độ trung bình năm nhỏ. Khí hậu gió mùa thể hiện ở sự phân chia thành hai mùa mưa và khô, đặc biệt rõ từ vĩ độ 14°B trở vào.

- Cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu là đới rừng cận Xích đạo gió mùa.

- Thành phần thực vật, động vặt phần lớn thuộc vùng Xích đạo và nhiệt đới từ phương Nam lên hoặc từ phía tây di cư sang.

- Trong rừng xuất hiện nhiều loài cây chịu hạn, rụng lá vào mùa khô (cây họ dầu), có nơi hình thành rừng thưa nhiệt đới khô (nhiều nhất ở Tây Nguyên). Động vật tiêu biểu là các loài thú lớn nhiệt đới và Xích đạo như voi, hổ, báo, bò rừng... Vùng đầm lầy có trăn, rắn, cá sấu...

30 tháng 5 2019

HƯỚNG DẪN

- Tình hình phát triển

+ Tổng kim ngạch liên tục tăng.

+ Tăng cả xuất và nhập khẩu, nhập khẩu tăng nhanh hơn xuất khẩu.

- Phân hóa theo lãnh thổ

+ Theo vùng: Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long, Đồng bằng sông Hồng Và vùng phụ cận có tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cao, các vùng còn lại thấp hơn.

+ Theo tỉnh: TP. Hồ Chí Minh xuất siêu, Hà Nội nhập siêu, các tỉnh khác có sự phân hóa.

3 tháng 3 2022
22 tháng 9 2019

HƯỚNG DẪN

- Thiên nhiên đặc trưng cho vùng khí hậu nhiệt đới ấm gió mùa có mùa đông lạnh.

- Khí hậu:

+ Nhiệt đới ẩm gió mùa, nhiệt độ trung bình năm trên 20°C.

+ Có mùa đông lạnh, biên độ nhiệt trung bình năm lớn.

- Cảnh quan tiêu biểu là đới rừng nhiệt đới gió mùa, cảnh sắc thiên nhiên thay đổi theo mùa.

- Trong rừng, thành phần loài nhiệt đới chiếm ưu thế; ngoài ra còn có cây cận nhiệt đới, các loài thú có lông dày. Ở vùng đồng bằng, vào mùa đông trồng được cả rau ôn đới.

22 tháng 11 2023

Câu hỏi
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, nhận xét và giải thích sự phân hoá theo lãnh thổ của ngành thuỷ sản nước ta.
Trả lời
**HƯỚNG DẪN**

a) Nhận xét

- Vùng phát triển mạnh nhất là Đồng bằng sông Cửu Long: Tỉ trọng giá trị sản xuất thuỷ sản trong cơ cấu nông, lâm, thuỷ sản cao nhất: >30%, một số tỉnh >50% (Cà Mau...): phát triển cả đánh bắt và nuôi trồng.

- Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ đứng thứ hai: Tỉ trọng giá trị sản xuất thuỷ sản trong cơ cấu nông, lâm, thuỷ sản >30%, chủ yếu là đánh bắt (Bình Thuận, Bình Định...).

- ĐBSH và Bắc Trung Bộ: Dao động từ 10 - 20%, đánh bắt ở các tỉnh ven biển, nuôi trồng ở cả ven biển và trong nội địa của ĐBSH (dẫn chứng).

- Hai vùng kém nhất là Trung du miền núi Bắc Bộ và Tây Nguyên: <5%.

b) Giải thích

- Đồng bằng sông Cửu Long hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển thuỷ sản: bờ biển dài, vịnh biển rộng, ngư trường trọng điểm vịnh Thái Lan, nhiều bãi triều rộng, rừng ngập mặn diện tích lớn, sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, nhiều vùng trũng rộng lớn...

- Duyên hải Nam Trung Bộ có tất cả các tỉnh đều giáp biển với 2 ngư truờng lớn (Hoàng Sa, Truơng Sa và Ninh Thuận - Bỉnh Thuận-Bà Rịa - Vũng Tàu).

- ĐBSH và Bắc Trung Bộ giáp biển, có diện tích mặt nuớc ao hồ, vùng cửa sông ven biển, đầm phá, rừng ngập mặn...

- Các vùng khác ít thuận lợi.