K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 11 2021

THAM KHẢO:
Những điều kiện thuận lợi và khó khăn để phát triển ngành thủy sản
Nước ta có bờ biển dài 3260 km và vùng đặc quyền kinh tế rộng lớn. Vùng biển nước ta có nguồn hải sản khá phong phú. Tổng trữ lượng hải sản biển khoảng 3,9-4,0 triệu tấn, cho phép khai thác hàng năm khoảng 1,9 triệu tấn. Biển nước ta có hơn 2000 loài cá, trong đó có khoảng 100 loài có giá trị kinh tế; 1647 loài giáp xác, trong đó có hơn 100 loài tôm, nhiều loài có giá trị xuất khẩu cao; nhuyễn thể có hơn 2500 loài, rong biển hơn 600 loài. Ngoài ra còn nhiều loại đặc sản như hải sâm, bào ngư, sò, điệp…
Nước ta có nhiều ngư trường, trong đó có hơn 4 ngư trường trọng điểm đã được xác định là: ngư trường Cà Mau-Kiên Giang (ngư trường vịnh Thái Lan), ngư trường Ninh Thuận-Bình Thuận-Bà Rịa-Vũng Tàu, ngư trường Hải Phòng-Quảng Ninh (ngư trường Vịnh Bắc Bộ) và ngư trường quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa.
Dọc bờ biển nước ta có những bãi triều, đầm phá, các cánh rừng ngập mặn. Đó là những khu vực thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản nước lợ. Ở một số hải đảo có các rạn đá, là nơi tập trung nhiều loài hải sản có giá trị kinh tế. Ven biển có nhiều hải đảo và vụng, vịnh tạo điều kiện hình thành các bãi đá cho cá đẻ.
Nước ta có nhiều sông suối, kênh rạch, ao hồ, các ô trũng ở vùng đồng bằng có thể nuôi thả cá, tôm nước ngọt. Cả nước đã sử dụng hơn 850 nghìn ha diện tích mặt nước để nuôi trồng thủy sản, trong đó 45% thuộc các tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu.
Nhân dân có kinh nghiệm, truyền thống đánh bắt và nuôi trồng thủy sản. Các phương tiện tàu thuyền, ngư cụ được trang bị ngày càng tốt hơn. Hoạt động khai thác và nuôi trồng được thuận lợi hơn nhờ phát triển các dịch vụ thủy sản và mở rộng chế biến thủy sản.
 

3 tháng 11 2021

Tham khảo!

II. NGÀNH THUỶ SẢN

Thuỷ sản là ngành kinh tế quan trọng, có ý nghĩa to lớn về kinh tế - xã hội và góp phần bảo vệ chủ quyền vùng biển của nước ta. 

1. Nguồn lợi thuỷ sản

* Thuận lợi:

 - Nước ta có điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên khá thuận lợi để phát triển ngành khai thác và nuôi trồng thủy sản nước mặn, nước lợ, nước ngọt.

 - Điều kiện phát triển ngành khai thác:

+ Nước ta có 4 ngư trường trọng điểm là:

Cà Mau – Kiên Giang.Ninh Thuận – Bình Thuận.Hải Phòng – Quảng Ninh.Trường Sa – Hoàng Sa

- Điều kiện phát triển ngành nuôi trồng:

   + Vùng biển rộng, nhiều cửa sông, vũng vịnh, bãi triều đầm phá là điều kiện để nước ta phát triển hoạt động nuôi trồng thủy sản.

   + Nước ta còn có nhiều sông, suối, ao, hồ… có thể nuôi cá, tôm nước ngọt.

- Khó khăn:

   + Ảnh hưởng của thiên tai như bão, gió mùa đông bắc.

   + Nhiều vùng biển bị suy thoái, nguồn lợi thủy sản suy giảm.

   + Quy mô ngành thủy sản còn nhỏ, thiếu vốn đầu tư.

2. Sự phát triển và phân bố ngành thuỷ sản

- Khai thác thủy sản:

   + Sản lượng tăng khá nhanh, chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu ngành thủy sản. Nguyên nhân do tăng số lượng tàu thuyền và công suất tàu.

   + Phát triển nhất ở vùng duyên hải Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Các tỉnh dẫn đầu là Kiên Giang, Cà Mau, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Thuận.

- Nuôi trồng thủy sản:

   + Sản lượng tăng nhanh, tỉ trọng nhỏ hơn khai thác trong cơ cấu ngành thủy sản.

   + Phát triển nhanh, đặc biệt là nuôi tôm, cá; góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. Các tỉnh dẫn đầu là Cà Mau, An Giang, Bến Tre.

- Nuôi trồng thủy sản có tốc độ tăng nhanh hơn khai thác.

- Hiện nay, sản xuất thủy sản phát triển mạnh mẽ, xuất khẩu thủy sản tăng vượt bậc, thị trường mở rộng.

 

 

25 tháng 11 2021

Tham khảoBài 2 trang 139 SGK Địa lí 9 | SGK Địa lí lớp 9

25 tháng 11 2021

Tham khảo:

* Thuận lợi:

 - Nước ta có điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên khá thuận lợi để phát triển ngành khai thác và nuôi trồng thủy sản nước mặn, nước lợ, nước ngọt.

 - Điều kiện phát triển ngành khai thác:

+ Nước ta có 4 ngư trường trọng điểm là:

Cà Mau – Kiên Giang.Ninh Thuận – Bình Thuận.Hải Phòng – Quảng Ninh.Trường Sa – Hoàng Sa

- Điều kiện phát triển ngành nuôi trồng:

   + Vùng biển rộng, nhiều cửa sông, vũng vịnh, bãi triều đầm phá là điều kiện để nước ta phát triển hoạt động nuôi trồng thủy sản.

   + Nước ta còn có nhiều sông, suối, ao, hồ… có thể nuôi cá, tôm nước ngọt.

22 tháng 2 2016

- Những năm gần đây, ngành thủy sản đã có những bước phát triển đột phá.

   + Sản lượng thủy sản năm 2005 hơn 3,4 t riệu tấn. Sản lượng thủy sản bình quân trên đầu người khoản 42kg/năm.

   + Nuôi thủy sản chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong cơ cấ sản xuất và giá trị sản lượng thủy sản..

- Khai thác thủy sản :

  + Sản lương khai thác thủy sản năm 2005 là 1.987, 9 nghìn tấn.

  + Tất cả các tỉnh giáp biển đều đầy mạnh đánh bắt hải sản,nhưng nghề cá ở Duyên hải Nam Trung Bộ và Nam Bộ có vai trò lớn hơn. Các tỉnh dẫn đầu về sản lượng đánh bắt cá là Kiên Giang, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Thuận và Cà Mau.

- Nuôi trồng thủy sản :

  + Nhiều loại thủy sản đã trở thành đối tượng nuôi trồng thủy sản, nhưng quan trọng hơn là tôm. Nghề nuôi tôm phát triển mạnh. Kĩ thuật nuôi tôm từ quảng canh sang quảng canh cải tiến, bán thâm canh công nghiệp. Đồng bằng sông Cửu Long là vùng nuôi tôm lớn nhất.

  + Nghề nuôi cá nước ngọt cũng phát triển mạnh ở Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng

15 tháng 11 2020

- Những năm gần đây, ngành thủy sản đã có những bước phát triển đột phá.

+ Sản lượng thủy sản năm 2005 hơn 3,4 t riệu tấn. Sản lượng thủy sản bình quân trên đầu người khoản 42kg/năm.

+ Nuôi thủy sản chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong cơ cấ sản xuất và giá trị sản lượng thủy sản..

- Khai thác thủy sản :

+ Sản lương khai thác thủy sản năm 2005 là 1.987, 9 nghìn tấn.

+ Tất cả các tỉnh giáp biển đều đầy mạnh đánh bắt hải sản,nhưng nghề cá ở Duyên hải Nam Trung Bộ và Nam Bộ có vai trò lớn hơn. Các tỉnh dẫn đầu về sản lượng đánh bắt cá là Kiên Giang, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Thuận và Cà Mau.

- Nuôi trồng thủy sản :

+ Nhiều loại thủy sản đã trở thành đối tượng nuôi trồng thủy sản, nhưng quan trọng hơn là tôm. Nghề nuôi tôm phát triển mạnh. Kĩ thuật nuôi tôm từ quảng canh sang quảng canh cải tiến, bán thâm canh công nghiệp. Đồng bằng sông Cửu Long là vùng nuôi tôm lớn nhất.

+ Nghề nuôi cá nước ngọt cũng phát triển mạnh ở Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng

7 tháng 11 2023

- Vai trò ngành lâm nghiệp:

+ Cung cấp lâm sản phục vụ các nhu cầu xã hội.

+ Đảm bảo chức năng nghiên cứu khoa học.

+ Đảm bảo chức năng phòng hộ, bảo vệ môi trường sống và cảnh quan.

+ Hiện nay, giữ vai trò quan trọng trong đảm bảo sự phát triển bền vững và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu.

- Đặc điểm ngành lâm sản:

+ Lâm nghiệp gồm hoạt động trồng và bảo vệ rừng, khai thác gỗ và lâm sản khác.

+ Đối tượng sản xuất là rừng nên cần thời gian sinh trưởng lâu => khai thác cần chú ý thời gian rừng phục hồi trở lại.

+ Quá trình sinh trưởng tự nhiên của rừng đóng vai trò quyết định trong sản xuất lâm nghiệp.

+ Sản xuất được tiến hành trên quy mô rộng, chủ yếu hoạt động ngoài trời và trên những địa bàn có điều kiện tự nhiên đa dạng.

+ Việc khai thác hợp lí và bảo vệ rừng ngày càng thuận lợi nhờ ứng dụng thành tựu khoa học – kĩ thuật và công nghệ.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
1 tháng 9 2023

Đặc điểm của ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản:

- Đất trồng và mặt nước là tư liệu sản xuất chủ yếu.

- Đối tượng của ngành là các sinh vật, cơ thể sống. Sản xuất thường tiến hành trong không gian rộng.

- Sản xuất phụ thuộc điều kiện tự nhiên, có tính mùa vụ.

=> Tính mùa vụ ngày càng giảm do sự phát triển của khoa học – công nghệ.

- Sản xuất gắn với khoa học – công nghệ, liên kết sản xuất và hướng tới nền nông nghiệp xanh.

7 tháng 11 2023

- Vai trò của ngành thủy sản:

+ Đóng góp vào GDP ngày càng lớn.

+ Nguồn cung cấp các chất đạm, dễ tiêu hóa cho con người; đồng thời cung cấp các nguyên tố vi lượng dễ hấp thụ và có lợi cho sức khỏe.

+ Nguồn cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp thực phẩm, dược phẩm và là mặt hàng xuất khẩu có giá trị.

+ Góp giải quyết việc làm, bảo vệ chủ quyền, an ninh quốc gia.

+ Phụ phẩm của ngành thủy sản có thể làm thức ăn cho chăn nuôi.

- Đặc điểm của ngành thủy sản:

+ Sản xuất thủy sản mang tính mùa vụ, phụ thuộc nhiều vào nguồn nước và khí hậu.

+ Sản xuất thủy sản ngày càng áp dụng công nghệ, sản xuất theo chuỗi giá trị, góp phần nâng cao hiệu quả, truy xuất được nguồn gốc sản phẩm.

+ Sản xuất thủy sản bao gồm các hoạt động khai thác, chế biến và nuôi trồng vừa có tính chất của ngành sản xuất nông nghiệp, vừa có tính chất của ngành sản xuất công nghiệp.

22 tháng 2 2016

a) Điều kiện thuận lợi về kinh tế - xã hội để phát triển ngành thủy sản nước ta

- Nhân dân có kinh nghiệm, truyền thống đánh bắt và nuôi trồng.

- Phương tiện tàu thuyền, ngư cụ tốt hơn. Dịch vụ và chế biến thủy sản phát triển.

- Thị trường mở rộng

- Chính sách của Đảng và Nhà nước đổi mới

b) Các ngư trường trọng điểm

- Cà Mau - Kiên Giang (Ngư trường vịnh Thái Lan)

- Ninh Thuận - Bình Thuận - Bà Rịa - Vũng Tàu

- Hải Phòng - Quảng Ninh ( ngư trường vịnh Bắc Bộ)

- Quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa