Ban đầu, tác phẩm Chữ người tử tù có tên là:
A. Dòng chữ cuối cùng
B. Dòng chữ cuối
C. Người tử tù
D. Đêm cuối
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Lời khuyên của viên quản ngục dành cho Huấn Cao là:
- "Ta khuyên thầy quản nên thay chốn ở đi, chỗ này không phải là nơi để treo một bức lụa trắng"
- "Thầy quản nên về quê mà ở đã, hãy thoát khỏi cái cảnh này đi đã rồi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ. Ở đây khó mà giữ được thiên lương cho lành vững rồi đến cũng nhem nhuốc cả đời lương thiện đi"
Em hiểu những lời dặn dò đó là:
+ Sự trân trọng cho một tâm hồn cao đẹp ở nơi bùn lầy tội lỗi đồng thời là sự lo lắng của viên quản ngục sợ rằng tâm hồn trong sạch của Huấn Cao sẽ bị vấy bẩn
+ Dù ở hoàn cảnh nào cái đẹp, sự lương thiện của con người cũng vẫn được tôn trọng.
+ Cái đẹp và sự lương thiện không thể sống chúng với sự xấu xa, thấp kém, và con người chỉ có thể cảm nhận được cái đẹp một cách hoàn mỹ nhất ở những nơi cái đẹp được tôn vinh.
Tham khảo!
Theo em cảm nhận thì ở đoạn cuối của truyện người tử tù,ở đoạn miêu tả "một cảnh tượng xưa nay chưa từng có" không khỏi làm em ngỡ ngàng và cảm thấy lạ lùng,bởi vì chưa từng có trò chơi chữ nghĩa thanh tao có phần đài các lại không diễn ra trong thư phòng, thư sảnh, mà lại diễn ra nơi ngục tối chật hẹp, bẩn thỉu, hôi hám như vậy.Rồi còn cả cảnh tượng lạ lùng khi mà tên tử tù cho chữ thì nổi bật lên uy nghi lộng lẫy, còn viên quản ngục và thơ lại, những kẻ đại diện cho xã hội đương thời thì lại khúm núm run rẩy và nhỏ bé đến không ngờ.
Và điiều đó làm cho em thấy rằng trong nhà tù tăm tối, hiện thân cho cái ác, cái tàn bạo đó, cái đáng sợ đó vốn dĩ chẳng phải làcái ác, cái xấu đang thống trị mà chính cái đẹp đẽ , cái dũng cảm , cái thiện, cái cao cả đang làm chủ. Trong cảnh cho chữ đặc sắc này, cái nhà ngục tăm tối bỗng nhiên đã trở nên sụp đổ, bởi vì không còn kẻ phạm tội tử tù, không có quản ngục và thơ lại nữa.Mà chỉ có người nghệ sĩ tài hoa đang sáng tạo cái đẹp trước đôi mắt ngưỡng mộ sùng kính của những kẻ khác.Và tất cả chúng đều thấm đẫm ánh sáng thuần khiết của cái đẹp, cái đẹp của sự thiệ lương và khí phách. Cũng với cảnh này, người tử tù đang đi vào cõi bất tử. Dù cho sáng mai ông sẽ bị tử hình, nhưng lúc ấy,những nét chữ của ông vẫn vuông vắn, tươi đẹp hiện lên cái hoài bão cả cuộc đời của ông dù ông chết đi cũng vẫn sẽ còn đó. Và đặc biệt nhất là lời khuyên của ông đối với tên quản ngục có thể coi là lời di huấn của ông về đạo lí làm người trong thời đại đấy. Và từ đó em có thể thấy được quan niệm của Nguyền Tuân là cái đẹp gắn liền với cái lương thiện. Người say mê cái đẹp trước hết phải là người có chính nghĩa ,phải có lòng thiện lương. Nhưng không chỉ dừng lại ở đó Cái đẹp của Nguyễn Tuân còn gắn với cái dũng và cái khí phách Hiện thâncho một cái đẹpp vĩnh hằng ,sáng rực cả trong đêm tôsi tăm trong cả đêm cho chữ trong nhà tù
Giá trị nội dung:
- Nguyễn Tuân đã khắc họa thành công hình tượng Huấn Cao – một con người tài hoa, có cái tâm trong sáng và khí phách hiên ngang, bất khuất.
- Qua đó, nhà văn thể hiện quan niệm về cái đẹp, khẳng định sự bất tử của cái đẹp và bộc lộ tấm lòng yêu nước thầm kín
Đáp án cần chọn là: D
- Tác giả Nguyễn Tuân:
+ Nguyễn Tuân (1910 – 1987) sinh ra và lớn lên tại thành phố Hà Nội. Ông là một nhà văn nổi tiếng ở Việt Nam, sở trường của ông là thể loại tùy bút và ký, ông nổi tiếng là bậc thầy trong việc sử dụng và sáng tạo tiếng Việt.
+ Với niềm đam mê khám phá mọi vật đến kỳ cùng thông tỏ Nguyễn Tuân đã huy động vốn kiến thức uyên bác của mọi lĩnh vực đời sống như âm nhạc, hội họa, điêu khắc, thể thao,...
+ Nguyễn Tuân bắt đầu cầm bút từ những năm 1935 cho đến 1938 thì mới bắt đầu nổi tiếng từ các tác phẩm như: Một chuyến đi (1938), Vang bóng một thời (1940), Thiếu quê hương (1940), Chiếc lư đồng mắt cua (1941), Đường vui (1949), Tình chiến dịch (1960),...
- Xuất xứ và hoàn cảnh ra đời của tác phẩm: Tác phẩm lúc đầu có tên là Dòng chữ cuối cùng in năm 1939 trên tạp chí Tao đàn sau được tuyển in trong tập Vang bóng một thời.
- Những đóng góp về ngôn ngữ của Nguyễn Tuân trong văn học lãng mạn của Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945: ông mang tới ngôn ngữ đầy góc cạnh, câu văn dụng công và chau chuốt với cường độ sáng tạo ngôn từ vô cùng lớn. Giọng văn của ông cũng mang trong mình sự đa dạng, phong phú, lúc khinh bạc, ngạo nghễ đến mức mỉa mai, lúc lại thâm trầm và trữ tình trong giai đoạn sau cách mạng. Ông có sự sáng tạo không ngừng và sự ảnh hưởng to lớn đối với ngôn ngữ văn học mà chữ quốc ngữ là chất liệu để sáng tác. Ông đưa đến tiếng Việt thăng hoa lên một tầm cao mới với nhiều biểu hiện đa dạng và phong phú, tách biệt hoàn toàn với hệ hình văn chương trung đại với ngôn ngữ văn chương vay mượn và mang tính quy phạm, ước lệ tượng trưng và nó cũng vượt lên trên giao thoa ngôn ngữ của giai đoạn giao thời và góp phần cùng các nhà văn, nhà thơ cùng thời đưa văn học Việt Nam bước vào giai đoạn hiện đại hóa.
Đáp án: B
- Sai
- Chữ người tử tù được sáng tác trước cách mạng tháng Tám. Nhân vật chính là Huấn Cao, một con người tài hoa, không chỉ có tài mà còn có cái tâm trong sáng; mặc dù chí lớn không thành nhưng tư thế vẫn hiên ngang bất khuất.
Tham khảo nha em:
Nguyễn Tuân là cây bút tài hoa của nền văn học Việt Nam. Sự nghiệp sáng tác của ông chia thành hai giai đoạn trước và sau cách mạng tháng Tám. Trước cách mạng. Ngòi bút của ông thiên về phương châm “vang bóng một thời - ăn chơi trụy lạc - chủ nghĩa xê dịch”. Truyện ngắn “Chữ người tử tù” là tác phẩm kiệt xuất trước cách mạng đã khắc họa thành công hình tượng Huấn Cao - một kẻ sĩ tài hoa, có tấm lòng thẳng thắn.
Huấn Cao là một kẻ sĩ xả thân vì đại nghĩa, lên án và tố cáo sự trắng trợn của triều đình, ông bất chấp tất cả để chống lại triều đình mục nát, thối rữa. Huấn Cao trong mắt của bọn lính là một kẻ “ngạo ngược và nguy hiểm nhất”, nên đề phòng. Đối với thầy thơ thì ông “văn võ đều có tài cả” còn đối với người quản ngục thì Huấn Cao là người “chọc trời quấy nước”, coi thường tiền bạc và bạo lực. Với những cách nhìn ấy, Huấn Cao là một người tài ba trong mắt của mọi người, là một kẻ tù nhưng lại có tấm lòng kiên trung, toát lên sự thanh cao giữa chốn xiềng xích nhơ bẩn.
Bằng ngòi bút tài hoa của mình, Nguyễn Tuân đã vẽ lên hình ảnh Huấn Cao bộc trực, đầy hào khí, từng đường nét đều rất thoát phàm, rất độc đáo. Là một kẻ tù nhưng Huấn Cao dường như chẳng sợ trời, chẳng sợ đất, ông có thể thét lên với bất cứ ai. Không cần hành động nhưng khí phách của ông lại khiến cho mọi người nể phục.
Huấn Cao giữa chốn lao tù này còn được biết đến là kẻ sĩ tài hoa, người đời mến mộ bằng cái tên “cái người mà vùng tỉnh Sơn đã khen cái tài viết chữ rất nhanh và rất đẹp”. Những kẻ sĩ có chữ đẹp luôn được sùng bái và ngưỡng mộ như vậy. Chữ của ông như “một báu vật trên đời”, ai có diễm phúc sở hữu chữ của ông chính là sở hữu một vật báu trong thiên hạ. Huấn Cao không biết ông quản ngục luôn có một ước mong được sở hữu chữa Huấn Cao, được treo chữ của ông viết ở trong nhà, chữ ông Huấn Cao đẹp và vuông lắm. Một con người tài đức vẹn toàn, một con người không chỉ tài hoa mà còn có cái tâm rất trong sáng và ngay thẳng. Kỳ thực ông viết chữ đẹp nhưng chưa bao giờ “ép mình viết bao giờ”. Đây là cốt cách thực sự đáng quý. Ông chỉ viết cho những người thực sự xứng đáng, những người có thể khiến ông ngưỡng mộ và khâm phục nhất.
Nguyễn Tuân thực sự rất tài, tài đến nối đọc từng câu từng chữ của ông người ta cứ ngỡ như ông đang vẽ nên một bức họa thật sinh động giữa chốn nhân gian về một kẻ sĩ đáng trọng như Huấn Cao.
Huấn Cao còn là một người trân trọng tấm lòng thiên lương trong sáng trong thiên hạ. Qua lời kể của viên thơ lại, ông đã biết được tấm lòng của viên quản ngục và ngưỡng mộ trước tấm chân tình cũng như sự yêu mến và khát khao có được chữ của ông. Ông xúc động nhận ra được con người có thú vui thanh tao giữa chốn gông cùm nhơ bẩn này: “Ta cảm cái tấm lòng biệt nhỡn liên tài của các ngươi. Nào ta biết đâu một người như thầy quản mà lại có những sở thích cao quý như vậy. Thiếu chút nữa, ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ”. Chỉ một cụm từ “phụ một tấm lòng trong thiên hạ”, Huấn Cao đã khiến cho người đọc không thể nén được cảm xúc. Một con người biết trân trọng cái đẹp, hướng về cái đẹp, đó là một lối sống hướng đến vẻ đẹp chân, thiện, mỹ.
Khung cảnh cho chữ hiện lên ở cuối dường như là cảnh tượng khó quên nhất trong tác phẩm. Một cảnh tượng “xưa nay chưa từng có”. Cảnh cho chữ diễn ra không phải ở một nơi thanh cao mà lại diễn ra giữa chốn ngục tù. Hình ảnh ba con người hiện lên trong cảnh tượng ấy thật đẹp, họ không còn là người tù, viên quản ngục nữa mà là những người yêu cái đẹp, tâm đắc với cái đẹp. Cảnh cho chữ ấy thật thiêng liêng và xúc động, sự gặp gỡ quá muộn màng giữa những con người yêu cái đẹp, yêu cái vẻ đẹp hoàn thiện nhất. Hình ảnh Huấn Cao vướng xiềng xích, tung bút viết những chữ vuông vắn nhất thực sự là hình ảnh đẹp nhất, đáng ngưỡng mộ và khâm phục nhất. Hình ảnh viên quản ngục “vái lạy” và Huấn Cao đỡ viên quản ngục dây thực sự là hình ảnh ám ảnh khi gấp trang sách lại.
Nhân vật Huấn Cao đã hiện lên rõ nét, oai phong, đĩnh đạc qua từng nét bút của Nguyễn Tuân thực sự khiến cho người đọc không thể rời mắt khỏi trang viết. Ông là hình ảnh tiêu biểu cho những anh hùng hiên ngang bất khuất giữa chốn nhơ bẩn, bất công của thời đại.
Tác phẩm lúc đầu có tên là “Dòng chữ cuối cùng”.
Đáp án cần chọn là: A