Nguồn lực nào sau đây tạo thuận lợi hay khó khăn trong việc giao lưu giữa các vùng trong một nước?
A. Khoa học
B. Lao động
C. Đất đai, biển
D. Vị trí địa lí
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đáp án: D
Giải thích: Các thế mạnh của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc nước ta là:
- Nguồn lao động với số lượng lớn, chất lượng vào loại hàng đầu của cả nước.
- Có lịch sử khai thác lâu đời nhất nước ta với nền văn minh lúa nước.
- Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất - kĩ thuật tương đối phát triển.
- Vị trí địa lí của vùng thuận lợi cho việc giao lưu trong nước và quốc tế
a) Các tỉnh và vị trí địa lí của vùng Bắc Trung Bộ
- Vùng Bắc Trung Bộ bao gồm các tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế.
- Vị trí địa lí:
+ Phía bắc giáp Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng.
+ Phía nam giáp Duyên hải Nam Trung Bộ.
+ Phía tây giáp Lào.
+ Phía đông giáp Biển Đông.
b) Những thuận lợi và khó khăn của vị trí địa lí đối với việc phát triển kinh tế - xã hội của vùng Bắc Trung Bộ
- Thuận lợi:
+ Bắc Trung Bộ được coi là cầu nối giữa Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng với Duyên hải Nam Trung Bộ và các tỉnh phía Nam nên vùng Bắc Trung Bộ dễ dàng giao lưu với các vùng trong cả nước.
+ Bắc Trung Bộ liền kề Đồng bằng sông Hồng - vùng có nền kinh tế phát triển năng động, nên chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của Đồng bằng sông Hồng trong quá trình phát triển.
+ Bắc Trung Bộ có điều kiện thuận lợi nhất định để phát triển nền kinh tế mở, với một số cảng biển và các tuyến đường bộ chạy theo hướng đông - tây mở rộng giao lưu với Lào và Đông Bắc Thái Lan; đồng thời cũng là cửa ngõ thông ra biển của Lào.
+ Bắc Trung Bộ có điều kiện để phát triển các ngành kinh tế biển như đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, giao thông vận tải biển, du lịch, khai thác khoáng sản biển.
- Khó khăn: Bắc Trung Bộ là vùng chịu ảnh hưởng nhiều của thiên tai (bão, lũ lụt, cát bay,...).
Câu 42: Nguồn lực nào sau đây có vai trò quan trọng nhất trong việc mở rộng quy mô sản xuất?
A. Nguồn vốn đầu tư. B. Nguồn lao động. C. Vị trí địa lí. D. Lịch sử - văn hóa.
Câu 43: Nhân tố nào sau đây có vai trò quan trọng nhất trong việc hình thành hướng chuyên môn hóa sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản?
A. Cơ sở hạ tầng, kĩ thuật. B. Thị trường tiêu thụ.
C. Dân cư và lao động. D. Khoa học - công nghệ.
Câu 44: Nhân tố đảm bảo lực lượng sản xuất cho công nghiệp là
A. khoa học, công nghệ. B. liên kết và hợp tác. C. dân cư, lao động. D. vốn và thị trường.
Câu 45: Sự phát triển và phân bố của công nghiệp thực phẩm phụ thuộc chủ yếu vào các nhân tố nào sau đây?
A. Thị trường và tiến bộ khoa học kĩ thuật. B. Nguồn nguyên liệu và thị trường tiêu thụ.
C. Nguồn nguyên liệu và nguồn lao động. D. Vị trí địa lí và tài nguyên thiên nhiên.
Vị trí địa lí của Việt Nam có một số thuận lợi và khó khăn đối với nền văn hóa của quốc gia này.
Thuận lợi:
1 Vị trí biển giữa Đông Dương: Với đường bờ biển dài và cửa khẩu sâu, Việt Nam được liên kết với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho giao lưu văn hóa, trao đổi kinh tế và phát triển du lịch.
2 Nằm giữa các nền văn minh lớn: Với địa vị ở khu vực Đông Nam Á, Việt Nam nằm gần các trung tâm văn hóa như Trung Quốc, Ấn Độ và các nước Đông Nam Á. Sự tiếp xúc và giao lưu với các nền văn minh này đã góp phần tạo nên sự đa dạng và phong phú của văn hóa Việt Nam.
3 Đa dạng địa lý và sự phong phú văn hóa: Với sự đa dạng về địa hình, từ núi non đến vùng rừng rậm và vùng đồng bằng, Việt Nam có nhiều di sản văn hóa và thiên nhiên độc đáo. Điều này tạo ra nguồn cảm hứng cho nghệ thuật, âm nhạc, văn hóa dân gian và các hoạt động văn hóa khác của đất nước.
Khó khăn:
1 Địa lí phức tạp: Với chiều dài từ Bắc vào Nam, Việt Nam có hình dạng dẹp và hẹp, gây khó khăn cho sự kết nối và giao lưu văn hóa giữa các vùng miền trong nước. Những sự khác biệt về ngôn ngữ, phong tục, tập quán và truyền thống giữa các vùng miền cũng gây ra một số khó khăn cho việc duy trì và phát triển nền văn hóa chung.
2 Tác động từ các quốc gia láng giềng: Việt Nam tiếp giáp với nhiều quốc gia có ảnh hưởng văn hóa mạnh mẽ, như Trung Quốc và Ấn Độ. Sự tiếp xúc với các quốc gia này đã tạo ra sự tác động và ảnh hưởng đến văn hóa Việt Nam, đôi khi gây ra sự đối nghịch với các yếu tố truyền thống và bản sắc văn hóa của đất nước.
3 Biến đổi khí hậu và biển cả: Việt Nam là một quốc gia có diện tích phần lớn là vùng đồng bằng, nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và biển cả. Các vụ lũ lụt, hạn hán và xâm nhập mặn đã gây ra những tác động tiêu cực đến cuộc sống và nền văn hóa của người dân Việt Nam.
Tổng quan, vị trí địa lí và hình dạng lãnh thổ và vùng biển Việt Nam đã tạo ra nhiều thuận lợ
Tham khảo
* Một số hoạt động kinh tế ở vùng biển đảo nước ta:
- Khai thác và nuôi trồng thủy sản.
- Khai thác tài nguyên khoáng sản (muối, dầu mỏ, khí tự nhiên,…)
- Phát triển các hoạt động du lịch biển.
* Những thuận lợi và khó khăn trong phát triển kinh tế vùng biển đảo
- Thuận lợi:
+ Tài nguyên biển (sinh vật, khoáng sản,...) đa dạng, phong phú tạo điều kiện để phát triển nhiều ngành kinh tế biển, như: khai thác và nuôi trồng thuỷ sản, làm muối, khai thác dầu khí,...
+ Vị trí nằm gần các tuyến hàng hải quốc tế trên Biển Đông, dọc bờ biển có nhiều vịnh biển kín để xây dựng các cảng nước sâu,... là điều kiện để phát triển giao thông vận tải biển, là cửa ngõ để Việt Nam giao thương với thị trường quốc tế.
+ Nhiều bãi biển đẹp, nước biển ấm, chan hoà ánh nắng, nhiều vườn quốc gia, khu dự trữ sinh quyển ven biển và trên các đảo,... tạo điều kiện để phát triển du lịch biển đảo.
- Khó khăn:
+ Vùng biển nhiệt đới nước ta nhiều thiên tai, đặc biệt là bão. Những năm gần đây, biến đổi khí hậu đã tác động lớn tới thiên nhiên vùng biển đảo, gây khó khăn cho phát triển kinh tế biển đảo.
+ Cơ sở hạ tầng các vùng biển và hải đảo nhìn chung còn chưa đầy đủ và đồng bộ, không tương xứng với tiềm năng và thế mạnh biển đảo.
Tham khảo
Nhờ có vị trí địa lý đặc biệt Việt Nam có mối quan hệ qua lại thuận lợi với các nước láng giềng, các nước trong khu vực và trên thế giới.
- Về kinh tế:
+ Vị trí nước ta nằm trên ngã tư đường hàng hải, hàng không quốc tế, với các tuyến đường bộ, đường sắt xuyên Á tạo điều kiện giao lưu với các nước trong khu vực và thế giới. Bên cạnh đó với vị trí của nước ta là cửa ngõ ra biển của các nước Lào, Đông Bắc Campuchia và Thái Lan, Tây Nam Trung Quốc.
+ Việt Nam nằm trong khu vực có nền kinh tế phát triển sôi động, là điều kiện để hội nhập, hợp tác, chuyển giao công nghệ, kinh nghiệm quản lý…với các nước.
=> Với vị trí địa lí thuận lợi của nước ta có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phát triển các ngành kinh tế, các vùng lãnh thổ, tạo điều kiện thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập, thu hút vốn đầu tư nước ngoài đối với Việt Nam.
- Về văn hóa - xã hội nước ta có nhiều nét tương đồng về lịch sử, văn hóa - xã hội với các quốc gia trong khu vực tạo điều kiện chung sống hòa bình, hợp tác hữu nghị và cùng phát triển với các nước láng giềng và các nước trong khu vực Đông Nam Á. Bên cạnh đó tạo nên nền văn hóa đa dạng của nước ta.
- Về an ninh - quốc phòng nước ta nằm ở vị trí đặc biệt quan trọng ở khu vực Đông Nam Á, khu vực năng động, nhạy cảm với những biến động chính trị trên thế giới. Biển Đông là một hướng chiến lược quan trọng trong công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế và bảo vệ đất nước.
Đáp án B.
Giải thích: Do vị trí Hoa Kì có đường bờ biển dài, tiếp giáp với hai đại dương lớn thuận lợi cho phát triển tổng hợp kinh tế biển và giao lưu kinh tế với các quốc gia trong khu vực và toàn thế giới. Phía đông giáp các nước Tây Âu, phía tây giáp các nước Đông Á nên càng thuận lợi.
Chọn đáp án D