K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 12 2017

Các nhà máy thủy điện được xây dựng trên hệ thống các con sông lớn, chảy trên địa hình dốc ở miền núi. Dòng nước chảy từ trên cao xuống bị chặn lại bởi các đập thủy điện tạo ra nguồn năng lượng lớn => năng lượng dòng chảy sông ngòi làm quay tuabin khí và tạo ra điện năng.

=> Như vậy việc xây dựng các công trình thủy điện có tác động lớn nhất đến dòng chảy sông ngòi. Các hồ chứa nước của thủy điện cũng có vai trò điều tiết lượng nước vào mưa và mùa khô, giúp hạn chế lũ lụt, hạn hán.

Đáp án cần chọn là: C

Trường ca chinh phục sông Đà Sông Đà bắt nguồn từ vùng núi Vân Nam, Trung Quốc, chảy vào nước ta qua huyện Mường Tè của tỉnh Lai Châu. Do chảy trên vùng núi cao, có độ dốc lớn của miền Tây Bắc, nên Sông Đà được xếp vào loại “sông hung dữ bậc nhất ở Đông Dương” với trữ năng thủy điện dồi dào. Con người đã viết lên bản trường ca chinh phục sông Đà và ba nhà máy thủy điện...
Đọc tiếp

Trường ca chinh phục sông Đà Sông Đà bắt nguồn từ vùng núi Vân Nam, Trung Quốc, chảy vào nước ta qua huyện Mường Tè của tỉnh Lai Châu. Do chảy trên vùng núi cao, có độ dốc lớn của miền Tây Bắc, nên Sông Đà được xếp vào loại “sông hung dữ bậc nhất ở Đông Dương” với trữ năng thủy điện dồi dào. Con người đã viết lên bản trường ca chinh phục sông Đà và ba nhà máy thủy điện Hòa Bình, Sơn La và Lai Châu. Công trình huyền thoại Thủy điện Hòa Bình được hoàn thành 20-12-1994 sau 10 năm thiết kế, 15 năm xây dựng. Tham gia công trình có gần 40.000 cán bộ, kĩ sư, công nhân lao động, trong đó có gần 900 chuyên gia Liên Xô. Thủy điện Sơn La-bậc thang thứ hai trên dòng sông Đà, là công trình thủy điện lớn nhất Đông Nam Á được xây dựng tại xã Ít Ong, huyện Mường La (Sơn La). Công trình này thể hiện sự trưởng thành vượt bậc của đội ngũ làm thủy điện Việt Nam. Thủy điện Lai Châu đặt tại xã Nậm Hàng (Mường Tè, Lai Châu), là bậc thang cao nhất và cũng là nốt nhạc cuối cùng của bạn trường ca chinh phục sông Đà. Dự kiến công trình sẽ được hoàn thành vào năm 2017. Một chuyên gia người Nga sau nhiều năm gắn bó với dòng sông Đà đã chia sẻ rằng ông bị ba công trình thủy điện trên dòng sông Đà “mê hoặc” vì chúng như ba nốt nhạc kỳ diệu đã và đang tiếp tục được viết nên bởi những người làm điện Việt Nam. (Theo Ngọc Loan)

a) Vì sao con người lại xây dựng các nhà máy thủy điện trên sông Đà? ……………………………………………………………………………

b) Công trình thủy điện nào là công trình được xây dựng đầu tiên? ………………………………………………………………………………………………………..

c) Em có suy nghĩ gì về khả năng chinh phục thiên nhiên của con người được thể hiện qua việc xây dựng những công trình thủy điện vĩ đại? ……………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………

0
17 tháng 12 2021

ai biết giúp em với ạ, em đang cần gấp

17 tháng 12 2021

tk

 

a) Địa hình

- Xâm thực mạnh ở miền đồi núi.

 + Trên các sườn dốc mất lớp phủ thực vật, bề mặt địa hình bị cắt xẻ, đất bị xói mòn, rửa trôi, nhiều nơi trơ sỏi đá.

 + Hiện tượng cacxtơ với các hang động, suối cạn, thung khô. Các vùng thềm phù sa cổ bị chia cắt thành các đồi thấp xen thung lũng rộng.

- Bồi tụ nhanh ở đồng bằng hạ lưu sông, rìa phía đông nam đồng bằng châu thổ sông Hồng và phía tây nam đồng bằng châu thổ sông Cửu Long hằng năm lấn ra biển từ vài chục đến gần trăm mét.

b) Sông ngòi

- Mạng lưới sông ngòi dày đặc, nhưng chủ yếu là sông nhỏ.

- Sông ngòi nhiều nước, giàu phù sa.

 + Tổng lượng nước là 839 tỉ m3/năm.

 + Tổng lượng phù sa hằng năm của sông ngòi trên lãnh thổ nước ta là 200 triệu tấn.

- Chế độ nước theo mùa: nhịp điệu dòng chảy của sông ngòi nước ta theo sát nhịp điệu mưa. 

c) Đất:

 + Quá trình feralít là quá trình hình thành đất đặc trưng cho vùng khí hậu nhiệt đới ẩm.

 + Trong điều kiện nhiệt đới ẩm cao, quá trình phong hóa diễn ra với cường độ mạnh, tạo nên một lớp đất dày. Mưa nhiều rửa trôi các chất badơ dễ tan (Ca2+, Mg2+, K+) làm đất chua, đồng thời có sự tích tụ oxit sắt (Fe2O3) và oxit nhôm (Al2O3) tạo ra màu đỏ vàng.

+ Đất feralit phân bố chủ yếu ở vùng núi.

d) Sinh vật:

 + Hệ sinh thái rừng nguyên sinh đặc trưng cho khí hậu nóng ẩm là rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh. Các hệ sinh thái rừng thứ sinh biến dạng khác nhau: rừng gió mùa thường xanh, rừng gió mùa nửa rụng lá, rừng thưa khô rụng lá, xavan, bụi gai,..

 + Trong giới sinh vật, thành phần loài nhiệt đới chiếm ưu thế:

 + Thực vật phổ biến là các loài thuộc các họ cây nhiệt đới như họ Đậu, Vang, Dâu tằm.


 
 + Động vật trong rừng là các chim thú nhiệt đới, nhiều nhất là công, tri, gà lôi, vẹt, khỉ, vượn, nai, hoẵng…Ngoài ra, các loài bò sát, ếch nhái, côn trùng cũng rất phong phú.

 - Hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm gió mùa phát triển trên đất feralit là cảnh quan tiêu biểu cho thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa ở nước ta.

 

 

14 tháng 8 2017

2 tháng 11 2018

Hoạt động canh tác nông nghiệp (trồng cây) và xây dựng công trình thủy lợi (đào kênh dẫn nước, làm hồ chứa nước…) có tác động trực tiếp đến địa hình bề mặt Trái Đất.

Đáp án cần chọn là: D

11 tháng 12 2017

- Vào mùa mưa -> mưa là hiện tượng thời tiết liên quan đến khí hậu -> không khí..

- Mưa lớn -> làm tăng mực nước sông ngòi -> tác động tới nguồn nước.

- Nước sông chảy xiết làm bào mòn các lớp đất đá -> tác động đến đất đai.

- Sông vận chuyển phù sa bồi đắp nên các đồng bằng màu mỡ -> hình thành địa hình.

=> Như vậy trong tình huống này, có sự tác động lẫn nhau của các quyển: khí quyển, thủy quyển, thạch quyển, thổ nhưỡng quyển.

Đáp án cần chọn là: D

26 tháng 1 2019

Đáp án D

(1). Các tập tính của động vật trong tự nhiên giúp chúng tăng khả năng sống sót trước các điều kiện môi trường. à đúng

(2). Các tập tính bẩm sinh của động vật không được con người sử dụng trong các hoạt động huấn luyện động vật. à sai

(3). Việc huấn luyện các động vật làm công tác nghiệp vụ dựa trên quá trình xây dựng và hình thành các phản xạ có điều kiện. à đúng

(4). Các tập tính học được có thể bị dập tắt nếu các kích thích duy trì tập tính không còn nữa. à đúng

13 tháng 7 2017

Chọn đáp án C.

1. Sông ngòi nước ta có lượng phù sa lớn tác động như thế nào đến các vùng đồng bằng? *A. Xây dựng được nhiều nhà máy thủy điện.B. Thường xuyên chịu ngập lụt.C. Nâng cao địa hình vùng đồng bằng.D. Bồi đắp phù sa cho vùng đồng bằng.2. Đặc trưng chủ yếu của mùa đông nước ta là *A. sự hoạt động mạnh mẽ của gió mùa tây nam.B. sự hoạt động mạnh mẽ của gió mùa đông bắc.C. thời tiết lạnh,...
Đọc tiếp

1. Sông ngòi nước ta có lượng phù sa lớn tác động như thế nào đến các vùng đồng bằng? *

A. Xây dựng được nhiều nhà máy thủy điện.

B. Thường xuyên chịu ngập lụt.

C. Nâng cao địa hình vùng đồng bằng.

D. Bồi đắp phù sa cho vùng đồng bằng.

2. Đặc trưng chủ yếu của mùa đông nước ta là *

A. sự hoạt động mạnh mẽ của gió mùa tây nam.

B. sự hoạt động mạnh mẽ của gió mùa đông bắc.

C. thời tiết lạnh, trong suốt mùa đông không có mưa.

D. thời tiết lạnh, trong suốt mùa đông mưa rất nhiều.

3. Đất là tư liệu sản xuất chủ yếu và không thể thay thế trong ngành kinh tế nào? *

A. Giao thông vận tải.

B. Công nghiệp - xây dựng.

C. Dịch vụ.

D. Nông - lâm - ngư nghiệp.

4. Miền khí hậu phía Nam (Tây Nguyên và Nam Bộ) có đặc điểm thời tiết là * A. có mùa đông lạnh, ít mưa, mùa hạ nóng và mưa nhiều.

B. nóng quanh năm, có một mùa mưa và một mùa khô sâu sắc.

C. có mùa mưa lệch hẳn về mùa thu đông.

D. nhiệt độ cao quanh năm và mưa nhiều quanh năm.

5. Đặc điểm nào không đúng khi nói về sông ngòi Việt Nam ? *

A. Phần lớn sông ngòi nước ta nhỏ, ngắn, dốc và nhiều phù sa.

B. Chế độ nước của sông ngòi không phụ thuộc vào chế độ mưa.

C. Sông ngòi nước ta chảy theo hai hướng chính: tây bắc - đông nam và vòng cung.

D. Mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp cả nước.

1
13 tháng 5 2021

1-D

2-B

3-D

4-C

5-C